Học đại học là học cái gì năm 2024

Đỗ đại học là thành quả, là trái ngọt sau một quá trình dài miệt mài đèn sách của các bạn sinh viên và bạn hoàn toàn có quyền tự hào về bản thân mình. Nhưng đại học đâu phải là đích đến của cuộc đời con người.

Trước mắt chúng ta vẫn còn một chặng đường rất dài cần phấn đấu và nỗ lực. Vậy học đại học để làm gì? Các bạn đã tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi này chưa?

Tham khảo thêm: 4 điều sinh viên năm nhất nên và không nên làm

Học đại học là học cái gì năm 2024

Để có 1 tấm bằng đại học đẹp

Ở những nơi làm việc như các cơ quan nhà nước, cùng một vị trí như nhau, số năm kinh nghiệm như nhau thì những người có bằng cấp cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn.

Đối với những sinh viên mới ra trường, khi mà kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều, chưa có gì để chứng minh năng lực làm việc thì một tấm bằng đại học sáng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.

Nếu bạn may mắn có anh chị hoặc cha mẹ thành công trên các lĩnh vực của họ và họ dẫn dắt hướng đường cho con em đi theo sự thành công ấy từ đó giúp quá trình tìm tòi khám phá được rút ngắn thì trong trường hợp này, điều bạn cần làm là phấn đấu lấy được một tấm bằng tốt nghiệp với bảng điểm thật đẹp. Đó là minh chứng cho sự đầu tư học tập nghiêm túc của bạn suốt 4 năm đại học.

Xem thêm: Học nghề gì để lập nghiệp

Trang bị kiến thức vững vàng

Học Đại học giúp bạn có một môi trường học tập chuyên nghiệp với những thầy cô giảng viên đa phần từ bậc Thạc sĩ trở lên. Kiến thức từ chương trình đào tạo được chuyên sâu hơn, và đặc biệt bạn sẽ phải hiểu nội dung những kiến thức được truyền đạt từ giảng viên cũng như đọc thêm từ các sách giáo trình thì mới có thể vượt qua kì thi kết thúc học phần.

Điều này hoàn toàn khác so với những gì bạn được trải nghiệm trong môi trường phổ thông khi mà các kiến thức bạn được học đa phần vẫn chưa chuyên sâu, còn nằm ở “lớp vỏ ngoài” của kiến thức. Hơn nữa, nếu bạn có phương pháp học tập hiệu quả thì chắc hẳn những kiến thức bạn dung nạp sẽ giúp bạn hoàn thành tốt cho công việc tương lai, mặc dù không phải là tất cả.

Trải nghiệm môi trường mới cực kỳ năng động

Nếu bạn là một người thụ động, ngại tiếp xúc với mọi người thì chắc hẳn khi bước vào cánh cửa Đại học, bạn sẽ trở thành một con người khác. Bên cạnh việc học, hoạt động Đoàn – Hội từ các CLB/Đội/Nhóm, Ban chuyên môn,… không những giúp bạn củng cố, thực hành những kiến thức đã học trên giảng đường mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng khác mà rất cần thiết cho hầu hết công việc sau này như thuyết trình, khả năng tổ chức, khả năng quản lý thời gian,… thông qua các hoạt động tổ chức hội thảo, sự kiện, các chương trình học thuật lẫn phong trào cấp trường và cấp thành phố,…

Nếu bạn thích ứng tốt với môi trường này, bạn sẽ trở nên năng động, tự tin và nhận ra con người nằm sâu trong tâm hồn bạn. Nếu không, cũng đừng lo lắng, hãy tìm gặp các giảng viên cũng như những anh chị các khóa trước để được tư vấn. Họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn!

Xem thêm: Gia sư là gì

Đánh thức con người ẩn sâu trong bạn

Mọi thứ sẽ trở nên hoàn toàn mới mẻ khi bạn bước vào giảng đường Đại học. Đó không chỉ là môi trường học hoàn toàn mới lạ, giảng viên mới, bạn bè mới mà còn là sự thay đổi về tinh thần, cuộc sống mới,… Nếu bạn thích ứng tốt, bạn sẽ đánh thức được con người thật sự ẩn sâu trong tâm hồn bạn.

Một con người tự tin, tự lập với tất cả mọi thứ. Bạn hãy ước tính xem trong 1 tháng cha mẹ bạn trợ cấp bao nhiêu, và rồi bạn có thể giảm mức trợ cấp này mà vẫn có thể đáp ứng được mọi nhu cầu thiết yếu mà còn có thể tiết kiệm được nữa không?

Nếu làm được, hãy tin tôi đi, bạn đã trưởng thành rồi đấy!

Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều này. Khi môi trường thay đổi, xa cha mẹ, người thân, bạn dễ dàng bị “sốc tâm lý” từ sự nhớ nhà da diết, cô đơn khi không còn người thân bên cạnh,… Hãy chuẩn bị thật kỹ những cách giải quyết với những cú “sốc tâm lý” này.

Hãy vượt qua nó rồi bạn sẽ tìm được con người thật sự tồn tại trong tâm hồn của bạn. Dù bạn có quyết định bước vào cánh cửa Đại học hay không thì vẫn luôn nhớ rằng Đại học không phải là con đường nhanh nhất đưa bạn đến thành công. Nhưng không học là con đường nhanh nhất dẫn bạn vào ngõ cụt không lối thoát.

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín với 8 năm hoạt động và hàng ngàn gia sư chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về dạy kèm tại nhà. Chúng tôi cung cấp gia sư và các bài viết hữu ích liên quan tới chủ đề giáo dục mà quý khách cần tìm hiểu. Mọi đóng góp về hoạt động, góp ý, quảng cáo vui lòng liên hệ số hotline hoặc email bên dưới. Xin cám ơn

Báo Thanh Niên bắt đầu loạt trao đổi "Học đại học để làm gì?" nhằm giải đáp cho những câu hỏi mang tính gốc rễ: có phải học đại học chỉ có ý nghĩa đơn giản là để học một ngành, ra trường tìm một nghề nghiệp phù hợp để sinh sống và làm việc?

Khách mời chia sẻ đầu tiên là GS Trương Nguyện Thành, người lâu nay nổi tiếng với biệt danh "giáo sư quần đùi".

Thưa ông, mỗi lần nhìn thấy ông, như giây phút này đây, chúng tôi lại nhớ tới chiếc quần đùi hoa của ông cách đây vài năm. Không biết là cuộc sống cũng như công việc của "giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành hiện nay như thế nào ạ?

Tôi quyết định sẽ về Việt Nam dài hạn hơn để làm những gì mình ấp ủ trong một thời gian dài. Tôi cũng đã dạy ở ĐH Utah đúng 30 năm và tôi nghĩ là như thế là cũng đủ rồi.

Hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề khá rộng lớn là "Học đại học để làm gì?". Là một người Việt Nam, sang Mỹ học tập, nghiên cứu giảng dạy đại học rồi sau đó quay về quản lý một số trường đại học ở Việt Nam. Vậy theo ông học đại học để làm gì?

11 tuổi tôi bán thuốc lá dạo ở bến xe lam Sài Gòn, 19 tuổi cùng em trai sang Mỹ… Dù cuộc sống khổ cực nhưng tôi vẫn không gác lại chuyện học hành để lao vào con đường mưu sinh. Vì sao như thế?

Điều đầu tiên tôi nhận thức cho câu hỏi "Học đại học để làm gì?" là học để thoát nghèo vì mình nghèo! Vào đại học, tôi có môi trường nói chuyện với thầy cô, làm việc trong phòng thí nghiệm, được hiểu biết thêm, có thêm kiến thức. Lúc đó ngoài việc học đại học, ngoài việc học để thoát nghèo tôi còn thấy "A! học để khám phá bản thân mình", khám phá cái gì mình giỏi, mình thích, học để phát triển con người cá nhân của mình.

Lúc bắt đầu học tôi không biết gì về nghiên cứu, không biết gì về tiến sĩ, cao học. Khi vào phòng thí nghiệm năm thứ 2, năm thứ 3 tôi lại muốn đi học cao học, muốn nghiên cứu mà 2 năm trước đó tôi chẳng biết gì cả. Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn, nói chuyện với thầy cô, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới khi dự hội nghị, mở mang tầm nhìn. Lúc đó tôi mới nhận ra "A, học để có một ước mơ!". Tôi mơ trở thành nhà khoa học. Tôi cố gắng làm tiến sĩ để trở thành nhà khoa học. Mà để làm nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu những công trình này, công trình kia thì tôi đi làm giáo sư.

Nhưng làm giáo sư đâu có dễ. Khó lắm! Chỉ 1 - 4% tiến sĩ giỏi nhất của nước Mỹ mới làm giáo sư. Mà giáo sư của trường đại học nghiên cứu còn khó nữa.Tôi cố phát triển để đạt được ước mơ của mình.

Vậy cụ thể ông muốn truyền tải điều gì về mục đích học đại học, thưa ông?

Bạn nghĩ "học đại học để thoát nghèo" cũng được, cũng đúng. Nhưng bạn càng lên cao thì ước mơ càng lớn, tầm nhìn càng xa. Bạn học không chỉ cho bản thân bạn. Tôi học không chỉ cho tôi mà còn ảnh hưởng tích cực tới xã hội nữa. Và trước đó là ảnh hưởng đến gia đình của mình.

Như lời cha tôi đã dặn dò trước khi tôi lên đường sang Mỹ là "bay càng cao thì con sẽ thấy được càng xa", ý niệm về việc học của tôi từ "học để thoát nghèo", sau đó đã được nâng lên thành "học để khám phá bản thân và học để có một ước mơ", rồi cuối cùng là học để "thắp lửa", để truyền cảm hứng và dẫn đường cho người khác.

Học đại học là học cái gì năm 2024

Học đại học là học cái gì năm 2024

Từ "giáo sư quần đùi" đến ngày nghỉ việc tại Trường ĐH Hoa Sen

Đại học là nơi cung cấp nguồn tài nguyên tri thức rộng mở. Ở đó, người học có nhiều cơ hội để mở rộng vốn hiểu biết, qua bài giảng, và trong quá trình tương tác, trao đổi với người dạy hay thực hành, nghiên cứu. Đó là cơ sở xác định thế mạnh và sở thích cá nhân. Khi biết được bản thân mong muốn trở thành ai trong tương lai thì chúng ta sẽ có động lực để thực hiện ước mơ và nỗ lực nhằm khai phóng tiềm năng của chính mình.

Có phải là cuộc sống, hoặc là tâm thế học đại học của sinh viên học đại học ở Mỹ khác với Việt Nam không thưa ông? Và có phải đó cũng là một trong những điều quyết định cho sự thành công khi học đại học không?

À! Đúng. Có khác. Văn hóa của người Mỹ, trong văn hóa dạy con và xã hội, họ khuyến khích con cái độc lập càng sớm càng tốt. Thứ nhất là sau khi tốt nghiệp trung học thì người Mỹ thường thể hiện tính độc lập của mình, đó là lên học đại học thì ở riêng, sống riêng và tự lập. Chính vì tính tự lập đó nên sinh viên đại học của Mỹ già dặn hơn, chín chắn hơn và họ đắn đo với những quyết định trong cuộc sống. Tại vì họ phải đi làm, rồi đi học, rồi trả tiền phòng, cha mẹ có thể hỗ trợ thêm tiền học phí một ít thôi. Nhờ vậy, vốn sống của các bạn khi tốt nghiệp đại học so với vốn sống của sinh viên Việt Nam cao hơn nhiều.

Cha mẹ Việt Nam bao bọc con khá là kỹ, kể cả khi con học đại học. Tôi nhớ có lần tôi phỏng vấn một em sinh viên. Tôi hỏi một câu hỏi rất là thường tình mà hầu như tất cả các phòng nhân sự ở doanh nghiệp ở Mỹ cũng thường hay hỏi: "Bạn chia sẻ cho tôi một thử thách lớn nhất mà bạn đã trải qua trong cuộc đời và bạn vượt qua nó như thế nào?".

Bạn sinh viên sắp ra trường đã trả lời rằng: "Dạ thưa thầy, em thấy cuộc sống của em thoải mái không có gì hết, chưa hề gặp phải thử thách gì hết". Tôi hỏi "Thế sao?". Bạn sinh viên trả lời: "Tại vì cha mẹ em lo hết, em chỉ việc học thôi. Tới bây giờ em chưa phải gặp phải một thử thách gì cả. Cho nên thầy hỏi em cũng không biết trả lời ra sao!".

Tự lập là một quá trình dạy con từ khi còn nhỏ. Tôi có viết cuốn sách Cha voi chia sẻ quá trình dạy con của mình. Tôi cho là trách nhiệm của cha mẹ cần chuẩn bị cho con ngày không có mình ở đó, cái ngày đó có thể tới bất kỳ lúc nào. Tôi từng là đứa trẻ được ông nội nuôi dạy, 11 tuổi phải bán thuốc lá mưu sinh. Vì sao cuộc sống đảo ngược như vậy? Vì ba tôi bệnh, liệt nửa người, không còn là trụ cột gia đình. Kinh tế gia đình sụp đổ nên tôi phải đi bán thuốc lá thôi. Tôi cứ nghĩ chuyện của ba tôi bị đột quỵ liệt nửa người mà nghĩ mình phải chuẩn bị cho con mình thời điểm không có mình, có khả năng ngày mai không có mình.

Cho nên, tôi cho là vốn sống, kinh nghiệm tích lũy được ở đại học phần lớn quyết định sự thành công khi tốt nghiệp. Doanh nghiệp Mỹ hay doanh nghiệp Việt Nam thường cho rằng kiến thức chỉ là một phần nhỏ vì khi đi làm thì hầu như phải học lại hết để cập nhập kiến thức mới. Doanh nghiệp Việt Nam hay phàn nàn là kỹ năng sống, vốn sống của sinh viên Việt Nam yếu. Tôi thấy rằng sinh viên Việt Nam không có nhiều cơ hội để phát triển vốn sống khi học đại học. Nó có 2 lý do: Một là các chương trình đào tạo quá nặng về kiến thức; thứ hai môi trường đào tạo chỉ coi tới lớp là học, rất ít có cơ hội có một môi trường sinh hoạt ở trong trường đại học.

Học đại học là học cái gì năm 2024

Ngày trở lại Việt Nam với chuyến đạp xe xuyên Việt

Vậy làm sao để học đại học thành công, thưa ông?

Ngoài mục tiêu học tập, một điều không thể thiếu trong hành trang của mỗi sinh viên trước khi bước vào ngưỡng cửa ĐH là "tâm thế chủ động". Đại học là cánh cửa bước vào đời với rất nhiều thứ thú vị để học hỏi, khám phá. Hãy để cho mình một tâm thế. Tâm thế khám phá thế giới bên ngoài lẫn bên trong. Mình là ai? Mình muốn gì?

Thế giới vốn "phẳng" và không có một giới hạn nào cho việc tiếp cận tri thức. Những kiến thức có được ở giảng đường ĐH phần lớn sẽ trở nên cũ kỹ khi sinh viên bước vào môi trường làm việc. Ở ĐH, bạn không chỉ tới lớp để ngồi nghe thầy giảng rồi học thi. Điều đó chỉ mang lại cho bạn kiến thức thay vì sự khám phá. Trong khi, những kỹ năng mềm và vốn sống được tích lũy qua quá trình tự tìm tòi và học hỏi mới là điều mà các doanh nghiệp tìm kiếm ở người lao động.

Hãy vượt ra khỏi vùng an toàn. Con đường chinh phục hoài bão luôn chông gai nhưng điều đó không phải là lý do để chùn bước. Chúng ta phải chấp nhận làm những gì mình chưa làm, làm điều mà bản thân cảm thấy sợ. Phải chấp nhận thử thách, chấp nhận những cái mới, chấp nhận cái gọi là "thử lửa". Những điều đó có thể đem lại cho mình sự run rẩy và sợ hãi. Thế nhưng, khi vượt qua bạn sẽ phát triển được bản thân mình.

Không có gì là thất bại, cũng chẳng có gì là thành công. Tất cả đều là khám phá mới và tất thảy đều là kết quả của quá trình khám phá đó mà thôi.

Đại học và trường đại học khác nhau như thế nào?

Phân biệt đại học và trường đại học Như vậy, theo luật, trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Trường đại học có thể là một cơ sở giảng dạy đại học độc lập hoặc là thành viên của một đại học vùng. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có nhiều ngành.

Học đại học là học những môn gì?

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2023 có tổng cộng 9 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục công dân). Trong đó, 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Các môn thi còn lại là tự chọn.

Tại sao chúng ta nên học đại học?

Đại học là môi trường học tập năng động, nơi bạn được tham gia vào những dự án nghiên cứu, thực tập, học tập trao đổi hay tham gia các cuộc thi, hội thảo, hội nghị để rèn luyện kỹ năng tư duy giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,… Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp bạn phát triển đam mê, theo ...

Đi đại học để làm gì?

Học đại học có thể giúp cho bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong một lĩnh vực cụ thể, và cung cấp cho bạn những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Việc học đại học cũng có thể giúp cho bạn phát triển những kỹ năng như tư duy phản biện, giao tiếp và làm việc nhóm.