Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ

Một trong những căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự là có giao dịch dân sự. Đây cũng là căn cứ thông dụng nhất, phổ biến nhất trên thực tế. Không phải giao dịch dân sự nào cũng sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ […]

Một trong những căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự là có giao dịch dân sự. Đây cũng là căn cứ thông dụng nhất, phổ biến nhất trên thực tế. Không phải giao dịch dân sự nào cũng sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ liên quan bởi sẽ có những giao dịch là bất hợp pháp.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Thứ nhất, tìm hiểu về giao dịch dân sự

Theo quy định tại điều 116 Bộ luật Dân sự [BLDS] 2015 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Từ quy định tại điều luật này có thể xác định: kết quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí [hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương – một bên hoặc nhiều bên] làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

– Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định. Do vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể:

Thứ nhất: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ tư: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Xem thêm: Nhiệm vụ quyền hạn của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ năm: Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ‎ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và nhà nước; bảo đảm an toàn pháp l‎ý cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.

Thứ hai, về giao dịch dân sự vô hiệu

So với quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại BLDS 2005, BLDS 2015 có bổ sung thêm cụm từ “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Đây là quy định cần thiết, bởi lẽ các quy định về điều kiện có hiệu lực của BLDS để áp dụng cho đa số các trường hợp nhằm đảm vảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc vô hiệu giao dịch dân sự là không cần thiết. Thực tế, cho thấy giao dịch có thể thiếu điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015 nhưng vẫn không vô hiệu. Chẳng hạn như quy định tại điểm a khoản 2 điều 125 BLDS 2015, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó thì không bị xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Sự bổ sung quy định này thể hiện sự linh hoạt trong các quy định của pháp luật.

Như vậy, hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng được xác lập không đảm bảo một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Điều kiện vô hiệu đối với hợp đồng dân sự được qui định như đối với dân sự vô hiệu.

2. Giao dịch dân sự vô hiệu trong tiếng anh là gì?

– Giao dịch dân sự vô hiệu trong tiếng anh là Invalid Civil Contract.

– Định nghĩa giao dịch dân sự vô hiệu trong tiếng anh được hiểu là:

Invalidity civil contract means a contract established that does not guarantee one of the effective conditions of the contract. Invalid conditions for civil contracts are prescribed as for invalid civil.

Xem thêm: Học thuyết thành tín tuyệt đối là gì? Nội dung và hậu quả của việc vi phạm thành tín?

– Một số từ vựng tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:

Arraignment: Sự luận tội

Accountable: Có trách nhiệm

Accountable to: Chịu trách nhiệm trước…

Accredit: Ủy nhiệm, ủy quyền, bổ nhiệm, ủy thác

Acquit: Tuyên bố vô tội, xử trắng án

Act as amended: Luật sửa đổi

Act and deed: Văn bản chính thức [có đóng dấu]

Xem thêm: Hành vi tham nhũng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả?

Act of legislation: Sắc luật

Act of God: Thiên tai, trường hợp bất khả kháng

Affidavit: Bản khai

Argument: Lý lẽ, lập luận

Argument for: Lý lẽ tán thành

Argument against: Lý lẽ phản đối

3. Phân loại và hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu?

Thứ nhất, phân loại giao dịch dân sự vô hiệu

Các trường hợp giao dịch bị vô hiệu có thể được phân thành hai nhóm chính: Vô hiệu tuyết đối [hay còn gọi là vô hiệu đương nhiên] và vô hiệu tương đối [hay còn gọi là vô hiệu bị tuyên]. Sự phân loại nêu trên dựa vào một số đặc điểm thể hiện bản chất của hai khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Đó là:

Xem thêm: Chiến tranh là gì? Phân loại, bản chất và hậu quả chiến tranh?

Thứ nhất là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch. Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao dịch vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và bị toà án tuyên bố vô hiệu.

Thứ hai là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế. Còn đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập [Điều 132 BLDS 2015]. Có một điểm cần lưu ý là trường hợp vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức cũng thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đối nhưng theo quy định của Điều 132 BLDS 2015 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập [giống như các trường hợp vô hiệu tương đối, bởi vì, hiệu lực của giao dịch phụ thuộc vào ý chí của chủ thể mà không phải là của Nhà nước].

Thứ ba, giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối có thể bị vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của toà án mà đương nhiên không có giá trị, vì giao dịch vi phạm pháp luật nghiêm trọng cho nên Nhà nước không bảo hộ. Còn đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì quyết định của toà án là cơ sở làm cho giao dịch trở nên vô hiệu. Quyết định của toà án mang tính chất phán xử. Toà án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên [hoặc của đại diện hợp pháp của họ]. Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước toà các cơ sở của yêu cầu. Dựa trên những minh chứng đó toà án mới cân nhắc để ra quyết định giao dịch có bị coi là vô hiệu hay không.
Thứ tư là sự khác biệt về mục đích. Các trường hợp pháp luật quy định giao dịch vô hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công [lợi ích của Nhà nước, của xã hội nói chung]. Còn các trường hợp pháp luật quy định vô hiệu tương đối là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho chính các chủ thể tham gia giao dịch.

– Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Là hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng.

Khi có những căn cứ cho là toàn bộ điều khoản của hợp đồng vô hiệu, thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu có thể xuất phát từ sự vi phạm nội dung hợp đồng, nhưng cũng có thể là những căn cứ khác như: mục đích, năng lực giao kết hợp đồng, hợp đồng giả tạo…

Lưu ý: Có những hợp đồng vô hiệu toàn bộ nhưng đối với một số điều khoản được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng có vai trò độc lập với hợp đồng, thì khi hợp đồng vô hiệu toàn bộ, các điều khoản đó cũng có thể được công nhận có hiệu lực nếu đủ các điều kiện luật định mà không lệ thuộc vào hiệu lực của toàn bộ hợp đồng.

– Hợp đồng vô hiệu từng phần [vô hiệu một phần]: Là những hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp lí nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của hợp đồng đó.

Đối với một hợp đồng vô hiệu từng phần, ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại vẫn có giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi phầm hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Thứ hai, hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu

Tại điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

1. Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trang ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được tịch thu theo qui định của pháp luật.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do bộ luật này, luật khác có liên quan qui định.

Tuỳ theo từng trường hợp vi phạm cụ thể mà Toà án có thể buộc các bên gánh chịu hậu quả theo một trong ba phương thức khác nhau: 1] Hoàn trả song phương: các bên đều phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được từ bên kia; 2] Hoàn trả đơn phương: một bên được hoàn trả lại tài sản giao dịch, còn tài sản giao dịch thuộc bên kia [bên vi phạm] thì bị tịch thu sung công quỹ; 3] Tịch thu toàn bộ: Mọi tài sản giao dịch của cả hai bên vi phạm đều bị tịch thu sung công quỹ. Chế tài này thường được áp dụng đối với các quan hệ dân sự trong các vụ án hình sự.

Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì Toà án chỉ áp dụng một trong số hai phương thức: hoặc hoàn trả song phương hoặc hoàn trả đơn phương. Phương thức hoàn trả song phương thường được áp dụng đối với các trường hợp giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do người xác lập không nhận thức được hành vi của mình. Còn phương thức hoàn trả đơn phương thì thường được áp dụng đối với giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ [3].

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Toà án có thể áp dụng một trong cả ba phương thức nêu trên [hoặc hoàn trả song phương, hoặc hoàn trả đơn phương cho một bên và tịch thu đối với bên kia, hoặc tịch thu toàn bộ đối với cả hai bên].

Tóm lại, xét riêng phương thức tịch thu toàn bộ thì nhận thấy rằng phương thức này chỉ được áp dụng cho một số trường hợp vô hiệu tuyệt đối, chứ hoàn toàn không được áp dụng cho các trường hợp vô hiệu tương đối.

Video liên quan

Chủ Đề