Ngày 8 5 là ngày gì của chữ thập đỏ năm 2024

Nhân kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế năm nay, Phong tràoChữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế sẽ phát động chiến dịch toàn cầu kỷ niệm 50 năm ra đời 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào vào năm 1965 tại Viên (Áo). Đây là dịp để chúng ta ôn lại ý nghĩa thiêng liêng của 7 nguyên tắc được áp dụng trong các hoạt động Chữ thập đỏ nhằm trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng. Bảy nguyên tắc đó là: Nhân đạo, vô tư, trung lập, độc lập, tự nguyện, thống nhất, toàn cầu.

Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ cũng như mọi tầng lớp xã hội về 7 nguyên tắc của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế; đồng thời thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc trong hoạt động Chữ thập đỏ vì một thế giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, cải thiện cuộc sống của những người dễ bị tổn thương. Chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh,… diễn biến ngày càng phức tạp trên toàn cầu đặt ra những thách thức lớn đối với nhu cầu trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy, nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế vẫn không thay đổi, là định hướng hành động của Phong trào, dẫn dắt những người làm công tác nhân đạo trên toàn cầu hoạt động để phục vụ cộng đồng, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng, màu da. Ngày 8/5 là ngày sinh của Henry Dunant – người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ. Để ghi nhớ công lao của ông, thế giới đã lấy ngày này làm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế chính thức được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ, tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò, tổ chức các hoạt động nhân đạo trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng thông qua mạng lưới cán bộ, tình nguyện viên đông đảo khắp toàn cầu. Ngày 24/6/1859 ở Solferino – một thành phố miền bắc nước Ý, cuộc giao chiến khốc liệt giữa lực lượng quân đội liên minh Pháp – Ý chống lại quân chiếm đóng Áo đã để lại trên chiến trường 40.000 người thương vong. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương. Vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên,một thương gia Thụy Sĩ tên là Henry Dunant đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào. Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi "Ký ức về Solferino". Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1862. Trong cuốn sách, ông đưa ra 2 ý tưởng: Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách co tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh; Vận động một thỏa thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ. Năm 1863, ý tưởng của Henry Dunant đã trở thành hiện thực với sự ra đời của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) (tiền thân là Ủy ban Quốc tế Cứu trợ những người người bị thương gồm 5 thành viên: Henry Dunant, Luật Gustave Moynier, Tướng Guillaume Henri Dufour, Tiến sĩ Louis Appia, Tiến sĩ Theodore Maunoir, đều là công dân Thụy Sĩ) và việc thành lập các Hội quốc gia đầu tiên. Cũng năm đó, dấu hiệu phân biệt – chữ thập đỏ trên nền trắng – để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ binh sĩ bị thương trên chiến trườngđã được thông qua. Một năm sau, năm 1864, Công ước đầu tiên được các quốc gia thành viên thông qua có tên gọi “Công ước Geneva”. Tiếp đó, năm 1919, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế thành lập. Ðến nay, đã có 189 Hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới là thành viên của Phong trào, thực thi các hoạt động nhân đạo khắp các châu lục, thực sự trở thành xu thế phát triển tiến bộ trên toàn cầu. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập đánh dấu mốc quan trọng sự ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, phong trào nhân đạo lớn nhất trên toàn cầu.

Các cấp Hội CTĐ trong tỉnh triển khai hiệu quả công tác Hội và các hoạt động nhân đạo, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, ứng phó với thiên tai… góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Hội CTĐ các cấp đẩy mạnh các phong trào do Hội phát động, như: "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam", phong trào “Hiến máu tình nguyện”; "Cao Bằng chung sức xây dựng nông thôn mới" ; cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo"; “Chung sức vì nhân đạo”; Dự án " Hỗ trợ vốn sinh kế cho hộ nghèo”; dự án “Ngân hàng bò”, mô hình “Nồi cháo dinh dưỡng vì bệnh nhân nghèo”… góp phần thiết thực vào các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện trên địa bàn tỉnh.