Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính theo công thức: PN = P2 - P1.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào?

Xem đáp án » 06/03/2020 2,677

Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?

Xem đáp án » 06/03/2020 751

Thể tích V của vật được tính thế nào?

Xem đáp án » 06/03/2020 673

Xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức FA = .....

Xem đáp án » 06/03/2020 538

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

Câu 1. Hãy dự đoán

- Treo một vật nặng vào lực kế (Hình 17.1a), sau đó nhúng vật chìm trong nước (Hình 17.1b). Số chỉ của lực kế có bị thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Tại sao?

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

- Thả một vật vào trong nước, khi nào vật đó nổi lên, chìm xuống hay lơ lửng? Tại sao?

Trả lời:

- Số chỉ của lực kế có thay đổi, số chỉ này nhỏ hơn so với số chỉ của lực kế khi để vật trong không khí vì có lực đẩy của nước đã tác dụng vào vật.

- Thả một vật vào trong nước, khi nào vật đó nổi lên, chìm xuống hay lơ lửng:

+ Vật nổi lên: Lực đẩy của nước lớn hơn trọng lực của vật

+ Vật chìm xuống: Lực đẩy của nước nhỏ hơn trọng lượng của vật.

+ Vật lơ lửng trong nước: Lực đẩy của nước bằng trọng lực của vật.

Câu 2. Hãy đưa ra phương án: Làm thế nào để đo được trọng lượng PN của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ?

Trả lời:

Trọng lượng của lượng nước bị vật chiếm chỗ = số chỉ của lực kế trước khi nhúng vật vào trong nước - số chỉ của lực kế sau khi nhúng vật vào trong nước.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Vật ở trong chất lỏng tác dụng một lực hướng ... theo phương thằng đứng. Lực này gọi là lực đẩy Ac-si-met.

Trả lời:

Vật ở trong chất lỏng tác dụng một lực hướng từ dưới lên theo phương thằng đứng. Lực này gọi là lực đẩy Ac-si-met.

2. Lực này có phụ thuộc vào trong lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ không? Tại sao?

Trả lời:

Theo kết quả thí nghiệm thu được, lực đẩy Ac-si-met có phụ thuộc vào trọng lượng riêng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

3. Chứng minh rằng độ lớn của lực đẩy Ac-si-met được xác định bằng mối liên hệ: $F_A = P_N = d_1V_2$.

Trong đó, $d_1$ là trọng lượng riêng của chất lỏng, V1 là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Trả lời:

Ta có: Định nghĩa trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng của một vật được tính bằng trọng lượng của vật đó chia cho thể tích của nó (khác với khối lượng riêng).

$F_A = P_N = \frac{P_N}{V_N} \times V_N = d_1 \times V_1$

Trong đó:

$F_N$ là trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

$V_N = V_1$ là thể tích của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

$d_1$ là trọng lượng riêng của chất lỏng.

4. Vật đang ở trong lòng chất lỏng (hình 17.2)

- Vật chịu tác dụng của những lực nào?

- Hãy vẽ các vecto lực tác dụng lên vật ở trong chất lỏng tương ứng với các hình vẽ trong hình 17.2

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

Trả lời:

Vật chịu tác dụng của các lực: Trọng lực và lực đẩy Ac-si-met.

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

5. Vật đang nổi trên mặt chất lỏng (Hình 17.3)

Vật đang nổi trên bề mặt chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Hãy so sánh lực đẩy Ác-si-met trong trường hợp vật bị nhúng chìm hoàn toàn. Vẽ hình minh họa.

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

Trả lời:

- Vật đang nổi trên bề mặt chất lỏng chịu tác dụng của các lực: Trọng lực, lực đẩy Ác-si-mét.

- Lực đẩy Ác-si-mét trong trường hợp vật nổi trên mặt chất lỏng lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét trong trường hợp vật bị nhúng chìm hoàn toàn.

- Hình vẽ minh họa:

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Từ công thức $P_V = d_VV_V$ ($d_V$ là trọng lượng riêng của vật, $V_V$ là thể tích của vật), $d$ là trọng lượng riêng của chất lỏng, hãy chứng minh rằng khi vật đang trong lòng chất lỏng:

- Vật sẽ chìm xuống khi $d_V > d$.

- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi $d_V = d$.

- Vật sẽ nổi lên khi $d_V < d$.

Trả lời:

Khi vật đang ở trong lòng chất lỏng: $F_A = d \times V_V$.

  • Nếu $d_V > d$ thì $P_V > F_A$ nên vật chìm xuống.
  • Nếu $d_V = d$ thì $P_V = F_A$ nên vật lơ lửng trong chất lỏng.
  • Nếu $d_V < d$ thì $P_V < F_A$ nên vật nổi lên.

Bài 2. Tại sao kéo gầu nước từ giếng lên (Hình 17.4) khi gầu còn ở trong nước thì kéo dễ dàng hơn so bới khi gầu đã lên khỏi mặt nước?

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

Trả lời:

* Khi gầu còn ở dưới nước, gầu nước chịu tác dụng của ba lực:

- Trọng lực hướng từ trên xuống dưới.

- Lực đẩy Ac-si-met hướng từ dưới lên.

- Lực căng dây dưới từ dưới lên (lực này do lực kéo của tay truyền đến).

- Khi gầu nước ở trong không khí, gầu nước chịu tác dụng của hai lực:

  • Trọng lực hướng từ trên xuống.
  • Lực căng dây hướng từ dưới lên.

=> Từ đó, dễ thấy rằng khi kéo gầu nước trong nước sẽ dễ hơn khi kéo trong không khí.

D. Hoạt động vận dụng

Bài 1. Vật nổi trên mặt nước như hình 17.5 gồm quả cầu kim loại gắn chặt với khối gỗ. Nếu lật úp miếng gỗ cho quả cầu nằm trong nước thì mực nước trong bình có thay đổi không?

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

Trả lời:

- Khi lật úp miếng gỗ cho quả cầu nằm trong nước thì mực nước trong bình có thay đổi.

- Khi lật úp miếng gỗ thì thể tích nước thay đổi (dâng lên hoặc hạ xuống) bằng thể tích quả cầu.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 8
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 8
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 8
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 8
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8

Giải Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Cho mỗi nhóm học sinh:

– Một lực kế 0 – 2,5N.

– Một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3.

– Một bình chia độ.

– Một giá đỡ.

– Kẻ sẵn các bảng ghi kết quả vào vở.

1. Đo lực đẩy Ác-si-mét

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

a) Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí (H.11.1)

Cách đo: Treo vật vào lực kế để thẳng đứng, đọc chỉ số trên lực kế từ đó suy ra trọng lượng P của vật.

b) Đo lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước (H.11.2)

Cách đo: Treo vật nặng vào lực kế, sau đó nhúng vào cốc nước, để lực kế thẳng đứng. Đọc chỉ số trên lực kế từ đó suy ra lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước.

C1 (trang 40 SGK Vật Lý 8): Xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức FA = …..

Lời giải:

Công thức: FA = d.V

Đo ba lần, lấy kết quả ghi vào báo cáo.

2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.

a) Đo thể tích của vật nặng, cũng chính là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

– Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào (H.11.3) – vạch 1 (V1).

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

– Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước (H.11.4) – vạch 2 (V2).

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

C2 (trang 41 SGK Vật Lý 8): Thể tích V của vật được tính thế nào?

Lời giải:

Thể tích (V) của vật được tính theo công thức: V = V2 – V1.

b) Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.

– Dùng lực kế đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 1: P1.

– Đổ thêm nước vào bình đến mức 2. Đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 2: P2.

C3 (trang 41 SGK Vật Lý 8): Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách nào?

Lời giải:

Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính theo công thức: PN = P2 – P1.

3. So sánh kết quả đo P và FA. Nhận xét và rút ra kết luận.

Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.


Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét

Họ và tên học sinh: ………………………….. Lớp………………..

1. Trả lời câu hỏi:

C4 (trang 42 SGK Vật Lý 8): Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?

Lời giải:

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị: N/m3

V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị: m3

C5 (trang 42 SGK Vật Lý 8): Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào?

Lời giải:

Để kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, ta cần phải đo:

a) Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (FA)

b) Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (PN)

2. Kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét

Lần đo Trọng lượng P của vật (N) Hợp lực F của trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng chìm trong nước (N) Lực đẩy Ác-si-mét FA = P – F (N)
1 1,5 0,7 0,8
2 1,6 0,8 0,8
3 1,5 0,8 0,7

Kết quả trung bình:

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

3. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật

Lần đo Trọng lượng P1 (N) Trọng lượng P2 (N) Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ: PN = P2 – P1 (N)
1 1 1,7 0,7
2 1 1,8 0,8
3 0,9 1,8 0,9

Làm thế nào để đo được trọng lượng pn của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ

4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận

+ Kết quả đo có sai số, do có các sai sót trong quá trình đo, hoặc do đọc sai giá trị lực kế.

+ Kết luận: Nếu bỏ qua sai số trong quá trình đo thì lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.