Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là gì năm 2024

Bạn có thể cảm thấy chuyện đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân đôi khi thật vớ vẩn và mất thời gian vì “người tính không bằng trời tính”. Tuy nhiên, nếu không có một kế hoạch chuẩn bị thì tất cả dự định tương lai của bạn có thể trở thành đống hỗn độn, vậy nên: đừng chủ quan!

Lập kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình lên kế hoạch cho sự nghiệp. Để có một công việc thành công và khiến bạn hài lòng, bạn cần vạch ra kế hoạch và những chiến lược để đạt được nó. Một “bản đồ” chỉ đường cho bạn từ bước chọn nghề đến bước trở thành một người học nghề thành công được gọi là kế hoạch hành động nghề nghiệp.

Kế hoạch này cần có cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần hết sức chi tiết, rõ ràng từng bước một để đảm bảo tính khả thi.

Sự khác biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Mục tiêu được chia chủ yếu thành 2 loại: các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn trong vòng 6 tháng đến 3 năm trong khi phải tốn đến ít nhất 3-5 năm để theo đuổi 1 mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ mang tính tương đối, có lúc bạn sẽ hoàn thành được 1 mục tiêu ngắn hạn trong vòng dưới 3 tháng và đôi lúc có những mục tiêu dài hạn khiến bạn phải nỗ lực theo đuổi trong vòng hơn 5 năm.

Trước khi bắt tay vào hành động để hoàn thành mục tiêu, bạn cần dành thời gian để liệt kê tất cả ý định trong đầu bạn xuống. Ví dụ, bạn muốn trở thành 1 bác sĩ, nhưng bác sĩ là một đích đến cho cả chặng đường dài và đó có thể sẽ là đích đến cuối cùng của bạn. Trước khi bạn chạm được đích đến đó, bạn cần thực hiện một số việc khác nữa như học hết 6 năm Đại học Y và học thêm 3 năm Bác sĩ chuyên khoa nội trú.

Nói một cách khái quát hơn, để chạm tay đến thành quả cuối cùng, bạn sẽ cần hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu ấy được xác định bằng cách bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn như: thi đỗ đầu vào Đại học, xin học bổng thành công. Chi tiết hơn nữa có thể là những mục tiêu theo tuần/tháng như đạt điểm cao trong bài kiểm tra hoặc đạt điểm trung bình các môn trên 8.0 suốt năm học này.

7 mẹo tăng khả năng đạt mục tiêu của bản thân

Đức tính chăm chỉ sẽ luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn đi đến thành công, nhưng nêú bạn không biết rõ đích đến là gì thì sự chăm chỉ cũng chưa chắc đã có thể giúp ích cho bạn. Vì thế hãy cũng lập ra danh sách các mục tiêu ngắn hạn – dài hạn, những mục tiêu đó cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:

  1. Đích đến rõ ràng:

Ai cũng nói “Tôi muốn trở nên thành công” – nhưng thành công có vẻ là thứ rất mơ hồ và ai cũng muốn có. Vậy bạn định nghĩa thành công là như thế nào? Thành công của người này có thể là trở thành CEO của một tập đoàn lớn, thành công của người khác lại đơn giản chỉ là được trở về nhà cùng gia đình quây quần lúc 6h tối. Vì thế hãy thử nghĩ xem thành công với bạn cụ thể là gì.

  1. Thời gian hợp lí: mục tiêu nào cũng cần thời gian để chuẩn bị và tiến hành, vì thế hãy suy nghĩ rằng với mục tiêu đó thì bạn cần đạt được lúc nào và mất bao nhiêu lâu cố gắng để đạt được chúng. Bên cạnh đó, mục tiêu của bạn cũng nên được xây dựng dựa trên quĩ thời gian mà bạn có, không nên thiết kế mục tiêu quá khó hoặc quá dễ trong quĩ thời gian cho phép của bạn.
  1. Đừng tiêu cực: Mục tiêu nên là điều bạn muốn có thay vì chỉ là sự chaỵ trốn khỏi thực tại khó khăn. Vì vậy hãy xác định mục tiêu bằng cách nói với bản thân những điều tích cực, ví dụ “Tôi muốn cải thiện kĩ năng và phát triển bản thân trong 4 năm tới nên tôi đã xin nhảy sang một công việc tốt hơn” thay vì “Tôi không muốn bị mắc kẹt trong công việc chán ngắt này thêm 4 năm nữa nên tôi nhảy việc”.
  1. Hãy thực tế: Mục tiêu dài hạn của bạn cần được thiết lập dựa trên sự phù hợp với những năng lực và kĩ năng mà bạn đang có, đừng đưa ra những mục tiêu mơ hồ và quá xa tầm với như “Tôi muốn có giải Grammy” trong khi bạn chẳng thể hát hay chơi bất kì nhạc cụ nào.
  1. Hãy linh hoạt: Đừng vội vã bỏ cuộc khi gặp bất kì trở ngại nào trên hành trình chinh phục mục tiêu. Thay vào đó đôi khi hãy thay đổi mục tiêu cuả bạn sao cho phù hợp. Ví dụ như bạn không có đủ tài chính để chi trả cho suốt 4 năm Đại học nên bạn cần duy trì công việc hiện tại để mưu sinh, vậy bạn có thể đăng kí học tại chức vì thời gian linh hoạt hơn vẫn cho phép bạn vừa học vừa làm. Đôi khi sự linh hoạt cũng thể hiện ở chỗ bạn chấp nhận thay đổi mục tiêu của mình khi nó không còn phù hợp nữa và dành sức lực để theo đuổi những thứ khác có ý nghĩa hơn.
  1. Kĩ thuật bẻ nhỏ: hãy bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn của bạn thành những bước đi ngắn. Những bước đi ngắn sẽ dễ bắt đầu hơn và cũng dễ nhìn thấy thành quả hơn khiến bạn có nhiều động lực để tiếp tục.
  1. Ghép đôi mục tiêu – hành động: Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà văn, hãy đăng kí một khoá học viết ngay tuần này để khởi động.

Giáo sư, tiến sĩ Davis J.Schwartz, tác giả của tác phẩm Sự kỳ diệu của tư duy lớn từng nói: “Cuộc đời bạn sẽ là cuộc đời của kẻ hành khất, nếu trong tay bạn chẳng có một kế hoạch gì”. Thật vậy, bất kể khi làm một việc gì, nếu không có kế hoạch cụ thể bạn sẽ rất dễ mất phương hướng, không biết mình cần gì và nên làm gì. Dưới đây sẽ là 7 mẹo giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả cho cuộc đời mình.

1. Hiểu rõ kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

Cốt lõi của sự thành công nằm ở tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, nếu chỉ chú trọng 1 trong 2 thì sẽ rất khó để kiên định với mục tiêu mà bạn theo đuổi. Do vậy, kế hoạch của bạn cần phân chia thành hai mục là ngắn hạn và dài hạn.

Kế hoạch ngắn hạn bao gồm những công việc nhỏ được lập ra từ vài tháng - 1 năm nhằm đáp ứng mục tiêu lớn hơn ở kế hoạch dài hạn. Thêm nữa, những công việc này cũng có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế.

Kế hoạch dài hạn là bức tranh tổng thể cho các dự định của bạn trong vòng 3 - 5 năm tới hoặc xa hơn. Kế hoạch này thường được xác lập từ ban đầu và ít khi bị thay đổi cho đến khi đạt được mục đích.

Một ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé:

Bạn đã ra trường đi làm và mong muốn trở thành leader/manager trong 5 năm tới. Vậy kế hoạch của bạn như sau:

Kế hoạch dài hạn: Trở thành leader/manager trong vòng 5 năm tới.

Kế hoạch ngắn hạn:

  • Làm thành thạo chuyên môn chính của bạn.
  • Học thêm các khóa học liên quan để nâng cao kiến thức.
  • Mở rộng sang nhiều ngách khác khó hơn như lên chiến lược, lập kế hoạch, đào tạo người mới…

Có thể thấy rằng, kế hoạch dài hạn có thể hiện thực hóa được hay không còn phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành của kế hoạch ngắn hạn. Nắm rõ điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch tốt hơn đấy.

Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là gì năm 2024

2. Viết ra mục tiêu một cách rõ ràng, thực tế và S.M.A.R.T

Có 1 sai lầm mà nhiều người khi lập kế hoạch thường mắc phải đó là lập mục tiêu thiếu sự rõ ràng và không khả thi. Đôi khi bạn chìm đắm vào những ý tưởng, dự định rất hay nhưng lại quên mất đi tính thực tế, kết quả là kế hoạch thất bại.

Vậy phải làm sao để biết được mục tiêu của mình có thể thực thi hay không? Bạn hãy kiểm tra với mô hình S.M.A.R.T sau:

S (specific - cụ thể, hợp lý): Mục tiêu của bạn cần có sự rõ ràng và hợp lý. Bạn cần hiểu chính xác điều mình muốn là gì, tại sao phải thực hiện, mục tiêu này quan trọng với bạn như thế nào, các bước thực hiện ra sao.

M (measurable - đo lường được): Việc đo lường độ hiệu quả của mục tiêu giúp bạn hình dung được việc mình cần làm, theo dõi tiến trình thực hiện và có động lực để tiếp tục.

A (achievable - tính thực tế): Bạn cần xem xét mục tiêu so với các điều kiện của bản thân như kỹ năng, tình hình tài chính, nguồn lực,...để biết nên thực hiện ngay bây giờ hay cần chuẩn bị thêm một thời gian nữa.

R (relevant - tính liên quan): Những công việc bạn dự định sắp làm cần có sự liên quan chặt chẽ với mục tiêu đặt ra. Không nên sa đà vào những đầu việc không giúp ích được nhiều hoặc chệch hướng với kế hoạch ban đầu.

T (time bound - thời hạn đạt mục tiêu): Đặt ra cho mình một giới hạn thời gian thực hiện giúp bạn có tính kỷ luật cao hơn và cố gắng hoàn thành mục tiêu đúng hạn.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Cách xác định và lập kế hoạch hoàn thành mục tiêu cá nhân

3. Linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch

Việc theo đúng kế hoạch đã đề ra là điều tốt, tuy nhiên bạn cũng không quá cứng nhắc trong việc thực hiện chúng. Đâu phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như mình muốn, phải không? Do vậy, tùy vào tình hình ở mỗi thời điểm, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu cuối cùng không bị ảnh hưởng.

4. Chia mục tiêu kế hoạch ngắn hạn và dài hạn thành nhiều phần

Thay vì đặt mục tiêu quá “to lớn” dễ khiến bạn chán nản, việc chia nhỏ mục tiêu và từ từ “chinh phục” chúng sẽ tốt hơn rất nhiều. Sau khi đã chia nhỏ mục tiêu, bạn nên phân nhỏ chúng vào mỗi danh sách những việc cần làm cụ thể để các đầu việc trở nên chi tiết và dễ thực hiện hơn.

Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là gì năm 2024

5. Luôn xem lại kế hoạch mỗi ngày

Để đảm bảo kế hoạch đang đi đúng hướng, bạn cần kiểm tra các công việc mỗi ngày để xem tiến độ thực hiện nhanh hay chậm, có đang gặp vấn đề hay cần điều chỉnh không. Thường xuyên xem lại kế hoạch và chỉnh sửa kịp thời với tình hình hiện tại giúp mục tiêu của bạn luôn nằm trong tầm kiểm soát và sớm hoàn thành.

6. Hãy kiên trì và “quả ngọt" sẽ đến với bạn

Việc lập kế hoạch cho bản thân tưởng chừng đơn giản nhưng để hiệu quả cũng cần rất nhiều thời gian và tâm sức. Trải qua chừng ấy khó khăn rồi cuối cùng bạn sẽ gặt hái được trái ngọt, cũng chính là mục tiêu ấp ủ bấy lâu nay của mình. Vì thế, hãy kiên trì làm đến cùng và đừng bỏ cuộc giữa chừng, bạn nhé!

7. Luôn có kế hoạch dự phòng

Một điều quan trọng không thể bỏ qua khi lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đó là dự phòng tài chính. Khi sức khỏe tài chính ổn định, bạn có thể yên tâm trước các biến động cuộc sống và tự tin thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình.

Một trong những giải pháp bảo vệ 4.0 hàng đầu cho việc này là tham gia bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp giữa bảo vệ tài chính, tiết kiệm và đầu tư để tạo nền mỏng tài chính vững chắc, bảo vệ bạn và người thân một cách toàn diện.

Theo đó, bảo hiểm nhân thọ vừa có khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro (bệnh tật, tai nạn), tiết kiệm khoản tiền dự phòng cho tương lai và đầu tư tăng sinh lợi nhuận, gia tăng tài sản cho bạn. Đây chính là lý do mà ngày càng nhiều người có xu hướng lựa chọn bảo hiểm nhân thọ để tối ưu tài chính, làm chủ cuộc sống, chuẩn bị cho một tương lai vững vàng và rộng mở.

Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là gì năm 2024

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho những mục tiêu trong cuộc sống. Với 7 mẹo đơn giản đã đề cập, bạn hãy thử lên kế hoạch cho bản thân mình nhé!

Mục tiêu ngắn hạn là bao lâu?

Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 1 năm hoặc ít hơn. Mục tiêu ngắn hạn thường là những bước đi cụ thể, cần thiết để đạt được mục tiêu dài hạn.

Tại sao phải có mục tiêu ngắn hạn?

Mục tiêu ngắn hạn là những cột mốc cụ thể; giúp doanh nghiệp xác định hướng đi và tập trung nỗ lực trong khoảng thời gian ngắn (thường là từ 1-3 năm). Mục tiêu ngắn hạn giúp doanh nghiệp định hình chiến lược, tạo động lực cho nhân viên, đồng thời giúp đo lường hiệu suất dễ dàng.

Mục tiêu tài chính dài hạn là gì?

Mục tiêu dài hạn (trên 10 năm): là những mục tiêu mà chúng ta muốn thực hiện trong tương lai xa và cần hành động kiên trì, bền bỉ. Ví dụ như đầu tư tích sản để chuẩn bị cho hưu trí an nhàn, hay xây dựng danh mục tài sản tạo ra thu nhập thụ động chinh phục tự do tài chính.

Mục tiêu công việc trung hạn là bao lâu?

Mục tiêu ngắn hạn nên được xếp từ danh sách những việc cần làm trong ngày, sau đó là mục tiêu của bản thân nhất định hoàn thành mỗi tuần/tháng. Tăng dần lên những mục tiêu một năm, mục tiêu trung hạn từ 2 - 3 năm và mục tiêu dài hạn từ 3 - 5 năm.