Kích thước sỏi túi mật bao nhiêu là nguy hiểm năm 2024

Sỏi mật có nguy hiểm không là câu hỏi giành được sự quan tâm của nhiều người bệnh. Mức độ gây tổn thương của sỏi mật phụ thuộc vào kích thước và vị trí sỏi. Nếu không được điều trị sớm, sỏi có thể tăng về kích thước và số lượng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật, tắc nghẽn ống mật, viêm mủ đường mật và áp xe gan mật… Vì thế, bệnh cần được phát hiện và có biện pháp xử trí sớm để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Kích thước sỏi túi mật bao nhiêu là nguy hiểm năm 2024

Nguy cơ mắc sỏi mật?

Sỏi mật là sỏi hình thành trong túi mật hay ống mật. Tuy là bệnh lành tính nhưng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi mật có thể gây tắc mật (có thể tắc tại túi mật hay hệ thống đường mật trong, ngoài gan), dẫn tới nhiều biến chứng nặng.

Túi mật là cơ quan nhỏ có hình quả lê nằm ở mặt dưới gan liên tục với ống gan chung và ống mật chủ qua ống túi mật, nếu nhìn từ bên ngoài thì vị trí túi mật ở vùng dưới sườn bên phải bụng. Túi mật có vai trò dự trữ dịch mật. Khi ăn, dịch mật sẽ được tiết vào ruột non để tiêu hóa thức ăn.

Kích thước sỏi túi mật bao nhiêu là nguy hiểm năm 2024
Sỏi mật là các viên sỏi hình thành trong túi mật hay ống mật

Hiện không rõ nguyên nhân gây ra sỏi mật. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi mật như:

  • Do lối sống: Người có lối sống lười vận động, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, cholesterol nhưng ít chất xơ, giảm cân nhanh trong thời gian ngắn.
  • Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Nữ giới, thai phụ, sanh nhiều lần, người có tiền sử gia đình mắc sỏi mật, người trên 60 tuổi.
  • Yếu tố nguy cơ dùng các loại thuốc làm hạ cholesterol máu và thuốc có nồng độ estrogen cao.

Đối với các trường hợp có nhiều yếu tố nguy cơ bị bệnh sỏi mật, biện pháp phòng ngừa là chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để tầm soát sỏi mật (thực hiện khi thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ), đồng thời lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi mật.

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Phần lớn trường hợp mắc bệnh sỏi mật đều không nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bệnh có thể trở nên nguy hiểm khi sỏi gây tắc nghẽn ở túi mật, ngăn chặn dòng chảy của mật. Trong trường hợp này, người bệnh có thể bị nhiễm trùng trong túi mật. Đây là tình trạng viêm túi mật, có thể là cấp tính hoặc mạn tính.()

Khi sỏi mật rời khỏi túi mật, chúng di chuyển qua ống mật chủ. Sỏi mật khi bị mắc kẹt trong ống mật chủ có thể gây bệnh vàng da, viêm đường mật. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng mắt bị vàng, da vàng, màu nước tiểu vàng sẫm. Ngoài ra, sỏi khi bị kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ còn có khả năng gây tắc nghẽn ống tụy, dẫn tới viêm tụy. Cả viêm tụy và vàng da, viêm đường mật đều có thể là những bệnh lý nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tới tính mạng.

Kích thước sỏi túi mật bao nhiêu là nguy hiểm năm 2024
Người bệnh sỏi mật có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng vàng da

Trong một số trường hợp hiếm, sỏi mật có thể đi vào lòng ruột và gây tắc nghẽn, cản trở thức ăn đi qua. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng và nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện. Các triệu chứng này sẽ trở nặng khi không có biện pháp xử trí sớm.

Các loại sỏi mật

Sỏi mật gồm hai loại là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố. Cả hai đều có những yếu tố dịch tễ học và nguy cơ riêng biệt, cụ thể:

Kích thước sỏi túi mật bao nhiêu là nguy hiểm năm 2024

1. Sỏi cholesterol

Loại sỏi này thường liên quan tới tình trạng tắc nghẽn, viêm nhiễm. Sỏi cholesterol có màu xanh vàng, chủ yếu được hình thành từ cholesterol cứng. Nữ giới và người béo phì, có liên quan tới mật quá bão hòa với cholesterol thường có nguy cơ cao bị sỏi cholesterol.

2. Sỏi sắc tố

Sỏi sắc tố gồm hai loại là sỏi đen và sỏi nâu, cụ thể:

  • Sỏi sắc tố đen: Loại sỏi này được hình thành từ canxi bilirubinate tinh khiết hay phức hợp của canxi, đồng, glycoprotein mucin. Sỏi thường được hình thành trong tình trạng ứ trệ (như dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoàn toàn) hay dư thừa bilirubin không liên hợp (như tán huyết hay xơ gan). Chính vì sỏi sắc tố đen xuất hiện ở thì tán huyết từ sự cô đặc của bilirubin, nên sỏi sắc tố đen gần như chỉ tìm thấy ở túi mật.
  • Sỏi sắc tố nâu: Loại sỏi này được hình thành từ muối canxi của bilirubin không liên hợp với lượng nhỏ cholesterol, protein. Sỏi sắc tố nâu thường nằm tại đường mật gây tắc nghẽn. Loại sỏi này thường thấy tại các nơi có dịch mật nhiễm khuẩn, xuất hiện phổ biến ở người bệnh châu Á.

Các biến chứng của sỏi mật thường gặp

Thông thường, sỏi mật là bệnh lành tính không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy vậy, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng như:(2)

  • Viêm túi mật, tắc nghẽn ống mật
  • Nhiễm trùng huyết
  • Thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật
  • Viêm tụy cấp do sỏi
  • Viêm mủ đường mật và áp xe gan mật
  • Sốc nhiễm khuẩn đường mật
  • Tắc ruột do sỏi mật
  • Ung thư túi mật

Những biến chứng này cần được điều trị ngay, nếu không người bệnh có thể tử vong.

Chẩn đoán và điều trị sỏi mật

1. Chẩn đoán sỏi mật như thế nào?

Khi chẩn đoán sỏi mật, đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe của người bệnh. Sau đó, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ có sỏi mật, cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng hay tắc nghẽn đường mật và loại trừ những tình trạng khác.
  • Siêu âm: Siêu âm là phương tiện đầu tay sẽ giúp bác sĩ quan sát những hình ảnh ở trong cơ thể của người bệnh để phát hiện sỏi mật (nếu có).
  • Chụp CT: Cho phép bác sĩ quan sát túi mật và hệ thống đường mật trong/ngoài gan của người bệnh nhằm phát hiện sỏi.
  • Chụp cộng hưởng từ mật tụy MRCP (Magnetic Resonance Cholangiopancreatography): Đây là kỹ thuật sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để tạo hình ảnh của gan, túi mật, đường mật và tuyến tụy của người bệnh.
  • Cholescintigraphy (quét HIDA): Cho phép bác sĩ kiểm tra túi mật co bóp có chính xác không. Bác sĩ sẽ tiêm chất phóng xạ vô hại để tìm đường tới cơ quan và kỹ thuật viên có thể xem chuyển động của túi mật. Nếu chuyển động túi mật có bất thường, đây là dấu hiệu xuất hiện sỏi mật.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Khi thực hiện phương pháp ERCP, bác sĩ sẽ tiến hành luồn ống nội soi có gắn camera qua miệng xuống đoạn đầu của ruột non, vào ống mật chủ của người bệnh để phát hiện sỏi. Ngoài ra, ERCP còn có thể giúp bác sĩ lấy được sỏi kẹt tại đoạn cuối của ống mật chủ.

Kích thước sỏi túi mật bao nhiêu là nguy hiểm năm 2024

2. Cách điều trị sỏi mật hiệu quả

Các trường hợp sỏi mật đã gây viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật hay khi sỏi đã từ đường mật di chuyển vào ruột, đều cần được xử trí sớm. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sỏi mật áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Cắt túi mật: Đối với các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng hoặc biến chứng; hoặc sỏi túi mật không triệu chứng có nguy cơ như túi mật sứ, sỏi to, polyp túi mật… Cắt túi mật có thể được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở. Sau khi cắt túi mật, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi sau mổ để kiểm tra và phát hiện sớm nếu nghi ngờ còn sỏi mật ở vị trí khác.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP: Bác sĩ sẽ đưa một camera sợi quang linh hoạt hay ống nội soi được đưa vào miệng của người bệnh qua đường tiêu hóa, vào ống mật chủ. Ngoài ra, phương pháp này có thể giúp bác sĩ lấy sỏi bị kẹt tại đoạn cuối của ống mật chủ.
  • Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi +/- cắt túi mật (nếu kèm sỏi túi mật): Áp dụng cho những trường hợp có sỏi ống mật chủ to, đường mật dãn lớn, khi ERCP thất bại. Hiện nay, tại trung tâm nội soi và PTNS tiêu hóa bệnh viện Tâm Anh còn kết hợp nội soi đường mật trong mổ để kiểm tra lấy sỏi, tán sỏi khi có chỉ định
  • Tán sỏi qua da: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung kích siêu âm nhắm vào sỏi mật để tán vỡ sỏi. Nếu sỏi mật đã được tán đủ nhỏ, chúng có thể trôi qua đường mật, đi vào ruột non một cách an toàn. Đây là phương pháp điều trị không phổ biến, thường chỉ được áp dụng với các trường hợp có ít sỏi mật.

Phòng ngừa sỏi mật

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, cần lưu ý:

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Thực đơn mỗi ngày nên bổ sung nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây và ngũ cốc), chất béo không bão hòa (dầu cá, dầu ô-liu…); tránh bổ sung nhiều tinh bột, đường.
  • Tránh bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Vì chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Bạn cần tránh các thực phẩm như bơ, pho mát cứng, bánh ngọt, bánh quy…
  • Thường xuyên tập thể dục: Mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất 30 phút để luyện tập, 5 ngày/tuần. Biện pháp này sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh lý có khả năng gây ra sỏi mật.
  • Tuyệt đối không áp dụng những biện pháp nhịn ăn và giảm cân nhanh. Nếu có nhu cầu giảm cân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ: Sỏi mật thường hình thành âm thầm, không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Vì thế, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát (6 tháng/lần) để sớm phát hiện sỏi mật (nếu có), từ đó có biện pháp xử trí phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giải đáp thắc mắc sỏi mật có nguy hiểm không. Bệnh lý này thường dễ dàng điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, các trường hợp nặng có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh, đặc biệt là ở người có sức khỏe kém. Do đó, bạn không nên chủ quan, cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng.

Kích thước túi mật bình thường là bao nhiêu?

Túi mật bình thường của người trưởng thành có chiều dài từ 7-10 cm và đường kính ngang 3-4 cm. Mỗi túi có thể chứa đến 50ml dịch mật, tham gia vào quá trình hỗ trợ tiêu hóa.

Bị ung thư túi mật sống được bao lâu?

Các chuyên gia cho biết, tiên lượng sống của ung thư túi mật phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư. Nếu u được phát hiện sớm, còn trong niêm mạc túi mật, cắt bỏ được thì thời gian sống thêm trên 5 năm lên đến 85%. Khi ung thư chưa vượt quá lớp cơ thành túi mật thì thời gian sống sót trên 5 năm lên đến 70%.

Túi mật của người tô bao nhiêu?

Bình thường túi mật dài từ 8 đến 12cm. Ở người trưởng thành đường kính trước sau và đường kính ngang được đo trên trục dọc nhỏ hơn hoặc bằng 4cm (≤ 4cm).

Mổ sỏi túi mật bao nhiêu?

Thông thường, mức giá mổ sỏi thận dao động như sau: Mổ nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) chi phí khoảng 3.3 triệu đồng/ ca. Mổ nội soi lấy ống mật chủ chi phí khoảng 4.5 triệu đồng/ ca. Mổ nội soi cắt túi mật chi phí khoảng 5.7 triệu đồng/ ca.