Orange switch là gì

AKKO tại thị trường Việt Nam đã là cái tên không còn xa lạ đối với người dùng. Tuy nhiên, với chủ đề bài viết này mình sẽ đưa ra thêm một số góc nhìn về sản phẩm Akko giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan hơn về thương hiệu cũng như là cách chọn bàn phím Akko phù hợp.

I. Tìm hiều về phím cơ akko

AKKO là một thương hiệu gear nổi tiếng đến từ Đài Loan và đang là một thương hiệu đình đám trong thị trường Việt Nam gần đây. Dòng sản phẩm của AKKO ở phân khúc tầm trung [dao động từ 800.000 đ - 2.400.000đ] và một số bản đặc biệt khác nằm ở phân khúc tầm cao [ 4.000.000 đ]. Dòng sản phẩm của AKKO khá đa dạng và phong phú về màu sắc, keycap mà vẫn đem lại cảm giác gõ thoải mái cho người dùng. Điều này đã làm AKKO đánh bại mọi đối thủ trong cùng phân khúc.

1. Thiết kế

Nói đến AKKO thì chỉ có một từ để miêu tả đó là ''đẹp'', thiết kế của dòng sản phẩm AKKO khá là bắt mắt với màu sắc phong phú cùng với nhiều layout cho người dùng lựa chọn. KeyCap của AKKO cũng được đánh giá rất cao khi hãng sử dụng Keycap PBT với công nghệ in Laser, Dye-Sub và Double shot cho độ bền rất cao. Với Keycap PBT thì các bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài vì chúng không bị ngả vàng hay là bị bóng do mồ hôi. Đa số những bàn phím phân khúc thấp đều không được trang bị Keycap PBT, Keycap PBT thường được trang bị trên những sản phẩm cận trung cấp trở lên. Đây là một điểm gây ấn tượng mạnh mẽ của hãng AKKO. Lớp vỏ của bàn phím cơ AKKO được làm bằng nhựa PCB và sẽ có phối màu khác nhau tùy theo loại phiên bản Series.

Không chỉ dừng lại ở đó, AKKO còn khéo léo tạo ra những bộ Keycap đẹp mắt như: Songoku, onpiece, tokyo,… Thông thường những bộ Keycap PBT với hình thức đẹp như vậy thường được bán trên thị trường với giá rất cao mà nay AKKO lại đem xuống một dòng sản phẩm có mức giá vô cùng hợp lý giúp cho người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Những bàn phím cơ của AK.

2. Switch

Đối với những người chơi phím cơ thì switch khá là quan trọng sau đó mới đến phần hình thức. AKKO đã tự sản suất switch cho riêng mình để làm nên thương hiêu riêng cho phù hợp với túi tiền người dùng. Mặc dù switch AKKO tự sản xuất không đạt chất lượng cao như cherry nhưng vẫn đem lại cảm giác tốt khiến người dùng '' sướng '' tay khi sử dụng.  Ngoài switch AKKO tự sản xuất thì họ cũng làm ra nhiều bản switch cherry [hãng switch của Đức được đánh giá là tốt nhất tại thời điểm hiện tại] để chiều lòng những tay chơi vừa muốn phím đẹp mà lại không quan tâm về giá.

Theo những phản hồi của người dùng trước đây thì họ chỉ tin tưởng độ bền của switch Cherry thì hiện nay sau hơn 1 năm có mặt trên thị trường thì switch AKKO đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ của người dùng. AKKO switch hiện có 3 sản phẩm chính là : AKKO Blue, AKKO Orange, AKKO Pink tương đương với Switch Cherry là : BLue, Brow và red.

Bảng sw

+ Switch AKKO Blue [ clicky ] tương đương với switch cherry Blue, khi gõ phát ra âm thanh khá lớn nhưng đem lại cảm giác gõ tốt nhất có lực nhấn là 60g và có hành trình phím là 4mm và có tuổi thọ khoảng 50tr lần nhấn.

+ Switch AKKO Pink [ linear ] tương đương với swich Cherry Red, đây là switch nhẹ nhất của AKKO với lực nhấn khoảng 45g với tuổi thọ khoảng 50tr lần nhấn.

+ Swicth AKKO orange [ linear ] tương đương với switch Cherry Brown, về lí thuyết thì swith AKKO orage có lực nhấn tương đương AKKO Blue nhưng không phát ra tiếng kêu.

3. Các dòng phím cơ AKKO

Dựa theo số lượng phím của các kích thước bàn phím mà AKKO sẽ đặt mã cho sản phẩm.

kích thước mini [68 phím] : AKKO 3068

kích thước TKL [84 phím và 87 phím] : AKKO 3084, AKKO 3087

kích thước Full Size [108 phím và 96 phím] : AKKO 3108, AKKO 3096

II,Cách lựa chọn các loại phím AKKO

1. Chọn theo switch

AKKO có 2 lại switch khác nhau là Cherry và AKKO chúng ta sẽ cùng chọn song song luôn vì chúng có tính tương đồng.

Switch Cherry Blue hoặc AKKO Blue : đem lại cảm giác gõ tốt nhất tuy nhiên có lực nhấn nặng nhất nên nếu làm việc trong thời gian dài khiến người dùng bị mỏi tay nhưng ngược lại âm thanh clicky khi nhấn nghe rất vui tai. Bản này phù hợp với người mới sử dụng phím cơ và làm việc một mình vì tiếng ồn phát ra từ bàn phím rất lớn sẽ khiến người xung quanh bị khó chịu.

Switch Cherry Red hoặc AKKO Pink : phù hợp nhất để chơi game và làm việc trong thời gian dài vì lực gõ nhẹ nhất, có hành trình trơn và không phát ra tiếng ồn khi sử dụng .

Swich Cherry Brow hoặc AKKO Orange : sản phẩm này phù hợp với người muốn có cảm giác bấm phím nặng nhưng không muốn gây ồn.

2. Chọn theo kích thước

AKKO 3108: Dành cho những người thích layout phím truyền thống, thường gõ văn bản vì nó đầy đủ cả hàng phím số. Ngoài ra thì góc làm việc rộng rãi thì chọn bàn phím Full Size sẽ hợp lý hơn, không bị quá trống trải.

AKKO 3096:Dành cho những người muốn dùng phím full nhưng muốn thiết kế nhỏ gọn hơn so với bản full size.

AKKO 3087: Dành cho những người thích sự gọn gàng nhưng vẫn đầy đủ các phím cơ bản như: phím số, chữ, hàng phím chức năng, mũi tên. Thiết kế của TKL 87 vẫn sử dụng Layout truyền thống và chỉ cắt giảm phần bàn phím số.

AKKO 3084: Dành cho những ai thích sự gọn gàng, di chuyển nhiều và muốn “đổi gió” với Layout mới. Layout của TKL 84 phím sẽ khác một chút, chúng ta sẽ không có các khoảng trống trên bàn phím mà thay vào đó các phím liền vào nhau.

AKKO 3068: Dành cho những người muốn “tryhard” và di chuyển rất nhiều. Các bạn sẽ không có hàng phím chức năng, thay vào đó các bạn phải “học” các tổ hợp phím để tạo thành các phím chức năng.

3. lựa chọn theo màu sắc

AKKO có gam màu rất phong phú và đa dạng nên người dùng có thể chọn lựa theo sở thích của người dùng

Kết luận: Hi vọng, qua những đặc điểm nổi bật ở trên của bàn phím Akko sẽ giúp bạn có thêm một góc nhìn mới về bàn phím cơ cũng như có thêm một lựa chọn tuyệt vời hay còn gọi là chất lượng khi bạn mua bàn phím. Nếu như bạn có điều gì cần giải đáp thì hãy bình luận xuống phía dưới bài viết, chúng tối sẽ giải đáp giúp bạn. Chúc bạn thành công!

Switch là một phạm trù rất rộng lớn và bao la. Thậm chí nếu bạn chịu khó ngược dòng lịch sử và tìm hiểu thật sâu từng loại switch, bạn có thể làm hẳn một trang blog riêng nói hoài không hết. Nhưng tất nhiên điều chúng ta thật sự quan tâm là những loại switch hiện đang có, đang phổ biến và đang có thể tìm thấy được để dùng.

Và trong khi chọn switch, có thể anh em đã từng nghe nói tới các dòng khác nhau Tacticle, Linear, Clicky, Silent, low profile này nọ, nhưng mỗi dòng đó thật sự khác nhau như thế nào. Và nếu đi mua switch về mod keyboard thì nên tìm tới các tên tuổi nổi bật nào trong từng nhóm. Vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đỡ công tìm kiếm mông lung trên internet hơn.

Đầu tiên mình sẽ chia switch nói chung ra thành 2 nhóm: switch cơ học thuần chủng và các switch không gọi là cơ học hoàn toàn với cấu trúc và cơ chế hoạt động lạ đời.

Phần 1: Switch cơ học thuần chủng

Nói riêng về các dòng switch cơ học thuần chủng [cả Cherry và bản sao Cherry] thì đại khái có thể phân làm 5 loại chính sau:

Với ba loại căn bản đầu tiên là Tacticle, Clicky và Linear, sự khác biệt của chúng thể hiện rõ trong hình minh họa sau

Ok giờ mình đi vào chi tiết từng nhóm nhé

1/ Tactile : có khấc nhưng không clicky

Được xem là switch dung hòa được ưu nhược điểm của cả clicky và linear. Gõ trên các bàn phím dùng switch Brown tuy không thật sự đã tay như clicky và cũng không êm ái như trên Red nhưng vẫn cho xúc giác tay tốt vì có gồm một tactibule bump nhỏ giữa hành trình.

Một số switch thuộc dòng này gồm: Cherry MX Brown, Glorious Panda, Kailh Brown, Razer Orange, Logitech Romer-G Tactile, Logitech GX Brown, Gateron Brown, Gateron Yellow, Akko Orange

2/ Clicky : có khấc, có tiếng click clack.

Đây là nhóm switch phát ra tiếng click clack mỗi khi bấm phím. Các loại switch này cho phản hồi xúc giác tốt nhất, tacticle bump lớn, độ phản hồi cao. Gõ máy và không ngại tiếng ồn thì đây là loại switch mình thật lòng khuyên dùng vì cảm giác gõ trên nó rất sung sướng. Một số mẫu switch tiêu biểu của dòng này là: Cherry MX Blue, Kailh Blue, Razer Green, Razer Opto-Mechanical Clicky switch [Razer Purple], Logitech GX Blue, Gateron Blue, Optical Blue, Akko Blue

3/ Linear : cảm giác gõ trơn mượt, không khấc, không tiếng clicky

Các switch linear mang lại cảm giác gõ trơn mượt, ít cảm giác cơ học hơn nhưng phím đi mềm nhẹ và không có tiếng ồn. Sở dĩ làm được điều này vì cấu tạo của các switch Red hoạt động theo cơ chế chuyển động tịnh tiến, lên xuống nhịp nhàng mà không gặp điểm bump nào.

Các model switch linear nổi tiếng trong giới spam bàn phím: Cherry MX Red [lực nhấn 45g], Cherry MX Black [lực nhấn 60g], Cherry MX Speed [Silver, lực nhấn 45g hành trình ngắn], Kailh Red [lực nhấn 45g], Kailh Black [lực nhấn 60g], Razer Yellow, Razer Opto-Mechanical Linear, Steelseries QX2 Red, Logitech Romer-G Linear, Logitech GX Red, Razer Analog Optical, Gateron Red, Optical Red, OmniPoint, Akko Pink

4/ Silent switch

Đây là nhóm switch linear [Red và black switch] nhưng được thêm vào một damper [đệm] giúp giảm âm thanh khi switch chạm đáy phát ra. Hoặc với switch Topre, loại này êm hoàn toàn chủ yếu do cấu tạo đặc biệt với các màng cao su thay thế cho lò xo và chạm đáy là tiếp xúc giữa cao su và mạch PCB thay cho nhựa và nhựa nên ít âm thanh hơn.  Dòng switch này phù hợp với các bạn có nhu cầu yên tĩnh khi làm việc, để tập trung hơn hay không làm phiền tới người xung quanh.

Hình ảnh so sánh cấu tạo tear down của Cherry MX Black vs Cherry Silent Black

Tiêu biểu của dòng Silent switch này là các đại diện sau: Cherry MX Silent Red [Pink switch, 45g], Topre Silent 55g, Topre Silent Variable [bao gồm lực nhấn 30g, 45g, 55g được bố trí theo tùy khu vực trên bàn phím].

5/ Low profile switch

Đây là nhóm switch đặc biệt mới được cải biên từ các mẫu Cherry MX. Nhóm switch này ngoài low profile còn giúp cho bàn phím cơ mỏng hơn, gọn gàng hơn và lịch sự hơn so với các bàn phím cơ truyền thống.

Điểm chung của switch low profile là nhanh nhạy hơn, do có tổng hành trình và điểm nhận phím ngắn hơn [gần bằng phân nửa so với switch thường], nhưng cũng tạo được xúc giác và độ nẩy đặc trưng của một bàn phím cơ switch Linear bình thường. Nếu bạn đang dùng laptop hoặc các bàn phím màng thì một chiếc cơ low-profile sẽ là khởi đầu lý tưởng để chuyển hẳn sang phím cơ sau này.

Switch Cherry low proifle Red vs Cherry MX Red

Cherry low profile RGB SPEED, một loại switch low profile mới ra sau này của Cherry

Không có quá nhiều loại switch low-profile đâu. Hiện nay theo mình biết thì chỉ có một vài cái tên tiêu biểu trong dòng này gồm: Cherry MX Low profile Red, Cherry low profile RGB switch và Topre Short-Throw [loại này rất khó tìm].

Nhận xét chung về các loại switch cơ học truyền thống

Các switch cơ học vừa kể trên [không gồm Topre] đều có tuổi thọ từ 50 triệu lần bấm trở lên. Nghĩa là tương đương khoảng 90 năm gõ phím đều đặn mỗi ngày [mọi người có thể đọc thêm link này để hiểu về cách tính tuổi thọ bàn phím cơ]. Nghĩa là dù so với các loại switch không cơ học mà mình sắp kể dưới đây, chúng có thể có tuổi thọ ít hơn một chút, nhưng đã là quá dài so với một đời người.

Chỉ xét riêng về tuổi thọ, và cộng thêm cấu tạo và cách thức hoạt động, thì ngay cả ngày nay, Switch cơ học gần như đã đi vào huyền thoại [đặc biệt là Cherry]. Với cấu tạo chuẩn mực theo năm tháng, độ bền đã được kiểm chứng và cảm giác gõ đã đi vào tiềm thức của loài người. Thì theo mình, dù cho tương lai công nghệ có nhiều bước tiến thăng trầm khác nhau, switch cơ học vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn. Nó vẫn sẽ ở đó, trường tồn và tồn tại song song song cùng các loại switch mới do con người tìm thấy sau này. Vì cảm giác cơ học chính là linh hồn của mọi bàn phím cơ. Khi nào bàn phím cơ còn tồn tại, còn có người tìm đến và yêu thích, nghĩa là switch cơ sẽ còn tồn tại.

Nó kiểu như dù cho loài người đã tìm ra muôn vàn chất liệu độc đáo như mica, format, nhựa PPE các thứ thì một món đồ làm từ gỗ nguyên chất thuần túy vẫn mãi còn và luôn có giá trị riêng không gì có thể thay thế được.

[Xem tiếp Phần 2, cũng là phần cuối của loạt bài này: Các loại switch không thuần cơ học và các tên tuổi tiêu biểu]

Video liên quan

Chủ Đề