Lo ảnh hưởng của dịch covid-19 danviet.vn

Kể từ sau Tết Nguyên Đán, miền Bắc bước vào đợt mưa rét kỷ lục trong những năm gần đây và dự báo sẽ kéo dài đến hết tháng 2/2022. Hiện tượng thời tiết cực đoan, kèm với đó là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khi mỗi ngày ghi nhận 5 - 7 nghìn ca tại Hà Nội và giá xăng tăng đã ảnh hưởng lớn đến giá cả thực phẩm tại thủ đô.

Giá rau tăng 2-3 lần, các loại thịt tăng nhẹ

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các chợ dân sinh như Nghĩa Tân, Xuân Đỉnh… ngày 24/2, các loại rau, củ đều tăng cao.

“Từ cuối tuần trước khi mưa rét kéo dài, giá rau tăng cao hơn những ngày thường gấp 2-3 lần so với thời điểm này của năm trước. Đồng thời, hàng cũng không có nhiều nên giá cứ thế tăng mạnh. Tiểu thương như chúng tôi, lãi vẫn vậy mà giá tăng cao người dân kêu quá!”, chị Hà - tiểu thương tại chợ Xuân Đỉnh [Bắc Từ Liêm] chia sẻ với phóng viên Dân Việt.

Chợ dân sinh, giá rau tăng 2-3 lần. Ảnh Q.M.

Cụ thể, các loại rau xanh như cải cúc 10.000đ/bó, rau cần giá 15.000đ/bó, rau diếp thơm 28.000đ/kg, rau bắp cải trắng, cải thảo có giá 26.000đ/kg. Hành lá hiện có giá 15.000đ/kg, rau thơm khoảng 45.000đ/kg, giá cà chua 30.000đ/kg. Riêng rau súp lơ xanh có giá cao nhất 50.000đ/kg.

Do dịch Covid-19 tăng cao ở Hà Nội nên giá các loại nguyên liệu xông cũng đắt đỏ và thậm chí một số không có hàng để bán.

Trong đó, củ sả hiện nay có giá dao động 40.000 - 50.000đ/kg, gừng là 40.000đ/kg, rau tía tô cũng tăng lên 50.000đ/kg. Đặc biệt, tiểu thương còn bán gừng, sả, rau tía tô theo bó chỉ việc xông với giá 50.000đ.

Chị Trần Thị Lý - tiểu thương bán rau tại chợ Nghĩa Tân [Cầu Giấy] cho biết, thời điểm này nguồn hàng khan hiếm, tiểu thương phải cam kết nhập số lượng đều mỗi ngày thì mới có hàng để bán, giá tăng cao nhưng không dễ nhập hàng.

Không chỉ giá rau tăng mà thịt lợn được bán ở những chợ dân sinh cũng tăng nhẹ so với thời điểm này của năm trước. Theo đó, thịt lợn ba chỉ hiện có giá cao nhất đến 190.000đ/kg, chân giò 170.000đ/kg, thịt nạc 150.000đ/kg. Thịt bò gần như là mặt hàng bình ổn nhất ở thời điểm hiện tại với giá dao động từ 240.000 - 310.000đ/kg.

Các mặt hàng thực phẩm ở siêu thị gần như bình ổn giá. Ảnh Q.M.

Trong khi đó, ở một số siêu thị như Vinmart, BigC giá rau củ và thịt lợn vẫn được giữ bình ổn. Tuy nhiên, những mặt hàng này ở siêu thị thường có giá cao hơn chợ dân sinh nên thời điểm này gần như chợ và siêu thị giá các mặt hàng thực phẩm cao như nhau.

“Từ sau Tết, ngày nào tôi cũng đi chợ để mua thức ăn, nhưng trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá rau ở Hà Nội thực sự leo thang mạnh. Thậm chí, nếu đi chợ muộn nhiều loại rau không có hàng, phải chuyển loại khác giá cao hơn. Rau vẫn phải mua hàng ngày vì không để tủ đá được như thịt, dù giá cao vẫn phải chấp nhận mua, chỉ có điều số lượng giảm bớt thôi”, chị Nguyễn Cúc [Cầu Giấy, Hà Nội] chia sẻ.

Như vậy, có thể thấy, rau gần như là loại thực phẩm không thể thay thế nên mức giá tăng cao gấp 2-3 lần người dân vẫn phải lựa chọn. Trong khi đó, nếu thịt tăng quá cao, tâm lý người dân sẽ chuyển sang mua cá hoặc tôm hay những thực phẩm đóng hộp thay thế.

Lùi cải cách tiền lương tới thời điểm thích hợp

Mới đây, trong phiên bế mạc quốc hội đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tính đến nay quốc hội đã lùi cải cách tiền lương tới 2 lần. Lần 1 là thời điểm tăng lương vào 7/2021. 

Như vậy, đến tháng 7/2022, cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Quốc hội thêm một lần nữa quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương do tác động của dịch Covid-19. Ảnh: N.G

Ông Bùi Văn Cường - Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định, cải cách tiền lương là vấn đề rất quan trọng, tác động đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. 

"Tuy nhiên, 2 năm qua, dịch Covid-19 đã tác động hết sức nghiêm trọng đến kinh tế xã hội. Ngân sách của nhà nước đã khó khăn lại phải chi rất nhiều cho công tác phòng chống dịch và chăm lo cho người dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Do vậy, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII quyết định tiếp tục lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp. Còn thời điểm thích hợp là bao giờ thì Quốc hội giao Chính phủ, các cơ quan liên quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định", ông Cường thông tin.

Như vậy, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lương hưu vẫn giữ nguyên 1,49 triệu đồng/tháng như mức áp dụng từ năm 2019, chưa tăng lên 1,6 triệu đồng.

Cải cách tiền lương theo lộ trình

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Bùi Sỹ Lợi - Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, ông chia sẻ với những khó khăn mà Chính phủ đang gặp phải.

"Về cơ bản, việc cải cách tiền lương thực hiện được một bước. Tiền lương của khối doanh nghiệp đã được cải cách gần tiếp cận được tới mức sống tối thiểu, tuy nhiên lương ở khu vực công chức thì chưa được cải thiện", ông Lợi nói.

Theo Nghị quyết 27 Trung ương 7 khóa XII, cơ cấu bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [khu vực công] gồm: Lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương] và các khoản phụ cấp [chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương]; bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

Theo ông Lợi, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc khó khăn trong cải cách tiền lương khu vực công chức.

Nguyên nhân đầu tiên là do dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nguồn ngân sách nhà nước phần lớn đã dùng để chi chăm lo đời sống an sinh cho người dân.

Nguyên nhân thứ 2 là do chúng ta chưa tinh giảm được bộ máy hành chính. Hiện nay bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh, khó có ngân sách nào đáp ứng được.

Nguyên nhân thứ 3 là mặc dù chỉ số CPI năm nay của Việt Nam không tăng cao, chỉ trên dưới 4% nhưng nguyên nhân là do công nhân, lao động khó khăn, người lao động mua sắm ít, nên chỉ số trượt giá thấp.

"Quan trọng hơn, nếu cải cách tiền lương vào thời điểm này giá trị đồng tiền có thể bị mất đi, sức mua giảm, lạm phát có thể tăng cao. Như vậy thì  hiệu quả cải cách tiền lương không còn", ông Lợi nói.

Trong lúc kinh tế khó khăn, tiền lương không được cải thiện thì đời sống của công nhân viên chức lại càng khó khăn hơn. Vì thế, ông Lợi cho rằng phương án là nếu chúng ta chưa cải cách tiền lương toàn diện được thì nên cải cách theo lộ trình, ưu tiên cho nhóm có tiền lương thấp nhất. Thay vì một phát tăng tiền lương cơ bản từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng, có thể tính toán tăng tiền lương làm nhiều lần để đạt được giá trị tối đa 100% tiền mà ta muốn tăng.

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng nên cải cách tiền lương theo lộ trình, ưu tiên cải cách tiền lương với nhóm có lương hưu thấp trước. Ảnh: I.T

"Sở dĩ chúng ta vẫn chưa thể cải cách tiền lương là vì chưa tìm được "điểm rơi" phù hợp. Lúc này công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang đang rất tâm tư, chúng ta cần có cách thức truyền thông để họ đồng thuận và chia sẻ với những khó khăn của Chính phủ", ông Lợi nói.

"Mong muốn của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là được trả lương theo đúng giá trị sức lao động để nâng cao đời sống. Cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập là một trong những yếu tố để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế", ông Lợi nói.

Cải cách tiền lương với nhóm có lương hưu thấp dưới 2,5 triệu đồng 

Đánh giá cao Nghị quyết của Quốc hội trong việc "ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995", ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, điều này thể hiện quyết tâm chính trị cao của Chính phủ để cải cách lương cho người về hưu.

Quyết định tăng lương hưu cho người về hưu được đưa ra theo đề xuất của Chính phủ, do Bộ LĐTBXH tham mưu xây dựng. Hiện Chính phủ đang hoàn thiện hồ sơ để cố gắng ngày 1/1/2022 có chính sách lương hưu mới, trong đó mức lương thấp nhất là 2,5 triệu đồng. Mục tiêu ưu tiên cải cách tiền lương hưu cho người về hưu trước năm 1995.

Ông Lợi cho rằng, đây là nhóm người khó khăn nhất hiện nay vì đa phần đều những người có tuổi cao, sức khỏe yếu. Nhóm này có khoảng 1 triệu người - không nhiều, ngân sách hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Trao đổi với Pv Báo Dân Việt, ông Phạm Minh Huân - Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH đồng quan điểm với ông Lợi. Ông Huân cho rằng, nên làm nhanh làm gấp với việc "tăng lương hưu cho đối tượng về hưu trước năm 1995". Vấn đề này từng được đưa ra bàn thảo, đề xuất nhiều lần.

Nhận định về tiến độ cải cách tiền lương, ông Huân cho rằng còn quá chậm."Để làm được điều này vấn đề quan trọng nhất là tinh giản bộ máy hành chính. Song song với đó là công tác tạo nguồn kinh phí để cải cách", ông Huân nói.

Video liên quan

Chủ Đề