Người phụ nữ ác nhất lịch sử Việt Nam

Bà là vợ của Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ham chơi, bù nhìn cho Pháp, nhưng bà là một Hoàng hậu có đủ phẩm cách, một phụ nữ hiền thục, nhân từ và đạo đức, đúng với cái tên của Bà - Nam Phương-hương thơm của phương Nam.

Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 14-12-1914, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình giàu có vào bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Mặc dù quê ở Tiền Giang nhưng Nguyễn Hữu Thị Lan mang quốc tịch Pháp với tên Pháp là Mariette Jeanne, sống và học tại Sài Gòn. Năm 12 tuổi, Thị Lan được gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng tại Paris. Tháng 9-1932, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, Nguyễn Hữu Thị Lan về nước.

Thời gian làm Hoàng hậu của bà Nam Phương chỉ kéo dài hơn 10 năm, kể từ năm 1934 đến năm 1945 khi Vua Bảo Đại buộc phải thoái vị do cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, trong tuyên bố thoái vị, Vua Bảo Đại nói: Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ. Đây cũng là dấu mốc chấm dứt tham vọng chính trị của Nam Phương và bà phải sống một cuộc đời xa xứ, cô đơn lạnh lẽo cho đến cuối đời.

Trong khí thế cách mạng của toàn dân quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, tại Huế, Hoàng hậu Nam Phương đã thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Bà là người đầu tiên đến nơi Mặt trận Việt Minh tổ chức “Tuần lễ vàng” tại Huế, tự nguyện tháo hết trang sức bằng vàng mang trên người hiến tặng cho cách mạng. Tại đây, Bà được gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, bà Nam Phương đã viết một thông điệp gửi cho bạn bè Á châu đề nghị họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lược của Pháp. Thông điệp đó được Nhà sử học Pháp Jean Renaud ghi lại trong một cuốn sách do Nhà Xuất bản Guy Boussac ấn hành tại Pháp năm 1949. Bà viết: “Kể từ tháng 3 năm 1945 nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp. Nhưng vì lòng tham của thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi. Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các Chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào chúng tôi”.

Với tư cách hoàng hậu, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Nam Phương là vị Đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.Hoàng hậu Nam Phương có với Bảo Đại 5 người con. Hai hoàng tử và ba công chúa.

Nam Phương Hoàng hậu

rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963.

Người phụ nữ ác nhất lịch sử Việt Nam
Chân dung Nam Phương Hoàng hậu.

Người phụ nữ ác nhất lịch sử Việt Nam
Nam Phương Hoàng hậu

Đứng đầu danh sách phải kể đến Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông và mẹ của nữ vương Lý Chiêu Hoàng, đồng thời là mẹ vợ vua Trần Thái Tông. Được gả cho Lý Huệ Tông khi ông chạy loạn từ kinh thành về Thái Bình nương náu ở nhà cha bà là Trần Lý, bà đóng vai trò quan trọng cùng người anh họ Trần Thủ Độ trong sự biến cung đình, đưa Trần Cảnh lên ngôi vua, mở đầu triều đại nhà Trần.

Từ khi nhà Trần nắm quyền bà thể hiện vai trò ngày càng rõ rệt. Trong sự kiện An Sinh Vương Trần Liễu nổi loạn khi bị Trần Thái Tông cưỡng đoạt người vợ đang mang thai là công chúa Thuận Thiên, bà Trần Thị Dung đã đứng ra thu xếp (cả Trần Liễu và vua Thái Tông đều là con rể của bà). Nhờ đó Trần Liễu bảo toàn được tính mạng và được cấp đất ở vùng Đông Triều, Quảng Ninh.

Sử gia Ngô Sỹ Liên, trong Đại Việt Sử ký toàn thư, tuy chê trách bà về việc lấy Lý Huệ Tông rồi lại lấy Trần Thủ Độ, nhưng cũng phải khen ngợi: “An Sinh Vương có hiềm khích với Thái Tông, nhưng Linh Từ đã ra sức hòa giải, nhờ đó mà anh em lại tình nghĩa như xưa”.

Năm 1257, khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua quan nhà Trần đã rút sau trận Bình Lệ Nguyên, Toàn thư (Bản kỷ, quyển 5), chép: “Khi người Nguyên men theo đường tắt để vào cướp nước ta, kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, lo giữ gìn các hoàng tử, cung phi và công chúa cùng vợ con tướng soái, không để ai bị lọt vào tay giặc. Bà lại còn khám xét thuyền các nhà có giấu binh khí, thu để đưa dùng vào việc quân. Công của bà giúp nội trị nhà Trần nhiều hơn là báo đáp nhà Lý. Thế mới biết trời sinh ra bà Linh Từ là để mở mang cơ nghiệp cho nhà Trần vậy”.

Là vợ của Thái sư Trần Thủ Độ, tuy quyền uy lớn như vậy, bà cũng không vì thế mà lạm quyền, tư lợi. Khi muốn xin cho một người cháu làm chức câu đương (quan thu thuế cấp thấp ở xã), bà vẫn phải nhờ riêng Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, vị Thái sư đã rất công chính khi gọi người cháu đến, tuyên bố: “Ngươi vì có Linh Từ quốc mẫu xin cho mới được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì thế phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người cháu kêu van xin thôi, mãi mới được tha. Từ đó không ai dám lợi dụng tình thân mà xin xỏ việc riêng nữa.

Đến thời Lê, Tuyên Từ Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông mới thật sự một người phụ nữ quyền thế bao trùm cả triều đình. Bà là Hoàng thái hậu đầu tiên và duy nhất của nhà Hậu Lê thực hiện buông rèm nhiếp chính. Con trai bà, thái tử Bang Cơ, được đưa lên làm vua (Lê Nhân Tông) khi mới 2 tuổi sau sự kiện Lệ Chi Viên (1442), vua Lê Thái Tông đột ngột qua đời.

Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh quê ở làng Bố Vệ, nay thuộc thành phố Thanh Hóa, được vua Lê Thái Tông đưa vào cung phong làm Thần phi. Bà may mắn có được vị trí quyền uy bậc nhất khi mẹ của Thái tử Lê Nghi Dân là Dương Thị Bí sinh kiêu căng, khiến nhà vua phế bỏ vị trí Thái tử, phế Dương phi xuống làm dân thường rồi chuyển ngôi Thái tử cho Bang Cơ.

Khoảng 11 năm nhiếp chính, bà thể hiện quyền lực ghê gớm, như giết hại các công thần gồm cha con Thái úy Trịnh Khả, cha con Tư khấu Trịnh Khắc Phục. Tuy nhiên, bà cũng làm được một số điều có lợi cho dân như đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, đem lại thuận lợi cho giao thông. Sử thần Phan Phu Tiên đánh giá, thời kỳ bà coi chính sự cũng như thời vua Nhân Tông đích thân nắm quyền sau đó, thiên hạ thái bình, an cư lạc nghiệp.

Dù vậy, thời đại êm ấm của bà và vua Nhân Tông cũng chỉ kéo dài 17 năm và kết thúc bi thảm năm 1459. Lê Nghi Dân dẫn quân lẻn vào cung cấm, giết chết cả vua và Hoàng Thái hậu.

Trong khi đó, nổi tiếng về sự nghiêm khắc dạy con là Nghi Thiên Thái Hoàng thái hậu triều Nguyễn (Thái hậu Từ Dụ). Bà là chính thất của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Tên thời con gái là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại huyện Tân Hòa, Gia Định (nay là thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang). Bà được ca ngợi về đức hạnh và tính tiết kiệm cũng như uy quyền trong gia đình mà vua Tự Đức luôn phải kính nể và nhất mực nghe lời.

Truyện về nhà Nguyễn kể rằng, có lần Tự Đức mải mê đi săn trong rừng Thuận Trực, gặp nước lụt chưa thể về cung trong khi 2 ngày nữa là giỗ vua cha Thiệu Trị, Thái hậu sốt ruột phải cử đại thần Nguyễn Tri Phương đưa thuyền đi đón.

Về đến Hoàng cung, vua Tự Đức vội vàng lên kiệu trần đến cung Diên Thọ dù trời đang mưa, nằm phục dưới thềm, đặt chiếc roi lên mâm son chờ Hoàng thái hậu Từ Dụ đòn phạt. Tuy sau đó Thái hậu nguôi giận, không phạt roi vua, nhưng chuyện này đã được dựng thành tích cải lương “Tự Đức dâng roi”, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của người con ngay cả khi giữ vị trí cai trị quân dân cả nước.

Bà từng răn dạy vua Tự Đức: “Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính”. Nghe lời dạy bảo của bà, Tự Đức không chỉ là vị vua chí hiếu, mà luôn thể hiện tinh thần yêu nước và rất siêng năng việc triều chính.


Nguyễn Thị Anh (1422 – 1459) là phi tần của vua Lê Thái Tông, mẹ đẻ của hoàng đế Lê Nhân Tông. Bà là vị hoàng thái hậu tại vị đầu tiên và duy nhất của triều đại nhà Hậu Lê được nhiếp chính, giải quyết việc đất nước thay hoàng đế.

Bạn đang xem: Những người phụ nữ độc ác nhất việt nam

Ra tay sát hại chồng rồi tạo lên thảm án tru di tam tộc

Theo Đại Việt thông sử, Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh hội tụ đủ mọi tố chất cần có của bậc mẫu nghi thiên hạ. Bà xinh đẹp, thông minh và vô cùng sáng suốt nên được vua Lê Thái Tông sủng ái. Nhưng dân gian đồn rằng: Bà là hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử Việt. Bà nham hiểm, vì quyền lực mà không từ bất cứ thủ đoạn nào.

Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh nhập cung khi vua Lê Thái Tông đã lập con trai Lê Nghi Dân làm thái tử, vì thế quyền lực rất yếu. Sau đó vua truất ngôi vị thái tử rồi tống giam mẹ của Lê Nghi Dân vào lãnh cung. Đúng lúc, bà Nguyễn Thị Anh hạ sinh hoàng tử Lê Băng Cơ nên được vua sủng ái hơn gấp bội. Năm 1441, vua Lê Thái Tông lập Bang Cơ làm thái tử.

Về chuyện Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh mang thai, người đời dị nghị bà đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải con ruột của vua Lê Thái Tông. Có tin đồn trước khi vào cung, bà dan díu với một người thuộc chi dưới của ông nội vua Lê Thái Tông. Đặc biệt, từ khi bà gặp vua đến lúc hạ sinh hoàng tử chỉ vọn vẹn 6 tháng.

Người phụ nữ ác nhất lịch sử Việt Nam


Cùng thời điểm, một phi tần của vua đang mang long thai. Sợ chuyện bại lộ, ngôi vị sẽ thuộc về con của phi tần kia nên bà Nguyễn Thị Anh bày mưu trừ hậu họa. Bà cấu kết với hoạn quan tâm phúc bên cạnh mình là Đinh Thắng làm giả một hình nhân rồi lấy bảy mũi kim đâm vào lưng và ngực, dưới chân ghi chữ Bang Cơ và cố tình để cho một cung nhân bắt được tâu lên vua.

Là chủ mưu nhưng đóng vai trò người bị hại, bà khiến tất cả sự chú ý tại thời điểm đó đổ dồn về phi tần kia mà không có chút sơ hở. Vua vô cùng băn khoăn trước việc này và hạ chỉ khép vào tội phát lưu, đày đi xa.

Phát hiện điều bất thường, quan hành khiển Nguyễn Trãi lập tức can gián. Ông cho rằng một vài chứng cứ không xác đáng chưa đủ để có thể kết tội, đồng thời xin phép vua để mình đích thân điều tra sự việc này.

Được sự đồng ý của vua, ngay trong đêm, vợ lẽ của Nguyễn Trãi đưa phi tần kia ra ẩn náu ở chùa. Nhiều nhà sử học nghi vấn rằng, hành động sau đó của bà Nguyễn Thị Anh còn độc ác hơn.

Sau khi phi tần kia sinh hạ Hoàng tử Tư Thành, lời đồn đại về dòng máu của thái tử Bang Cơ ngày một nhiều. Nhân thời điểm con trai còn đang ở ngôi thái tử, bà chủ động ra tay “xử” Nguyễn Trãi.

Xem thêm: Cười Ngất Với Loạt Ảnh Chế " Cả Cuộc Sống Bỗng Chốc Thu Bé Lại "

Nhân dịp vua về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt Tư Thành nên bà sai người sát hại chồng rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi. Thảm án này đã khiến gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc và tạo nên nỗi oan ngàn đời.

Trong tác phẩm Văn chương Nguyễn Trãi, tác giả Bùi Văn Nguyên viết: “Cuối cùng bọn gian thần phía bà phi Nguyễn Thị Anh âm mưu giết hại vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ để giành ngôi cho Bang Cơ khỏi rơi vào tay Tư Thành, người được Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ ủng hộ”.

Thẳng tay sát hại công thần

Năm 1442, Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi khi chỉ mới 2 tuổi, đổi niên hiệu là Thái Hòa, tức là vua Lê Nhân Tông. Bà Nguyễn Thị Anh được dâng tôn hiệu Hoàng thái hậu.

Chân dung vua Lê Nhân Tông.

Do vua tuổi đời còn nhỏ nên mọi chuyện chính sự đều do hoàng thái hậu nắm giữ. Bà đã chỉ huy công thần là Trịnh Khả và Trình Khắc Phục dẹp tan giặc ngoại xâm quấy nhiễu bờ cõi nước ta. Dù vậy 2 công thần này cũng không tránh được họa sát thân khi bị hoàng thái hậu ban chết vào năm 1451.

Năm 1453 vua Lê Nhân Tông lên 13 tuổi, bà Nguyễn Thị Anh rút vào hậu cung, giao lại triều chính cho con. Nhưng lời đồn Bang Cơ không phải là con ruột của vua Lê Thái Tông năm xưa vẫn còn văng vẳng khiến cho Lê Nghi Dân có ý làm loạn, đoạt lại ngai vàng.

Trong chiếu lên ngôi, Lê Nghi Dân nêu rất rõ lý do dẫn đến chính biến và những việc liên quan tới hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh làm khi bà còn sống, trong đó có cả việc giết đại thần diệt khẩu trong thời gian nhiếp chính.

Xem thêm: Thời Tiết Poke Đại Chiến : Hướng Dẫn Cách Bắt Pet, Thời Tiết Hằng Ngày Poke Đại Chiến

Sau khi lên ngôi được 8 tháng, Lê Nghi Dân bị giết. Hoàng tử Lê Tư Thành lên ngôi (vua Lê Thánh Tôn)g. Vua chính thức làm tang lễ cho Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh, truy tôn là Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc Hoàng thái hậu.