Kinh đô nước chăm pa ở đâu

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • Yogile247
  • Câu trả lời hay nhất!
  • 28/04/2020

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SỬ 6 - TẠI ĐÂY

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề ôn tập Chương 3 môn Lịch sử 6 năm 2021

Lớp 6 Lịch sử Lớp 6 - Lịch sử

Kinh đô nước Chăm Pa đóng ở đâu?

A. Bạch Hạc [Phú Thọ].

B. Sin-ha-pu-ra [ Trà Kiệu - Quảng Nam].

C. Cổ Loa [Đông Anh].

D. Phong Khê [Đông Anh - Hà Nội].

Các câu hỏi tương tự

Thành Đồ Bàn hay Vijaya [tiếng Phạn विजय, nghĩa Việt: Thắng lợi] còn gọi là thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố Quy Nhơn [tỉnh Bình Định, Việt Nam] 27 km về hướng tây bắc, là tên kinh đô của Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Vijaya đồng thời cũng là tên gọi của một trong bốn địa khu/vùng/tiểu quốc của Chăm Pa, Địa khu Vijaya.

Lịch sử

Tháp Cánh Tiên hiện còn trong thành Vijaya xưa

Sau khi kinh đô cũ Indrapura bị quân đội Lê Hoàn của Đại Cồ Việt tấn công và phá hủy năm 982. Triều đình Chăm Pa lánh nạn vào phương Nam. Lưu Kế Tông, một vị tướng của Lê Hoàn đã ở lại và cai trị khu vực bắc Chăm từ Quảng Bình vào Quảng Nam ngày nay.

Ở phía Nam, người Chăm đã tôn một vị lãnh đạo của mình lên ngôi với tên hiệu là Harivarman II vào năm 988. Ông đã cho xây dựng Vijaya là quốc đô của mình. Sau cái chết của Lưu Kế Tông, người Việt rút lui khỏi vùng đất phía bắc, Harivarman II đã lấy lại và dời đô và kinh đô cũ Indrapura, tuy nhiên tới khoảng năm 999 vị vua kế tiếp là Sri Vijaya Yangkupu đã vĩnh viễn dời đô về Vijaya. Việc dời đô về Vijaya được Tống sử ghi lại khi đoàn sứ thần của Chăm Pa tới nhà Tống [Trung Quốc] vào năm 1005.

Trong 5 năm thế kỷ là kinh đô, Vijaya phải chịu nhiều cuộc tấn công từ Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm, Nguyên Mông. Người Khmer đã tấn công vào rất nhiều lần, có những thời gian Vijaya chịu sự cai trị của Chân Lạp từ 1145-1149 và 1190-1192. Xiêm La dưới thời vương triều Sukhothai cũng góp phần vào trận chiến năm 1313 nhưng sau đó đã rút lui bởi sự can thiệp của nhà Trần [Đại Việt], Nguyên Mông tấn công Vijaya và năm 1283. Nhưng nhiều nhất vẫn là các cuộc tấn công từ các vương triều Đại Việt, các thống kê cho thấy Vijaya bị tấn công từ Đại Việt vào các năm 1044, 1069, 1074 [nhà Lý], 1252, 1312, 1377 [nhà Trần], 1403 [nhà Hồ], 1446, 1471 [nhà Lê]. Trận chiến tại thành Vijaya vào năm 1471 với quân đội nhà Lê [Đại Việt] cũng chấm dứt sự tồn tại sau 5 thế kỷ là quốc đô của Vijaya, Chăm Pa mất hoàn toàn miền bắc vào Đại Việt và lui về vùng phía nam đèo Cù Mông.

Thời gian biểu

Năm 982 triều đại vua Yangpuku Vijaya [tiếng Hán Việt là Ngô Nhật Hoan ?] thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.

Năm 1376, trong trận Đồ Bàn, vua Trần Duệ Tông đem 120.000 quân bộ, thủy đánh thành Đồ Bàn bị Chế Bồng Nga đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận.

Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 200.000 lính vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt, phải rút quân về nước.

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn lục, thủy quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Đồ Bàn.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng Đế nhà Tây Sơn, đóng đô ở đây, nên còn gọi là thành Hoàng Đế, ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn.

Năm 1799, thành bị quân Nguyễn Ánh chiếm, đổi gọi là thành Bình Định.

Ngày nay, thành Hoàng Đế là một trong những di tích giá trị, quan trọng trong nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.

Sư tử đá của Chăm Pa tại thành Vijaya vẫn còn

Vijaya nằm tại vị trí mà hiện nay là xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách quốc lộ 1A khoảng 2 km, toàn thể kinh thành nằm trên một vùng đất cao so với các cánh đồng xung quanh

Theo ghi chép trong Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Đoan, viên thông ngôn của Trịnh Hòa [người nhà Minh, Trung Quốc] đến Vijaya khoảng năm 1413 thì kinh đô Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả như sau:

Đi theo hướng tây nam một trăm lý thì sẽ tới kinh thành nơi nhà vua ngự, người ngoại quốc gọi là "Chiêm Thành". Kinh thành có lũy bằng đá bao quanh, ra vào qua bốn cổng, có lính canh gác. Điện vua thì cao và rộng, phần mái ở trên lợp ngói nhỏ hình thuẫn; bốn bức tường bao quanh có đắp trang trí công phu bằng gạch và hồ, rất gọn ghẽ. Các cánh cửa được làm bằng gỗ cứng, chạm trổ hình thù dã thú và cầm súc. Nhà cửa dân cư trong thành lợp mái tranh, chiều cao mái hiên [tính từ mặt đất] không quá ba "thước", ra vào phải khom lưng cúi đầu, ai cao quá thì thật là bực mình

Vijaya là kinh đô của Chăm Pa trong 5 thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Trong khoảng thời gian này, các triều vua Chăm cho xây dựng rất nhiều công trình ở kinh đô, nay còn lại là tám ngôi tháp.

Qua các cuộc xung đột với Đại Việt, Champa mất dần các trấn phía bắc: Indrapura, Amaravati rồi đến năm 1471 thì chính Vijaya bị quân của vua Lê Thánh Tông vây hãm. Quân nhà Lê hạ được sau khi giao tranh đẫm máu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì quân Việt bắt sống hơn 30.000 người Chiêm, trong đó có vua Trà Toàn còn 40.000 lính Chiêm tử trận. Đồ Bàn từ đó bị bỏ hoang.

Mãi đến cuối thế kỷ 18, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc mới ra lệnh xây dựng Thành Hoàng Đế trên nền cũ thành Vijaya cũ để làm kinh đô. Năm 1799 quân chúa Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm thành Hoàng Đế và đổi tên là Thành Bình Định. Sang triều Gia Long năm 1816, nhà vua cho phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.

Hiện nay dấu tích của vương triều Chăm Pa tại Vijaya còn lại là đôi sư tử bằng đá, chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14. Ngoài ra có ngôi Tháp Cánh Tiên, một trong các phong cách nghệ thuật các tháp Chăm.

Di tích Đồ Bàn hiện nay không còn mấy ngoài tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn. Trong thành vẫn còn lối đi lát đá hoa cương, một thửa giếng vuông, tượng voi đá, và bên cửa hậu là gò Thập Tháp.

Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, voi đá và nhiều tượng quái vật. Kiến trúc tháp này được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV [1074-1081] và Harivarman V [1113-1139].

Phía Bắc thành có Chùa Thập Tháp Di Đà [được xây trên nền của mười tháp Chăm cổ]; phía Nam thành có chùa Nhạn Tháp, đều là những ngôi chùa cổ. Khu vực Đồ Bàn nói chung còn giữ được nhiều di tíchliên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn như lăng Võ Tánh, lăng Ngô Tùng Châu, cổng thành cũ.

Trong lăng còn chiếc lầu bát giác cổ kính, trong lầu còn tấm bia đá khắc công tích của Ngô Tùng Châu và Võ Tánh [năm 1800]. Bia bằng đá trắng, chịu nhiều gió bụi thời gian đến nay đã mòn cả những chữ Hán khắc trên đó.

Hiện nay Phường Đập Đá nằm ngay bên ngoài thành.

Di tích xung quanh

  • Thành Bình Định
  • Tháp Hưng Thạnh
  • Tháp Dương Long
  • tháp Bánh Ít
  • Tháp Cánh Tiên
  • Núi Bà [Bình Định]

Xem thêm

  • Kandapurpura
  • Sinhapura
  • Indrapura
  • Virapura
  • Tôn giáo của người Chăm
  • Lịch sử Chăm Pa
  • Thành Đồ Bàn
  • Sự suy vong của Vương quốc Chăm Pa
  • Niên biểu quan hệ Đại Việt-Chăm Pa

Tham khảo

Tham khảo

[Nguồn: Wikipedia]

Video liên quan

Chăm Pa (tiếng Phạn: Campāpura, Campādeśa, nghia, chữ Hán: 占城 Chiêm Thành, tiếng Chăm: Nagar Cam) là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ cuối thể kỷ thứ II (sách Lâm Ấp Ký ghi năm đầu niên hiệu Sơ Bình = 192) đến năm 1832. Trước thế kỷ thứ 7, chúng tôi không thấy quốc hiệu tự xưng trong văn bia. Sau thế kỷ thứ 7, quốc hiệu Chăm Pa xuất hiện nhưng không bao giờ ghi như Chăm Pa hay Campa, mà phải gắn thêm từ pura, desa hay nagara như Campāpura, Campādeśa, Campānagara, Chiêm Thành hay Nagar Cam. Trong bài này các tác giả dùng từ Chăm Pa vì lý do theo thói quen trong tiếng Việt. Trường hợp ghi chép một cách khoa học, đúng theo sử liệu gốc thì phải ghi: Chiêm Thành, Thuận Thành (Sử sách chữ Hán) hay Nagar Cam (Sử sách chữ Chăm). Tuy nhiên, các sử sách chữ Jawi (Mã Lai) và chữ Java (Jawa) thì dùng từ Cempa từ lâu, và họ không gắn từ Nagar.

Kinh đô nước chăm pa ở đâu

Chăm Pa
Campādeśa
Campāpura
Campānagara

192–1832Thủ đô區粟 Khu Thốc, 典沖 Điển Xung (192 - 605)
Siṁhapura? Indrapura? Vīrapura? (605 - 982/1000)
佛逝 Phật Thệ, Vijaya? (982 - 1471)
Các palei lớn trong vùng Pāṇḍuraṅga (1471 - 1832)Ngôn ngữ thông dụngTiếng Chăm cổ
Tiếng Phạn[1] và sắc dân vùng caoTôn giáo chính

Shiva giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hồi giáoChính trịChính phủPhong kiếnRājadirāja Lịch sử 

• Thành lập

192

• Quốc gia tự trị dưới sự bảo hộ của các chúa Nguyễn

1697

• Tiêu vong

1832 Địa lýDiện tích 

• Tổng cộng

115.000 km2
44.402 mi2Dân số 

• năm 1000

khoảng 600.000

Tiền thân
Kế tục
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
Hồ Tôn
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
Nhà Hán
Nhà Lê sơ
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
Nhà Nguyễn
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
Hiện nay là một phần của
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
 
Việt Nam
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
 
Lào
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
 
Campuchia
Kinh đô nước chăm pa ở đâu
Loạt bài
Lịch sử Đông Nam Á

Đông Nam Á thời tiền sử

Những nền văn minh đầu tiên
   Văn hóa Đông Sơn
   Văn hóa Sa Huỳnh
   Văn hóa Óc Eo
   Văn hóa Mã Lai
   Văn hóa Java
   Văn hóa Môn - Khmer
Các vương quốc đầu đầu tiên
   Văn Lang (TK 7 TCN - 258TCN)
   Âu Lạc (258TCN-208TCN)
   Lâm Ấp (192 - 605)
   Phù Nam (1 - 630)
   Chân Lạp (550 - 717)
   Dvaravati (TK 6 - TK 11)
   Malayu (TK 4 - TK 7)
   Langkasuka (TK 4 - TK 7)
   Pan Pan (TK 4 - TK 7)
   Sailendra (732 - giữa TK 9)
   Medang (giữa TK 9 - 1049)
   Pyu (TK 3 - TK 9)
   Hariphunchai (TK 8 - TK 13)
Các quốc gia phong kiến hình thành
   Đại Việt (938 - 1887)
   Chăm Pa (TK 7 - 1693)
   Vương quốc Khmer (877 - 1863)
   Pagan (TK 9 - TK 13)
   Sukhothai (1238 - 1448)
   Ayutthaya (1351 - 1767)
   Lan Na (1254 - TK 17)
   Lan Xang (1353 - TK 18)
   Kediri (1049 - 1221)
   Majapahit (1293 - 1527)
   Srivijaya (TK 8 - TK 13)
   Melaka (1402 - 1511)
Giao lưu về văn hóa - tôn giáo
   Phật giáo đại thừa
   Phật giáo tiểu thừa
   Hindu giáo
   Hồi giáo
   Công giáo
   Ảnh hưởng của Ấn Độ
   Ảnh hưởng của Trung Hoa
Thực dân hóa từ Châu Âu
   Thuộc địa Hà Lan
   Thuộc địa Bồ Đào Nha
   Thuộc địa Anh
   Thuộc địa Tây Ban Nha
   Thuộc địa Pháp
Các phong trào dân tộc đầu thế kỷ 20
Đông Nam Á hiện nay

Xem thêm

  • Lịch sử Brunei
  • Lịch sử Campuchia
  • Lịch sử Đông Timor
  • Lịch sử Indonesia
  • Lịch sử Lào
  • Lịch sử Malaysia
  • Lịch sử Myanma
  • Lịch sử Philippines
  • Lịch sử Singapore
  • Lịch sử Thái Lan
  • Lịch sử Việt Nam
sửa

Cương vực

Cương vực của Chăm Pa lúc đầu là Quận Nhật Nam thời nhà Hán. Những năm 602-605, Tướng Lưu Phương nhà Tùy tấn công vào Việt Nam và cả hai vương quốc Vạn Xuân (nhà Tiền Lý) ở miền Bắc và Lâm Ấp ở miền Trung đều bị tiêu diệt. Cùng lúc ấy, vương quốc Chân Lạp bắt đầu tấn công vào Phù Nam ở miền Nam. Theo văn bia Chăm Pa, sau năm 605 (trong quá trình phục hưng), Campāpura (Lâm Ấp) và Iśānapura (Chân Lạp) kết nghĩa qua hôn nhân, Lâm Ấp sáp nhập một phần lãnh thổ Phù Nam cũ và được mở rộng, tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài từ dãy núi Hoành Sơn (Đèo Ngang), Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

Phân vùng

Dựa theo văn bia, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các địa danh hay tên tiểu quốc như Ulik, Indrapura, Simhapura, Amarāvati (các nước Cựu Châu), Vijaya, Śrī Vināyaka, Kauthāra (các nước Tân Châu), Mada, Mrecca, Kirata (các nước Thượng Nguyên) và Pāṇḍuraṅga (Tân Đồng Long). Trong đó, văn bản chữ Chăm sau thế kỷ 17 vẫn dùng 3 từ là Ulik (chỉ vùng Huế), Śrī Vināyaka (Sri Binay, chỉ vùng Quy Nhơn) và Pāṇḍuraṅga (Pangdarang, chỉ vùng Chăm). Còn dựa theo Đại Nam Thực Lục và văn bản Chăm, xứ Pāṇḍuraṅga (Pangdarang) có thể chia ra Bốn Đạo (Pak Palei); Đạo Phan Rang (Palei Pa-nrang), Đạo Long Hương (Liên Hương, Palei Kraong), Đạo Phan Rí (Phan Lý, Palei Parik) và Đạo Phố Hài (Palei Pajai). Palei này chỉ Đạo, không phải chỉ Làng.

Văn hóa, tôn giáo

Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Khmer, Java và Trung Quốc, đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn Độ giáo (phái Śiva, Viṣṇu), Phật giáo (phái Mật Tông) là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Thăng trầm

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào cuối thế kỷ 10 - đầu thế kỷ 11, lúc nhà Đường suy yếu, nhà Ngô-Đinh-Lê và Lý-Trần chưa mạnh lên. Hai quốc gia Đại Việt và Chăm Pa vừa liên minh với nhau qua hôn nhân, và vừa đánh nhau. Các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và Đế quốc Khmer là hai mối đe dọa của Chăm Pa. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất Bốn Phần Năm (五分之四) lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Còn lại Một Phần Năm (得國五分之一) của Chăm Pa chia thành 3 tiểu quốc. Sách Babad Tanah Jawi cho rằng, các thầy Hồi giáo thế hệ đầu đều sang từ Chăm Pa. Sách Sejarah Melayu (Biên niên sử Mã Lai) cho rằng, một số vương triều Sumatera, Mã Lai bắt nguồn từ hoàng tộc tỵ nạn sang từ Chăm Pa. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, dưới thời Nguyễn và thời Pháp, sau khi Thuận Thành Trấn (Nagar Cam) sáp nhập vào Ninh Thuận Phủ (1832), hoàng tộc và viên quan Chăm vẫn được trọng dụng trong việc quản lý vùng người Chăm và vùng Nam Tây Nguyên qua các cơ chế hành chính như Phan Lý Thổ Phủ, Di Linh Thổ Phủ.

Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:[2]

  • Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá.
  • Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá
  • Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại.

Liên bang Chăm Pa

Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị "Trung ương tập quyền" mà là một dạng nhà nước liên bang theo vua mạnh nhất được gọi là Thần Vương (devarāja, yang putao). Thành phần cư dân Chăm Pa bao gồm các tộc người nói ngôn ngữ Chamic theo Ấn Độ giáo (phái Śiva, Viṣṇu), Phật giáo (phái Mật Tông) và Hồi giáo (phái Bani, Shāfi'ī). Một số tộc người Tây Nguyên nói ngôn ngữ Chamic như Ê đê (Raday), Giarai (J'rai) cũng nổi tiếng có chế độ Thần Vương gọi là Thủy Xá - Hỏa Xá (Putao Ia, Putao Apui) như Chăm Pa Xưa. Sách Tống Sử cho biết Chăm Pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là Cựu Châu (Amarāvati?), Tân Châu (Vijaya?), Thượng Nguyên (Tây Nguyên) và Tân Đồng Long (Kauthāra và Pāṇḍuraṅga). Mỗi tiểu quốc đều có thể chế chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập. Vương quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và ngược lại. Theo văn bia, hoàng tộc Chăm Pa được chia thành hai nhóm: ở phía bắc và ở phía nam. Nhóm Nam Chăm thuộc bộ tộc Pinang (Kramuka Vaṅṣa) và nhóm Bắc Chăm thuộc bộ tộc Li-u (Nalikela Vaṅṣa). Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, và vừa tranh giành nhau quyền đứng đầu Vương quốc Chăm Pa.

Thời tiền sử

Có một giả thuyết cho rằng những người nói Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo di cư đến đất liền Đông Nam Á từ đảo Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ 1 và 2 trước Công nguyên dựa theo các kỹ thuật nghề thủ công và nghề nông. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng.

Văn hóa Sa Huỳnh

Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại đồ đồng rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ cacbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ 1 TCN. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 100 - 200 SCN. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa của Trung Quốc, rồi tiếp thu tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam đã cho thấy cư dân Chăm Pa chính là hậu duệ về kỹ thuật, văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippines cho thấy họ đã buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng.

Lâm Ấp (192 - 757)

Trước năm 605

Theo sách Hậu Hán Thư Trung Quốc, sau năm Vĩnh Hòa thứ 2 (137 SCN), dân bản địa quận Nhật Nam liên tục nổi dậy. Quốc gia cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của vương quốc Lâm Ấp (Li-u?) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, Theo Lâm Ấp Ký, vương quốc này bắt đầu từ năm đầu niên hiệu Sơ Bình (năm 192 SCN) ở khu vực Bắc Trung Bộ ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của Khu Liên (vốn là con của viên quan địa phương) chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, Lâm Ấp và các triều đài Nam Triều Trung Quốc tranh giành nhau vùng Giao Chỉ và Cửu Chân[3]. Vào thế kỷ 4, từ nước láng giềng Phù Nam (Pinang?) ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ, chữ viết Lâm Ấp được sách Tùy Thư gọi là Côn Lôn Thư[4]. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.[5]

Xây dựng thánh địa Mỹ Sơn (Bhadreśvara)

Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman. Vì các tấm văn bia của ông không ghi niên đại nên chưa xác định được thời gian trị vì chính xác của ông. Tại thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadreśvara. Cái tên này là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Śiva. Phái Śiva Ấn Độ giáo và Mật tông Phật giáo là theo thuyết độc thần. Theo quan điểm này, Bhadravarman là vua duy nhất vô nhị thống trị Chăm Pa[6]. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.[7] Đầu năm 2013, các nhà khảo cổ công bố phát hiện khu di tích thành cổ tại làng Viên Thành, thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên. Đoạn tường thành dài khoảng 20 m, bề ngang 2 m đắp bằng đất sét; cùng các hiện vật khác như Kendi. Nhóm khảo cổ nhận định đây là khu thành bao bọc quanh kinh đô Điển Xung của Lâm Ấp, được xây dựng khoảng thế kỷ 4-5.[8]

Vị trí Lâm Ấp (Trà Kiệu) trong các tiểu quốc là thành viên Liên bang Chăm Pa

Vào khoảng những năm 620, các vị vua Chăm Pa vẫn tự xưng là vua Lâm Ấp đối với Trung Quốc, cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc[9]. Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756. Vào cuối thời kỳ này, sử sách Trung Quốc vẫn ghi Chăm Pa là Lâm Âp. Dựa theo hiện tượng này, chúng ta có thể nói, sau khi quốc gia Chăm Pa chính thức xuất hiện trong văn bia, vùng trung tâm của Lâm Ấp cũ (vùng Trà Kiệu ngày nay, được phục hưng sau năm 605) vẫn chiếm vị trí quan trọng trong các tiểu quốc là thành viên Chăm Pa. Đáng lưu ý, trong văn bia là chỉ xuất hiện quốc hiệu Chăm Pa mà thôi, muộn nhất là đến năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là đến năm 657.[10] Các quốc hiệu khác như Li-u (Lâm Ấp. Lín-yi), Pinang (Phù Nam, Fú-nán) trong văn bia Chăm Pa chỉ tên nhóm hoàng tộc, khổng chỉ tên tiểu quốc. Sách Thông điển còn ghi nhận một loạt các tiểu quốc tử Lâm Ấp trở vào như Tây Đồ, Ba Liêu, Khuất Đồ Kiển...

Hoàn Vương (757 - 859)

Xây dựng thánh địa Tháp Bà-Po Nagar (Bhadrādhipatīśvara)

Vào năm 757, trung tâm chính trị của Chăm Pa đã chuyển từ Trà Kiệu xuống khu vực mà được người Trung Quốc thời nhà Đường gọi là Hoàn Vương, có thể là vùng đất Nha Trang ngày nay, nơi có đền thờ Bhadrādhipatīśvara (Miếu Tháp Bà Po Nagar, Bimong Po Ina Nagar). Có năm, người Java (Jjavabala, buel Jawa) xuất hiện và phá hủy Bhadrādhipatīśvara (Văn bia C25, mặt B, dòng IV), mang đi tượng Śiva. Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo người Java và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến. Sau đó, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 709 Śakakāle/Śakakālai (Năm 787), người Java lại tấn công và đốt phá đền thờ Śiva.[11] Từ Chà Bà hay Đồ Bà đã có từ lâu trong các sử sách Trung Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện của từ Javabala hay Jjavabala với niên đại Śakakāle rõ ràng trong văn bia Sanskrit Đông Nam Á.

Chiêm Thành (875 - 1471)

Thuyết độc thần

Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở Indrapura (làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay). Indravarman là vị vua Chăm Pa đầu tiên theo Phật giáo Mật Tông (Đại thừa) và xem đây là tôn giáo chính thức. Triết học Phật giáo và Ấn Độ giáo đều có thể chia ra hai nhóm, là nhóm đa nguyên-đa thần và nhóm nhất nguyên-độc thần. Mật tông là một Phật giáo Đại thừa theo thuyết độc thần (độc phật), chỉ có "Bổn Sơ Phật" (Adibuddha) là tồn tại thực sự duy nhất. Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một Phật viện (vihara) để thờ Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara). Theo Đại Thừa Trang Nghiêm Bửu Vương Kinh (大乘莊嚴寶王經, Kāraṇḍavyūha Sūtra), Quán Thế Âm Bồ Tát chính là một tôn cách đóng vai "Bổn Sơ Phật." Các vị vua của triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn một số đền tháp vào thế kỷ 9 và 10. Thời kỳ Mật Tông ảnh hưởng ở Chăm Pa kết thúc năm 925, bắt đầu nhường bước với sự phục hồi của đạo thờ thần Śiva[12], với sự chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo trở về Siva giáo vào khoảng thế kỷ 10, trung tâm tôn giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương trở về Mỹ Sơn[13]. Śiva giáo cũng là theo thuyết độc thần. Theo sách Brahmasutrabhasya do Adi Shankara chú thích, chỉ có Śiva = Brahman là tồn tại thực sự duy nhất, và triết học này được gọi là Bất nhị Nhất nguyên luận (Advaita Vedanta).

Sau dời đô vào Nam (982, 988 hay 1000 SCN), Chăm Pa đối mặt với các cuộc chiến tranh với Chân Lạp đã dẫn tới có hai giai đoạn Chăm Pa thuộc sự cai trị của người Khmer, đó là các giai đoạn 1145–1149 và giai đoạn 1190-1220, tiếp đó là cuộc chiến thành công chống lại đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên Mông vào năm 1283 do tướng Toa Đô (Sogetu) cầm đầu. Lúc này, liên minh Đại Việt-Chăm Pa chống giặc Nguyên Mông được hình thành. Liên minh này đã tán rã khi vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân) mất (1307). Từ năm 1307 đến 1471, hai triều đài đã giao chiến với nhau suốt thời gian và có thắng-thùa. Từ thế kỷ thứ 15, Chăm Pa bắt đầu theo Hồi giáo, là một tôn giáo thuyết độc thần tuyệt đối và truyền bá cho Java.

Thời kỳ Cựu Châu (Ô Lý, Ulik)

Năm 917, Lưu Yểm, vốn là tướng nhà Đường (có thể là theo Hồi giáo), dựng nước Đại Việt Quốc, rồi đổi tên thành Đại Hán Quốc (thường gọi là Nam Hán). Họ Lưu Nam Hán có mưu đồ chiếm hết cả 3 vùng Quảng Đông, Quảng Tây và Giao Chỉ (Việt Nam) lúc bấy giờ nhưng họ Khúc kháng cự.

 

Bức phù điêu mô tả trận thủy chiến trên hồ Tonle Sap giữa thủy binh Rang Đêy của Champa với quân Khmer cuối năm 1177 tại đền Bayon -Siêm Riệp).

Năm 938, Ngô Quyến đánh bại quân Nam Hán. Năm 979, Ngô Nhật Khánh (con hoặc cháu Ngô Quyền) lưu vong sang Chăm Pa, và có thể trở nên vua Chăm Pa (Tống Sử gọi là Ấn Đà Bàn Ngô Nhật Hoan = Indravarman Ngô Nhật Khánh?), đánh nhà Tiền Lê (Đại Cồ Việt). Năm 982 và 983, vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) của nhà Tiền Lê đánh lại Chăm Pa, giết vua hai lần (trong đó có vua Lưu Kế Tông, vị vua Chăm Pa mà có thể là gốc người Việt). vua Lê Đại Hành mang về nước nhiều nhạc công và vũ công Chăm (Tương truyền, trong đó có mẹ của vua Lê Trung Tông). Các nhạc công này về sau đã tạo nên sự phát triển nghệ thuật của Đại Việt[14] Năm 982 (Tống Sử) hay 988 (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) hay đầu thời Lý-Trần (khoảng năm 1000, Thuận Thành Di Sự, Biên niên sử Hoàng gia, Sakkahray Dakrai Putao), vua Băng Vương La (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) hay Âu Đóa (Thuận Thành Di Sự) đã dời đô từ Cựu Châu (Ô Lý = Ulik?) sang Tân Châu (Phật Thành = Vijaya? Sri Binay?).

Thời kỳ Tân Châu (Thị Nại, Sri Binay)

Trung tâm của Chăm Pa được chuyển xuống phía nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư gọi là Phật Thành, Thành Phật Thệ (Vijaya?), hay Thị Nại (Biên niên sử Hoàng gia gọi là Sri Binay). Trong 5 thế kỷ tiếp theo giữa Chăm Pa và Đại Việt đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, Chăm Pa đã chịu các đợt tấn công của Đại Việt năm 1021, 1026, 1044. Tiếp đó, vào năm 1069 quân Việt tấn công Chăm Pa[15]. Vua Rudravarman bị bắt làm tù binh và sau đó đã đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính ở phía bắc gần biên giới với Đại Việt để lấy tự do[16][17]. Vào năm 1307 khi quan hệ giữa Cham Pa và Đại Việt tương đối tốt đẹp, vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân) đã nhượng hai châu Ô, Lý (Ulik) ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Sau sự kiện này, Chăm Pa chỉ còn lại lãnh thổ từ sông Thu Bồn trở vào.

Từ Chế Bồng Nga sang La Khải và Ba Đích Lại (Ngaok Po Glaong Wijaya)

Từ năm 1371 đến năm 1389, vua Chế Bồng Nga tổ chức nhiều cuộc tấn công ra Thăng Long, kinh đô của nhà Trần (Đại Việt). Ông đã giết chết vua Trần Duệ Tông trong trận đánh Thị Nại vào năm 1377. Nhưng bản thân ông cũng bị giết chết trong trận đánh Thăng Long vào 1389 do kẻ phản bội tiếp tay cho nhà Trần. Một vị tướng của ông là La Khải (Các Thắng) rút về Phật Thệ để lên ngôi thay thế nhưng vua nhà Minh Trung Quốc cho rằng chính La Khải (Các Thắng) là kẻ phản bội, và không công nhận La Khải là vua Chăm Pa (Minh Sử). Việc nhà Minh không công nhận vua La Khải (Các Thắng) này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tiếp theo giữa hai cha con La Khải, Ba Đích Lại và hai cha con nhà Hồ (Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương) thay thế nhà Trần sau năm 1400.

Việc xây dựng Thành Yak do Po Geleng (Po Glaong) và "Thất thủ Thành Đồ Bàn"

Trong thời kỳ nhà Hồ và Bắc Thuộc lần thứ hai (1400-1407-1428), Vua Ba Đích Lại (Văn bia gọi là Ngaok Glaong Wijaya, Biên niên sử Mã Lai gọi là Po Geleng (Po Glaong), tín đồ của thần Viṣṇu, đã đánh Yuen (Đại Việt trước khi nhà Minh tiếp quản), đánh Kur (Campuchia) liên tục và đánh các tiểu quốc như Nagara Brah Kanda. Một dị bản Biên niên sử Mã Lai ghi tên thủ đô Cempa (Chăm Pa) lúc ấy là Yak, trong thành Yak, có bảy ngọn đồi. Theo Biên niên sử Mã Lai, các vị vua Cempa, là con cháu vua Po Glaong tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các nước lớn như Kuci (Giao Chỉ, Đại Việt) và Majapahit (Java). Nhưng vị vua Cempa cuối cùng từ chối gả công chúa mình cho Raja Kuci (vua Giao Chỉ tức vua nhà Lê) và bị Raja Kuci chinh phục, diệt vong.

Sự độc lập của nước Pāṇḍuraṅga sau năm 1471

Tới năm 1471, vua Lê Thánh Tông (Raja Kuci?) chỉ huy tấn công Chăm Pa, phá hủy kinh đô Đồ Bàn (Chà Bàn=Yak?), vua Chăm Pa là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường tới Thăng Long[18]. Lê Thánh Tông đã sáp nhập bốn địa khu Chăm Pa vào lãnh thổ Đại Việt[19] và lập nên "Quảng Nam thừa tuyên" (Quảng Nam Đạo).[20] Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sau thất thủ thành Đồ Bàn, một tướng Chăm Pa tên là Bô Trì Trì ở vùng Phan Lũng (Pāṇḍuraṅga) tuyên bố độc lập, xưng vua Chăm Pa và xin nộp cống xưng thần với nhà Lê (Đại Việt). Vua Lê Thánh Tông đồng ý, chia ra một địa khu còn lại của "Liên bang Chăm Pa" thành 3 tiểu quốc là Hoa Anh (không rõ)[21], Nam Bàn (không rõ)[22] và Chiêm Thành (hay Đại Chiêm, tức Phan Lũng). Thất thủ Thành Đồ Bàn năm 1471 này đã xảy ra cuộc di dân quy mô của người Chăm Pa sang Campuchia, Malacca, Bal Pangdarang (Phan Lũng/ Pāṇḍuraṅga) và Tây Nguyên.[19]

Chiêm Thành ở xứ Phan Lũng (1433/1471 - 1695)

Từ Bal Anguei sang Bal Pangdarang

Tình hình nước Chăm Pa ở xứ Phan Lũng (Pangdarang/Pāṇḍuraṅga) sau năm 1433 (năm dựng nước) hay sau 1471 (năm độc lập từ Chăm Pa ở xứ Đồ Bàn) không rõ. Biên niên sử Hoàng gia (Sakarai, Sakkahray) và các văn bản Damnay người Chăm có ghi chép khả chi tiết liên quan đến cuộc xung đột giữa hai quốc gia Jek (Yak?) va Bal Anguei (tiền thân của Bal Pangdarang, là quốc gia Chiêm Thành ở xứ Phan Lũng), "thất thủ Thành Anguei" (1397) và truyền bá Hồi giáo tại Pajai (Vùng Cực Nam của Phan Lũng) trước giai đoạn nay (1397-1433). Nhưng, các văn bản ấy lại không hề đề cập tới sự kiện "Thất thủ Thành Đồ Bàn." Nước đồng minh của Chăm Pa ở xứ Mã Lai là Malacca cũng không viện trợ Chăm Pa trong trận đánh này. Tuy nhiên, Minh Sử lại ghi chi tiết về cuộc chiến giữa Malacca và nhà Lê tại Lào và Tây Nguyên sau năm 1471 kéo dài gần 10 năm. Ghi chép kỳ lạ này đang được các nhà nghiên cứu phân tích, tranh luận.

Cuộc chiến giữa Chúa Nguyễn và Bal Pangdarang

Ghi chép trong Biên niên sử Hoàng gia giai đoạn này chỉ nêu tên các vị vua và không ghi sự kiện nào. Trong khi đó, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên có ghi: năm miếu hiệu Thái Tổ thứ 21 (1578), Lương Văn Chánh là tướng của chúa Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên, Nguyễn Thái Tổ, Công tước của Nam Hà Quốc - Xứ Đàng Trong) cầm quân tiến vào Chăm Pa, đẩy họ về cương giới cũ ở phía Nam đèo Cả (Đại Lãnh). Tương truyền, Lương Văn Chánh đã đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rải rác từ phía Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn. Sau sự kiện này, sử sách Mã Lai và Bồ Đào Nha cho rằng, năm 1594, vua Cempa (Chăm Pa, cụ thể là vua Po At?) đã gửi lực lượng sang giúp sultan xứ Johor tấn công quân Bồ Đào Nha ở Malacca.[23] Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đã cử một viên tướng là Văn Phong (không rõ họ), đánh chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoa để lập ra phủ Phú Yên, sau đổi thành dinh Trấn Biên.

Chính sách hòa bình của Chúa Nguyễn

Từ năm 1611, gần 40 năm, trong giai đoàn đầu của Trịnh Nguyễn Phân Tranh, Chúa Nguyên có chính sách hòa bình vói vua Po Rome (Chăm Pa) và vua Chei Chetta II (Campuchia), nhờ đó tình hỉnh ổn định. Theo giả thuyết trong các bộ dã sử, những năm 1620-30, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi, Nguyễn Hy Tông) gả công nữ Ngọc Vạn (có phiên âm khác là Ngọc Vân) cho vua Chei Chetta II, gả công nữ Ngọc Khoa (có phiên âm khác là Ngọc Hoa) cho vua Po Rome, Các cuộc hôn nhân này làm quan hệ Nguyễn-Campuchia, Nguyễn-Chăm Pa diễn ra tốt đẹp cho thập niên 1650. Tuy nhiên, gia thuyết này chủ yếu dụa theo các tài liệu phương Tây như Công ty Đông Ấn Hà Lan, hay bộ sưu tầm truyện kể của Aymonier, và không thấy trong tất cả các tài liệu chính thức của 3 họ gia đình - hoàng gia Chúa Nguyễn, Vua Chăm Pa và Vua Campuchia như Biên niên sử Hoàng gia (Campuchia), Biên niên sử Hoàng gia (Chăm Pa), Gia phả Nguyễn Phúc Tộc, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên...

Sự di chuyển và xây lại Miếu Po Ina Nagar tại làng Hữu Đức (Palei Tanran)

Sang năm 1653, nhân việc vua Chăm Pa mới là Po Nraop (Bà Tấm) quấy phá biên giới phía nam, chúa Nguyễn Phúc Tần đã gởi một đoàn quân sang tấn công Chăm Pa, tiến đến sông Phan Rang, bắt được vua Po Nraop đưa về dinh chính (gần xã Quảng Thành). Chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra hai phủ là Thái Khang (nay là Ninh Hòa và Vạn Ninh) và Diên Ninh (nay là Diên Khánh, Nha Trang, Cam Lâm và Cam Ranh), phần đất phía Bắc Phan Lũng sáp nhập vào lãnh thổ Chúa Nguyễn. Miếu Tháp Bà - Bimong Po Ina Nagar trở thành nơi linh thiêng của chế độ Chúa Nguyễn. Sau khi ngươi Chăm ra khỏi Bắc Phan Lũng, người Chăm đã xay lại Miếu Bimong Po Ina Nagar ở Mông Đức gần Palei Tanran (làng Hữu Đức), Nam Phan Lũng.[24].

Sự ra đời của cơ chế Thuận Thành Trấn và Nghị Định Ngũ Điều

Năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tấn công vào Nam Phan Lũng, bắt vua Po Saot đưa về dinh chính tức Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyển đổi tên Chiêm Thành Quốc thành Thuận Thành Trấn do người Chăm làm trấn thủ, rồi thành Bình Thuận Phủ do người Kinh làm Tri phủ. Tình trạng không có vua Chăm Pa kéo dài gần 3 năm. Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Hoa Di Biến Thái (Ka-i-hen-tai) Nhật Bản, cuối năm 1692 - đầu năm 1693, một người Hoa đến từ nước Thanh (Urang Laow, Lão-vũ-nhân) tên A Ban cùng với lãnh đạo người Chăm tên Ốc Nha Đạt đã phát động kháng chiến chống Chúa Nguyễn suốt 3 năm, giết chết nhiều tướng của quân lưu thủ Chúa Nguyễn tại Bình Thuận Phủ. Cuộc đàm phán hòa bình được diễn ra và đưa em trai của Po Saot là Po Saktiray Da Patih (Kế Bà Tử) lên làm vua (1695), mặc dù không khôi phục quốc hiệu Chiêm Thành Quốc nhưng khôi phục được Thuận Thành Trấn, là một cơ chế khu tự trị của người Chăm bao gồm Raglai, Churu, Kơho và cả người Kinh đã sớm di cư vào vùng đất Chăm Pa (gọi là người Kinh Cựu), chế độ tòa án và thuế mã riêng biệt (hòa ước này được Đại Nam Thực Lục Tiền Biên gọi là Nghị Định Ngũ Điều (Nghị Định có Năm Điều). Dưới cơ chế Thuận Thành Trấn và Nghị Định Ngũ Điều, vua Chăm Pa được gọi là Trấn Vương, cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám sát của các quan lại Chúa Nguyễn[25]. Chế độ khu tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1945 qua các đời Chúa Nguyễn, Tây Sơn, Triều Nguyễn và thời Pháp Thuộc. Tuy nhiên, sau năm 1832, Thuận Thành Trấn đã bj xóa, sáp nhập vào Ninh Thuận Phủ và chia thành hai thổ huyện: Hòa Đa Thổ và An Phước Thổ.

Thuận Thành Trấn (1695 - 1832)

Vua Chăm Pa trở thành viên quan của chúa Nguyễn và triều Nguyễn

Kinh tế, xã hội và chính trị vùng Chăm giai đoạn 1695-1832 khả rõ thông qua các văn bản gọi là Harak patao (văn bản hoàng gia). Thực hiện tinh thần Nghị Định Ngũ Điều, vua (Po Patao) trở thành viên quan (Po Praong) của chúa Nguyễn và triều Nguyễn, giải quyết mọi việc hành chính ở vùng người Chăm và Nam Tây Nguyên. Đầu thời triều Nguyễn, một số thành viên hoàng gia Chăm theo Nguyễn Phúc Anh (Vua Gia Long, Nguyễn Thế Tổ) đánh Tây Sơn và có công, Thuận Thành Trấn hưởng ưu đãi như lãnh thổ của các công thần khác (như Bắc Thành và Gia Định Thành). Tuy nhiên, sau vua Minh Mạng (Nguyễn Thánh Tổ) lên ngôi (1820), ông phân bố lại hành chính, chia Bình Thuận Phủ thành 2 phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, bắt đầu hạn chế quyền lực của các công thần thời cha. Năm 1822, Nguyễn Văn Chấn (Po Ceng Can tức "Chánh" Chấn), chức "Chánh Trấn," vị vua đời thứ 38 (theo Biên niên sử Hoàng gia) đã tự nguyện thoại vị (và theo một số tài liêụ, ông đã lưu vong sang Campuchia)[26], Nguyễn Văn Vĩnh (Po Klan Thu tức "Trấn Thủ"), chức "Trấn Thủ" và Nguyễn Văn Thừa (Po Phaok The tức "Phó" Thừa), chức "Phố Trấn" kế vị. Cách gọi tên vua Chăm Pa theo chức vụ này được duy trì cho đến năm 1945. Lúc đó, ông hoàng tử Chăm có họ và tên là Dụng Gạch, có chức Hương Bộ Xã Trinh Sơn (nay là Phan Sơn, Bắc Bình, Bình Thuận), nên người Chăm, Raglai kêu ông là Bộ Gạch, sau Cách mạng Tháng Tám là phó chủ tịch Ủy ban hành chính lâm thời vùng Bắc Bình Thuận lúc bấy giờ (Theo sách Phan Sơn Truyền thống kháng chiến).

Việc giải thể của Thuận Thành Trấn

Tháng 10 năm 1832 (âm lich), Nguyễn Văn Thừa (Po Phaok The), vị vua đòi thứ 40 (theo Thuận Thành Di Sự của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu) tự nguyện thoại vị và trả lại toàn bộ đất và dân cho triều Nguyễn. Vua Minh Mạng tiến hành phong "hầu tước" cho Thừa và cho xây hai đền thờ cúng Vua Chăm Pa (Miếu Chiêm Vương tại Huế = Miếu Man Nương, và Miếu Chiêm Vương tại Bình Thuận = Bimong Po Klaong Mahnai). Năm 1833, một số thủ lĩnh Chăm và Raglai lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở Phiên Trấn (Gia Định Thành). Nguyễn Văn Thừa phải chịu trách nhiệm và bị tử hình. Vua Minh Mạng lấy Thuận Thành trấn sáp nhập vào Ninh Thuận Phủ và đặt quan lại cai trị trực tiếp[27]. Thuận Thành Trấn đã bị giải thể, lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây (Tháng 10 năm 1832).[28] Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên Đệ Nhị Kỷ cũng như Tiêu Bình Thuận Man Phỉ Phương Lược, trong quá trình tuyên truyền, kêu gọi các thủ lĩnh Chăm và Raglai đầu hàng, hợp tác lại với triều Nguyễn, hai chị em gái hoàng gia Chăm là Thị Tiết (Nai Jip) và Thị Khân Oa (Nai Khan War) có công. Nhờ đó, hai ngôi miếu thờ vua Chăm Pa (Miếu Chiêm Vương) tiếp tục duy trì, và các thành viên hoàng gia Chăm tiếp tục nhậm chức Thổ Tri Huyện và các chúc khác cho đến năm 1945. Xã Phan Sơn vẫn còn để lại địa danh mà dân Raglai, Churu, Kơho gọi là "Hama Nai War" (Ruộng Thị Khân Oa).

Sự phát hiện của bộ văn bản hoàng gia (Harak Patao)

Theo bộ sách Việt Sử Thông Giám Cương mục[29], vua Lê Thánh Tông phong cho dòng dõi vua chúa Chăm Pa làm quốc vương của ba tiểu quốc, trong đó có Nam Bàn quốc vương, đây là một tiểu quốc cổ sơ khai của ngườ Giarai, và đất đai này vốn là một phần đất Chăm Pa xưa (Thượng Nguyên Chau trong Tống Sử) và sau đó là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá (tức Bắc Tây Nguyên ngày nay) phụ thuộc vào nhà Nguyễn.[30] Còn Nam Tây Nguyên thì chính quyền đô hộ Pháp tuyển các viên quan người Chăm thông qua triều đình nhà Nguyễn bù nhìn ở Huế để cai trị với cơ chế là Di Linh Thổ Phủ[31]. Sự thịnh vượng giao dịch Tây Nguyên cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 đã được Yersin và các nhà thám hiểm ghi chép, các bộ sửu thi Raglai, Churu, Kơho và Mạ phản ánh, và bộ văn bản hoàng gia (Harak Patao) của Chăm Pa được các tù trưởng Raglai, Churu và Kơho ở Nam Tây Nguyên lưu giữ cho đến năm 1903, khi Permentier và Durand được Hắc Vinh, tri huyện Hòa Đa Thổ lúc bấy giờ, là phó mã hoàng tộc Chăm giúp đỡ và "phát hiện lại" bộ văn bản hoàng gia, đưa bộ ấy sang Pháp.

Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15, lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa có nhiều biến động về biên giới phía bắc với Đại Việt. Lãnh thổ Chăm Pa ban đầu là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận[32]. Đến năm 1069, vua Rudravarman (Chế Củ) của Chăm Pa đã nhượng ba châu Địa Lý (Lệ Thủy, Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình ngày nay), Ma Linh (Bến Hải, Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa tỉnh Quảng Bình ngày nay) cho vua Lý Thánh Tông của Đại Việt và lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ nam Quảng Trị ngày nay trở xuống.[33] Đến năm 1306, vua Jayasimhavarman III (Chế Mân) nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần. Nhà Trần đổi hai châu này thành hai châu Thuận và châu Hóa nay là vùng từ nam Quảng Trị cho đến Đà Nẵng, Điện Bàn.[34] Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân Chiêm và sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm đã xác lập lãnh thổ Chiêm chỉ bao gồm các tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay.[35]

Về phía tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn[36] thành tiểu quốc gia sơ khai riêng cho người Giarai và Ê đê và từ đây miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.

Các địa khu

Kể từ năm 757, trên lãnh thổ Champa hiện diện 5 địa khu với tên gọi phát xuất từ lịch sử Ấn Độ. Vị trí và cương vực của mỗi lãnh địa như sau:[32]

  • Indrapura (757 - 1471): Nay là làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
  • Amaravati (757 - 1471): Nay là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Địa khu này có hai trung tâm là thành phố Indrapura nằm ở khu vực Đồng Dương, thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và thành phố Sinhapura nằm ở Trà Kiệu huyện Duy Xuyên, Quảng Nam ngày nay. Và thánh địa Mỹ Sơn nằm ở cách Trà Kiệu khoảng 25 km về hướng tây nam, nơi vẫn còn nhiều di tích đền tháp của người Chăm. Địa khu này lúc mở rộng nhất còn bao gồm 5 châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, và Ô, Rí mà sau này sáp nhập vào Đại Việt qua hai đợt, tương ứng với thừa tuyên Thuận Hóa, ngày nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên–Huế.
  • Vijaya (757 - 1471): Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya mà trong sách sử của người Việt gọi là Chà Bàn (thời Lê) mà sách sử Việt viết nhầm thành Đồ Bàn [37] nằm ở gần thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay. Địa khu này bao gồm toàn bộ khu vực tỉnh Bình Định và một phần tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.
  • Kauthara (757 - 1653): Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Khánh Hòa và Phú Yên
  • Panduranga (757 - 1832): Thủ phủ là thành phố Panduranga ngày nay là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Ragurra thuộc tỉnh Ninh Thuận. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Ninh Thuận và Bình Thuận. Panduranga là lãnh thổ Champa cuối cùng bị Đại Việt sáp nhập. Dưới thời các chúa Nguyễn cũng như đầu thời Nguyễn được gọi là Thuận Thành.

Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Từ thế kỷ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bá văn minh Ấn Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt là Shiva giáo, trở thành quốc giáo. Từ thế kỷ 10, các thương nhân Ả Rập đã mang tôn giáo và văn hóa đạo Hồi vào khu vực. Chăm Pa có vai trò trung chuyển quan trọng trên con đường hồ tiêu từ vịnh Pec-xich tới miền nam Trung quốc và sau này là con đường thương mại trên biển của người Ả Rập, xuất phát từ bán đảo Đông Dương - nơi xuất khẩu trầm hương. Mặc dù giữa Chăm Pa và đế quốc Khmer luôn có chiến tranh, nhưng thương mại và văn hóa vẫn được giao lưu về cả hai phía. Hoàng gia của hai vương quốc cũng thường xuyên lấy lẫn nhau. Chăm Pa còn có quan hệ thương mại và văn hóa với các đế quốc hùng mạnh trên biển như Srivijaya và sau này với Majapahit trên bán đảo Mã Lai.

Tôn giáo, tín ngưỡng

 

Một jatalinga phân tầng vào thế kỷ 10 ở thánh địa Mỹ Sơn.

Trước khi bị vua Lê Thánh Tông chinh phục năm 1311, tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, và nền văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Ấn Độ giáo ở Chăm Pa chủ yếu là Shiva giáo, tức là đạo thờ thần Shiva, và có ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo bản địa như thờ nữ thần Đất Yan Po Nagar. Biểu tượng chính của tôn giáo Shiva của người Chăm là linga, mukhalinga, jatalinga, linga chia tầng và kosa[38].

  • Linga (hay còn gọi là lingam) là một cột trụ có hình dương vật đại diện cho Shiva. Các vua Chăm thường xuyên dựng và cúng các linga bằng đá để thờ ở trung tâm các đền tháp của hoàng gia. Tên mà vua Chăm đặt cho một linga sẽ bao gồm tên của nhà vua và đuôi "-esvara," tức là Shiva[39].
  • Mukhalinga là một linga mà trên đó có vẽ hoặc chạm hình ảnh Shiva dưới dạng hình người hay hình khuôn mặt.
  • Jatalinga là một linga mà trên đó chạm phong cách điển hình của Shiva là kiểu tóc búi.
  • Linga phân tầng là một cột linga chia làm ba phần đại diện cho ba thể (trimurti) của thượng đế trong Ấn giáo: phần dưới cùng, là một khối hình lập phương, tượng trưng cho Brahma; phần ở giữa, là một hình lăng trụ tám mặt, đại diện cho Vishnu; và phần trên cùng, có hình tròn, đại diện cho Shiva.
  • Kosa là một khối kim loại hình trụ được sử dụng để che phủ cho linga. Việc hiến tế một kosa để trang trí cho linga là một nét đặc trung độc đáo của đạo Shiva của người Chăm. Các vua Chăm thường đặt tên cho các kosa đặc biệt cũng theo cách họ tự đặt tên cho các linga[40].

Việc Ấn giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế của người Chăm bị gián đoạn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 khi triều đại Indrapura (Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam ngày nay) theo Phật giáo Đại thừa. Phong cách nghệ thuật Phật giáo Chăm Pa thời Đồng Dương được công nhận là một trong những phong cách độc đáo.

Trong thế kỷ 10 và các thế kỷ sau, Ấn Độ giáo lại trở thành tôn giáo chính của Chăm Pa. Một số nơi vẫn còn lưu giữ những công trình tôn giáo và cũng là các công trình kiến trúc và nghệ thuật của thời kỳ này như Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và Tháp Mẫm.

Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Chăm Pa từ sau thế kỷ 10, nhưng chỉ sau năm 1471 thì ảnh hưởng của Hồi giáo mới rõ nét. Vào thế kỷ 17 thì hoàng gia Chăm đã theo đạo Hồi và cũng từ đó phần lớn người Chăm bắt đầu theo đạo này, và khi vùng đất này bị sáp nhập vào Việt Nam thì phần lớn người Chăm ở đây đã theo đạo Hồi (xem Hồi giáo Chăm Bani). Phần lớn người Chăm đều là người Hồi giáo và cũng giống như người Java ở Indonesia, họ còn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn giáo. Các văn bản của Indonesia còn ghi lại câu chuyện công chúa Darawati, một công chúa Chăm đã ảnh hưởng đến chồng là Kertawijaya, người cai trị đời thứ bảy của Majapahit, tương tự như câu chuyện với Parameshwara, người đã cải đạo Hồi cho hoàng gia Majapahit. Ngôi mộ của Putri Champa (công chúa Chăm) vẫn còn thấy ở Trowulan, nơi xưa kia là kinh đô của Majapahit.

Kiến trúc, điêu khắc

 

Kiến trúc và điêu khắc ở thân tháp Po Klong Garai trong thế kỷ 13

Kiến trúc Chăm Pa được phân tích qua các tháp Chăm thờ các vị thần Ấn Độ giáo và các vị vua Chăm được hóa thần còn sót lại cũng như dấu tích của các tòa thành cổ, tu viện phật giáo thời Indrapura. Về phong cách kiến trúc điêu khắc các tháp được các nhà nghiên cứu thường chia ra làm nhiều thời kỳ, mỗi một thời kỳ có những thay đổi khác nhau, dấu ấn riêng biệt của người Chăm là kỹ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và chạm trổ trên đá.

Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc Chăm Pa là một trong ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đạt tới tầm cỡ thế giới. Tuy ảnh hưởng nhiều từ nền điêu khắc Ấn Độ, Java và Khmer nhưng điêu khắc Chăm Pa vẫn có những tính độc đáo riêng. Xu thế hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù điêu, trong điêu khắc Chăm Pa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng, ví dụ như bức phù điêu tiên nữ Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh tay cong. Chính vì thế nghệ thuật điêu khắc của Chăm Pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả thực, tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa.

Chữ viết, bia ký

 

Bia ký chữ Phạn-Chăm cổ ở Phan Rang

Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Chăm Pa từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Chăm Pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ, tuy nhiên chữ viết của Chăm Pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ, từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 8, chữ Phạn ở Chăm Pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn, nhưng từ thế kỷ 9 trở đi chữ Phạn ở Chăm Pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ.

Theo thống kê của các học giả người Pháp vào năm 1923, số bia ký Chăm đã được biết là 170, tất cả các bia ký Chăm đều được khắc lên đá thành những tấm bia to và đẹp và một số bia ký khác được khắc lên tường của các tháp Chăm. Các văn bia cổ Chăm Pa là những văn bản gần như duy nhất thể hiện ý tưởng của các vị vua và triều đình, trong số 123 bia ký có thể hiểu được nội dung thì 92 bia nói về Shiva giáo, 5 bia về thần Brahma, 3 bia về thần Visnu, 7 bia về đức Phật và 21 bia không rõ tính tôn giáo.

Văn học, ghi chép

Do chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ cho nên ý nghĩa văn chương được thể hiện trong các bia ký, các tác giả bia ký cố gắng dùng lời lẽ văn hoa, nhiều điển tích và ẩn dụ của văn học Ấn Độ để thể hiện ý tưởng của mình, vì thế mà văn bia Chăm Pa là một mảng quan trọng nhất của văn học Chăm Pa, các bia ký Chăm Pa bằng chữ Phạn được viết chủ yếu theo những thể thơ của Ấn Độ, văn học Ấn Độ qua hình thức truyền khẩu trong dân gian chắc cũng có mặt ở Chăm Pa, điều này được thế hiện qua việc người Chăm dựng đền thờ Rsi Valmiki, người được coi là tác giả của sử thi Ramayana cũng như các bức phù điêu thể hiện các nhân vật có trong sử thi Ramayana như chàng Rama, nàng Sita. Ngoài bộ sử thi Ramayana, các bộ sử thi khác của Ấn Độ cũng được phổ biến ở Chăm Pa như bộ Mahabharata và thậm chí là truyện ngụ ngôn Ấn Độ qua bộ Bhagavata.

Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được thể hiện trong cuốn sách sau này của ông là Ying-yai Sheng-lan (Doanh nhai thắng lãm), thì văn bản ghi chép trong xã hội Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả:

Về việc viết chữ, họ không có giấy hay bút, họ dùng [hoặc] da dê kéo mỏng hay vỏ cây hun khói đen, và họ gấp nó lại thành hình một quyển kinh sách, [trong đó], với phấn trắng, họ viết chữ để ghi lại thành tài liệu lưu trữ.

Âm nhạc, ca múa

 

Các cô gái Chăm trong đội vũ công Phan Rang

Âm nhạc và ca múa có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, ở các tín ngưỡng như lễ năm mới Rija Nagar, lễ Kate vào tháng 7 Chăm lịch, lễ cầu đảo, lễ mở cửa tháp. Việc dùng các hình thức nhạc cụ tùy thuộc vào tính chất các buổi lễ và các hình thức sinh hoạt khác nhau. Trống Baranâng và trống gineng là loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ gõ của người Chăm. Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt. Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với người Chăm như hình với bóng rất phong phú và độc đáo, người Chăm có các điệu múa khác nhau như: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng.

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu dân tộc học và điền dã cũng như tổng quan các nghiên cứu về xã hội người Chăm đều tập trung vào người Chăm hiện đại. Đến nay chưa có một công trình nghiên cứu lịch sử nào, nhất là các công trình dựa trên khảo cứu văn bia hay văn tịch cổ của người Chăm cho ra các kết luận khách quan có chứng cứ về xã hội Chăm Pa cổ, tuy nhiên từ những sử liệu, bia ký rời rạc chúng ta có thể điểm được một số yếu tố trong tổ chức xã hội Chăm Pa.

Luật pháp

Các bia ký và các tác phẩm điêu khắc không thể hiện cho thấy bất kỳ một thiết chế luật pháp nào, tuy nhiên qua ghi chép của Mã Đoan tới đây vào đầu thế kỷ 15 có thể cho chúng ta thấy một phần nào về luật pháp của Chăm Pa thời kỳ đó:

Về các tội bị trừng phạt [tại] xứ sở này:
  • Đối với các tội nhẹ, họ dùng việc đánh vào lưng bằng một sợi mây.
  • Đối với các tội nặng, họ cắt mũi.
  • Đối với tội cướp, họ chặt tay.
  • Đối với tội ngoại tình, đàn ông và đàn bà bị khắc lên mặt sao cho thành vết sẹo.

Hệ thống đẳng cấp

Một số nghiên cứu dựa trên nền văn hóa Ấn hóa của người Chăm đều trình bày xã hội dưới dạng các đẳng cấp (caste)[41] trong kinh Vệ Đà trước khi đi vào khảo cứu các di tích văn hóa nghệ thuật Chăm Pa còn lại. Theo đó, xã hội Vệ Đà có bốn đẳng cấp, đứng đầu là đẳng cấp giáo sĩ Brahman chuyên về thờ cúng, tiếp theo là đẳng cấp Ksatria tức chiến binh có nhiệm vụ bảo vệ các đẳng cấp kia[42]. Các học giả hiện đại theo xu hướng nghiên cứu thực chứng đã tỏ ra dè dặt hơn và không đề cập gì từ phương diện nghiên cứu sử học, nhất là từ các tài liệu văn bia về cơ cấu xã hội của Chăm Pa cổ. Các sự kiện lịch sử, như việc Lưu Kế Tông, một người Việt chứ không phải người Chăm làm vua Chăm Pa cho dù chỉ có ba năm (983-986)[43] rồi bị người Chăm đoạt lại vương vị cũng chứng tỏ cơ cấu xã hội Chăm Pa cổ phức tạp hơn trong kinh Vệ Đà nhiều. Tóm lại, việc xem xã hội Chăm Pa cổ là xã hội Vệ Đà với bốn đẳng cấp như ở Ấn Độ cổ (hay năm đẳng cấp với đẳng cấp thứ năm là ngoại nhân[41]) cần được nhìn nhận rất thận trọng vì chưa có công trình nghiên cứu nào từ cứ liệu văn khắc Chăm cổ chứng minh.

Chế độ mẫu hệ

Nhiều học giả trong nước[44] trên cơ sở nghiên cứu chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại của người Chăm hiện nay và trên cơ sở nghiên cứu cụ thể các cặp linga-yoni, đặc biệt là linga phân tầng, cả linga phân làm ba tầng thể trimutri (ba thể của Thượng đế) và hai tầng (linga và yoni - âm và dương[44]) được đặt trên bệ đá hình vuông có khe để nước chảy thoát ra chính là yoni được đặt bên dưới linga, thì cho rằng ở xã hội Chăm cổ vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng rất to lớn. Tuy nhiên, cũng giống như ở trên, đấy mới chỉ là một suy luận chứ chưa có các tài liệu văn bia chứng minh và chưa có công trình nghiên cứu lịch sử dựa trên các văn khắc Chăm cổ nào đề cập đến việc này.

 

Mão vàng Chăm Pa, được tạo tác trong khoảng thế kỷ 7 – 8

Vương quốc Chăm Pa bị diệt vong, di tích để lại cũng như những ghi chép từ sử liệu không đủ để xác định tất cả các đời vua và các thông tin chi tiết về năm cai trị của tất cả các vua. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cả các bia khảo cổ, di tích của người Chăm, tới nay xác định được khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Chăm Pa.

Một số vua Chăm Pa được gọi tên phiên âm theo tiếng Hán, theo cách gọi của các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc. Một số vị có tên Chăm được phục hồi qua đối chiếu tên bằng tiếng Phạn và tiếng Hán, như Cambhuvarman tức Phạm Phan Chí hoặc Kandharpadjarma tức Phạm Đầu Lê..., do được xuất hiện trong cả bi ký Chăm và thư tịch Hán.

Hệ thống Mandaladasia

Các học giả hiện đại quan niệm thể chế chính trị và hành chính của vương quốc Chăm Pa theo hai thuyết đối lập nhau. Mặc dù các học giả đều thống nhất việc vương quốc Chăm Pa bị chia nhỏ thành bốn địa khu (Panduranga, Kauthara, Vijaya, Amaravati) chạy từ nam lên bắc dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay và được thống nhất bởi ngôn ngữ, văn hóa và di sản chung. Tuy nhiên, các học giả không thống nhất việc các địa khu này có cùng thuộc một thực thể chính trị đơn nhất, hay là các địa khu hoàn toàn độc lập với nhau như là các tiểu quốc. Nhiều tác giả quan niệm Chăm Pa là một liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc, tuy có chính quyền trung ương thống nhất nhưng các tiểu vương hoàn toàn tự quyết cai trị tiểu quốc của mình. Một thực tế là không phải lúc nào các tài liệu lịch sử cũng phong phú đối với mỗi địa khu ở tất cả các giai đoạn. Ví dụ, vào thế kỷ 10, tài liệu về Indrapura rất phong phú trong khi ở thế kỷ 12 lại rất giàu tài liệu về Vijaya; còn sau thế kỷ 15 thì tài liệu về Panduranga rất phong phú. Một số học giả xem việc biến động của các tài liệu lịch sử trên là phản ánh việc di dời của thủ đô Chăm Pa và quan niệm Chăm Pa nếu không phải là một thể chế chính trị đơn nhất thì cũng là một liên bang các tiểu quốc và việc tài liệu phong phú chính minh chứng cho điều này là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả nhận thấy, thế kỷ 10 tài liệu về Indrapura rất phong phú, có lẽ xuất phát từ lý do đây là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả khác không nhất trí như vậy và cho rằng Chăm Pa chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất và không cho rằng việc giàu cứ liệu ở một giai đoạn lịch sử là cơ sở để cho rằng đó là thủ đô của quốc gia thống nhất.[45]

Trong khi có nhiều công trình nghiên cứu về đời sống, hoạt động kinh tế và cơ cấu, tổ chức và các mặt khác nhau của người Chăm hiện đại thì chưa có những công trình nghiên cứu như vậy cho vương quốc Chăm Pa cổ. Lý do cũng thật dễ nhận thấy vì những gì thuộc về thượng tầng kiến trúc là những thứ khó còn lại với thời gian và sử liệu về một vương quốc có thời đã dựng nền những đền tháp rực rỡ chạy dài suốt ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay cũng chỉ còn qua các phế tích.

Qua các công trình nghiên cứu lịch sử, các tác giả cho rằng nền kinh tế Chăm Pa xưa chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp, sản xuất đồ thủ công và thương mại. Các dấu vết còn lại ở miền Trung Việt Nam của những hệ thống thủy lợi phức tạp và những giống lúa có chất lượng cao đặc trưng riêng của miền Trung được xem là các bằng chứng của một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã phát triển cao[46].

Vương quốc Chăm Pa xưa có được vị trí thuận lợi cho sự phát triển thương mại đường biển. Các cảng biển của vương quốc là những điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa quốc tế cũng như để xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu từ khai thác rừng ở miền thượng của các đồng bằng ven biển và Tây Nguyên. Từ thế kỷ 10, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là "Con đường tơ lụa trên biển".[46] Các sản phẩm xuất cảng của Chăm Pa là sản phẩm của sản xuất đồ thủ công như các đồ gốm sứ, đất nung và cả các sản phẩm khai thác miền rừng như sừng tê, ngà voi, và đặc biệt là trầm hương, và cả của hoạt động khai thác tổ yến trên các đảo ngoài khơi.[46]

Về phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại, Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được thể hiện trong cuốn sách sau này của ông là Ying-yai Sheng-lan (Doanh nhai thắng lãm), thì giao dịch thời kỳ này được miêu tả:

Trong giao dịch mua bán, họ hiện dùng vàng nhạt màu, non tuổi, có độ [ròng] bảy mười phần trăm, hoặc [họ dùng] bạc.

 

Thiếu nhi người Ê Đê tại Buôn Ma Thuột. Người Ê Đê trong bia ký Chăm Pa gọi là Rang Đê là tên gọi chung cho người Eđê và Jarai vốn từng là một trong những cư dân quan trọng của Vương Quốc Chămpa thuộc tiểu quốc Vijaya miền Bắc Chămpa.

Người Chăm trong thời vương quốc Chăm Pa lịch sử bao gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Narikelavamsa) và Cau (Kramukavamsa). Bộ tộc Dừa sống ở Amaravati và Vijaya trong khi bộ tộc Cau sống ở Kauthara và Pandaranga. Hai bộ tộc có những cách sinh hoạt và trang phục khác nhau và có nhiều lợi ích xung đột dẫn đến tranh chấp thậm chí chiến tranh. Nhưng trong lịch sử vương quốc Chăm Pa các mối xung đột này thường được giải quyết để duy trì sự thống nhất của đất nước thông qua hôn nhân.[47]

Bên cạnh người Chăm, chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa còn có cả các tộc người thiểu số gốc Nam Đảo và Mon-Khmer và ở phía Bắc Chăm Pa còn có cả người Việt.

Rất nhiều tháp cổ của người Chăm vẫn còn ở miền Trung Việt Nam. Một điển hình về kiến trúc là thánh địa Mỹ Sơn gần Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn bị bom Mỹ hủy hoại nặng nề trong chiến tranh nhưng đã được phục chế lại sau chiến tranh từ thập niên 1980 với những đóng góp to lớn của kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997). Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Ngoài ra còn có các di tích tháp Chăm ở miền Trung vẫn được cộng đồng người Chăm hiện nay sử dụng để thờ tự như:

  • Tháp Nhạn (Phú Yên)
  • Tháp Po Nagar (Khánh Hòa)
  • Tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận)
  • Tháp Po Rome (Ninh Thuận)
  • Tháp Po Sha Inư (Bình Thuận)

Các hiện vật điêu khắc Chăm phong phú nhất có tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng (trước đây là "Musée Henri Parmentier") ở thành phố biển Đà Nẵng. Viện bảo tàng được thành lập từ năm 1915 bởi học giả người Pháp và đến nay vẫn được xem là một trong những bảo tàng lớn ở Đông Nam Á. Các hiện vật Chăm cũng có mặt tại các viện bảo tàng khác như:

  • Bảo tàng Mỹ thuật, Hà nội
  • Bảo tàng Lịch sử, Hà nội
  • Bảo tàng Mỹ thuật, TP HCM
  • Bảo tàng Lịch sử, TP HCM
  • Bảo tàng Guimet, Paris

  • Hồ Tôn Tinh (trước thế kỉ I TCN)
  • Lịch sử Việt Nam
  • Lễ hội Katé

  1. ^ Ngoại giao ngữ.
  2. ^ Vickery, "Champa Revised," tr.4.
  3. ^ Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam, tr.103.
  4. ^ Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam, tr.105.
  5. ^ Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.181.
  6. ^ Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.31.
  7. ^ Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.38-39; Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.55 trở đi.
  8. ^ An Khang (10 tháng 3 năm 2013). “Phát hiện thành cổ Vương quốc Chăm Pa xưa trong lòng đất”. CAND.
  9. ^ Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.63.
  10. ^ Jean Boisselier, La statuaire du Champa, tr.87.
  11. ^ Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.72.
  12. ^ Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.72 trở đi., tr.184.
  13. ^ Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.32; Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.71 trở đi.
  14. ^ Toàn thư, bản Nhà xuất bản KHXH 1998 theo mộc bản Chính Hòa, tr. 222, tập I.
  15. ^ Mộc bản Chính Hòa, tr. 274. tập I.
  16. ^ Mộc bản Chính Hòa, tr. 274-275. tập I.
  17. ^ Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.77; Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam, tr.163 trở đi.
  18. ^ Mộc bản Chính Hòa, tr. 450, tr. 452, tập II.
  19. ^ a b Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam, tr.243.
  20. ^ Mộc bản Chính Hòa, tr. 452, tập II.
  21. ^ Mộc bản Chính Hòa, tr. 450, tập II. Chú thích về Hoa Anh của Cương mục dẫn lại theo chú của bản Toàn thư tiếng Việt Nhà xuất bản KHXH 1998 từ mộc bản Chính Hòa tr. 450, tập II.
  22. ^ Mộc bản Chính Hòa, tr. 450, tập II. Chú thích về Nam Bàn của Cương mục dẫn lại theo chú của bản Toàn thư tiếng Việt Nhà xuất bản KHXH 1998 từ mộc bản Chính Hòa tr. 450, tập II.
  23. ^ Manguin, "The Introduction of Islam into Campa", tr.12.
  24. ^ Góp phần tìm hiểu lịch sử Champa của Tiến sĩ Po Dharma
  25. ^ Tiền biên, quyển 7, tr. 5b dẫn theo Danny
  26. ^ Dharma P., Le Panduranga (Champa) 1802-1835, trang 122-123, EFEO, Paris, 1987
  27. ^ Cao Xuân Dục, Quốc Triều Chính Biên Toát yếu, bản tiếng Việt do Quốc Sử Quán dịch - Nhà xuất bản Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam 1972, tr. 81.
  28. ^ Po Dharma, "Status of the Latest Research on the Date of Absorption of Champa by Vietnam", trong Proceedings of the Seminar on Champa, 1994, tr. 61.
  29. ^ Khâm Định Việt Sử Thông giám Cương Mục, bản tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr. 524.
  30. ^ Sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, bản tiếng Việt do Quốc Sử Quán dịch - Nhà xuất bản Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam 1972, tr. 128, 142, 148, 184 còn ghi lại các lần hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá nộp cống cho nhà Nguyễn. Sách cũng cho biết việc nộp cống này được bắt đầu từ trước khi cải thổ quy lưu tức năm 1829, Sdd tr. 76. Sau cải thổ quy lưu, năm 1841, Sdd tr. 128, cả hai nước đều xin làm phiên thuộc.
  31. ^ Lần cuối cùng sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu đề cập đến việc hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá nộp cống cho nhà Nguyễn là năm 1869. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, bản tiếng Việt Nhà xuất bản Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam 1972, tr. 187.
  32. ^ a b Tâm Quách - Langlet, The Geographical Setting of Ancient Champa trong Proceedings of the Seminar on Champa, 1994, tr. 22-23, 25
  33. ^ Toàn thư (bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998 từ bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18, 1697 của Nội Các), tập I, tr. 274-275.
  34. ^ Toàn thư (bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản KHXH, 1998 từ bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18, 1697 của Nội Các), Tập II, tr. 91.
  35. ^ Toàn thư (bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản KHXH, 1998 từ bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18, 1697 của Nội Các), tập II, tr. 450.
  36. ^ Khâm Định Việt Sử thông giám Cương mục, bản tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 525
  37. ^ Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chữ trà và chữ đồ trong chữ Hán rất dễ lẫn lộn nên tuy sử Việt (viết sau này vào cuối đời Hậu Lê năm Chính Hòa) chép là Đồ Bàn nhưng sách phương Tây thời kỳ đó đã phiên âm theo chữ Latin là Chaban nên giáo sư kết luận là tên của Đồ Bàn thực ra là Chà Bàn. Trong nghiên cứu của Tâm Quách-Langlet (mà phần này trích dẫn theo) cũng dựa trên đó mà cho rằng thủ đô của Vijaya là thành Chà Bàn. Dẫn theo Nguyễn Duy Trinh, Núi xanh nay vẫn còn đó, 2005, tr. 47
  38. ^ Hubert, The Art of Champa, tr.31.
  39. ^ Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.68 trở đi.
  40. ^ Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.69.
  41. ^ a b Lê Văn Siêu, Việt Nam Văn Minh Sử, Tập Thượng, Phần thứ ba, Chương 1, Nhà xuất bản Văn học 2006.
  42. ^ Nguyễn Duy Chính, Champa- Núi Xanh nay vẫn còn đó, 10/2005, Nghiên cứu lịch sử.
  43. ^ Toàn thư, bản tiếng Việt từ mộc bản Chính hoà, Nhà xuất bản KHXH 1998, tr. 222.
  44. ^ a b Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
  45. ^ Maspero, Le royaume de Champa, tóm tắt luận điểm cho rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất. Vickery, "Champa Revised," lại bác bỏ quan điểm trên.
  46. ^ a b c Minh Tran, Champa Kingdom, Establishment and Decline, East Asian History, 17 tháng 7 năm 2007.
  47. ^ Rutherford, Insight Guide - Vietnam, pg. 256.

  • Toàn thư, bản Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in năm 1998 từ mộc bản Chính Hòa, tập I và II.
  • Jean Boisselier, La statuaire du Champa, Paris: École Française d'Extrême-Orient, 1963.
  • David P. Chandler, A History of Cambodia. Boulder: Westview Press, 1992.
  • Emmanuel Guillon. Cham Art. London: Thames & Hudson Ltd, 2001. ISBN 0-500-97593-0
  • Jean-Francois Hubert. The Art of Champa. Parkstone Press, 2005. ISBN 1-85995-975-X
  • Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam des origines à 1858. Paris: Sudestasie, 1981.
  • Georges Maspero, Le royaume de Champa. Paris: Van Ouest, 1928.
  • Ngô Vǎn Doanh, Champa: Ancient Towers. Hanoi: The Gioi Publishers, 2006.
  • Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics. Hanoi: The Gioi Publishers, 2005.
  • Scott Rutherford, Insight Guide - Vietnam (ed.), 2006. ISBN 981-234-984-7.
  • D.R. Sardesai, Vietnam, Trials and Tribulations of a Nation. Long Beach Publications, 1988. ISBN 0-941910-04-0
  • Michael Vickery, "Champa Revised." ARI Working Paper, No.37, 2005, ari.edu.sg[liên kết hỏng].
  • Geoff Wade, "Champa in the Song hui-yao," ARI Working Paper, No.53, 2005, ari.edu.sg[liên kết hỏng]
  • Cœdès, Georges, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, De Boccard, Paris, 1964 (réimpression);
  • Anne-Valérie Schweyer, Le Viêt Nam ancien, Belles Lettres, coll. Guide Belles Lettres des civilisations, Paris, 2005, ISBN 2-251-41030-9.
  • Thánh địa Mỹ Sơn Lưu trữ 2005-02-17 tại Wayback Machine
  • Di sản du lịch Lưu trữ 2005-02-11 tại Wayback Machine
  • Cội nguồn Chăm pa
  • Độc đáo những nét văn hóa Chăm: Độc đáo những nét văn hóa Chăm
  • Plumeria flowers - Champa Flowers - La fleur de frangipaniers Lưu trữ 2007-01-24 tại Wayback Machine – Hoa Sứ, Hoa đại, Hoa Champa.
  • Champa revised Lưu trữ 2008-01-19 tại Wayback Machine tài liệu tiếng Anh, 89 trang.
  • The Mingshi account of Champa Lưu trữ 2008-01-19 tại Wayback Machine Những ghi chép về Champa trong Minh sử, tài liệu tiếng Anh, 23 trang.
  • Workshop on New Scholarship On Champa Lưu trữ 2008-01-19 tại Wayback Machine bản tóm tắt nội dung hội thảo, tài liệu 21 trang.
  • Marco Polo trang 271,The Travels of Marco Polo

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chăm_Pa&oldid=68914144”