Nguyên nhân tiêm an toàn

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành trên 106 điều dưỡng viên tại các khoa Nội và 318 mũi tiêm quan sát trong năm 2013 tại  Bệnh viện Quân y 103

Phương pháp: phân tích cắt ngang, đánh giá việc cung cấp kiến ​​thức tiêm an toàn và quan sát các hành vi an toàn thực hành tiêm

Kết quả:

– Các nhân viên y tế được đào tạo về tiêm an toàn với tỷ lệ cao (trên 90%). Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ của nhân viên với thủ tục tiêm chích an toàn không cao.

– Các hành vi nguy cơ như sử dụng bơm kim tiêm không tiệt trùng 5,97%, không có khay (11,97%), không có vệ sinh tay trước khi tiêm 16,04%; kỹ thuật tiêm không đúng, và đậy nắp kim sau khi tiêm (19,49%); Găng tay không sử dụng trong quá trình truyền tĩnh mạch với 11,96%. Các thông tin liên lạc giữa các nhân viên y tế và bệnh nhân không tốt, đặc biệt là trong việc hướng dẫn các tác dụng phụ sau khi tiêm

Từ khóa: tiêm an toàn, điều dưỡng

EVALUATE THE REAL SITUATION OF SAFE INJECTION

AT SOME INTERNAL DEPARTMENTS IN THE MILITARY HOSPITAL 103  IN 2014

Summary

Objects and method

– Nurses in clinical facilities: 106 peoples. Observed injections: 318 injections from January to December 2013 at Military Hospital 103

– Method: a cross-sectional analysis

– Assess the supply of a safe injection knowledge and observe the safe injection practices protocol

Results

– The health workers were trained on safe injection with a high prevalence (over 90%). However, the rate of employee compliance with safe injection procedures are not high.

– The risk behaviors such as using non-sterile needles 5.97%, no tray (11.97%), no hand hygiene before injection of 16.04%; improper injection techniques, and recap the needle after injection (19.49%); Unused gloves during intravenous infusion at 11.96%. The communication between medical staff and patients are not good, especially in guiding the side effects after injection

Keyword: Safe injection, nurse

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc vào cơ thể nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh. Trong điều trị, tiêm truyền có vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh tại các bệnh viện và đặc biệt là những nơi có nhiều người bệnh nặng. Trong lĩnh vực phòng bệnh, tiêm chủng đã tác động mạnh vào việc giảm tỷ lệ mắc và chết đối với các bệnh lây có thể dự phòng bằng vắc xin ở trẻ em.

Tuy nhiên, nếu tiêm không an toàn thì có thể gây ra những hậu quả rất khó lường. Đã có nhiều bằng chứng chứng minh rằng tiêm không an toàn là nguyên nhân dẫn đến việc lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm như viêm gan B, viêm gan C,  HIV/AIDS … cho bệnh nhân, cán bộ y tế và cộng đồng.

Tiêm an toàn là mũi tiêm có sử dụng phương tiện vô khuẩn, phù hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm và không gây chất thải nguy hại cho người khác. Hay nói cách khác tiêm an toàn nhằm “An toàn cho người bệnh, an toàn cho nhân viên y tế và an toàn cho cộng đồng”

Mục tiêu nghiên cứu:

– Mô tả thực trạng các mũi tiêm và thực trạng cung cấp kiến thức về Tiêm an toàn cho nhân viên y tế

– Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng tới mũi tiêm không an toàn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ các mũi tiêm an toàn

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. Đối tượng: –  Điều dưỡng các khoa lâm sàng (106 người)

–  Các mũi tiêm (quan sát): 318 mũi tiêm.

2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2013

2.3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích

– Đánh giá thực trạng cung cấp kiến thức bằng:  Bộ câu hỏi:

– Quan sát thực hành quy trình tiêm của các điều dưỡng: Bộ công cụ 17 tiêu chí mũi tiêm an toàn của Bộ Y tế.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.  Thực trạng mũi tiêm và cung cấp kiến thức về tiêm an toàn

3.1.1. Đặc điểm điều dưỡng tham gia vào trong nghiên cứu

Nguyên nhân tiêm an toàn

3.1.2 Đặc điểm mũi tiêm

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Trong 150  mũi tiêm bắp thịt, vị trí cơ Delta cao nhất chiếm 85 mũi (56,67%), cơ tam đầu (31), cơ đùi (25), cơ mông (9)

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Có 95,28% điều dưỡng được tập huấn về Tiêm an toàn tại Bệnh viện. Ngoài ra tại các khoa, điều dưỡng trưởng cũng hướng dẫn về kiến thức và thực hành Tiêm an toàn, và trong các Bộ môn – Khoa có tài liệu về Tiêm an toàn

3.2.Thực trạng mức độ an toàn của các mũi tiêm

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Còn 27 bơm, kim tiêm chưa đảm bảo vô khuẩn (8,5%) trong quá trình sử dụng do thao tác không an toàn.

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Còn 27 bơm, kim tiêm chưa đảm bảo vô khuẩn (8,5%) trong quá trình sử dụng do thao tác không an toàn.

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Còn 67 mũi tiêm được NVYT dùng cho BN không sử dụng xe, khay tiêm gây mất an toàn cho người bệnh.

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: 122 mũi tiêm, NVYT không rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc (38,36%), 51 mũi tiêm (16,04%), NVYT không vệ sinh tay trước khi tiêm

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Còn 38 mũi tiêm (11,96%) NVYT không mang găng khi tiêm tĩnh mạch cho người bệnh.

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Còn 161 mũi tiêm chưa đúng vị trí và góc độ khi tiêm, tỷ lệ này chiếm khá cao 26,73% và 23,9%

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Kim tiêm được tháo khỏi bơm tiêm và cho vào hộp an toàn, tuy nhiên vẫn còn 64 kim tiêm chưa được cô lập (20,13%)

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Vẫn còn 50 kim tiêm được NVYT tháo kim bằng tay không, rất dễ tổn thương do vật sắc nhọn.

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Có 62/318 kim tiêm đậy nắp sau tiêm, chiếm 19,49%

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Còn 62 mũi tiêm được NVYT đậy nắp kim, trong đó có 35 mũi tiêm được đậy bằng hai tay.

Nguyên nhân tiêm an toàn

Nhận xét: Có sự giao tiếp giữa NVYT với người bệnh, tuy nhiên việc hướng dẫn những tác dụng không mong muốn chưa thực hiện tốt (43,39%)

4. Kết luận

Nghiên cứu trên 106 điều dưỡng và 318 mũi tiêm tại Bệnh viện 103 chúng tôi có các kết luận sau:

– Các nhân viên y tế được tập huấn về tiêm an toàn có tỷ lệ cao (trên 90%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên tuân thủ đúng các quy trình tiêm an toàn còn chưa cao.

– Các hành vi nguy cơ như sử dụng kim tiêm không vô khuẩn 5,97%, không có khay khi tiêm truyền (11,97%), không vệ sinh tay trước khi tiêm 16,04%; tiêm chưa đúng kỹ thuật,còn đạy nắp kim sau khi tiêm (19,49%); chưa sử dụng găng trong tiêm truyền tĩnh mạch ở mức 11,96%. Việc giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh chưa tốt, nhất là hướng dẫn các tác dụng phụ sau tiêm truyền.

5. Kiến nghị : Tăng cường truyền thông, giáo dục về nguy cơ của tiêm đối với cán bộ y tế và người bệnh nhằm thay đổi hành vi hướng tới tiêm an toàn.

– Tổ chức đào tạo và đào tạo liên tục về tiêm an toàn và phương pháp phòng ngừa, xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn cho cán bộ, nhân viên y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện 103 (2013) – Tài liệu Hội nghị Khoa học chuyên đề Kiểm soát Nhiễm khuẩn Bệnh viện và chăm sóc người bệnh

2. Bệnh viện Bạch Mai – Bộ Y tế (2007) – ” Những kiến thức cơ bản về Kiểm soát Nhiễm khuẩn Bệnh viện

3. Bộ môn Truyền nhiễm Học viện Quân y (2015) – ”Bệnh học Truyền nhiễm” – Nhà xuất bản QĐND

4. Bộ Y tế (2010) – Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở y tế

5. Cục Quân y – Bộ Quốc phòng (2013) – ” Hướng dẫn thực hành Kiểm soát Nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh trong Quân đội ”

* Ghi chú – TAT: Tiêm an toàn             .– VSBT: Vệ sinh bàn tay.

– NVYT: Nhân viên y tế        .– KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tác giả:CN Phạm Ngọc Tâm

HD:  PGS. TS Hoàng Vũ Hùng

Bộ môn – khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103