Uống rượu bia khi tham gia giao thông phạt bao nhiêu tiền

Nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.

Nồng độ cồn trong máu, khí thở bao nhiêu thì bị thổi phạt?

Pháp luật Việt Nam đã có quy định rất cụ thể về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đối với xe máy và mô tô, con số cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng uống bao nhiêu thì sẽ vượt quá mức cho phép trên. Rất nhiều người khi được hỏi đều đưa ra câu trả lời không chính xác, thậm chí không ít người còn cho rằng phải uống đến 5-6 lon bia thì mới có thể bị thổi phạt về nồng độ cồn. Trên thực tế thì điều này hoàn toàn ngược lại.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:

– 1 chén rượu mạnh [40 độ, 30 ml];

– 1 ly rượu vang [13,5 độ, 100 ml];

– 1 vại bia hơi [330 ml];

– 2/3 chai [lon] bia [330 ml].

Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.

Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, mà cụ thể là điều khiển xe máy, mô tô thì không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Đối với nữ giới, chỉ nên uống tối đa 1 lon bia vào thời điểm 1 giờ trước khi lái xe.

Mức xử phạt dành cho người lái mô tô, xe máy tùy thuộc vào việc trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển có nồng độ cồn là bao nhiêu.

Mức xử phạt cho hành vi người lái mô tô, xe máy uống rượu, bia là bao nhiêu?

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng, sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện không có ngưỡng an toàn. Tác hại của rượu, bia rất đa dạng và phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần mà còn đe dọa tính mạng của người điều khiển phương tiện cũng như những người xung quanh khi tham gia giao thông. 

Theo thống kê của WHO trong năm 2016, nước ta có đến 549.000 ca tử vong do tai nạn giao thông, trong đó số ca tử vong do uống rượu bia chiếm đến 7,2%. Từ những con số biết nói trên, có thể thể nhận định rằng, tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông là rất nghiêm trọng. 

2. Quy định xử phạt lỗi uống rượu khi lái xe máy

Uống rượu, bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện là lỗi vi phạm giao thông đường bộ rất nhiều người mắc phải. Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt phổ biến liên quan đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng bia rượu được quy định như sau: 

Quy định nồng độ cồn

Mức phạt hành chính

Hình thức phạt bổ sung

Nồng độ cồn trong máu và hơi thở ​≤ 50 miligam/100 mililít máu hoặc ​≤ 0,25 miligam/1 lít khí thở. 

Phạt từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 10 tháng cho đến 1 năm.

Nồng độ cồn trong máu và hơi thở >50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt từ 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.

Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép từ 16 đến 18 tháng.

Nồng độ cồn trong máu và hơi thở > 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt từ 6.000.000đ - 8.000.000đ.

Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 22 đến 24 tháng. 

Như vậy, mức phạt uống rượu khi lái xe máy sẽ dựa vào nồng độ cồn trong máu và hơi thở của đối tượng điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng có thái độ không hợp tác.

3. Thông tin an toàn khi tham gia giao thông

Để đảm bảo an toàn khi tham gia tham gia giao thông, các bạn cần nắm chắc những kỹ năng điều khiển xe trước khi ra đường các thông tin cơ bản sau: 

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 
  • Nắm vững quy trình vận hành, thành thạo kỹ năng điều khiển xe an toàn trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 
  • Người điều khiển phương tiện và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông.  
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ an toàn như kính chống bụi, áo quần bảo hộ. 
  • Lái xe đúng tư thế, không sử dụng điện thoại hay nghe nhạc khi đang lái xe. 
  • Điều khiển đúng tốc độ cho phép, không đột ngột tăng ga và tăng tốc. 
  • Tuân thủ nghiêm các quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ. 
  • Chú ý các tín hiệu của các phương tiện khác khi lưu thông trên đường, khi rẽ cần bật xi nhan, sử dụng còi xe khi cần thiết và sử dụng đèn chiếu khi đi vào ban đêm. 
  • Vận hành cẩn thận khi đi vào địa hình nhiều chướng ngại vật hoặc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.  
  • Nếu bạn sử dụng các dòng xe máy điện chất lượng cao của VinFast, cần chú ý dung lượng pin trước khi sử dụng. Đặc biệt cần chú ý đến điện áp và các yêu cầu phòng chống cháy nổ. 

Hiểu được tác hại và mức xử phạt lỗi uống rượu khi lái xe máy mà điều rất cần thiết để bản thân không vi phạm. Cách tốt nhất để bạn bảo vệ bản thân và những người xung quanh khi điều khiển phương tiện là tuân thủ các quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, tuyệt đối không uống rượu, bia.

Nguyễn Thị Cẩm Tú Chuyên viên truyền thông

Mục   Xe máy điện

16.07.2021

Luật sư tư vấn

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP [được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022], tùy vào loại phương tiện điều khiển, nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở mà người vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

1. Ôtô và các loại xe tương tự ôtô

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a khoản 10; điểm e, g, h khoản 11 điều 5, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng].

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

2. Môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm e khoản 8; điểm đ, e, g khoản 10 điều 6, người điều khiển môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

3. Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm d, đ, e khoản 10 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng.

4. Xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], xe thô sơ khác

Căn cứ điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 điều 8, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng [trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng].

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

Video liên quan

Chủ Đề