Loại đất chủ yếu của tỉnh Hưng Yên là gì

Những câu hỏi liên quan

[Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên] Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Na, Fe, K.    

B. Na, Cr, K.    

C. Be, Na, Ca.  

D. Na, Ba, K.

Hưng Yên là tỉnh đất chật người đông, mật độ dân số đứng ở tốp đầu trong cả nước. Mặc dù thu hút nhiều dự án đầu tư, phát triển mạnh công nghiệp, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao song tỉnh vẫn ưu tiên, quan tâm phát triển nông nghiệp bảo đảm ổn định đời sống nông dân, tạo động lực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuỳ điều kiện đặc điểm, tiềm năng mỗi vùng, mỗi nơi đều có cách làm và sự sáng tạo, khai thác tiềm năng “đất nào cây ấy” nâng cao hiệu quả canh tác.

Trên vùng đất bãi sông Hồng phù sa màu mỡ, xanh ngát màu ngô, đỗ. Nắng ấm, xuân về xua tan đi tiết trời lạnh lẽo, ảm đạm của mùa đông. Màu xanh nhức mắt của đồng bãi hoà với dòng sông Hồng lượn quanh uốn khúc đỏ nặng phù sa càng làm bức tranh phong cảnh nơi đây hữu tình, tràn đầy sức sống mới. Trước đây, vùng đất bãi Phú Cường, Hùng Cường, 2 xã nghèo thuộc huyện Kim Động  đi lại khó khăn, heo hút, có người gọi là “Mù Cang Chải” của Hưng Yên. Mùa nước lũ tháng 7, tháng 8, Hùng Cường và “người anh em” là xã Phú Cường cách ly với đất liền. Vùng bãi càng thêm hoang sơ, hiu hắt. Đêm đêm chỉ nghe tiếng nước sông ì oạp. Cán bộ xã về huyện họp, thấy mình “tã” quá đành gửi nhờ xe đạp, đi xe ôm. Người dân quanh năm suốt tháng đầu tắt mặt tối mà cái nghèo vẫn luôn đeo đẳng. Cuộc sống trông chờ vào cây ngô, cây đỗ. Trước đây, nông dân chỉ quen trồng giống ngô tẻ truyền thống ở địa phương. Ngô bắp bé, mỗi sào chỉ gần 1 tạ, luộc để nguội rất cứng, khô. Vậy mà nhiều nhà vẫn ăn ngô luộc trừ bữa. Vụ nào được mùa thì no, mất mùa lại đói. Hơn chục năm lại đây, sông Hồng chuyển dòng, nhánh sông chính chuyển về mé Hà Nam, Phú-Hùng-Cường liền lại với huyện Kim Động nhờ sự bồi lấp của nhánh sông phụ. Mấy năm nay, các xã đưa những giống ngô mới năng suất cao gấp đôi, gấp ba vào gieo trồng. Nông dân trồng một năm 2 vụ ngô, thêm 1 vụ đậu xanh. Ngô bán cho các doanh nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Vào vụ thu hoạch, thương lái về tận nhà thu mua. Nông dân Nguyễn Văn Hưng phấn khởi khoe, vụ đông vừa qua thu được 3 tấn ngô, có tiền sắm sửa, trang trải cho 3 đứa con ăn học. Chủ tịch UBND xã Hùng Cường Nguyễn Ngọc Vịnh bày tỏ: Xã Hùng Cường kinh tế thuần nông, không cấy được lúa, chỉ trông vào cây ngô. Mấy năm gần đây, nhờ chuyển giao giống mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hệ thống giao thông, thuỷ lợi được quan tâm đầu tư xây dựng tạo điều kiện cho nông dân thâm canh tăng vụ, cải thiện thu nhập. Những ngày cuối năm, đi trên vùng đất bãi mới cảm nhận được hương vị ngọt ngào của đồng quê, tiềm năng của đất và công sức của con người.

Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. Nhưng ruộng đồng các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ bốn mùa xanh tươi. Khai thác lợi thế gần thị trường Hà Nội, các địa phương này phát triển mạnh nông sản hàng hoá. Trình độ canh tác của người dân ở đây vào hạng “siêu”. Cứ xem mỗi m2 đất trồng xen nhiều loại cây mới biết đất có giá trị như thế nào và người nông dân yêu quý đất biết bao. Trên một mảnh đất lúc nào cũng cho thu hoạch, mùa nào thức ấy, từ cây tinh dầu, dược liệu, cây giống đến các loại cây ăn quả như chuối, bưởi, cam, quýt, cây cảnh. Nông dân chắt chiu từng tấc đất, nâng cao vòng quay của đất. Không cho đất nghỉ nhưng cũng không vì thế mà bóc lột đất. Đi lên từ đồng đất, người nông dân biết làm giàu từ ruộng vườn. Có hộ ở xã An Vỹ [Khoái Châu] xây nhà 3-4 tầng từ trồng cỏ ngọt. Nhiều xã phát triển trang trại quy mô lớn kết hợp chăn nuôi, thả cá, trồng cây ăn quả. Ngày càng nhiều những ông chủ trang trại có “máu mặt”, tài sản cơ ngơi lên tới hàng tỷ đồng. Mô hình chuyển đổi nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở xã Mễ Sở [Văn Giang] được nhiều nơi biết đến. Mới đây, Mễ Sở được đón đoàn cán bộ nước Cu Ba anh em đến tham quan học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mỗi ha đất ở đây trồng cam đường canh, quất cảnh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Cứ vào cuối năm, người trồng quất, trồng cam lại bận rộn không ngơi tay chuẩn bị cho thị trường tết. Vùng chuyên canh rau ở xã Yên Phú [Yên Mỹ] tận dụng lợi thế gần các khu công nghiệp, giao thông thuận lợi, người dân trồng rau quanh năm, mùa nào giống đó, su hào, hành tỏi, cải bẹ, cải bắp, súp lơ, vùng trồng rau an toàn, vùng trồng ngô ngọt. Vào dịp cuối năm, cũng là mùa thu hoạch, bình quân mỗi ngày có 5-7 xe ô tô và hàng chục xe máy thu mua rau đi bán tại các thành phố, thị xã, khu công nghiệp. Những ngày này, đồng ruộng nhộn nhịp, ríu rít tiếng người. Làng quê rộn rã được mùa. Rau xanh Yên Phú có mặt khắp các vùng miền trong nước. Mỗi năm, người dân trong xã thu hơn 21,5 tỷ đồng từ bán rau.

Các huyện đất trũng Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ gắn bó với cây lúa, quy hoạch ổn định diện tích đất trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nông dân. Những năm gần đây, các địa phương này mở rộng vùng lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá diện tích hàng chục nghìn ha với các giống lúa chất lượng gạo ngon, bán được giá, được thị trường ưa chuộng như bắc thơm số 7, nếp TK90. Những giống lúa lai như Dương Quang 18, SYN6, N.ưu 69 với ưu thế năng suất cao vượt trội, chống chịu sâu bệnh, chất lượng không thua kém lúa thuần được đưa vào thâm canh, góp phần tăng năng suất, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa. Thạc sỹ Nguyễn Văn Tuấn [Sở Nông nghiệp-PTNT], một chuyên gia về giống lúa của tỉnh bày tỏ ước muốn xây dựng thương hiệu cho giống lúa của Hưng Yên, một tỉnh vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với nền văn minh lúa nước. Hy vọng thời gian không xa, hạt gạo Hưng Yên sẽ có được thương hiệu, sánh ngang với gạo tám Hải Hậu [Nam Định], gạo Nàng thơm [Long An]. Không chỉ trông vào cây lúa, người nông dân biết khai thác tiềm năng của đất, cải thiện thu nhập, làm giàu từ vụ đông. Với chủ trương đất nào cây ấy, vụ đông tươi tốt với nhiều loại rau màu, từ dưa chuột, cà chua xuất khẩu đến các loại củ quả, rau gia vị, những loại rau xanh có nguồn gốc ôn đới. Đồng ruộng luôn phủ kín màu xanh no ấm. Nông dân vùng thuần nông Phù Cừ bám đất bám đồng, chịu thương chịu khó làm vụ đông không cho đất nghỉ, bắt đất sinh sôi. Đất không phụ công người. Những ngày cuối năm, bà con tất bật ra đồng thu hái bí xanh, dưa chuột cung cấp cho thị trường tết. Ông Nguyễn Hữu Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ phấn khởi: Nhiều hộ ở các xã Đoàn Đào, Phan Sào Nam, thị trấn Trần Cao thu hàng chục triệu đồng từ bí xanh, bí ngô, dưa chuột xuất khẩu. Làm vụ đông giải toả sức ép lao động nông nhàn, giảm tình trạng nông dân rời quê lên thành phố làm thuê. Nông dân Nguyễn Văn Đình ở xã Đoàn Đào khoe: trồng bí xanh làm như chơi mà ăn thật. Gia đình chúng tôi xây nhà hai tầng, mua xe máy từ trồng bí xanh, nuôi hai con học đại học cũng từ bí xanh…Vùng đất nhãn Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên mấy năm gần đây chuyển đổi mạnh từ những cây nhãn tạp sang trồng nhãn ngon, nhãn đặc sản. Vườn nhãn xum xuê, quả sai trĩu cành luôn hấp dẫn du khách. Năm 2009 vừa qua, mặc dù ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng nhãn chỉ đạt khoảng 20 nghìn tấn, giảm hơn một nửa so với vụ nhãn năm 2008 song bù lại bán được giá cao. Cây nhãn vẫn là cây trồng quan trọng, cho thu nhập chỉ đứng thứ hai sau lúa. Những vườn nhãn có tiếng như vườn nhà anh Cảnh, phường Lam Sơn, vườn ông Quỹ, anh Tám ở xã Hồng Nam [thành phố Hưng Yên] mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. Mùa xuân, hoa nhãn nở, từng đàn ong rộn ràng đi lấy mật mang theo hương vị thơm ngát của đất trời.

Những năm qua, hàng trăm tỷ đồng được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các trạm bơm, nạo vét sông trục, kênh mương. Hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất đang dần được hoàn chỉnh. Năm 2010, những dự án quy mô lớn như dự án nạo vét sông Điện Biên, nạo vét thoát lũ sông Đồng Quê - Cửu An, nâng cấp tuyến đê tả sông Hồng với nguồn vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng được triển khai thực hiện không những bảo đảm tưới tiêu, giải toả nỗi lo “chiêm khê mùa úng” trong nội đồng, tạo điều kiện thâm canh tăng vụ mà còn góp phần bảo vệ sản xuất, khai thác tiềm năng kinh tế vùng đất bãi. Máy cày, máy cấy, máy gặt đập và những tiến bộ kỹ thuật đưa vào đồng ruộng đã giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng. Nông dân không phải quanh năm “đầu tắt mặt tối”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” mà vẫn khá giả.

Theo ước tính của ngành chuyên môn, giá trị canh tác bình quân toàn tỉnh năm 2009 đạt hơn 80 triệu đồng/ha, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hoá. Hệ thống thuỷ lợi, giao thông được đầu tư xây dựng, tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cùng với sự năng động, nhạy bén của nông dân, biết cách làm ăn, lựa chọn cây trồng phù hợp với đồng đất, thị trường đầu ra, những đồng khô cỏ úa, đất cằn sỏi đá được cải tạo, vun đắp sẽ đơm hoa kết trái, đem lại mùa xuân ấm no. Nông nghiệp luôn là mặt trận sản xuất hàng đầu. Khai thác tiềm năng, thế mạnh từ đất để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phạm Đức Nhuận

Video liên quan

Chủ Đề