Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường

Nhu cầu thị trường (tiếng Anh: Market Demand) trong marketing cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.

Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường

Hình minh họa (Nguồn: Twitter)

Nhu cầu thị trường (Market Demand)

Khái niệm

Nhu cầu thị trường trong tiếng Anh gọi là Market Demand.

Nhu cầu thị trường là một khái niệm cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. 

Ở đây, người làm marketing phải nhận thức được sự khác biệt giữa 3 mức độ của nhu cầu thị trường này để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu thị trường thực chất là gì? Mỗi mức độ của nhu cầu thị trường sẽ có ý nghĩa định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Các mức độ nhu cầu

Nhu cầu tự nhiên (need)

Trước hết, nhu cầu thị trường cần được hiểu ở mức độ nhu cầu tự nhiên, nó xuất hiện khi con người hoặc tổ chức nhận thấy một trạng thái thiếu hụt cần được đáp ứng bởi một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. 

Nhu cầu tự nhiên là bản chất vốn có của con người, tổ chức, nó tồn tại vĩnh viễn. Người kinh doanh không tạo ra được nhu cầu tự nhiên mà chỉ có thể phát hiện ra nó để tìm cách đáp ứng. 

Các doanh nghiệp cần phân loại nhu cầu tự nhiên theo những tiêu thức nhất định để thấy được họ đang kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tự nhiên nào. Nhu cầu tự nhiên có thể phân loại theo tầm quan trọng của nó đối với người tiêu dùng để thấy trình tự người tiêu dùng thỏa mãn các nhu cầu của họ như thế nào? 

Sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho những lớp nhu cầu tự nhiên khác nhau đòi hỏi phương thức marketing khác nhau. Như vậy, mỗi loại sản phẩm trên thị trường đều phải thỏa mãn một nhu cầu tự nhiên nào đó.

Mong muốn (want)

Mong muốn là cấp độ thứ hai, hình thành khi nhu cầu tự nhiên đã được gắn với kiến thức, văn hóa và cá tính của mỗi cá nhân con người tổ chức tiêu dùng. Nói cách khác, mong muốn mua và dùng một loại hàng hoá nào đó hình thành khi người tiêu dùng đã hưởng nhu cầu tự nhiên của họ vào một hàng hóa cụ thể. 

Như vậy, người kinh doanh phải tạo ra mong muốn của khách hàng về mặt hàng cụ thể của họ. Nghĩa là các sản phẩm và dịch vụ cụ thể trên thị trường là do các nhà kinh doanh sáng tạo ra chứ không phải có sẵn trên thị trường để thoả mãn nhu cầu tự nhiên của con người. 

Mặt khác, cùng một nhu cầu tự nhiên, nhưng nhóm người tiêu dùng khác nhau thường có những mong muốn khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm và hành vì người tiêu dùng mới có thể xác định được chính xác họ có thể sản xuất và bán những sản phẩm, dịch vụ gì cho khách hàng.

Nhu cầu có khả năng thanh toán (demand)

Nhu cầu có khả năng thanh toán hình thành khi những người có mong muốn về một loại sản phẩm lại có khả năng mua được nó. Vì vậy, để có được khách hàng thực sự, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng. 

Đây chính là khái niệm cầu trong kinh tế học. Cầu bị chi phối bởi các lực lượng kinh tế (economic forces) bao gồm: Thu nhập, chi phí và các nguồn lực của một xã hội ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp và chi phí sinh sống cuả các hộ gia đình. 

Đồng thời cầu cũng phụ thuộc vào nền tảng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế bao gồm hệ thống thông tin, hệ thống vận tải, hệ thống tài chính và mạng lưới phân phối. 

Muốn bán được sản phẩm, các doanh nghiệp làm marketing phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà họ có thể mua được, nghĩa là với giá cả phù hợp với sức mua và có sẵn tại nơi họ có thể mua.

Marketing không chỉ dừng lại với những ý tưởng kinh doanh nảy sinh từ phát hiện nhu cầu thị trường. Bởi vì, doanh nghiệp tất nhiên không thể thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu của tất cả mọi người tiêu dùng, họ phải tập trung nỗ lực vào những nhu cầu nhất định của một hoặc một số nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể. 

Đó chính là những khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu của doanh nghiệp - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể phục vụ một cách hiệu quả nhất. Các chiến lược và chương trình marketing của doanh nghiệp sẽ trực tiếp nhằm vào các thị trường mục tiêu cụ thể đã chọn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Hoa

Mục lục [Hiện]

  1. Khái niệm về nhu cầu thị trường
  2. Quy trình dự báo nhu cầu thị trường
    1. Bước 1: Xác định thị trường tiềm năng
    2. Bước 2: Phân chia tổng nhu cầu vào các thành phần chính của nó
    3. Bước 3: Phán đoán các yếu tố tác động đến nhu cầu thị trường
    4. Bước 4: Phân tích độ nhạy
  3. Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường
    1. Quan sát hành vi người tiêu dùng
    2. Thử nghiệm các sản phẩm mẫu
    3. Mở cuộc khảo sát
    4. Triển khai các nhóm trọng điểm

Khi kinh doanh bất kể lĩnh vực nàothì điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm đólà tìm hiểu và nắm rõ về nhu cầuthị trường đối với sản phẩm/dịch vụ. Qua đó đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp và chính xác.

Tuy nhiên việc xác định nhu cầu thị trường là không hề đơn giản, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải am hiểu về các cấp độ nhu cầu cũng như phương pháp nghiên cứu nhu cầu của thị trường hoàn hảo. Để giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công việc này, Bizfly sẽ chia sẻ kiến thứcliên quan đến khái niệm nhu cầu thị trường trong bài viết sau.

Khái niệm về nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường

Khái niệm về nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường (Market Demand) được hiểu là những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với một dịch vụ hay sản phẩm nào đó trên thị trường. Theo các chuyên gia phân tích, nhu cầu thị trường nằm ở 3 cấp độ: Cần (Need), Mong muốn (Want) và Nhu cầu (Demand), trong đó:

Quy trình dự báo nhu cầu thị trường

Dự báo về nhu cầu thị trường là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng đối với bất kể một doanh nghiệp nào nhằm mục đích xác định chiến lược kinh doanh, marketing của mình. Theo các chuyên gia nhận định, một quy trình dự báo nhu cầu thị trường sẽ trải qua 4 bước như sau.

Bước 1: Xác định thị trường tiềm năng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải xác định thị trường tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ của mình và một thị trường hoàn hảo phải đủ rộng để có thể bao quát được toàn bộ người tiêu dùng bên trong. Khi xác định thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các sản phẩm thay thế bởi nhu cầu về sản phẩm của khách hàng luôn thay đổi và thường bị tác động bởi giá cả hay tác động xã hội.

Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường

Xác định thị trường tiềm năng

Để xác định thị trường tiềm năng một cách dễ dàng, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp phân tích thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu. Mọi ngườicó thể tìm hiểu thêm kiến thức này trong bài viết mà Bizfly chia sẻ sau:Thị trường tiềm năng: Khái niệm, vai trò và tiêu chí xác định

Bước 2: Phân chia tổng nhu cầu vào các thành phần chính của nó

Bước tiếp theo trong quá trình dự báo nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp cần phải phân chia tổng nhu cầu của thị trường vào các thành phần chính của nó để nhằm mục đích xem xét, đánh giá và đưa ra các phán đoán về các phân khúc thay thế.

Bước 3: Phán đoán các yếu tố tác động đến nhu cầu thị trường

Sau khi đã có số liệu thống kê liên quan đến nhu cầu thị trường thì lúc này, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra nhận định, phán đoán của mình về nguyên nhân gây ra các sự thay đổi về nhu cầu trong quá khứ.

Bước 4: Phân tích độ nhạy

Trong một số trường hợp, việc giả định nhu cầu thị trường ảnh hưởng bởi các biến số về kinh tế vĩ mô và sự phát triển của thị trường đôi khi cho ra kết quả không chính xác và gây hiểu lầm. Vì vậy, việc phân tích độ nhạy sẽ mang đến cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn bằng cách thay đổi các giả định và định lượng về sự tác động của chúng đối với nhu cầu của thị trường.

Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường

Sau đây là những phương pháp giúp doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách hiệu quả được rất nhiều chuyên gia nhận định là phù hợp với nhiều lĩnh vực ngành nghề hiện nay.

Quan sát hành vi người tiêu dùng

Khách hàng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vì vậy đây là những người sẽ đưa ra những ý kiến khách quan và chính xác nhất về những khó khăn, nhược điểm mà họ gặp phải khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Việc quan sát hành vi mua sắm của người dùng giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu mà khách hàng quan tâm.

Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường

Quan sát hành vi người tiêu dùng

Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong việc quyết định mua sản phẩmvà mang tính ảnh hưởng đến các chiến lược marketing - bán hàng của doanh nghiệp. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, mọi người xem thêm tại đây:Hành vi người tiêu dùng là gì? Cách nghiên cứu hành vi khách hàng

Thử nghiệm các sản phẩm mẫu

Một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt nhu cầu của thị trường, phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty đó chính là sử dụng các sản phẩm mẫu trưng bày để cho khách hàng dùng thử. Sau khi theo dõi thái độ và cử chỉ của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được nên lựa chọn chiến lược giá và marketing sao cho phù hợp với nhu cầu mà thị trường đang quan tâm.

Mở cuộc khảo sát

Để hiểu rõ về nhu cầu của thị trường các doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc khảo sát để thăm dò ý kiến, phản hồi của khách hàng xem mức độ hài lòng của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là như thế nào. Các cuộc khảo sát có thể được triển khai thông qua các cuộc khảo sát bằng email, điện thoại hay điều tra trực tiếp…

Triển khai các nhóm trọng điểm

Bên cạnh việc khảo sát nhu cầu của khách hàng trên thị trường thì doanh nghiệp có thể triển khai các nhóm trọng điểm để thảo luận về chất lượng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ để giúp doanh nghiệp đưa ra các nghiên cứu và nhu cầu thị trường một cách chính xác.

Việc xác định nhu cầu thị trường chính là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt rõ ràng nhất những mong muốn, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ đó xây dựng được các chiến lược bán hàng tối ưu. Vớithông qua nội dung bài viết trên đây, quý bạn đọc đã phần nào hiểu rõ về khái niệm, quy trình triển khai cũng như các phương án nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.