Món ngon cho be 5 tuổi tăng cân

Các bác sĩ tâm lý cho biết, tâm lý trẻ 6 tuổi thường khá phức tạp và nhanh thay đổi, dễ cười nhưng cũng dễ khóc do trẻ rất nhạy cảm, thường dễ bị tủi thân. Nếu như bố mẹ không quan tâm chú ý, chỉ cần bị mắng hoặc cảm thấy bị bỏ rơi, trẻ sẽ cảm thấy bị có lỗi giống như đang làm sai việc gì. 

Còn đối với thể chất, do đã đi học lớp 1 nên các con thường sẽ vận động cả ngày, đặc biệt là những hoạt động vui chơi ngoài trời, thường không chịu ngồi 1 chỗ. 

Món ngon cho trẻ 6 tuổi cần phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. [Ảnh minh họa]

Món ngon cho trẻ 6 tuổi phải đảm bảo dinh dưỡng 

Thực đơn cho trẻ 6 tuổi cần phải đảm bảo 3 bữa chính là ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung thêm các bữa phụ cho bé vào buổi chiều. Khi trẻ bắt đầu đi học thì mẹ cần phải chú ý đến các món ăn đầy đủ và cân đối dinh dưỡng để tránh tình trạng trẻ bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

Bữa sáng cho bé 6 tuổi là rất quan trọng để buổi trưa bé không bị hạ đường huyết bởi nếu không cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ dễ bị mệt mỏi, buồn ngủ và mau quên bài học. Do vậy, dù bổ sung món ngon nào cho trẻ 6 tuổi đi chăng nữa, cha mẹ cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Thực đơn phải đảm bảo sự cân bằng và đa dạng như sữa chua, trái cây tươi hoặc bánh sandwich...

- Đảm bảo bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất đạm như trứng, thịt, phô mai, cá, đậu...

Thực đơn tham khảo xây dựng món ngon cho trẻ 6 tuổi. [Ảnh minh họa]

- Mẹ cũng có thể chuẩn bị bữa sáng cho bé 6 tuổi bằng xúc xích, bánh mì kẹp thịt nhưng cần điều chỉnh lượng vừa phải.

- Cung cấp thêm bột đường từ những loại thực phẩm như mì, cơm, khoai tây, rau xanh. 

- Nước ép trái cây và trái cây sấy khô là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin quan trọng giúp tăng hoạt động trí nhớ. 

- Nguồn dinh dưỡng từ sữa cũng vô cùng quan trọng giúp bổ sung canxi cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là hệ xương răng. 

Gợi ý một số món ngon cho bé 6 tuổi 

Thịt bò sốt cà chua 

Chuẩn bị nguyên liệu: 

 200-300gr thịt bò [tùy theo khẩu phần ăn của bé] 

2-3 quả cà chua 

50g dầu hạt tiêu 

500g nước dùng 

50g tương 

150g đường trắng 

5g bột ngọt 

5g bột hòa nước 

5 cánh hoa hồi 

10g gừng 

20g hành 

Cách thực hiện:

- Rửa sạch thịt bò sau đó cho vào nồi, cho thêm nước, hành và gừng vào đun cùng cho đến khi đũa có thể chọc xuyên được. 

- Cà chua rửa sạch, luộc chín rồi lột vỏ, bỏ hạt, cắt miếng rồi cho vào cái nồi khác. 

Thịt bò sốt cà chua cho bé. [Ảnh minh họa]

- Đun khoảng 100g đường trắng, đun chín để trong suốt rồi bỏ đường ra để nguội.

- Cho dầu vào trong nồi, thả cánh hoa hồi vào, rán hoa hồi thành màu vàng rồi cho thêm gừng, hành, mì chính, nước tương, nước dùng, đường, trộn đều lên rồi cho thịt bò vào đun cùng trong khoảng 5 phút. 

- Ép cà chua ra nước rồi cho vào trong nồi tiếp tục đun khoảng 2-3 phút cho đến khi hỗn hợp đặc lại. 

- Cho thêm phần bột hòa nước, thêm chút dầu ăn và tiêu vào là được. 

Thịt xào rau chân vịt

Chuẩn bị nguyên liệu:

250g thịt nạc 

500g rau chân vịt 

250g hẹ 

10g gừng, hành mỗi loại

25g bột mì

Gia vị, dầu ăn 

Món rau chân vịt xào thịt. [Ảnh minh họa]

Cách thực hiện:

- Cắt sợi thịt nạc cho vào bát, cho thêm 5g muối, bột hòa cùng nước vào trộn đều. 

- Bắc chảo lên cho nóng rồi cho dầu ăn vào đảo cho đều.

- Rửa sạch rau chân vịt, cắt khúc nhỏ. Rửa sạch rau hẹ, cắt khúc. 

- Cho thêm hành, gừng phi thơm rồi cho thịt, nước tương vào đảo đều, cho thêm hẹ, rau chân vịt vào đảo đều cho chín rồi tắt bếp. 

Cháo ngao nấu đậu xanh 

Đây là món ngon cuối tuần cho bé 6 tuổi để bé không bị ngán. Đậu xanh vừa có tính mát lại rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, hàm lượng kẽm cũng khá cao nên khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo được món ăn bổ dưỡng, ngon ngọt cho bé 6 tuổi. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

1kg ngao 

200g gạo tẻ 

1kg nước hầm xương

Hành tươi, hành khô, rau răm, hạt tiêu 

Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

- Rửa sạch ngao rồi luộc chín, vớt thịt ngao ra, bỏ vỏ. 

- Gạo và đậu xanh ngâm trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch. 

- Nước luộc ngao gạn giữ lấy phần nước trong. 

- Thịt ngao rửa sạch cho hết chất bẩn, sạn, cát để thật ráo nước. 

- Ướp cùng với nước mắm, hạt tiêu, thêm chút bột ớt [nếu như bé ăn được cay]. 

- Để trong khoảng 20-30 phút cho ngao thật ngấm gia vị. 

Món cháo ngao nấu đậu xanh. [Ảnh minh họa]

- Nước luộc ngao và nước hầm xương cho vào nồi, cho thêm gạo và đỗ xanh, bột canh để món ăn và miệng. 

- Trong thời gian chờ cháo chín, mẹ có thể tranh thủ xào hành khô và ngao đã ướp cùng nhau cho đến khi ngao săn lại để cháo ngao dậy mùi hơn. 

- Khi cháo đã chín thì cho thêm hành lá, ngao, rau răm ở dưới, múc cháo lên phía trên. Đến khi ăn thì trộn đều lên thưởng thức, ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn. 

Xúc xích ghim rau củ 

Chuẩn bị nguyên liệu [khẩu phần cho 4 người ăn]:

2 bát cơm trắng 

4 cây xúc xích 

30g hành tây, ớt xanh Đà Lạt, cà rốt mỗi loại 

20g su su 

1 gói sốt gia vị hoàn chỉnh [thịt rim]

Vài cuống ớt để làm mắt bạch tuộc 

Món xúc xích ghim rau củ cho bé. [Ảnh minh họa]

Cách thực hiện:

- Tạo hình xúc xích thành con bạch tuộc. 

- Ớt Đà Lạt, cà rốt, hành tây rửa sạch, cắt tỉa thành hình ngôi sao. 

- Su su thái thành sợi. 

- Dưa leo thái thành lát mỏng. 

- Bắc chảo, đun nóng dầu ăn và áp chảo xúc xích. Sau đó, thêm gói sốt gia vị hoàn chỉnh vào, thêm nước và rim cùng với xúc xích. 

- Khi thấy nước rim gần cạn thì cho thêm su su, hành tây, cà rốt, ớt Đà Lạt vào rim cùng đến khi thấy có độ sệt thì tắt lửa. 

- Cơm trắng mẹ có thể tạo thành hình bãi biển, xếp xúc xích [có gắn thêm mắt bằng cuống ớt] cùng rau củ lên bên trên mặt cơm, còn dưa leo sẽ xếp thành hình mây xanh. 

Lưu ý: Nếu nấu cơm cho bé 6 tuổi, mẹ nên chọn loại gạo dẻo mềm, thơm và ngon để kích thích vị giác của bé. 

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/mon-ngon-cho-be-6-tuoi-bieng-an-nhanh-tang-can-d25...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/mon-ngon-cho-be-6-tuoi-bieng-an-nhanh-tang-can-d256080.html

Theo Linh San Tổng hợp [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Sự phát triển trí não, thể chất, ngôn ngữ và vận động của bé cũng đã đạt mốc gần bằng 80% so với người lớn. Vì vậy, các mẹ nên chú ý chuẩn bị món ăn cho bé 5 tuổi phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp nuôi trẻ khỏe mạnh.
Đồng thời, cho con ngồi ăn và thưởng thức các món một cách tự nguyện cũng là một thử thách của cả gia đình.

Tạo thói quen cho con ăn nhiều rau – củ – quả là một thử thách không nhỏ với các bậc phụ huynh.

1. Chế độ dinh dưỡng món ăn cho bé 5 tuổi

Chế độ dinh dưỡng món ăn cho bé 5 tuổi không chỉ đáp ứng được nhu cầu cả về thể chất và khẩu vị của con. Việc tập cho bé có thói quen ăn uống tích cực và lành mạnh ở giai đoạn này là rất quan trọng và cần thiết.
Khi xây dựng thực đơn cho con, các mẹ nên dựa vào nhiều yếu tố bên ngoài như chiều cao, cân nặng, sở thích ăn uống, đồng hồ sinh học của con,…Chế độ dinh dưỡng lí tưởng là khi có sự cân bằng giữa việc nạp vào và tiêu hao chúng đi. Vì thế, các mẹ có thể cân nhắc thêm vấn đề số calories chuẩn cho bé 5 tuổi để xây dựng món ăn phù hợp.

Các mẹ có thể bổ sung thêm 1-2 bữa ăn phụ vào danh sách món ăn cho bé 5 tuổi.

2. Một số mẫu thực đơn các mẹ có thể tham khảo

Mẫu thực đơn 1

● Bữa sáng: cháo sườn củ dền + 1 quả chuối ● Bữa phụ 1: 1 cốc sữa tươi ● Bữa trưa: cơm + thịt bò xào + đỗ xào + canh bắp cải + nho ● Bữa phụ 2: 1 chén chè đỗ xanh ● Bữa tối: cơm + đậu hũ dồn thịt sốt cà chua + canh rau cải nấu cá viên + măng cụt

● Bữa phụ 3: 1 hũ sữa chua

Mẫu thực đơn 2

● Bữa sáng: 1 bát phở gà + nửa quả táo đỏ ● Bữa phụ 1: 1 cốc trà lúa mạch ● Bữa trưa: cơm + trứng hấp thịt bằm và nấm mèo + canh bầu cá thác lác ● Bữa phụ 2: ngô xào hành lá ● Bữa tối: cơm + thịt kho trứng cút + nấm xào hành lá + canh rau mồng tơi + vài miếng thơm

● Bữa phụ 3: 1 cốc sinh tố rau củ hoặc hoa quả

Mẫu thực đơn 3

● Bữa sáng: cháo yến mạch + 1 cốc nước chanh ● Bữa phụ 1: bánh bèo nhân đỗ xanh ● Bữa trưa: bánh mì ragu [bò hoặc thịt heo hầm đậu trắng] + canh bí xanh nấu tôm hoặc thịt heo băm + vài miếng thanh long ● Bữa phụ 2: ngô xào hành lá ● Bữa tối: cơm + thịt kho trứng cút + nấm xào hành lá + canh rau mồng tơi + vài miếng thơm

● Bữa phụ 3: 1 cốc sinh tố rau củ hoặc hoa quả

Mẫu thực đơn 4

● Bữa sáng: súp nui thịt heo ● Bữa phụ 1: há cảo hấp ● Bữa trưa: cơm + tôm kho + canh khoai sọ + vài múi quýt ● Bữa phụ 2: bánh su kem ● Bữa tối: bánh canh nấu nấm và thịt heo + 1 cốc trái cây [cocktail] dằm

● Bữa phụ 3: 1 cốc sữa đậu nành

Mẫu thực đơn 5

● Bữa sáng: cháo gà + vài miếng xoài ● Bữa phụ 1: bánh giò ● Bữa trưa: miến gà + đậu cove luộc + vài miếng đu đủ chín ● Bữa phụ 2: chè long nhãn hạt sen ● Bữa tối: cơm + thịt viên sốt cà chua + mướp đắng xào trứng + vài quả vải

● Bữa phụ 3: 1 cốc sữa tươi

Mẫu thực đơn 6

● Bữa sáng: bánh mì pate + giò lụa hoặc với trứng rán + vài miếng lê ● Bữa phụ 1: 1 chén chè tàu hũ [đậu hũ + nước đường] ● Bữa trưa: cơm + sườn xào chua ngọt + đậu bắp luộc + canh khoai mỡ thịt bằm + vài miếng dưa hấu ● Bữa phụ 2: bánh bông lan ● Bữa tối: bún bò Huế + bông cải xanh xào với cà rốt + vài miếng hồng xiêm

● Bữa phụ 3: 1 cốc sinh tố bơ hoặc bơ dằm đường

Sau khi đã lên thực đơn, khâu chế biến cũng đóng vai trò quan trọng không kém!

3. Thực đơn [mẫu] đặc biệt cho con khi bị thừa cân hoặc béo phì

Mẫu thực đơn số 1

● Bữa sáng: 1 bát bún riêu cua + 1 quả táo đỏ ● Bữa trưa: cơm + cá thác lác sốt cà chua + canh rau dền + vài miếng thanh long

● Bữa tối: cơm + thịt nạc luộc chấm nước mắm + canh bông cải trắng nấu cà chua + 1 cốc nước cam

Mẫu thực đơn số 2

● Bữa sáng: cháo gà + vài múi quýt ● Bữa trưa: súp nui + vài miếng dưa hấu + 1 cốc sữa tươi ít đường

● Bữa tối: cơm + đậu hũ dồn thịt hấp + canh bắp cải

Với trẻ bị béo phì hoặc thừa cân, bạn nên cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

Các món ăn cho bé 5 tuổi khi con bạn chẳng may bị béo phì hay thừa cân là không khác nhiều so với các bé khác. Tuy nhiên, các mẹ nên hạn chế cho con ăn những thức ăn có chứa nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt có ga [bao gồm cả nước soda],… Ngoài ra, thay vì rán với dầu, bạn có thể đổi thành luộc hoặc hấp và tăng cường rau xanh cho con. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho con ăn hoa quả có tính chua nhiều hơn như táo xanh, cam, quýt, nho, bưởi,… Nếu trẻ cảm thấy đói khi khoảng cách giữa 2 bữa chính xa nhau, thì bạn có thể cho con ăn dặm 1 bữa bằng uống sữa, ăn sữa chua, 1 chén cháo,…Nên hạn chế cho con ăn các loại bánh ngọt vì nó có thể làm cho trẻ mất cảm giác đói khi đến bữa chính.

Ngoài ra, định lượng đúng khẩu phần của con trong mỗi bữa ăn. Khi trẻ còn đói hay ăn quá no, dạ dày của bé sẽ làm việc “rất mệt mỏi” và bé còn dễ mắc các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa.

cach cham soc tre 5 tuoi mon an cho be 5 tuoi thuc don cho be 5 tuoi

Video liên quan

Chủ Đề