Nghị quyết 19 2023

Sáng ngày 8/9, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết 19) và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quyết định 150).

Tại điểm cầu Bắc Giang, đồng chí Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh và các chi cục, phòng, đơn vị thuộc Sở.

Đại diện Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo thành tựu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tam nông”; quán triệt những nội dung chính của Nghị quyết 19 và Quyết định 150, với định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời. Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế.

Nghị quyết 19 và Quyết định 150 xác định mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân khoảng 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5-6%/năm; hơn 90% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 tăng gấp 2,5-3 lần so với năm 2020.

Nghị quyết 19 2023

Tại điểm cầu Bắc Giang

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ, địa phương đã trao đổi việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 và Quyết định 150 tại địa phương; đồng thời đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tham mưu Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19; sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; có chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng gỗ lớn, phát triển kinh tế dưới tán rừng, công tác khoán, bảo vệ rừng….

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương sớm tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Bộ trưởng nhấn mạnh quá trình thực hiện Nghị quyết cần đặc biệt quan tâm đến giải pháp nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn, đây là nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu, có tính quyết định đến sự thành công trong thực hiện Nghị quyết. Nâng cao trình độ, nhận thức cho người dân đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, tận dụng cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, để nông dân thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Quá trình thực hiện Nghị quyết 19 cần đổi mới cách tiếp cận đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng đa giá trị, đa sản phẩm; chuyển từ theo đuổi giá trị gia tăng sang vừa tạo ra giá trị gia tăng, vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường; chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

Bộ trưởng giao Vụ Kế hoạch sớm phối hợp với các địa phương hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19 và xây dựng Bộ chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược làm cơ sở để các địa phương tổ chức thực hiện./.

Ngọc Thọ

Văn phòng Sở NN&PTNT

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2022/NQ-HĐND

Tiền Giang, ngày 05 tháng 10 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC 2022 - 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

Xét Tờ trình số 196/TTr-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm học 2022 - 2023; Báo cáo thẩm tra số 43/BC-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm học 2022 - 2023.

2. Đối tượng áp dụng

a) Trẻ em học mầm non đang học tại cơ sở giáo dục mầm non, học sinh đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, học viên đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông;

b) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập; cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông;

c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mức thu học phí

1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên

a) Mức thu học phí dạy học theo hình thức trực tiếp

Đơn vị: đồng/học sinh/tháng

Cấp học

Mức thu học phí

Trường trên địa bàn phường, thị trấn

Trường trên địa bàn xã

- Mầm non (gồm nhà trẻ và mẫu giáo)

300.000

100.000

- Trung học cơ sở

300.000

100.000

- Trung học phổ thông

300.000

200.000

b) Mức thu học phí theo hình thức dạy học trực tuyến (online)

Mức thu học phí theo hình thức dạy học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và được làm tròn đến đơn vị ngàn đồng.

Đơn vị: đồng/học sinh/tháng

Cấp học

Mức thu học phí

Trường trên địa bàn phường, thị trấn

Trường trên địa bàn xã

- Trung học cơ sở

225.000

75.000

- Trung học ph thông

225.000

150.000

2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: tối đa bằng 2 lần mức thu học phí quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông: mức thu học phí bằng với mức thu học phí của các trường phổ thông công lập cùng cấp học và cùng mức tự chủ tài chính trên cùng địa bàn.

4. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng:

a) Học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá 09 tháng/năm;

b) Đối với các tháng có thời gian học thực tế (bao gồm cả thời gian dạy học trực tuyến, bố trí học bù tại trường) không đủ tháng, việc xác định thời gian thu học phí được tính như sau:

Trường hợp thời gian dạy học thực tế trong tháng dưới 14 ngày thì không thu học phí. Trường hợp thời gian dạy học thực tế trong tháng từ đủ 14 ngày trở lên thì thực hiện thu học phí đủ tháng.

Điều 3. Đối tượng và cơ chế miễn, giảm học phí; tổ chức thu, quản lý và sử dụng học phí

Đối tượng và cơ chế miễn, giảm học phí; tổ chức thu, quản lý và sử dụng học phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP .

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khoá X, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 05 tháng 10 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2022./.


Nơi nhận:
- UB. Thường vụ Quốc hội;
- VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
- Các Ủy ban của Quốc Hội;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, GDĐT, LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Công tác đại biểu (VPQH);
- Cục Hành chính - Quản trị II (VPCP);
- Kiểm toán Nhà nước khu vực IX;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- UBND, UB.MTTQ tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- ĐB. Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang;
- ĐB. HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND cấp huyện, thành, thị;
- TT. HĐND các xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH

Võ Văn Bình