Hàn mặc tử có nghĩa là gì

Tài hoa bạc mệnh, cuối đời Hàn Mặc Tử cô độc, đau đớn vì bệnh 'phong cùi'!

[VOH] – Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh, cho đến tận bây giờ các tác phẩm của ông với sự lạ lẫm, độc đáo vẫn luôn là những vì tinh tú trên bầu trời thơ ca Việt Nam.

Hàn Mặc Tử [22/9/1912 – 11/11/1940] là nhà thơ nổi bậc của Việt Nam, là người khởi xướng nên trường thơ loạn, đi tiên phong trong dòng thơ lãng mạn hiện đại.

Nói về Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên ca ngợi: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.

Hàn Mặc Tử - Ngôi sao sáng trên bầu trời thơ ca Việt Nam

Đôi nét về Hàn Mặc Tử:

  • Tên thật: Nguyễn Trọng Trí
  • Bút danh: Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần
  • Quê quán: Làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình
  • Cha: Nguyễn Văn Toản
  • Mẹ: Nguyễn Thị Duy
  • Giai đoạn sáng tác: 1928 – 1940
  • Trào lưu: Lãng mạn
  • Tác phẩm: Vội vàng chi lắm, Mùa Xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ, Bẽn Lẽn, Ngủ với Trăng, Thức khuya,…           

Ý nghĩa bút danh Hàn Mặc Tử:
Bút danh Hàn Mạc Tử của nhà thơ mang nghĩa là một chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Về sau những người bạn đã gợi ý anh nên vẽ thêm một nét trăng khuyết vào để tăng thêm phần lạnh lẽo cho sự cô đơn của con người trước thiên nhiên. Mặt trăng đó được Hàn Mặc Tử đặt vào chữ Mạc mà thành ra chữ Mặc, Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên". Và có vẽ như bút danh đã vận vào cuộc đời của nhà thơ tài hoa bạc mệnh, những năm tháng cuối đời Hàn Mặc Tử phải sống trong cảnh lẻ loi, đau đớn vì bệnh tật.

Câu chuyện cuộc đời Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử sinh ra với thân hình gầy guộc, ốm yếu, từ nhỏ tính tình hiền lành, ham học, vốn có lối sống giản dị và thích giao du với những người bạn có chung niềm đam mê thơ ca với mình. Hàn Mặc Tử bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ khi còn rất trẻ, lúc ấy nhà thơ mới chỉ 16 tuổi, và Phan Bội Châu chính là người có nhiều ảnh hưởng đến thơ ca của anh.

Năm 21 tuổi, Hàn Mặc Tử rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, trở thành phóng viên phụ trách mảng thơ cho tờ báo Công Luận, đây cũng là thời điểm ông và Mộng Cầm quen biết nhau. Mộng Cầm là một cộng tác của tờ báo, cô có niềm đam mê thơ ca và thường xuyên làm thơ gửi lên toà soạn. Dần dà, Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm thư từ qua lại, hai người tâm đầu ý hợp, Hàn Mặc Tử quyết định ra Phan Thiết gặp nàng thơ của mình và bắt đầu một chuyện tình lãng mạn.

Khi Hàn Mặc Tử 23 tuổi [năm 1935] trên cơ thể anh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của bệnh phong, nhưng rất nhẹ, Hàn Mặc Tử cho rằng đó chỉ là bệnh ngứa đơn thuần nên không mấy quan tâm. Đến năm 1936, Hàn Mặc Tử quay lại Sài Gòn lần 2, lúc này ông được nhận làm chủ bút cho tờ Phụ nữ tân văn, Hàn Mặc Tử mới nghĩ đến việc phải trị dứt hẳn căn bệnh “phong ngứa” mà vẫn chưa phát hiện bản thân mắc bệnh nan y, gọi là “phong cùi”. Thời điểm này cũng là lúc nhà thơ cho ra đời tập thơ "Gái quê" nổi tiếng.

Thời ấy phong cùi được xem là một căn bệnh truyền nhiễm, hầu như ai cũng có thành kiến với người mắc căn bệnh này, bệnh nhân bị hắt hủi, xa lánh và thậm chí là ngược đãi. Tin nhà thơ Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong cùi nhanh chóng lan rộng, gia đình lựa chọn đưa anh đi cách ly thay vì đi chữa trị ở Bệnh viện phong Quy Hòa.

Có một câu chuyện được kể lại liên quan đến căn bệnh của Hàn Mặc Tử: Một hôm Hàn Mặc Tử cùng Mộng Cầm đi dạo ở lầu Ông Hoàng [Phan Thiết] thì có đi ngang một nghĩa địa, ở đó có một ngôi mộ mới an táng thì mưa xuống. Hàn Mặc Tử nhìn thấy từng đốm đỏ bay lên từ ngôi mộ, sau anh về nhà nghỉ và rồi sớm phát hiện ra mình mắc bệnh phong cùi.

Năm 1938 -1939, bệnh của Hàn Mặc Tử bộc phát dữ dội, cơ thể vô cùng đau đớn nhưng không ai nghe nhà thơ khóc than hay rên rỉ một lời, ông dồn nén tất cả nỗi đau và chỉ gào thét trong thơ. Nguyễn Bá Tín, em trai ruột của Hàn Mặc Tử khi nhớ về những năm tháng cuối đời của anh trai từng nói: “Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc "găng" tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng.”

Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong cùi, một căn bệnh nan y bị xa lánh, ghê sợ lúc bấy giờ

Sau cùng, Hàn Mặc Tử bỏ lại tất cả, quyết vào Bệnh viện phong Quy Hoà để chữa trị, sau khi thăm khám bác sĩ nhận định nội tạng nhà thơ hư hỏng bởi uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm. Vào 5 giờ 45 phút ngày 11/11/1940 Hàn Mặc Tử từ trần tại bệnh viện vì chứng kiết lỵ, lúc ấy nhà thơ chỉ mới 28 tuổi.

Xem thêm: Dù là thiên tài âm nhạc vì sao Wolfgang Amadeus Mozart lại có cuộc sống thiếu thốn, túng quẫn?

Chất thơ trong thơ của Hàn Mặc Tử

Từ những ngày đầu tiên chập chững bước vào con đường sáng tác, thơ của Hàn Mặc Tử đã mang màu sắc táo bạo, phá cách, gây tiếng vang lớn trong giới yêu thích thi ca. Với lối thơ nửa kín, nửa mở, trần tục, Hàn Mặc Tử khiến đọc giả phải suy nghĩ và nghiền ngẫm nhiều. Ông dùng con chữ một cách trừu tượng làm nên chiếc đòn bẩy để mà gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc rất riêng tư.

“Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối, Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”…

[Thức khuya]

“Trăng nằm sõng soài trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi”

[Bẽn lẽn]

Những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử sống lạnh lẽo, cô đơn cùng sự đau đớn cùng cực bởi bệnh “phong cùi”. Đôi bàn tay nhà thơ co quắp, khô cằn nhưng vẫn không ngừng miệt mài sáng tác, không ngừng cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Có lẽ chính bởi những đau khổ trong cuộc đời, niềm khát khao cuộc sống, mà những tác phẩm của ông càng thêm sâu sắc, lạ lẫm, độc đáo nhưng cũng đớn đau và có phần điên loạn.     

“Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi? Bao giờ tôi hết được yêu vì, Bao giờ mặt nhật tan thành máu Và khối lòng tôi cứng tựa si?”

[Những giọt lệ]

Cái chết của nhà thơ Hàn Mặc Tử chính là sự mất mát lớn của nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ, thế nhưng bằng ấy khoảng thời gian ngắn ngủi sống trên đời nhà thơ tài hoa cũng đã để lại rất nhiều những tác phẩm thơ ca bất hủ!

         

Bút làm bằng lông cánh chim
Đồ hoạ" ST

         HOÀNG TUẤN CÔNG

     

       Năm 2014, Nhà xuất bản Văn học tái bản “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân - một cuốn sách có nhiều sai sót, số lượng tái bản tới 4.000 cuốn. Bất bình với chuyện này, chúng tôi [bút danh Hoàng Tuấn Công] có bài “Vài lời nhân từ điển của GS. Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản” đăng trên Blog Tuấn Công Thư Phòng [2/12/2014]. Trong đó, chúng tôi đưa ra một đoạn giả tưởng [về suy nghĩ của soạn giả từ điển] như sau [xin trích]:



 “…chữ thần [] trong Bắc thần nghĩa là trăng sao, tôi lại nghĩ đó là chữ thần [] trong tinh thần; chữ hàn [] trong “hàn mặc” có nghĩa là cái bút, tôi lại ngỡ đó là chữ hàn [] nghĩa là nghèo túng, cùng quẫn [trong “hàn sĩ”…]”.

          Nhân cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” [Hoàng Tuấn Công - NXB Hội Nhà văn, 2017] ra đời, chị Thuý Hằng Nghiêm [một độc giả trên FB] đã chia sẻ bài “Vài lời nhân từ điển của GS. Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản” [đã dẫn trên đây], kèm những dòng tâm tư, gửi tới chúng tôi [Hoàng Tuấn Công], xin trích:

“…mình không thể không chau mày suy nghĩ khi đọc một số chi tiết trong bài viết của bạn. Cũng với tinh thần phản biện khoa học nghiêm túc, xung quanh chữ hàn mạc hay hàn mặc, cụ Nguyễn Lân có thật là đã sai, không đọc được mặt chữ Hán như nội dung bạn viết trong bài "Vài lời nhân từ điển của Nguyễn Lân nhân được NXB Văn học tái bản" trong blog Tuấn Công thư phòng hay chính bạn có thể đã mắc phải sai lầm chưa khảo cứu kỹ tư liệu gốc và đã trách lầm cụ Nguyễn Lân. Bạn kiểm tra lại rồi nếu có thời gian thì phản hồi lại giúp nhé. Mình chưa có cuốn sách trong tay nên cảm thấy cũng chưa nên nói thêm gì”.

Chị Thuý Hằng Nghiêm cũng đăng kèm bài “Bàn về bút hiệu “Hàn Mạc Tử” [Trích từ “Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử”, Nxb. Southeast Asian Culture and Education [SEACAEF] 2009], trong đó, tác giả bài viết bàn về mấy chữ “Hàn Mạc Tử”, hay “Hàn Mặc Tử”.

Thật khó cho chúng tôi, bởi chị Thuý Hằng Nghiêm đề cao “tư liệu gốc”, "tinh thần phản biện khoa học nghiêm túc", nhưng lại chưa hề xem trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, GS Nguyễn Lân viết “hàn mặc”, hay “hàn mạc”; cũng chưa đọc trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” chúng tôi viết ra sao. Tuy nhiên, xét thấy vấn đề khá thú vị, xung quanh hai chữ “hàn mặc”, hay “hàn mạc,” chúng tôi đã xin phép chị Thuý Hằng Nghiêm, sẽ trả lời trên mục “Tiếng Việt tinh tuý” của báo Người Lao Động, mục đích để đông đảo độc giả cùng tham khảo.

Trong sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” [GS Nguyễn Lân – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh – 2006], mục “hàn mặc”, GS Nguyễn Lân giải thích như sau:

hàn mặc • dt. [H. hàn: lạnh, nghèo khổ, mặc: mực.- Nghĩa đen là bút mực] Văn chương [cũ] Quen nghề hàn mặc, không chú ý đến thể dục”.

Mục "hàn mặc" trong "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân
Ảnh: HTC

Chúng tôi cho rằng, mục từ “hàn mặc”, GS Nguyễn Lân đã giải nghĩa yếu tố Hán Việt sai. Nghĩa là chữ “hàn” trong “hàn mặc”, là cái bút, chứ không phải “lạnh, nghèo khổ”. Bởi vậy trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu”, chúng tôi đã viết như sau:

“Ở đây, GS Nguyễn Lân lầm giữa hai chữ “hàn”. Chữ hàn trong “hàn mặc”, tự hình là có nhiều nghĩa; một nghĩa là lông cánh chim [cấu tạo chữ có bộ vũ , chỉ nghĩa lông chim]. Vì ngày xưa dùng lông cánh chim làm bút viết chữ, nên “hàn” còn có là nghĩa cái bút. “Hàn mặc” 翰墨 là bút và mực, nên nghĩa bóng mới được hiểu là văn chương [như chính GS Nguyễn Lân đã giảng]. Còn chữ hàn với nghĩa lạnh, nghèo khổ, tự hình là , [có bộ băng [] chỉ nước đóng băng; lạnh; run sợ...,] không liên quan gì đến cấu tạo từ “hàn mặc” [bút và mực, chỉ văn chương]. Nếu GS Nguyễn Lân dùng hàn , nghĩa là “lạnh”; “nghèo khổ” trong cấu tạo từ “hàn mặc” “寒墨” thì nghĩa của nó phải hiểu là “mực lạnh”, hoặc “bút mực nghèo khổ”[!], sao có thể giảng là “văn chương”?”[*]

Bút giả cổ làm bằng lông chim
Ảnh: ST

Như vậy, không có chuyện “chính bạn [tức chúng tôi – HTC] có thể đã mắc phải sai lầm chưa khảo cứu kỹ tư liệu gốc và đã trách lầm cụ Nguyễn Lân” như chị Thuý Hằng Nghiêm nghi ngờ. Bởi trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, chính GS Nguyễn Lân đã viết là “hàn mặc”, chứ không phải “hàn mạc”. Hơn nữa, ở mục từ này, chúng tôi bàn đến chuyện “hàn”, trong “hàn mặc” [là “hàn” [bút], hay “hàn” [lạnh]], chứ không tranh luận “hàn mặc” hay “ hàn mạc”.

Mặt khác, phải khẳng định rằng, nếu “hàn mặc” [bút và mực] với nghĩa bóng là “văn chương”, thì chỉ có “hàn mặc” 翰墨, chứ không thể là “hàn mạc” 寒幕 [“rèm lạnh”] trong [một thuyết về bút danh] Hàn Mạc Tử. Bởi vậy nếu đem kết quả cuộc tranh luận “Hàn Mặc”, hay “Hàn Mạc” trong bài “Bàn về bút hiệu “Hàn Mạc Tử”, để làm khuôn thước cho từ “hàn mặc” 翰墨 [nghĩa [cụ thể] là: “Bút mực, chỉ về việc văn-chương” - Việt Nam tự điển, Hội khai trí tiến đức], như ý của chị Thuý Hằng Nghiêm, là không thể. Vì một đằng là nghĩa từ vựng trong tiếng Việt, một đàng là bút danh [có khi có nghĩa, có khi không có nghĩa, được đặt theo ý chủ quan cá nhân; cách viết chính xác, hay ý nghĩa của bút danh ấy là gì, cũng chỉ có thể khẳng định một cách chắc chắn, khi do chính tác giả viết ra, hoặc giải thích ý nghĩa của nó].

Một đoạn trong bài viết của chị Nghiêm Thuý Hằng gửi đến chúng tôi.
Ảnh: HTC

Bởi vậy, chúng tôi không có ý kiến gì về bài “Bàn về bút hiệu “Hàn Mạc Tử”, mà chị Thuý Hằng Nghiêm gắn với câu chuyện chữ nghĩa trên Blog Tuấn Công Thư Phòng, vì cho rằng, nó không liên quan, hay tác động gì đến hai chữ “hàn mặc” 翰墨 , hay “hàn mặc” 寒墨, mà chúng tôi đang xét [trong từ điển của GS Nguyễn Lân]. Nghĩa là nếu rồi đây, người ta tìm thấy bút tích của Hàn Mặc Tử, trong đó, chính tay ông viết bút danh mình là “Hàn Mạc Tử” [chứ không phải “Hàn Mặc Tử”], thì trong tiếng Việt, người ta vẫn viết là “hàn mặc” 翰墨, với nghĩa là văn chương, chứ không ai đổi thành “hàn mạc” cho đúng với bút danh của nhà thơ.

Cuối cùng, chúng tôi khẳng định ở mục từ “hàn mặc” GS Nguyễn Lân đã giải nghĩa yếu tố Hán Việt sai: “hàn” , trong “hàn mặc” 翰墨, có nghĩa đen là cái bút, chứ không phải là “hàn” , với nghĩa là “lạnh, nghèo khổ”.

                                               HTC/8/2017

Chú thích:

[*] “Hán điển” giảng hai chữ “hàn mặc” như sau: “hàn mặc • hàn: lông chim làm bút. Hàn mặc chỉ bút và mực, tỉ dụ văn chương, thư pháp [nguyên văn: 翰墨 hàn mò ,製筆的鳥毛.翰墨指筆墨.文章,書法]


Page 2

Video liên quan

Chủ Đề