Chất tinh khiết là gì Trắc nghiệm

1. NHẬN BIẾT [10 câu]

Câu 1. Chất không có lẫn chất nào khác?

A. Hỗn hợp đồng nhất

B. Chất tinh khiết

C. Hỗn hợp không đồng nhất

D. Hỗn hợp

Câu 2. Chất tinh khiết được tạo ra từ

A. một chất duy nhất.

B. một nguyên tố duy nhất.

C. một nguyên tử.

D. hai chất khác nhau. 

Câu 3. Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất không giống nhau ở mọi vị trí trong hỗn hợp

A. Hỗn hợp đồng nhất

B. Hỗn hợp không đồng nhất

C. Chất tinh khiết

D. Hỗn hợp

Câu 4. Không khí là

A. chất tinh khiết.

B. tập hợp các vật thể.

C. hỗn hợp.

D. tập hợp các vật chất. 

Câu 5. Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?

A. Chất lỏng. 

B. Chất khí.

C. Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.

D. Chất rắn.

Câu 6. Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.

B. một chất.

C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7. Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.

B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

C. thay đổi.

D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi

Câu 8. Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 9. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước muối.

B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp nước và rượu.

D. Hỗn hợp cát và nước.

Câu 10. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. dung dịch.

B. huyền phù.

C. nhũ tương.

D. chất tinh khiết. 

2. THÔNG HIỂU [10 câu]

Câu 1. Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho trạng thái nào của hỗn hợp?

 

A. Dung dịch. 

B. Huyền phù. 

C. Nhũ tương. 

D. Hỗn hợp đồng nhất.

Câu 2. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là:

A.áo sơ mi.

B.bút chì.

C.đôi giày.

D.viên kim cương.

Câu 3. Cho các từ:  nhũ tương; huyền phù; dung dịch; sương; bụi; bọt. Chọn từ phù hợp điền vào các số tử [2] đến [6] trong sơ đồ dưới đây

 

A. [2] huyền phù; [3] dung dịch; [4] bọt; [5] bụi; [6] sương. 

B. [2] nhũ tương; [3] huyền phù; [4] bọt; [5] bụi; [6] sương.

C. [2] huyền phù; [3] dung dịch; [4] bọt; [5] sương; [6] bụi. 

D. [2] nhũ tương; [3] bọt; [4] dung dịch; [5] bụi; [6] sương.

Câu 4. Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi. Hỗn hợp vôi tôi và nước được gọi là

A. dung dịch.

B. chất tan.

C. nhũ tương.

D. huyền phù. 

Câu 5. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục. 

B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.

C. Nước cất không vị, nước tự nhiên có vị.

D. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất.

Câu 6: Khi cho bột gạo vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. nhũ tương.                           

B. huyền phù.

C. dung dịch.                           

D. dung môi. 

Câu 7. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

A. Không màu, không mùi.                               

B. Có nhiệt độ sôi nhất định.      

C.  Không tan trong nước.

D. Lọc được qua giấy lọc.

Câu 8. Khi cho dầu ăn vào nước khuấy đều ta được

A. nhũ tương.                           

B. huyền phù.

C. dung dịch.                           

D. dung môi.

Câu 9. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

A.màu sắc của chất.

B.thể của chất.

C.mùi vị của chất.

D.số chất tạo nên. 

Câu 10.  Sữa magie được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

A. Dung dịch.

B. Nhũ tương.

C. Huyền phù.

D. Hỗn hợp đồng nhất.

3. VẬN DỤNG [5 câu]

Câu 1. Sữa magie [magnesium hydroxide lơ lửng trong nước] được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

A.dung dịch.

B.huyền phù.

C.nhũ tương.

D.hồn hợp đồng nhất.

Câu 2. Hằng năm vào mùa lũ, Đồng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn. Phù sa này có phải là một dạng huyền phù không?

A. Có

B. Không

Câu 3. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

Nước suối, nước máy là: 

A. chất tinh khiết.          

B. hỗn hợp

C. nước máy là chất tinh khiết, nước suối là hỗn hợp. 

D. nước suối là chất tinh khiết, nước máy là hỗn hợp.

Câu 4. Đun nước lấy từ tự nhiên và nước lấy từ máy lọc, nước nào khi đun sẽ ít bị cặn hơn? 

A. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn. 

B. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.

C. Cả 2 nước đều có cặn như nhau. 

D. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 5. Tính chất của nước khoáng có thể thay đổi hay không? Tại sao? 

A. Không. Vì nước khoáng là chất tinh khiết nên có tính chất nhất định. 

B. Không. Vì nước khoáng là hỗn hợp nên tính chất không thay đổi.

C. Có. Vì nước khoáng là hỗn hợp nên tính chất sẽ thay đổi tùy thuộc vào thành phần có trong nước khoáng

D. Có. Vì nước khoáng là chất tinh khiết nên tính chất có thể thay đổi

4. VẬN DỤNG CAO [ 3 câu]

Câu 1. Cho các từ sau: chất tinh khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp để hoàn thành câu đưới đây bằng cách kéo thả đáp án vào chỗ trống

Nước uống có gas là một ............gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất bảo quản và khí .................tan trong nước, tạo thành hỗn hợp ....

A. hỗn hợp- carbon dioxide- đồng nhất

B. chất tinh khiết - oxygen- không đồng nhất

C. hỗn hợp- oxygen- đồng nhất

D. hỗn hợp- oxygen- không đồng nhất

Câu 2. Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Bạn Ngân nói rằng ghi như vậy là không hợp lý. Theo em, bạn Ngân nói đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm. 

A. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm. 

B. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn

C. Dùng nước rửa chén, bát để cọ ấm. 

D. Dùng nước nóng để cặn tan ra

Chỉ một số giáo viên đủ điều kiện mới xem được đáp án

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?

A. Không khí.                        

B. Nước biển.

C. Sodium chloride.                          

D. Nước khoáng.      

Câu 2. Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là

A. dung dịch.

B. nhủ tương.

C. huyền phù. 

D. chất tinh khiết

Câu 3. Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

A. Nước muối sinh lí.

B. Bột canh.

C. Muối ăn [sodium chloride]

D. Nước khoáng.

Câu 4. Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?

A. Hỗn hợp nước muối.

B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp nước và rượu.

D. Hỗn hợp dầu ăn và nước.

Câu 5. Nước khoáng trong suốt, không màu có lẫn một số chất tan khác [calcium, sodium, bicarbonate,…]. Vậy nước khoáng

A. Là hỗn hợp không đồng nhất.                                 

B. Là hỗn hợp đồng nhất.    

C. Là chất tinh khiết.                                    

D. Không phải là hỗn hợp

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây không phải là chất tinh khiết?

A. Vàng.

B. Bạc.

C. Không khí.

D. Đồng.

Câu 7. Mẫu vật nào sau đây không phải là chất tinh khiết?

A. Nước cất

B. Không khí

C. Khí oxygen

D. Thìa bạc

Câu 8. Chất rắn nào sau đây không tan trong nước?

A. Muối ăn

B. Đường

C. Calcium carbonate

D. Viên C sủi

Câu 9. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

[1] Nước sôi

[2] Nước cất

[3] Nước khoáng

[4] Nước đá sản xuất từ nhà máy

[5] Nước lọc

A. [2]

B. [2], [3] và [4]

C. [2] và [5]

D. [1]

Câu 10. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A. Sodium chioride.

B. Nước khoáng.

C. Gỗ.

D. Nước biển

2. THÔNG HIỂU [15 câu]

Câu 1. Phát biểu nào sau đây chưa đúng:

A. Trộn nước đường, nước chanh, đá ta được một hỗn hợp đồng nhất

B. Nước biển sạch là hỗn hợp đồng nhất.

C. Oxygen lẫn với nitơ là hỗn hợp.

D. Khuấy đều dầu ăn và nước ta được hỗn hợp không đồng nhất.

Câu 2. Theo em, thép và không khí có điểm giống nhau là:

A. Đều là hỗn hợp không đồng nhất

B. Đều là chất tinh khiết

C. Đều là hỗn hợp đồng nhất

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. số chất tạo nên

B. thể của chất.

C. mùi vị của chất.

D. tính chất của chất.

Câu 4. Theo em, uống loại nước nào tốt hơn?

A. Nước khoáng

B. Nước tinh khiết

C. Nước đun sôi

D. Nước giếng khoan

Câu 5. Nước khoáng và nước tinh khiết có tính chất gì giống nhau?

A. không lẫn vào chất khác

B. chất lỏng ở điều kiện thường, có màu trắng

C. chất lỏng ở điều kiện thường, trong suốt, không màu

D. Có nhiều chất tan có lợi cho cơ thể

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nước biển là hỗn hợp không đồng nhất của nước và muối ăn.

B. Nước mía là hỗn hợp không đồng nhất của đường và nước.

C. Nước biển và cát là hỗn hợp đồng nhất.

D. Từ nước mía tách ra được đường tinh khiết.

Câu 7. Khi cho một thìa đường vào một cốc nước và khuấy đều, ta thu được:

A. Dung môi         

B. Nhũ tương

C. Dung dịch

D. Huyền phù

Câu 8. Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. Dung dịch.                           

B. Dung môi.    

C. Huyền phù.                      

D. Nhũ tương.

Câu 9. Hỗn hợp thu được khi cho dầu ăn vào giấm và khuấy đều là:

A. Dung dịch.                           

B. Huyền phù.

C. Nhũ tương.                           

D. Dung môi.

Câu 10. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là

A. dung dịch.

B. chất tan,

C. huyền phù.

D. nhũ tương. 

Câu 11. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, tạ thu được

A. nhủ tương.

B. dung dịch. 

C. huyền phù.

D. dung môi,

Câu 12. Vì sao nhựa, cao su được dùng làm vỏ dây điện? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhựa và cao su có giá thành rẻ 

B. Nhựa và cao su có tính dẻo

C. Nhựa và cao su dễ đun chảy

D. Nhựa và cao su cách điện

Câu 13. Vì sao xoong, nồi, ấm đun thường được làm bằng nhôm? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhôm có ánh kim, phản xạ ánh sáng

B. Nhôm dẫn nhiệt tốt

C. Nhôm tỏa nhiều nhiệt

D. Nhôm có tính dẻo

Câu 14. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Nghiền nhỏ muối ăn.

B. Đun nóng nước.

C. Bỏ thêm đá lạnh vào.

D. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.

Câu 15. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường.

B. Hỗn hợp nước muối,

C. Hỗn hợp nước và rượu.

D. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

3. VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO [5 câu]

Câu 1. Lần lượt cho bốn chất rắn vào bốn cốc nước, khuấy đều. Kết quả thu được ở bốn cốc như sau.

 

Trong các cốc trên, cốc nào chứa huyền phù?

A. cốc 1

B. cốc 2

C. cốc 3

D. cốc 4

Câu 2. Muốn pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào?

A. Nước ở nhiệt độ phòng.           

B. Nước nóng.   

C. Nước lạnh.       .                                                        

D. Nước ấm.

Câu 3. Kết luận đúng về bốn hỗn hợp khi lắc đều [1], [2], [3] và [4] [hình 10.1] là:

 

A. [1], [2], [4] là huyền phù.

B. [2], [3], [4] là huyền phù.

C. [1], [2], [3] là huyền phù.

D. [1], [2], [4] không phải là huyền phù.

Câu 4. Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?

A. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.

B. Nghiền nhỏ chất rắn.

C. Dùng nước nóng.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Câu 5. Giấm, rượu thuộc nhóm:

A. các chất tinh khiết

B. các dung dịch có chất tan là chất lỏng

C. các chất rắn hòa tan trong nước

D. Cả A, B, C đều sai

Chỉ một số giáo viên đủ điều kiện mới xem được đáp án

Video liên quan

Chủ Đề