Hôn nhaân thực tế giải quyết ly hôn thế nào năm 2024

(LSVN) - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, quyền nuôi con trong giải quyết các vụ án hôn ly hôn tại Tòa án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến quy định của pháp luật, đưa ra những hạn chế và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.

Hôn nhaân thực tế giải quyết ly hôn thế nào năm 2024

Ảnh minh họa.

Quy định của luật

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Quyền yêu cầu ly hôn được xuất phát từ quyền tự do ly hôn. Quyền tự do ly hôn của vợ chồng được Nhà nước ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng và các chủ thể liên quan. Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: "Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau". Như vậy, quyền yêu cầu ly hôn là một trong những quyền tự do cơ bản của vợ chồng, là quyền nhân thân gắn liền với vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, phát sinh thông qua thực hiện quyền ly hôn trước pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài quyền của vợ, chồng thì còn có chủ thể thứ ba cũng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Đây là quy định mới, tiến bộ, bảo đảm bảo vệ bên yếu thế trong đời sống hôn nhân, cụ thể khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (LHNGĐ) quy định: "Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ". Trường hợp này, Tòa án sẽ phải xem xét kỹ càng để cân nhắc việc ly hôn trong tình trạng hôn nhân giữa hai người, điều này phải dựa vào các căn cứ nhất định được quy định cụ thể trong LHNGĐ và các luật khác liên quan.

Về tình trạng "không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình là tình trạng thực tế của vợ, chồng. Tình trạng này được xác định thông qua kết luận của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, cần hiểu rõ ràng, tình trạng không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi này không hề đồng nhất với tình trạng mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015. Một người không thể nhận thức và làm chủ được hành vi chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự.

Về hành vi bạo lực gia đình, khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định: "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình". Quy định hậu quả của hành vi bạo lực gia đình là gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại ở mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của vợ, chồng và hậu quả đó có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Để xác định được mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sức khỏe, tính mạng và tinh thần thì cần có sự tham gia của các cơ quan y tế có chuyên môn.

Quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu tại thời điểm ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi thì tòa án sẽ giao cho mẹ nuôi con, trừ trường hợp mẹ không đáp ứng đủ điều kiện về tài chính, nơi ở, thời gian... để chăm sóc cho con thì tòa án có thể xem xét lại về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì khi ly hôn quyền nuôi con ngang bằng giữa bố và mẹ. Để xem xét giao quyền nuôi con cho ai thì Tòa án sẽ căn cứ vào những giấy tờ, tài liệu mà bố, mẹ cung cấp về khả năng tài chính, nơi ở, quỹ thời gian, điều kiện sức khỏe và một số giấy tờ khác (ví dụ: Những giấy tờ chứng minh về việc bố hoặc mẹ có hành vi bạo lực gia đình...) để quyết định ai sẽ giành được quyền nuôi con. Nếu tại thời điểm ly hôn mà con đã từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải lấy ý kiến của con xem con muốn ở với ai, cụ thể:

Điều 81 LHNGĐ quy định:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) quy định: "... Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên".

Đây là điểm tiến bộ, thể hiện sự quan tâm và các chính sách của pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên.

Một số hạn chế, vướng mắc

Mặc dù các quy định của LHNGĐ và các quy định của pháp luật liên quan có nhiều điểm mới, tiến bộ, tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng pháp luật của các Tòa án, tác giả nhận thấy còn có những hạn chế nhất định.

Một là, chưa có các quy định về cơ chế trách nhiệm pháp lý, quyền, nghĩa vụ sau ly hôn cho cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng trong trường hợp đối tượng này yêu cầu giải quyết ly hôn. LHNGĐ giành nguyên một chương để quy định về việc chấm dứt hôn nhân, trong đó có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác trong một số trường hợp như đã phân tích ở phần trên nhưng lại chưa có quy định cụ thể nào cho đối tượng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn này. Điều đó gây khó khăn cho Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết một số vụ án ly hôn trên thực tiễn. Khi thụ lý và giải quyết vụ án ly hôn, thường Tòa án sẽ giải quyết ba vấn đề: Quan hệ hôn nhân, chia tài sản và quyền nuôi con sau khi ly hôn. Vấn đề quan hệ hôn nhân và phân chia tài sản chung vợ chồng, tòa án có thể căn cứ, viện dẫn các quy định của pháp luật dân sự về người đại diện, người giám hộ… để giải quyết, nhưng vấn đề tranh chấp quyền nuôi con khi cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu giải quyết ly hôn lại đang gặp nhiều khó khăn trong một số trường hợp cụ thể như cả vợ và chồng đều không đủ điều kiện để nuôi con…

Ví dụ: A (chồng), B (vợ) kết hôn hợp pháp, có hai con chung là C (8 tuổi), D (2 tuổi). Quá trình sinh sống, B bị viêm màng não mô cầu dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. A thường xuyên nhậu nhẹt, đánh mắng vợ con, không chịu làm ăn. Hiện tại, cháu C, D đang được ông, bà ngoại nuôi ăn học. Nhận thấy không thể tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân này, ông, bà ngoại (cha, mẹ của B) yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn; không có tranh chấp về tài sản chung, chỉ giành quyền nuôi 2 cháu C, D. Theo quy định, cháu D dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, tuy nhiên trong trường hợp này B không đủ điều kiện nuôi con, do đó D phải được giao cho A nuôi dưỡng, nhưng A cũng không đủ điều kiện nuôi con. Luật chưa có quy định nào về việc giao D cho ai trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, trong khi đó, ông bà ngoài là người yêu cầu giải quyết ly hôn và giành quyền nuôi dưỡng cháu ngoại. Đối với con chung là C, Tòa án xem xét các điều kiện hai bên gia đình và lấy ý kiến C, C muốn ở với ông, bà ngoại. Tuy nhiên, pháp luật cũng chưa có quy định trong trường hợp này có được giao cho ông, bà ngoại hay không và quyền, nghĩa vụ ông, bà ngoại như thế nào.

Hai là, vướng mắc trong giải quyết quyền nuôi con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi. Hiện nay, khoản 3 Điều 208 BLTTDS 2015 và khoản 2, 3 Điều 81 LHNGĐ quy định trường hợp khi ly hôn có giải quyết tranh chấp về con chung thì con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ chăm sóc, con từ đủ 7 tuổi trở lên phải lấy ý kiến về nguyện vọng của con muốn ở với cha hay mẹ. Còn đối với trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, trong trường hợp không thỏa thuận được, thì tòa án xem xét các yếu tố như điều kiện về kinh tế, điều kiện trông nom, giáo dục, đạo đức, lối sống, các mối quan hệ xung quanh… làm căn cứ cho bên nào nuôi dưỡng. Do đó, trường hợp này còn phụ thuộc khả năng chứng minh của hai bên vợ, chồng và ý chí chủ quan trong đánh giá của thẩm phán giải quyết vụ việc.

Thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi vẫn có nguyện vọng tha thiết muốn ở với mẹ, mặc dù người cha có điều kiện hơn về kinh tế, khả năng giáo dục… Tòa án đã giao cho người cha có quyền nuôi con. Cuộc sống sau ly hôn, người cha thường xuyên đi làm xa, ít có thời gian gắn bó, gần gũi con cái, giao con cho nhà trường và bảo mẫu chăm sóc. Lâu dần, người con mắc chứng tự kỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần. Như vậy, vấn đề giải quyết quyền nuôi con bảo đảm sự phát triển tốt nhất của trẻ chưa đạt được.

Cũng trong ví dụ ở phần trên, giả sử C chỉ mới 5 tuổi, C có nguyện vọng ở cùng ông, bà ngoại. Trong khi đó, điều kiện chăm sóc C của bên ngoại và bên nội như nhau. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ giao cho bên nào chăm sóc C? Hơn nữa, khoa học đã chứng minh trẻ em có giai đoạn "Khủng hoảng tuổi lên 3", đây là một giai đoạn mà hầu hết trẻ em đều trải qua trong khoảng thời gian từ 18 tháng đến 3 tuổi. Nó bắt đầu khi trẻ phát hiện ra mình có khả năng từ chối yêu cầu của người khác. Trẻ phản ứng tiêu cực với nhiều yêu cầu, bao gồm cả những yêu cầu dễ chịu. Nói chung, trẻ “cứng đầu” hơn là hợp tác. Nếu không giải quyết hài hòa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ về sau này.

Đề xuất, kiến nghị

Thứ nhất, thời gian tới Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cần có hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng pháp luật đối với các quy định về chấm dứt hôn nhân. Đồng thời cần đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của LHNGĐ theo hướng quy định cơ chế, trách nhiệm pháp lý, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ hoặc chồng khi yêu cầu giải quyết ly hôn, để bảo đảm đồng bộ trong các quy định của luật và thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật.

Thứ hai, việc pháp luật quy định trong vụ án ly hôn mà có con chung từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, tòa án phải xem xét các yếu tố như sự thỏa thuận của vợ, chồng, yếu tố như điều kiện về kinh tế, điều kiện trông nom, giáo dục, đạo đức, lối sống, các mối quan hệ xung quanh… để có đủ điều kiện phát triển về mọi mặt cho các con. Tuy nhiên, cũng cần thiết phải tính đến yếu tố tham khảo nguyện vọng của con muốn ở với ai để làm căn cứ quyết định giao con cho bên nào nuôi dưỡng. Trên cơ sở đó mới đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con chưa thành niên.

Trên đây là những ý kiến, kinh nghiệm của bản thân trong quá trình nghiên cứu, áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình. Rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp từ bạn đọc.

Ly hôn do ai giải quyết?

Về thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn nếu hai vợ chồng cùng yêu cầu; thật sự tự nguyện; thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái…

Thời hạn giải quyết ly hôn là bao lâu?

Pháp luật chỉ quy định thời hạn tối đa giải quyết vụ ly hôn là 04 tháng (kể từ ngày nộp đơn, đóng án phí dân sự đầy đủ), đối với những vụ việc có tính phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Nộp án phí ly hôn bao lâu thì giải quyết?

Khi hồ sơ đã được đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 5 ngày cần hoàn thành lệ phí giải quyết ly hôn. Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi Nộp đơn ly hôn bao lâu thì được giải quyết với trường hợp thuận tình sẽ là: Từ 03 – 10 ngày và thông báo về việc nộp lệ phí giải quyết trong 05 ngày tiếp theo.

Ai có quyền yêu cầu tòa giải quyết việc ly hôn?

Cụ thể tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.