Mức kháng cự và hỗ trợ là gì

Trong phân tích kĩ thuật biểu đồ giá hàng hóa các đường nối những đỉnh và đáy giá quan trọng gọi là đường hỗ trợ và kháng cự. Trader sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường hàng hóa phái sinh

Xem thêm: Khóa học phân tích kỹ thuật

  • Mức hỗ trợ:
  • Mức kháng cự:
    • Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
      • Mức hỗ trợ
      • Mức kháng cự
    • Giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự
      • Cơ sở của chiến lược này là nguyên tắc:

Mức hỗ trợ:

Là mức mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Mức này có thể coi là phù hợp để mở vị trí mua. Phần lớn các trader ưa thích vai trò là người mua, khi giá tiệm cận mức hỗ trợ.

Mức kháng cự:

Là mức mà áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Các trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận mức kháng cự.

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Các mức hỗ trợ và kháng cự là một phần không thể thiếu của phân tích kĩ thuật và được dùng để xác định xu hướng và ra các quyết định giao dịch. Chúng giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá. Mỗi trader sử dụng phân tích kĩ thuật đều được khuyến cáo ứng dụng các mức này.

Mức hỗ trợ

Là đường nối các điểm đáy giá nên tùy vào đường trend chính [chuyển động giá chiếm ưu thế] mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giá ổn định đường hỗ trợ nằm ngang.

Mức kháng cự

Là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng trend chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.

Để xác định xu hướng tăng của giá, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm trên mức trước, điều này cũng như đối với các mức kháng cự.

Trong trường hợp ngược lại:

Ví dụ khi mức hỗ trợ rơi xuống đáy giá trước, điều này cho thấy hoặc xu hướng tăng kết thúc, hoặc trend giá chuyển sang biến động ngang.

Tương ứng, để xác định xu hướng giá xuống, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm dưới mức trước đó. Khi mức hỗ trợ được nâng cao hơn mức trước đó, chúng ta có thể dự đoán khả năng thay đổi trend hiện tại.

Khi trend tăng giá chuyển thành trend giảm giá, mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ. Và ngược lại, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự khi trend giảm chuyển thành trend tăng giá.

Sự chuyển đổi mức hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kĩ thuật gọi là “rally”, “correction” hay “đảo chiều trend”.

Xu hướng được giữ cho tới khi giá tài sản ở giữa các mức kháng cự và hỗ trợ.

Giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự

Cơ sở của chiến lược này là nguyên tắc:

Giá càng gần mức hỗ trợ thì càng có lợi cho việc mở giao dịch đối với người mua. Tuy nhiên, mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng giữ giá. Nếu có đột phá qua mức hỗ trợ, có thể khuyến cáo trader mở giao dịch bán.

Đối với các nhà phân tích và người tham gia thị trường, sự biến đổi một mức thành mức khác có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn chiến lược giao dịch đối với một loại tài sản.

Đăng ký thành viên hoặc liên hệ ngay đến chúng tôi CTCP giao dịch Hàng Hóa Gia Cát Lợi nếu bạn có thêm thắc mắc về kiến thức phân tích cơ bản Hàng Hóa Phái sinh.

Hỗ trợ, kháng cự là gì?

Vùng hỗ trợ

Hỗ trợ là vùng giá mà ở đó xu hướng giá giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng hoặc di chuyển  chậm lại. Các nhà đầu tư thường có xu hướng mua cổ phiếu khi xác định giá đang ở vùng hỗ trợ.

Hình minh họa vùng hỗ trợ

Vùng kháng cự

Kháng cự là vùng giá mà ở đó xu hướng giá tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm hoặc di chuyển  chậm lại. Nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu khi xác định giá đang ở vùng kháng cự.

Hình minh họa vùng kháng cự

Vì giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy và hướng đi của chúng sẽ giúp nhà đầu tư xác định xu thế thị trường.

Với 1 xu hướng tăng sẽ tạo dựng ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên, trong khi đó với 1 xu hướng giảm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ tạo theo chiều hướng đi xuống.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Dưới đây là 2 cách xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự phổ biến:

Sử dụng đường xu hướng [Trendline]

Đường xu hướng là một đường thẳng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng.

Để vẽ đường xu hướng, nhà đầu tư cần nối các giá cao nhất hoặc thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Đường xu hướng có 2 loại:

+ Đường xu hướng tăng: các giao dịch mua sẽ gia tăng khi giá cổ phiếu tiệm cận đường xu hướng [h2].

+ Đường xu hướng giảm: các giao dịch bán sẽ gia tăng khi giá cổ phiếu tiệm cận đường xu hướng [h2].

Hình 1: minh họa đường xu hướng tăng

Hình 2: minh họa đường xu hướng giảm

Sử dụng đường trung bình giá MA

Nhà đầu tư có thể sử dụng đường trung bình giá [Moving Average] để làm đường hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn, đường trung bình giá sẽ làm phẳng đi các tín hiệu nhiễu của giá trong ngắn hạn từ đó tạo nên các kháng cự khi giá nằm dưới đường trung bình và đường hỗ trợ khi giá nằm trên đường trung bình.

Hình minh họa đường trung bình giá

Như hình trên, khi giá tăng vượt đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ là đường hỗ trợ mà ở đó khi giá giảm dần về đường trung bình do áp lực chốt lời thì lực mua sẽ gia tăng, từ đó giá sẽ trở lại xu hướng tăng.

Ngược lại khi giá nằm dưới đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ là đường kháng cự, khi giá dần tiến về đường trung bình giá thì áp lực bán sẽ gia tăng từ đó giá sẽ quay trở lại xu hướng giảm.

Việc xác định được vùng kháng cự và vùng hỗ trơ có thể giúp nhà đầu tư xác định được các dấu hiệu đảo chiều của giá cổ phiếu từ đó có thể hỗ trợ ra các quyết mua hoặc bán cổ phiếu.  Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định vùng kháng cư và vùng hỗ trợ là chưa đủ, nhà đầu tư nên kết hợp việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự với các phương pháp khác như xác định xu hướng chung của ngành, phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp định giá cổ phiếu,… để có quyết định đúng đắn nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Chủ Đề