Kết quả xét nghiệm máu hgb là gì năm 2024

Chỉ số Hgb trong xét nghiệm máu là căn cứ quan trọng để đánh giá chức năng và phát hiện các vấn đề bất thường trong hệ thống máu, đặc biệt là tình trạng thiếu máu và mức độ oxy hóa của cơ thể.

Bài viết này sẽ giải đáp ý nghĩa của chỉ số Hgb trong xét nghiệm máu, các nguyên nhân gây tăng giảm số Hgb cũng như vai trò của chỉ số trong chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến máu hoặc một số cơ quan trong cơ thể.

Chỉ số Hgb là gì?

Chỉ số HgB (hay Hemoglobin) là yếu tố được đo trong các xét nghiệm máu toàn phần hoặc xét nghiệm huyết sắc riêng lẻ. Hemoglobin là một loại protein huyết sắc tố có chức năng trao đổi oxi giữa các cơ quan và tế bào với phổi.

Xét nghiệm đo lường Hgb là phương pháp chẩn đoán, theo dõi sức khỏe và sàng lọc các rối loạn về các tế bào máu, đặc biệt là thiếu máu và một số bệnh lý liên quan.

Trong xét nghiệm, chỉ số Hgb thể hiện mức độ độ trao đổi oxi giữa các tế bào, cơ quan trong cơ thể. Đây cũng là chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu. Chỉ số Hgb được đo lường nhằm đánh giá nồng độ huyết sắc tố trong máu và chức năng hệ thống tuần hoàn. Mức độ hemoglobin có thể cho biết cơ thể được cung cấp đủ oxi và sắt hay không.

Phạm vi mức chỉ số Hgb bình thường

Mức Hgb được đo bằng đơn vị gam trên decilit máu (g/dL) hoặc gam trên lít (g/L) máu. Mức chỉ số Hgb bình thường theo từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

Nhóm Mức Hgb bình thường (g/dL) Trẻ sơ sinh (<1 tuổi) 11 - 18 Trẻ em và thanh thiếu niên (<20 tuổi) 11,5 - 16,5 Nam giới trưởng thành (>20 tuổi) 13 - 16.5 Phụ nữ trưởng thành (>20 tuổi) 12 - 16 Phụ nữ mang thai 11- 16

Mức chỉ số Hgb có thể ảnh hưởng và chênh lệch giữa các nhóm tuổi, giới, các yếu tố sức khỏe và phạm vi tham chiếu của phòng thí nghiệm. Người làm kiểm tra có thể tham khảo trước với bác sĩ và chuyên gia xét nghiệm để được tư vấn kỹ hơn.

Triệu chứng liên quan đến chỉ số Hgb bất thường

Nếu mức độ Hgb thay đổi bất thường (tăng hoặc giảm) có thể gây ra các triệu chứng như:

Chỉ số Hgb giảm

  • Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.
  • Khó thở khi vận động, hụt hơi.
  • Nhịp tim không đều.
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng hơn bình thường.
  • Tay chân lạnh.

Chỉ số Hgb tăng

  • Nhức đầu, chóng mặt đột ngột.
  • Mắt loạn thị, xáo trộn tầm nhìn.
  • Tay chân nóng ran, ngứa đỏ.
  • Có dấu hiệu xuất hiện các cục máu đông, tay chân thay đổi màu, tê nhức.

Nguyên nhân của mức chỉ số Hgb bất thường

Chỉ số Hgb thay đổi bất thường do một số nguyên nhân, bao gồm:

  • Thiếu máu do thiếu chất sắt, axit folic, vitamin B12 hoặc các dưỡng chất cần thiết khác cho sự hình thành Hgb.
  • Mất máu do các chấn thương, phẫu thuật, kỳ kinh nguyệt hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
  • Các yếu tố di truyền như bệnh thiếu máu bẩm sinh, thiếu máu hồng cầu hình liềm…
  • Hiến máu thường xuyên hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích,...

Các bệnh lý liên quan đến chỉ số Hgb

Chỉ số Hgb không chỉ xác định bệnh thiếu máu, xét nghiệm huyết sắc tố có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý như:

  • Bệnh thận, suy thận.
  • Bệnh Thalassemia rối loạn máu, đa hồng cầu nguyên phát.
  • Một số loại ung thư: ung thư thận, ung thư gan…
  • Một số bệnh lý về tim và phổi: dị tật tim bẩm sinh, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), xơ phổi…

Cách đo lường chỉ số Hgb

Bạn đọc có thể kiểm tra chỉ số Hgb của mình bằng cách thực hiện các xét nghiệm máu toàn phần (CBC) hoặc thực hiện riêng xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố trong máu. Xét nghiệm này được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm được trang bị máy móc, kỹ thuật xét nghiệm máu chuyên nghiệp.

Người xét nghiệm sẽ được lấy mẫu máu từ tĩnh mạch. Mẫu máu sau đó được xử lý phân tách các yếu tố để đo lường nồng độ Hgb trong mẫu. Người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau 1 - 2 ngày. Bác sĩ sẽ hội chẩn dựa trên kết quả đo lường, các yếu tố về sức khỏe, tiền sử bệnh lý của người khám để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe.

Các biện pháp kiểm soát và duy trì chỉ số Hgb tại nhà

Ngoài việc thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi nồng độ hemoglobin, bạn đọc có thể thực hiện một số cách đơn giản sau để kiểm soát và duy trì chỉ số Hgb ổn định như sau:

  • Bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu sắt, axit folic và vitamin B12 như: thịt đỏ, gan, trứng, đậu, hạt và các loại rau xanh lá, trái cây.
  • Dùng thuốc bổ, thuốc sắt theo sự chỉ định của bác sĩ nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ.
  • Tránh hiến máu, mất máu không cần thiết khi chỉ số Hgb không ổn định.
  • Tham khảo bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng, loại thuốc đang dùng gây ảnh hưởng đến mức HgB.
  • Điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến chỉ số HgB (bệnh thalassemia, ung thư, viêm nhiễm, bệnh lý thận hoặc bệnh suy tủy xương) bằng thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác.
  • Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng hoặc cần điều trị khẩn cấp, bạn đọc cần tới ngay các cơ sở y tế để được truyền máu bổ sung.

Chỉ số Hgb có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá sức khỏe tuần hoàn. Kết quả xét nghiệm Hemoglobin nói riêng và xét nghiệm máu nói chung giúp bác sĩ xác định tổng quan tình hình sức khỏe và đưa ra những chỉ định, khuyến nghị điều trị và chăm sóc phù hợp để duy trì sức khỏe ổn định cho bệnh nhân.

Chỉ số HgB bao nhiêu là nguy hiểm?

Ngoài ra theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số HgB có thể chẩn đoán thiếu máu nếu: Nam: Chỉ số HgB < 13 g/dl (130 g/l); Nữ: Chỉ số HgB < 12 g/dl (120 g/l); Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Chỉ số HgB < 11 g/dl (110 g/l).

Tại sao chỉ số HgB giảm?

Mức hemoglobin thấp (dưới 12 g/dL) cho thấy bạn đang bị thiếu máu, do cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu hoặc những tế bào không hoạt động bình thường. Có một số loại thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt là loại phổ biến nhất.

Chỉ số HgB trọng máu là gì?

Nếu chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm thấp hơn chỉ tiêu tức là bạn đang thiếu máu, trường hợp chỉ số Hemoglobin thấp hơn 8g/dl thì cần xem xét truyền máu.

Làm sao để biết mình có thiếu máu hay không?

Bệnh nhân bị thiếu máu sẽ có những triệu chứng như sau:.

Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh,...;.

Lòng bàn tay trắng, niêm mạc nhợt nhạt, da xanh;.

Thường xuyên bị khó thở, nhất là lúc gắng sức;.

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn;.

Tóc khô xơ, dễ gãy, móng tay khum..