Mí mắt bị khô và ngứa

Khô mắt không có nghĩa là mắt không có nước. Khô mắt là cảm giác khô rát, ngứa ở mắt, đỏ mắt, lóa mắt, cảm giác chói mắt nhiều, mắt đỏ nhẹ hoặc thậm chí là mắt ướt nhưng có các triệu chứng liệt kê ở trên.

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Nguyên nhân khô mắt
  • 2 Những đối tượng dễ bị khô mắt
  • 3 Triệu chứng điển hình của khô mắt
  • 4 Khô mắt có nguy hiểm?
  • 5 Điều trị bệnh khô mắt

Nguyên nhân khô mắt

Một màng nước mắt bình thường bao gồm ba thành phần quan trọng:

  1. Lớp bên ngoài, nhờn (lipid), được tạo ra bởi các tuyến Meibomian, giữ cho nước mắt không bị bốc hơi quá nhanh và giúp nước mắt vẫn còn trên mắt.
  2. Lớp giữa (nước) chứa phần nước mắt cũng như các protein hòa tan trong nước. Lớp này được tạo ra bởi tuyến chính và tuyến phụ kiện. Nó nuôi dưỡng giác mạc và kết mạc, màng nhầy bao phủ toàn bộ mặt trước của mắt và bên trong mí mắt.
  3. Lớp bên trong (mucin), được sản xuất bởi các tế bào ly, liên kết nước từ lớp nước để đảm bảo rằng mắt luôn ướt.

Mỗi thành phần của có một mục đích quan trọng. Ví dụ, thành phần dầu giúp giữ cho màng nước mắt khỏi bốc hơi quá nhanh và tăng sự bôi trơn, trong khi chất nhầy giúp giàn đều nước mắt trên bề mặt của mắt.

Bất kỳ tổn thương nào ở bề mặt nhãn cầu đều gây khô mắt. Nhìn chung, có 3 nguyên nhân chính là:

  1. Mất cân bằng các thành phần của nước mắt
  2. Giảm sự tiết chế nước mắt
  3. Tăng sự bốc hơi của nước mắt

Ví dụ, nếu tuyến meibomian không tạo ra hoặc tiết ra đủ dầu, màng nước mắt có thể bay hơi quá nhanh – dẫn đến khô mắt. Trong các trường hợp khác, nguyên nhân gây khô mắt do tuyến lệ để tạo ra đủ nước.

Các yếu tố có thể góp phần làm khô mắt bao gồm:

  • Các loại thuốc bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone để giảm các triệu chứng mãn kinh và lo âu, bệnh Parkinson và huyết áp cao có liên quan đến khô mắt.
  • Tuổi tác khiến việc nước mắt tiết ra bị hạn chế. Khô mắt là một bệnh về mắt phổ biến ở người già, nhất là những người từ 50 tuổi trở lên.
  • Rosacea (một bệnh viêm da) và viêm bờ mi (một bệnh viêm mí mắt) có thể làm gián đoạn chức năng của tuyến Meibomian.
  • Rối loạn tự miễn như hội chứng Sjögren, lupus, xơ cứng bì và viêm khớp dạng thấp và các rối loạn khác như tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và thiếu Vitamin A có liên quan đến mắt khô.
  • Phụ nữ dễ bị khô mắt hơn. Thay đổi nội tiết trong thời gian mang thai và sau khi mãn kinh khiến phụ nữ dễ bị khô mắt hơn. Phụ nữ cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tự miễn dịch.
  • Môi trường gió, khói, hoặc quá nóng làm tăng sự bay hơi của nước mắt.
  • Dị ứng theo mùa có thể góp phần làm khô mắt.
  • Làm việc hoặc tiếp xúc quá lâu với màn hình điện tử cũng có thể gây khô mắt.
  • Phẫu thuật mắt bằng laser có thể gây ra các triệu chứng khô mắt tạm thời.

Những đối tượng dễ bị khô mắt

-Những người sử dụng điện thoại, máy tính nhiều hay bị khô mắt. Các đối tượng này hay cảm thấy cộm mắt, mắt đỏ hoe vào buổi chiều. Sở dĩ như vậy vì bình thường, trong khoảng 1 phút, chúng ta chớp mắt khoảng 20 lần.

Mỗi lần chớp mắt, nước mắt sẽ được dàn đều trên bề mặt nhãn cầu khiến mắt chúng ta không bị khô. Nhưng khi xem điện thoại, máy tính, tần số chớp mắt sẽ giảm đi, nhãn cầu ít được “bôi trơn” hơn, và chứng khô mắt xảy ra.

-Người cao tuổi do giảm sự tiết chế của nước mắt cũng dễ bị khô mắt (rất nhiều người cao tuổi khi đi khám hay than phiền bị cộm, ngứa, rát ở mắt).

Mí mắt bị khô và ngứa

-Gió, khói bụi, ô nhiễm môi trường, không khí điều hòa là những tác nhân gây mắt bị khô. Vì vậy những người  hay phải làm việc ngoài trời – những nơi ô nhiễm khói bụi cao và những người suốt ngày ngồi trong phòng có điều hòa đều dễ bị khô mắt.

-Ngoài ra, người bị dị ứng thời tiết, rối loạn nội tiết, có các bệnh liên quan đến tuyến giáp, người có bệnh thấp khớp, đái tháo đường, bệnh da, hở mi mắt sau khi bị đột quỵ, người dùng một số thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc ngủ, thuốc chẹn beta, thuốc chống dị ứng… là những đối tượng dễ bị khô mắt.

Triệu chứng điển hình của khô mắt

  • Cảm giác khô và như có cát ở trong mắt.
  • Bị nhức mắt
  • Nóng mắt
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Tiết nhiều nước mắt
  • Cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu khi chớp mắt, mỏi mắt.

Khô mắt có nguy hiểm?

Phần đông mọi người vẫn cho rằng khô mắt chỉ là một triệu chứng khó chịu ở mắt, không phải là một bệnh. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy.

Mắt bị khô kéo dài khiến mắt dễ bị nhiễm khuẩn, viêm, gây sẹo bề mặt giác mạc, giảm thị lực hoặc thậm chí mất thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh khô mắt

Mí mắt bị khô và ngứa

-Bệnh nhân thường được khuyên sử dụng dung dịch làm trơn mắt hay còn gọi là nước mắt nhân tạo để cung cấp độ ẩm cho mắt. Bên cạnh đó, cần tìm ra nguyên nhân gây khô mắt để trị tận gốc nguyên nhân.

Ví dụ: Nếu bệnh nhân sử dụng quá nhiều điện thoại, máy tính trong ngày, cần điều chỉnh lại để đôi mắt không phải làm việc quá tải với các thiết bị đó.

Nếu công việc bắt buộc phải gắn liền với máy tính, bệnh nhân cần nghỉ ngơi sau khi làm việc với máy tính khoảng 30-45 phút bằng cách: dừng làm việc, thư giãn, nhìn ra không gian bên ngoài…

Ngoài ra, không nên lạm dụng điều hòa. Tăng cường hòa mình với thiên nhiên ở những nơi không gian sạch, nhiều cây xanh, không khí trong lành chính là cách chống khô mắt hiệu quả.

– Người bệnh cần giữ vệ sinh mắt bằng cách: hàng ngày rửa mặt nhẹ nhàng bằng khăn với nước ấm. Dù cảm thấy khó chịu cũng không được day giụi mắt vì có thể gây xước giác mạc.

-Nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường để tránh khói bụi.

-Uống đủ nước, dinh dưỡng cân đối nhưng chú ý hơn đến rau xanh và hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể sẽ có lợi trong việc cải thiện chứng khô mắt.

– Bệnh kéo dài có thể gây tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực. Vì vậy bệnh nhân cần thường xuyên tới khám bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện mắt để phát hiện kịp thời các tổn thương.