Giàu nứt đố đổ vách nghĩa là gì

Nguồn tham chiếu: Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…

Từ điển thành ngữ, tục ngữ,... Việt Nam

"... ngôn ngữ của người miền quê, nhất là những cụ già không phải "quê mùa" như trước đây mọi người vẫn tưởng, mà trái lại, rất văn vẻ, có nhiều màu sắc, nhiều hình tượng. Chính là vì trong những câu chuyện hàng ngày, bà con thường sử dụng những thành ngữ, tục ngữ là cái vốn vô cùng phong phú, vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc, được truyền miệng tư đời này sang đời khác." - GS. Nguyễn Lân.

Hiểu và vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ và các tình huống cụ thể sẽ giúp chúng ta biết nói đúng và viết đúng, để có thể tiến tới nói hay và viết hay. Sự ra đời của cuốn từ điển này không nằm ngoài mục đích đó. Cuốn sách này sẽ giúp các bạn hiểu hơn nội dung cụ thể của từng thành ngữ, tục ngữ; để trên cơ sở đó, vừa bổ sung kiến thức, vừa vận dụng vào cách nói, cách viết của mình được trong sáng hơn, hiệu quả hơn. Dựa trên nguồn tư liệu phong phú trong thực tế của các tác giả, đây một Phần mềm Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Như một cuốn từ điển di động phong phú, đa dạng, có tính năng lưu lại những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,...

Đố Thanh tre hay gỗ đóng dọc ở vách, cùng với những thanh ngang gọi là mè, tạo thành "khung xương" cho vách đất.

  • Giàu nứt đố đổ vách Ngày xưa người ta thường làm nhà vách đất, trước tiên đan mè và đố làm xương, sau đó lấy đất sét nhồi với rơm trét vào hai mặt. Đến mùa thu hoạch thì khoanh gỗ áp vào tường để đựng thóc gạo, đựng nhiều có thể làm xiêu vẹo vách tường, nên nhà "nứt đố đổ vách" nghĩa là nhà giàu có, nhiều thóc gạo.
  • Ăn cơm bảy phủ Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  • Thưng Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
    Giàu nứt đố đổ vách nghĩa là gì
    Thưng bằng đồng
  • Đấu Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  • Ba thưng một đấu Những đóng góp bỏ ra cho việc chung rồi cũng lại cho mình hưởng chứ không mất đi đâu.
  • Ngô Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  • Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị Văn không có ai đứng nhất, võ không có ai đứng nhì. Người theo nghề văn, võ thường thích độc tôn, không chịu nhận ai ngang mình.
  • Vít Có thương tích; tì tích, chuyện xấu, đều hổ thẹn. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  • Ngọc lành có vít Người tốt mấy cũng có tì vết, song không vì thế mà suy giảm giá trị.
  • Nhà ngói, cây mít Nhà lợp ngói thì bền, ít phải sửa chữa, cây mít thì trồng một lần được ăn quả nhiều lần. Chỉ nhà giàu có, có cơ sở vững chắc.
  • Hung Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  • Hành hương Một tên khác của hẹ tây, cũng có tên là hành ta hay hành tím.
    Giàu nứt đố đổ vách nghĩa là gì
    Củ hành
  • Lúa nhe Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
  • Đồng điếu Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
    Giàu nứt đố đổ vách nghĩa là gì
    Tiền Cảnh Hưng bằng vàng (trái) và đồng đỏ
  • Mun Loài cây thân gỗ, ưa sáng, mọc chậm, sống lâu. Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý. Hiện mun đang trên đà tuyệt chủng do tình trạng khai thác bừa bãi.
    Giàu nứt đố đổ vách nghĩa là gì
    Gỗ mun
    Giàu nứt đố đổ vách nghĩa là gì
    Tượng Bồ đề đạt ma điêu khắc từ gỗ mun sừng
  • Tiểu phú do cần, đại phú do thiên Chăm chỉ thì đủ ăn đủ mặc, giàu có thì do thời vận (thành ngữ Hán Việt). Giàu sụ, của cải quá nhiều, quá thừa thãi, ví như được lèn chặt cứng đếnnỗi có thể ẩy vỡ nứt các thanh đố, đổ các bức vách quanh nhà: Xoan mang tiếng là ở vào cửa nhà giàu nứt đố đổ vách mà chẳng bao giờ cho mẹ, cho em được lấy một manh quần tấm áo cũ lành lặn một tí (Nguyễn Đình Thi).Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việtgiàu nứt đố đổ vách ng (Đố là những thanh tre, thanh gỗ đóng ở bức vách) Giàu lắm: Giàu nứt đố đổ vách mà vẫn bủn xỉn.Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân