Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

VOV.VN - Sau đây là một số dấu hiệu bệnh tim thường xuất hiện ở mắt cá chân. Đây có thể là tình trạng đáng báo động về vấn đề tim mạch mà bạn không nên bỏ qua.

Theo ước tính của WHO, bệnh tim cướp đi sinh mạng của gần 18 triệu người mỗi năm, vì thế nó được xem là kẻ giết người thầm lặng. Bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến căn bệnh này rất nhẹ trong giai đoạn đầu khiến chúng ta không để ý đến và khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn trầm trọng.

Sau đây là một số dấu hiệu bệnh tim thường xuất hiện ở mắt cá chân. Đây có thể là tình trạng đáng báo động về vấn đề tim mạch mà bạn không nên bỏ qua.

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Mắt cá chân có thể là một dấu hiệu của bệnh tim

Khi thấy mắt cá chân bị sưng thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trái tim của bạn cần được quan tâm nhiều hơn. Tức là mắt cá chân bị sưng mà không có bất kỳ chấn thương nào tạo ra hoặc đó là một vết bầm tím.

Thêm một dấu hiệu khác mà bạn không nên bỏ qua khi ấn tay vào vùng sưng tấy thì sẽ để lại vết lõm rất lâu mới trở lại bình thường.

Ví dụ như khi bạn đi tất, bạn sẽ thấy vết lõm hiện lên rõ rệt. Thông thường vết lõm này sẽ biến mất sau khi bạn bỏ tất ra, thế nhưng nếu biểu hiện này tồn tại lâu hơn, thì cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ.

Phù ngoại vi

Khi tình trạng đó xuất hiện ở mắt cá chân đó là dấu hiệu của phù ngoại vi. Tình trạng này xảy ra khi chất lỏng tụ lại trong mô và biểu hiện rõ rệt ở tay và chân. Khi đó ở tay và chân có cảm giác nặng nề.

Phù ngoại vi có thể là dấu hiệu của vấn đề giữ nước nhẹ hoặc cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh nghiêm trọng như bệnh tim. Ngoài ra, biểu hiện này xảy ra cũng có thể là để phản ứng với dị ứng nào đó của cơ thể.

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Phù ngoại vi cho thấy điều gì?

Phù ngoại vi có thể cho thấy suy tim sung huyết. Khi tim suy yếu, lượng máu bơm vào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó khiến chất lỏng tích tụ dẫn đến phù chân.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu phổ biến của bệnh tim là:

  • Ho, không tự khỏi.
  • Thở khò khè.
  • Thay đổi cân nặng không giải thích được.
  • Tâm trạng thất thường.

Các bệnh khác liên quan đến phù ngoại vi

Ngoài bệnh tim, các bệnh khác liên quan đến phù ngoại biên là giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh thận, giảm protein trong máu và bệnh gan. Nó cũng cảnh báo tình trạng bệnh phổi nghiêm trọng được gọi là khí phế thũng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của phù ngoại biên là suy tĩnh mạch và có liên quan đến tuổi già. Người mắc các bệnh cơ bản khác như suy tim, suy thận, suy gan và chấn thương dễ xuất hiện tình trạng này.

Làm thế nào để duy trì sức khỏe tim mạch tốt?

Ngoài việc sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục mỗi ngày bạn cũng nên để ý đến những thay đổi nhỏ của cơ thể. Đó là những điều cần thiết để giữ cho tim được hoạt động tốt./.

Bong gân mắt cá chân là một dạng chấn thương phần mềm, kèm thêm hiện tượng giãn hoặc rách dây chằng. Bong gân ở mắt cá phổ biến nhiều ở vận động viên thể thao do tần suất hoạt động cổ chân nhiều, công việc đối diện rủi ro chấn thương cao. Bệnh gây trở ngại khi đi lại, hoạt động do tổn thương xương và dây chằng.

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Bong gân mắt cá chân là gì?

Bong gân mắt cá chân là tình trạng chấn thương phần mềm, nguyên nhân thường do chấn thương đột ngột (như tai nạn thể thao, tai nạn lao động, té ngã,…). Bong gân mắt cá chân khiến dây chằng ở vị trí này bị tổn thương gây giãn hoặc rách. Loại bong gân mắt cá phổ biến nhất là chấn thương dây chằng.

Mắt cá chân nằm ở vị trí nối giữa bàn chân và cẳng chân đồng thời là thành phần cấu thành nên khớp cổ chân. Tình trạng này xảy ra khi dây chằng hoặc các bộ phận quanh mắt cá chân bị rách hoặc căng giãn quá mức. Người bệnh dường như lập tức xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng như sưng tấy, đau dữ dội và âm ỉ sau đó.

Đây là một chấn thương phổ biến trong thể thao. Bong gân cổ chân cũng thường nhầm lẫn với gãy xương hoặc căng cơ do triệu chứng của 3 loại chấn thương này khá giống nhau.

Cơn đau do bong gân có biểu hiện tê buốt, có thể đi kèm với vết bầm tím. Căng cơ lại gây ra tình trạng đau thắt, người bệnh có thể bị chuột rút. Nếu chấn thương gây biến dạng cổ chân đồng nghĩa người bệnh bị gãy xương cổ chân. Việc phân biệt được bong gân với 2 loại chấn thương xương khớp còn lại sẽ giúp tìm được cách sơ cứu và cách điều trị phù hợp. (1)

Bong gân vùng mắt cá chân có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng các vận động viên thể thao và người lao động chân tay sẽ có rủi ro bị bong gân cao hơn người bình thường. Nếu được sơ cứu và điều trị kịp thời thì bong gân mắt cá không nguy hiểm, hay gây ảnh hưởng lâu dài cho chức năng xương khớp người bệnh. Tuy nhiên thời gian hồi phục của bệnh sẽ khác nhau, tùy vào mức độ bong gân của từng người.

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Phân độ bong gân mắt cá

Bong gân mắt cá chân độ 1

Bong gân độ 1 là tình trạng các dây chằng bị giãn nhẹ hoặc có vết rách rất nhỏ. Cơn đau của người bệnh cũng sẽ không quá nặng, chủ yếu là bị sưng nhẹ cổ chân kèm theo cảm giác đau tê râm ran, nhất là khi chạm vào.

Thời gian hồi phục của bong gân mắt cá chân độ 1 sẽ khoảng 1 -2 tuần sau khi người bệnh tiếp nhận điều trị.

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Bong gân mắt cá chân độ 2

Bong gân độ 2 khiến dây chằng bị rách một phần. Người bệnh có tình trạng bị sưng tấy xung quanh cổ chân, đồng thời phạm vi chuyển động của cổ chân cũng bị giới hạn đáng kể, do cơn đau buốt.

Người bị bong gân vùng mắt cá chân độ 2 sẽ mất khoảng 4 – 6 tuần để điều trị và hồi phục chức năng cổ chân.

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Bong gân mắt cá chân độ 3

Bong gân mức độ 3 có thời gian lành bệnh lâu nhất, đôi khi lên đến 12 tuần. Vì độ 3 của bong gân nghĩa là dây chằng tại mắt cá chân bị rách hoàn toàn, tình trạng sưng tấy cũng nghiêm trọng hơn so với 2 cấp độ trên. Cơn đau dữ dội, khớp mất vững và các vết bầm tím lan rộng khiến người bệnh tạm thời không thể đi lại, hoặc thực hiện bất cứ chuyển động nào ở cổ chân.

Nguyên nhân bị bong gân mắt cá chân

Nguyên nhân gây bong gân mắt cá chân

Nguyên nhân trực tiếp gây bong gân mắt cá chân là chấn thương khiến cho cổ chân bị xoắn hoặc lật. Từ đó gây thương tổn đến dây chằng hoặc các mô mềm xung quanh, cuối cùng là dẫn đến cổ chân bị bong gân. (2)

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên chấn thương này là:

  • Chấn thương thể thao
  • Tai nạn sinh hoạt như bị té ngã, bước hụt làm lật cổ chân….
  • Tiếp đất sai tư thế khi nhảy từ trên cao xuống
  • Làm các công việc gây ra áp lực lớn lên cổ chân, mắt cá chân trong thời gian dài
  • Bê vác vật nặng, cố gắng lấy vật nặng sai tư thế

Yếu tố rủi ro bong gân mắt cá chân

Một số yếu tố rủi ro gây ra bong gân mắt cá chân phổ biến là:

  • Vận động viên các môn thể thao sử dụng sức mạnh chân, có sự bật nhảy
  • Sử dụng giày dép không phù hợp làm tăng cao nguy cơ bị té ngã, mất thắng khi di chuyển, từ đó tăng cao nguy cơ gặp phải chấn thương.
  • Không khởi động kỹ trước khi thực hiện hoạt động thể thao
  • Chơi thể thao sai tư thế gây chấn thương đột ngột

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Ngoài ra, người thừa cân béo phì sẽ bị mắc các bệnh về xương khớp hơn so với người bình thường. Mắt cá chân và cổ chân của người thừa cân béo phì luôn phải chịu áp lực lớn đến từ trọng lượng cơ thể. Dù không bị chấn thương thì khớp mắt cá chân cũng sẽ bị suy yếu dần theo thời gian.

Triệu chứng bong gân mắt cá chân thường gặp

Những triệu chứng lâm sàng của bong gân mắt cá chân gồm: (3)

  • Cơn đau: Người bệnh sẽ lập tức cảm nhận cơn đau tê buốt tại mắt cá chân ngay sau khi bị bong gân. Cơn đau này tùy vào mức độ bong gân sẽ biểu hiện nặng hay nhẹ, và âm ỉ kéo đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Cơn đau càng rõ ràng hơn nếu người bệnh chạm vào vùng mắt cá chân, cố gắng cử động hoặc đi lại.
  • Sưng tấy: Mắt cá chân sẽ sưng từ từ sau vài giờ bị bong gân. Nếu người bệnh vẫn hoạt động chân có vùng mắt cá bị tổn thương thì tình trạng sưng tấy sẽ càng nặng hơn.
  • Vết bầm tím: Triệu chứng này sẽ xuất hiện trễ hơn cảm giác đau và sưng tấy. Khi tổn thương, dây chằng và những bộ phận cấu thành, mô mềm xung quanh bị chảy máu và xuất hiện các vết bầm tím sau đó.
  • Giảm biên động cử động khớp: Sự giãn hoặc rách ở dây chằng hoặc tổn thương mô mềm quanh mắt cá chân sẽ khiến khớp bị giảm đi khả năng vận động. Một phần là do cơn đau khi mắt cá chân chịu áp lực nên người bệnh sẽ cảm thấy vùng mắt cá chân và cổ chân bị giảm biên độ chuyển động, khó di chuyển, thậm chí khó cử động.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bong gân mắt cá chân độ 1 hoặc mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh nên có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, người bệnh nếu có cơn đau dữ dội, các triệu chứng cảnh báo của rách dây chằng cổ chân như sưng nề mắt cá chân, bất động cơ và bầm tím thì cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Cho dù bong gân ở cấp độ nào thì người bệnh cũng nên đi khám để bác sĩ có thể đánh giá được đúng tình trạng hiện tại của mắt cá chân. Từ đó, chỉ định hướng điều trị tối ưu nhất hay đưa lời khuyên về lối sống, dinh dưỡng, các bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh. Quá trình điều trị bệnh nhờ đó diễn ra nhanh hơn, đem lại kết quả tốt hơn.

Biến chứng có thể gặp phải

Bong gân mắt cá chân không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng đi lại hay tiềm ẩn những biến chứng nặng nề hay nguy cơ tàn phế. (4)

Tuy nhiên, bong gân vùng mắt cá cũng có thể khiến chức năng khớp mắt cá chân bị suy yếu rõ rệt, gây ra những bất tiện lâu dài trong sinh hoạt của người bệnh.

Những biến chứng có thể gặp phải khi khu vực mắt cá chân bị bong gân không được điều trị đúng cách:

  • Đau mắt cá chân mạn tính
  • Viêm khớp mắt cá chân
  • Mất vững khớp mạn tính
  • Thoái hóa khớp mắt cá chân

Phương pháp chẩn đoán mắt cá chân bị bong

Phương pháp chẩn đoán bong gân mắt cá chân chủ yếu là đánh giá tình trạng thông qua chẩn đoán hình ảnh. Dựa theo kết quả thu được, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bong gân của người bệnh.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, bao gồm xem xét tình trạng sưng nề mắt cá chân, so sánh với bên mắt cá chân còn lại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ sờ nắn quanh vị trí mắt cá chân bị tổn thương để xác định dây chằng nào bị chấn thương. Cuối cùng, bác sĩ sẽ gấp duỗi cổ chân của người bệnh để kiểm tra phạm vi chuyển động và độ ổn định.

Sau thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những chẩn đoán cận lâm sàng. Một vài phương pháp chẩn đoán bong gân mắt cá chân phổ biến:

  • Chụp X-quang: Đánh giá vị trí và tình trạng của các xương quanh vùng mắt cá chân, và loại trừ trường hợp gãy xương
  • Chụp MRI cộng hưởng từ: Hình ảnh thu về là hình ảnh những mặt cắt chi tiết từng vùng từng vị trí từ đó giúp bác sĩ quan sát được chi tiết cấu trúc phần mềm và dây của mắt cá chân
  • Siêu âm: Nhằm đánh giá tình trạng tổn thương dây chằng tại mắt cá chân bong gân.
  • Chụp CT: Kết quả hình ảnh thể hiện tình trạng chi tiết của xương và khớp tại vị trí bong gân

Cần làm gì khi bị bong gân mắt cá chân?

Khi bị bong gân mắt cá chân, người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau đây để ngăn trở nặng:

  • Nghỉ ngơi, không hoạt động vùng mắt cá chân bị tổn thương
  • Chườm đá để làm giảm tình trạng sưng nề, bầm tím
  • Băng ép nhẹ để cố định phần mắt cá chân bị tổn thương. Có thể sử dụng băng thun hoặc vật dụng có chất liệu co giãn. Việc này giúp vùng bong gân tạm thời bất động và hạn chế chảy máu nhiều hơn.
  • Nâng cao chân bị bong gân mắt cá chân. Người bệnh cần gác chân lên ghế, tường để chân được dựng thẳng và cao lên, tránh việc máu bị dồn theo trọng lực về vị trí bong gân, giảm tình trạng bị sưng, phù nề.

Người bệnh cần chú ý quan sát tình trạng mắt cá chân để kịp thời đến bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, tình trạng sưng nề, bầm tím tiến triển xấu hơn sau khi sơ cứu.

Mắt cá chân bị thâm là bệnh gì năm 2024

Bong gân mắt cá chân có tự khỏi không?

Bong gân mắt cá chân chỉ tự khỏi đối với bong gân cấp độ 1, dây chằng chỉ bị giãn nhẹ hoặc vết rách không đáng kể. Những trường hợp dây chằng đã bị giãn nhiều hoặc rách 1 phần, rách hoàn toàn thì bắt buộc phải có can thiệp y tế từ bác sĩ.

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ bong gân của từng người. Ở mức độ 1 và 2, nếu được điều trị tốt, bệnh sẽ khỏi từ 1 – 6 tuần để hồi phục dây chằng. Nhưng ở mức độ 3, dây chằng bị đứt hoàn toàn thì người bệnh cần khoảng 3 tháng để điều trị và phục hồi.

Cách phòng ngừa bong gân mắt cá chân

Không có phương pháp nào giúp ngăn ngừa hoàn toàn bong gân mắt cá chân. Nhưng bạn có thể phòng ngừa tối đa nguy cơ dính chấn thương bằng cách đảm bảo thực hiện đúng những điều sau đây:

  • Khởi động kỹ càng trước khi chơi thể dục thể thao. Đặc biệt, những môn thể thao phức tạp, cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, gym,…
  • Thực hiện đúng các động tác, tránh trường hợp bị chấn thương đột ngột do sai tư thế
  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ chấn thương như băng mắt cá chân khi chơi thể thao
  • Chọn kích cỡ giày phù hợp với chân, loại giày phù hợp với môn thể thao bạn chơi
  • Hạn chế đi giày cao gót
  • Tập luyện thể thao thường xuyên để duy trì độ linh hoạt và sức mạnh của mắt cá chân

Cách chăm sóc và phục hồi sau khi bị bong gân mắt cá chân

Chăm sóc và phục hồi sau khi bị bong gân mắt cá chân là rất quan trọng, đặc biệt là với các vận động viên thể thao. Người bệnh cần phải lấy lại sự linh hoạt và phục hồi sức mạnh ở mắt cá chân. Phương pháp hiệu quả và khuyến khích nhất là tập những bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt cho cổ chân và mắt cá chân.

Những bài tập vật lý trị liệu đủ phục hồi mắt cá chân rất đa dạng. Người bệnh có thể tham vấn với bác sĩ để có danh sách các bài tập cụ thể. Nhưng với bất cứ bài tập nào thì cũng đều phải đem lại những lợi ích sau:

  • Tăng khả năng giữ thăng bằng của mắt cá chân
  • Tăng sức mạnh và sức bền mắt cá chân
  • Luyện tính dẻo dai cho mắt cá chân

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bong gân mắt cá chân là một chấn thương phần mềm phổ biến, gây giãn hoặc đứt dây chằng, tổn thương các mô mềm quanh mắt cá chân. Tùy vào mức độ bong gân mà thời gian hồi phục của từng người bệnh sẽ khác nhau. Với mức độ 1 và 2, thời gian khỏi bệnh có thể dao động từ 1 – 6 tuần nếu người bệnh được điều trị tốt. Bong gân mắt cá chân tuy không nguy hiểm, nhưng biến chứng sẽ khiến chức năng khớp mắt cá chân bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp khác. Do vậy, việc điều trị và chăm sóc mắt cá chân sau bong gân rất quan trọng trong việc hồi phục chức năng mắt cá chân.

Mắt cá chân bị sưng bao lâu thì khỏi?

Mắt cá chân bị bong gân thường sưng đau và bầm tím trong khoảng 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên, một người có thể mất đến vài tháng để một vết thương nghiêm trọng như thế này được chữa lành hoàn toàn. Ngoài ra, tình trạng sưng đau mắt cá chân còn có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra.

Trật mắt cá chân bao lâu thì khỏi?

3. Trật khớp mắt cá chân bao lâu thì khỏi. Với phương pháp điều trị không phẫu thuật, mắt cá chân bị bong gân có thể cải thiện trong vòng từ 2 - 4 tuần; mắt cá bị bong gân nặng có thể mất thời gian từ 6 - 12 tuần để hồi phục. Nếu bạn cần phải phẫu thuật, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để mắt cá trở lại bình thường.

Tại sao mắt cá chân bị chai?

Mắt cá chân bị chai sần cũng là do thói quen vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày không hợp lý. Vùng mắt cá chân thường không được chú trọng làm sạch khiến bụi bẩn sót lại bám dính, tích tụ lâu ngày gây thâm cứng. Không cạo tế bào da chết ở mắt cá chân trong thời gian dài.

Tại sao con người lại có mắt cá chân?

Mắt cá chân chịu được trọng lượng lớn, hỗ trợ trọng lượng của toàn bộ cơ thể, đóng góp quan trọng vào chức năng của hệ chi dưới. Mắt cá chân là phần nối cẳng chân và bàn chân, hệ thống các khớp và dây chằng ở vùng mắt cá chân giúp bàn chân thực hiện các cử động linh hoạt.