Tại sao sinh đôi

Mang song thai trong lần đầu làm mẹ là mơ ước của rất nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ về sinh đôi như quá trình hình thành của cặp song sinh trong bụng mẹ, mức độ phổ biến của sinh đôi hay như làm thế nào để sinh đôi? Huggies bật mí những điều cơ bản về sinh đôi và gợi ý cách đẻ sinh đôi, mẹ tham khảo ngay nhé!

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Sinh đôi có phổ biến không?

Theo nghiên cứu của Đại học Texas [Mỹ], trung bình cứ 1.000 người sẽ có tới 32 người sinh đôi. Một tỷ lệ cũng tương đối lớn, mẹ nhỉ! Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh đôi đặc biệt cao ở ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Có tới 70 cặp song thai tại đây nên rất nhiều người gọi nơi này là “làng sinh đôi”.

Cặp sinh đôi được tạo ra như thế nào?

Sinh đôi thường giống hệt nhau là điều mọi người vẫn hay nghĩ. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ những cặp sinh đôi cùng trứng mới giống nhau về ngoại hình và một phần nào đó tính cách. Còn các cặp sinh đôi khác trứng, ngoại hình sẽ không giống nhau hoàn toàn mà tương tự như chị em hay anh em do cùng một cha một mẹ sinh ra. Do đó, sinh đôi được chia làm 2 loại:

  1. Sinh đôi cùng trứng: Được hình thành từ cùng một trứng và một tinh trùng, nhưng vì một lý do nào đó, phôi sẽ được cắt ra và phát triển thành 2 bào thai sau đó. Cả hai bào thai này thường có thành phần và cấu trúc nhiễm sắc thể hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn phân cắt phôi thai sẽ có các loại song thai một trứng khác nhau

Tham khảo: Sinh đôi cùng trứng

  1. Sinh đôi khác trứng: Sinh đôi không giống nhau hay còn gọi là sinh đôi khác trứng: Trường hợp đa thụ tinh này thường xảy ra trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản có kích trứng, khi đó 2 trứng của mẹ sẽ thụ tinh với 2 tinh trùng riêng biệt của người bố. Trong bụng mẹ, hai thai nhi sẽ nằm trong 2 buồng ối và được nuôi dưỡng bởi 2 bánh nhau riêng biệt. Vì vậy mà cặp sinh đôi này sẽ có cấu trúc gen tương tự nhau, nhưng lại có bộ nhiễm sắc thể hoàn toàn khác nhau, đặc tính riêng biệt và giới tính có thể khác nhau:

Tham khảo: Song thai khác trứng

  • Nếu phôi thai phân chia từ ngày thứ 1-3: Tạo song thai 2 nhau 2 ối.
  • Nếu phôi thai phân chia từ ngày thứ 4-8: Tạo song thai 1 nhau 2 ối.
  • Nếu phôi thai phân chia từ ngày thứ 8-13: Tạo song thai 1 nhau 1 ối.
  • Nếu phôi thai phân chia từ ngày thứ 13-15: Tạo song thai dính nhau.

Tham khảo: Sự phát triển của song thai

Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh đôi

Trong khi sinh đôi cùng trứng phụ thuộc vào sự may mắn thì sinh đôi khác trứng lại có thể bị tác động bới các yếu tố sau đây.

  • Sinh đôi có di truyền không? Mẹ sẽ có khả năng mang thai đôi cao hơn nếu có anh, chị, em sinh đôi. Tuy nhiên, nếu “anh xã” mới là người có anh chị em sinh đôi, hoặc gia đình có truyền thống sinh đôi, tỷ lệ mang thai đôi sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Vóc dáng của mẹ: Phụ nữ dáng cao thường có khả năng mang thai đôi cao hơn. Những người phụ nữ đầy đặn, có tỷ lệ cơ thể [BMI] lớn hơn 30 hay những người có chế độ ăn uống tốt dễ mang thai đổi hơn người gầy gò, ốm yếu, ăn uống thiếu dinh dưỡng, nghèo nàn.
  • Độ tuổi sinh sản: Khả năng sinh đôi cao hơn khi mẹ sinh con lúc lớn tuổi, đặc biệt là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, buồng trứng rụng nhiều trứng hơn mỗi kỳ, nội tiết tố estrogen cũng tiết ra nhiều hơn, làm tăng khả năng thụ tinh.
  • Mang thai nhiều lần: Mẹ có khả năng sinh đôi cao hơn nếu đã mang thai nhiều lần trước đây, tỷ lệ sinh đôi tỷ lệ thuận với số lần mang thai.

Xác suất có sinh đôi là bao nhiêu?

Với những mẹ đang sử dụng thuốc điều trị sinh sản, hoặc điều trị hiếm muộn, tỷ lệ mang song thai sẽ cao hơn, khoảng từ 20-25%.Tuy nhiên, nếu chỉ thụ thai tự nhiên và không can thiệp y tế, tỷ lệ mang song thai chỉ khoảng 1/89. Trong đó, hầu hết đều là sinh đôi khác trứng.

Một số cặp sinh đôi khác trứng có vẻ ngoài khá giống nhau, giống vài điểm nào đó trong khi số khác thì hoàn toàn khác nhau.

Sinh đôi có thực sự an toàn hay không?

Niềm vui nhân đôi khi mẹ mang song thai nhưng lo lắng cũng tăng lên gấp bội. Bởi khi mẹ mang đa thai cũng là lúc mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hay di chứng cao hơn so với đơn thai. Chẳng hạn, thời gian nằm viện của mẹ sẽ lâu hơn, chi phí sẽ tăng 40% và phải theo dõi, quản lý thai kì kĩ lưỡng hơn so với khi mẹ mang đơn thai. Đồng thời, mẹ có thể mắc các bệnh như tiền sản giật, cao huyết áp, nhau bất thường hay các biến chứng sau sinh như băng huyết, tiểu đường.

Không chỉ mỗi mình mẹ mà thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng và mắc di chứng khi mẹ mang song thai. Tình trạng song thai thường dẫn đến sự phát triển bất cân xứng, chênh lệch cân nặng giữa hai thai, dễ xảy ra tình trạng thai lưu, thai non tháng, thai dị dạng, chậm phát triển hay thậm chí là hội chứng thai truyền máu cho nhau. Đặc biệt, trong song thai, xu hướng sinh thiếu tháng nhiều hơn là đủ tháng.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà giải thích vấn đề này như sau:

Mỗi loại song thai cần để ý số lượng nhau và buồng ối để tính các nguy cơ riêng. Song thai do sinh sản hỗ trợ như thụ tinh ống nghiệm [2 phôi vào buồng tử cung] hay kích trứng cho 2-3 trứng rụng 1 lần và thụ tinh với 2 tinh trùng, thì sẽ tạo ra 2 nhau 2 ối đối diện nhau với nguy cơ cao huyết áp do thai hay tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, sanh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Do đó, quản lý một thai kỳ song thai không hề dễ dàng. Sản phụ phải đi khám nhiều lần hơn, phải tầm soát nhiễm sắc thể kỹ hơn, siêu âm Doppler nhiều lần hơn để lượng giá sức khỏe của cả 2 thai [Doppler động mạch tử cung, động mạch rốn, động mạch não giữa, chỉ số rốn não…], đồng thời đo chiều dài kênh cổ tử cung để tầm soát và dự phòng sanh non.  Đối với các song thai 1 nhau 2 ối thì ngoài các biến chứng như song thai 2 nhau 2 ối, còn có các nguy cơ chuyên biệt riêng của 1 nhau 2 ối như: truyền máu song thai [TTTS], thiếu máu đa hồng cầu [TAPS], thai chậm tăng trưởng trong tử cung có chọn lọc [sIUGR]…các biến chứng này có thể đe dọa tính mạng của một thai, thậm chí là cả 2 thai. Tỉ lệ bất thường tim, các dị tật khác cũng tăng lên. Vì thế, chi phí cho chọc ối tìm các bất thường gen, nhiễm sắc thể cũng sẽ tăng lên đáng kể. 

Bên cạnh đó, với cả hai loại song thai, tỉ lệ mổ lấy thai cũng tăng lên, thời gian nằm viện lâu hơn, các chi phí khác cho sanh non và các biến chứng khác cho con cũng có thể tăng theo. Mẹ nên cân nhắc nhé.  

Việc mang song thai thường khiến cơ thể bạn cảm thấy nặng nề hơn và dễ gặp phải các biến chứng khi mang thai đôi. Thế nhưng, hãy tưởng tượng nếu bạn chỉ trải qua một thai kỳ, một lần đau đẻ mà có đến 2 bé cưng chào đời thì thật hạnh phúc. Có nhiều cách sinh đôi mà bạn có thể áp dụng. Tuy không có cách nào đảm bảo chắc chắn bạn sẽ thụ thai đôi nhưng bạn có thể thử phải không nào!

Các cặp thai song được tạo ra như thế nào?

Nếu thích sinh đôi, bạn nên tìm hiểu qua cách các cặp sinh đôi được hình thành như thế nào. Có hai hình thức sinh đôi: sinh đôi cùng trứng và mang thai đôi khác trứng.

  • Sinh đôi cùng trứng xuất hiện khi một trứng được thụ tinh chia ra và phát triển thành hai bào thai. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này hoàn toàn giống nhau. Chúng sẽ có cùng giới tính và trông rất giống nhau.
  • Sinh đôi khác trứng xuất hiện khi hai trứng tách biệt nhau được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Trong trường hợp này, sinh đôi có thể là hai nữ, hai nam hoặc một nam và một nữ. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này cũng như các anh chị em ruột sinh cách năm.

Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được liệu sinh đôi này là cùng trứng hay khác trứng thông qua hình thức là siêu âm thai. Hình dạng của nhau thai và màng tế bào là chìa khóa quan trọng để xác định.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nghi ngờ rằng bạn đang mang song thai nếu tử cung của bạn to hơn bình thường hay bác sĩ nghe được nhiều hơn một nhịp tim đập trong quá trình khám thai. Tuy vậy, một số trường hợp được xác định là thai đôi nhưng khi sinh ra chỉ có một bé, trường hợp này được gọi là thai song sinh biến mất. Hiện nay, khoa học chưa lý giải được nguyên nhân của sự mất mát này.

Ngoài ra còn có sinh ba, quá trình này có thể xảy ra trong nhiều trường hợp. Trong hầu hết các trường hợp, ba trứng khác biệt được sản xuất và được thụ tinh bởi ba tinh trùng khác nhau. Một số khả năng khác có thể xảy ra như một trứng được thụ tinh và chia làm hai tạo thành sinh đôi cùng trứng, và trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng thứ hai dẫn đến việc hình thành sinh đôi khác trứng với đứa bé thứ ba. Cũng có trường hợp, một trứng được thụ tinh và chia làm ba bào thai dẫn đến sinh ba đồng trứng, mặc dù điều này là cực kỳ hiếm xảy ra.

Trường hợp sinh bốn hoặc nhiều hơn thường là kết quả của bốn trứng trở lên được thụ tinh bởi các tinh trùng riêng biệt. Việc sử dụng thuốc thụ tinh hoặc các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhìn chung đều có sự liên quan đến các trường hợp đa thai.

Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, khả năng mang thai sinh đôi xảy ra ở khoảng 1/250 ca mang thai, sinh ba là 1/10.000 ca mang thai và sinh bốn là 1/700.000 ca mang thai.

Có thể bạn quan tâm: 14 dấu hiệu mang thai đôi [song thai] sớm nhất mà bà bầu nên biết

Cách mang thai đôi: 5 phương pháp mà bạn không thể bỏ qua

1. Phương pháp tự nhiên để tăng khả năng sinh đôi

Nếu bạn muốn mang thai đôi tự nhiên mà không cần bất cứ phương pháp hỗ trợ nào, hãy thử thực hiện các biện pháp dưới đây:

Ăn nhiều các sản phẩm làm từ sữa

Phụ nữ thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa có cơ hội sinh đôi cao gấp 5 lần so với những phụ nữ khác. Nguyên nhân không nằm ở các sản phẩm làm từ sữa mà ở các hormone có trong sữa. Những hormone này giúp bạn có khả năng mang thai đôi rất cao.

Ăn khoai lang

Khoai lang giúp kích thích buồng trứng một cách tự nhiên, nên có thể sẽ có nhiều trứng rụng hơn trong ngày rụng trứng. Điều này làm tăng cơ hội sinh đôi. Phụ nữ châu Phi có cơ hội sinh đôi cao hơn vì họ ăn khoai lang mỗi ngày. Một số thực phẩm khác cũng có khả năng kích thích trứng rụng là đậu phụ, đậu nành, lúa mì nguyên hạt và ngũ cốc.

Ngưng uống thuốc tránh thai

Thuốc ngừa thai có vai trò then chốt trong việc giúp bạn mang thai đôi. Khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai, cơ thể bạn sẽ cần một thời gian để quay lại với nhịp sinh học trước đây. Điều này khiến cho lượng hormone trong cơ thể cao hơn bình thường. Nếu bạn thụ thai ở thời điểm này, bạn sẽ có nhiều cơ hội sinh đôi hơn.

Mang thai khi đang cho con bú

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ mà lại cấn thai một lần nữa thì có khả năng bạn sẽ sinh đôi. Lúc này, cơ thể có hàm lượng hormone prolactin cao, làm tăng khả năng thụ thai đôi.

Người chồng ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm

Những thực phẩm giàu kẽm như rau có màu xanh lá như cải bó xôi, hàu, tôm và các loại hạt như hạt bí giúp thúc đẩy việc sản xuất tinh trùng. Do đó, làm tăng khả năng mang song thai.

Video liên quan

Chủ Đề