Giang kim đạt bị bắt ở đâu

Từ ngày Giang Kim Đạt và cha vướng vào lao lý vì cáo buộc tham ô, rửa tiền gần 16 triệu USD, cuộc sống của đại gia đình này bị đảo lộn, tài sản bị kê biên.

Ngày 16/2, TAND Hà Nội đưa vụ án tham ô, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) ra xét xử. 4 bị cáo bị truy tố về tội Tham ô tài sản, Rửa tiền, gồm: Trần Văn Liêm (62 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines), Giang Kim Đạt (40 tuổi, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines), Trần Văn Khương (67 tuổi, nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines) và Giang Văn Hiển (67 tuổi, bố Đạt).

Theo cáo buộc, trên cương vị tổng giám đốc, Trần Văn Liêm đã bổ nhiệm Trần Văn Khương và Giang Kim Đạt vào những vị trí quan trọng tại Vinashinlines. Sau đó bộ 3 đã cùng nhau chiếm đoạt tiền của công ty thông qua việc thực hiện các dự án mua tàu, cho thuê tàu biển…

Số tiền các bị cáo chiếm đoạt của Vinashinlines là gần 16 triệu USD, trong đó nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh tham ô 255 tỷ đồng. Để che giấu nguồn tiền phạm pháp trên, Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển mở nhiều tài khoản ngân hàng để rút ngoại tệ.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu
Bị cáo Giang Văn Hiển tại tòa. Ảnh Vân Thanh.

Được tại ngoại nên ông Hiển cùng người thân đến tòa từ rất sớm. Khi các bị cáo bị cách ly để xét hỏi, người đàn ông bị cáo buộc tội Rửa tiền chọn cho mình một góc ngồi trong căng-tin. Trên gương mặt ông hiện hữu nét mệt mỏi, suy tư.

Theo lời chia sẻ của ông Hiển, ông quê gốc Thái Bình, đi bộ đội năm 1970, tham gia kháng chiến chống Mỹ. Rời quân ngũ, ông về ngành hàng hải làm việc. Sau khi nghỉ hưu, ông Hiển làm môi giới bất động sản, môi giới hàng hải.

Tiếp lời, ông Hiển bảo từ ngày hai bố con vướng vào vòng lao lý, cuộc sống gia đình đảo lộn rất nhiều. Vợ ông suy sụp, nhập viện thường xuyên. Bản thân ông mắc bệnh tiểu đường, tai biến mạch máu não…

Trong khi đó theo lời trình bày của bà Nguyễn Thị Ngân (vợ ông Hiển), từ ngày chồng, con bị khởi tố, việc kinh doanh vàng bạc, bất động sản bị gác lại. Bản thân bà đau yếu thường xuyên, các con của bà người bị tạm giam, người bỏ lên núi tu, gia đình không liên lạc được.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu
Giang Kim Đạt gầy đi nhiều so với thời điểm trước khi bị bắt. Ảnh: Vân Thanh.

“Là người mẹ, tôi vô cùng đau xót khi gia đình rơi vào cảnh như hôm nay”, bà Ngân ngậm ngùi.

Theo hồ sơ tố tụng, số tiền gần 16 triệu USD được bị cáo Giang Văn Hiển rút ra cho Đạt đưa sếp một ít còn lại ông ta dùng vào việc mua khoảng 40 bất động sản trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, khi ra tòa, bị cáo Hiển vẫn khẳng định đó là tài sản của mình, được mua bằng tiền sạch do bản thân được hưởng từ việc giới thiệu đối tác cho con trai. Trước thái độ phủ nhận toàn bộ của bị cáo, HĐXX truy vấn: Ông chỉ giới thiệu người mà được nhiều tiền vậy trong khi con trai ông trực tiếp làm lại không được đồng nào. Tiền dễ kiếm vậy sao, chỉ giới thiệu người mà thu nhập một tháng hơn chục tỷ đồng?

Tuy nhiên, ông Hiển vẫn khẳng định tiền đó là tiền của mình. Trong khi đó, vợ ông Hiển lại nói không  biết vì sao chữ ký của bà lại mọc ra trên những bất động sản đứng tên cùng chồng trong và ngoài nước. Hiện tại các tài sản này đã bị cơ quan chức năng kê biên.

Ngày mai (20/2) HĐXX tiếp tục làm việc.

Ngày 24/1, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố Thái Thị Hồng Điệp (41 tuổi)về các tội Làm giả tài liệu cơ quan tổ chức (điều 267 Bộ luật Hình sự năm 1999) và Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài (Điều 275 Bộ luật Hình sự 1999).

Liên quan vụ án, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (35 tuổi) và Nguyễn Thái Sơn (47 tuổi, cùng ở TP HCM) bị cáo buộc về tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

Theo cơ quan công tố, từ năm 2006 đến 2008, lợi dụng chức vụ Quyền trưởng phòng kinh doanh, Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines), Đạt đã chiếm đoạt gần 260 tỷ đồng từ chênh lệch mua bán tàu, chênh lệch gửi giá cước cho thuê tàu.

Sợ sự việc vỡ lở, ngày 20/6/2008, Đạt chấm dứt hợp đồng lao động với Vinashinlines và có ý định cùng gia đình trốn ra nước ngoài định cư. Cuối tháng 7/2010, Đạt thông qua Quỳnh (chị họ) nhờ Sơn giúp thực hiện ý định trên.

Sơn nhờ Điệp nhận lời làm các thủ tục để Đạt định cư tại Canada. Điệp nói nếu không đi thẳng từ Việt Nam thì sẽ đưa Đạt qua Campuchia rồi tiếp tục đi. Chưa thực hiện được ý định “bay xa” thì Đạt nhận được tin Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt tổng Giám đốc Vinashin. Vì lo sợ bị bắt, Đạt định bỏ trốn sang Campuchia trước.

Đạt sang Camphuchia bằng đường tiểu ngạch tại tỉnh An Giang và Điệp đã nhờ chị gái đang sống tại Campuchia đón và bố trí chỗ ăn, ở cho Đạt. Vụ này, Điệp nhận 10.000 USD.

Nhằm giúp Đạt thành một người khác để tiếp tục sang nước thứ ba, Điệp đã lấy ảnh của Đạt dán vào chứng minh nhân dân của một thanh niên quê Hòa Bình, thuê nhờ làm hộ chiếu với giá 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, để cấp được hộ chiếu cần có sổ tạm trú dài hạn KT3 cho người đăng ký và cần có xác nhận của của công an nơi tạm trú vào tờ khai xin cấp hộ chiếu. Song, bằng mối quan hệ, Điệp đã làm được hộ chiếu cho Đạt dưới tên mới là Bùi Đức Thắng.

Điệp còn lo lót thủ tục Đạt với tên giả đứng tên làm đại diện một công ty "ma" tại Campuchia... và được trả công gần 140 triệu đồng.

Cơ quan công tố cáo buộc, nhờ sự giúp sức của Điệp và những người khác, Đạt đã sử dụng hộ chiếu giả để đi lại giữa Campuchia và Singapore, đồng thời mua một số tài sản tại nước ngoài.

Quá trình điều tra, nhà chức trách phát hiện, Đạt còn sử dụng hộ chiếu giả mang tên Nguyễn Thị Cúc để 10 lần xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu Mộc Bài và Tân Sơn Nhất.

Theo bản án, thông qua việc mua ba con tàu, và cho thuê chín tàu, bị cáo Đạt đã chiếm đoạt 260 tỷ đồng hoa hồng của Vinashinlines. Số tiền này, Đạt đưa cho ông Trần Văn Liêm (tổng giám đốc Vinashinlines) 150.000 USD, còn lại chuyển vào 22 tài khoản của bố đẻ Giang Văn Hiển. Khi sự việc bị phát hiện, Đạt trốn ra nước ngoài sống sung túc, mua thêm nhà. Năm năm sau, anh ta bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế.

Trong số tiền có được, ông Liêm đưa cho kế toán trưởng Trần Văn Khương 110.000 USD.

Ngày 18/8, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã bác đơn kêu oan, tuyên y án sơ thẩm Giang Kim Đạt, Trần Văn Liêm cùng mức án tử hình tội Tham ô.

Trần Văn Khương (nguyên kế toán trưởng Vinashinlines) tù chung thân về cùng tội danh. Với cáo buộc Rửa tiền, ông Giang Văn Hiển (bố đẻ của Đạt) bị y án 12 năm tù.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu
- Tại phiên tòa phúc thẩm, Giang Kim Đạt đã khai ra hành trình 5 năm chạy trốn ở nước ngoài của anh ta.

Bị cáo này khai, sau khi thấy báo chí đăng tin về việc anh ta có ký nháy vào văn bản mua tàu Hoa Sen, vì sợ bị bắt, Giang Kim Đạt đã bỏ trốn sang Campuchia. Một người phụ nữ tên Điệp đã làm hộ chiếu giả cho Đạt dưới cái tên Bùi Đức Thắng.

Với tấm hộ chiếu giả, Giang Kim Đạt trốn sang Campuchia theo đường tiểu ngạch, qua biên giới Tây Ninh.

Dù có nhà trị giá vài triệu USD ở Singapore, nhưng vì hộ chiếu của Giang Kim Đạt ở Singapore chỉ có hạn 1 tháng nên trong thời gian 5 năm lẩn trốn ở nước ngoài, Giang Kim Đạt thường xuyên qua lại giữa Campuchia và Singapore. Cứ mỗi lần hết hạn hộ chiếu, Đạt lại phải quay về Campuchia.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu
Phiên tòa phúc thẩm xét xử Giang Kim Đạt và đồng phạm

Cũng theo lời khai của bị cáo này, dù anh ta thường xuyên qua lại Singapore, nhưng những lần ông Giang Văn Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt) sang Singapore chữa bệnh, Đạt đều không biết và không liên lạc.

Cắt đứt liên lạc với gia đình trong suốt 5 năm, sau 2 năm bỏ trốn vì sợ liên quan đến phi vụ mua tàu Hoa Sen, Giang Kim Đạt mới biết, trong vụ việc này, anh ta không bị khởi tố.

Cũng theo lời khai của Giang Kim Đạt, trong suốt 5 năm ẩn dật ở Campuchia, anh ta không hề phải làm gì để mưu sinh. "Sau khi bỏ trốn sang Campuchia, mãi sau đọc báo, bị cáo mới biết mình bị truy nã", lời khai của Giang Kim Đạt.

Hiện tại, bị cáo này vẫn còn nhiều tiền ở nước ngoài. "Có khoảng 3 hay 4 tài khoản ở Singapore, còn khoảng vài triệu USD gì đó. Bị cáo có mua 2 nhà ở Singapore, đã bán 1 nhà...", Giang Kim Đạt khai.

Theo lời khai của Đạt, anh ta còn dùng tiền mua bất động sản ở Anh.

Vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho hay, Đạt chuyển tiền từ nước ngoài về cho bố là Giang Văn Hiển mua 22 bất động sản ở TP.HCM, hàng chục bất động sản ở Nha Trang, Hà Nội, Hải Phòng.

Vụ án kê biên được nhiều tài sản có nguồn gốc từ hành vi phạm tội. Đây là số tài sản lớn nhất từ trước đến nay mà cơ quan chức năng kê biên được.

Thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả là rất nhiều, nếu bị cáo kêu oan, tòa xem xét bị cáo có oan hay không. Còn nếu bị cáo nhận tội xin giảm nhẹ tội, HĐXX sẽ xem xét đến mức án.

Không nhận tội

Tại phiên tòa phúc thẩm, Giang Kim Đạt thêm lần nữa phủ nhận lời khai của anh ta tại cơ quan điều tra. Anh ta kêu oan và cho rằng, số tiền kếch xù kiếm được là tiền hợp pháp, là tiền mà các công ty môi giới bán tàu "thưởng" cho anh ta.

Sau khi nhận được tiền từ công ty môi giới nước ngoài, Giang Kim Đạt mang "tiền lộc" cho Trần Văn Liêm.

Trước lời khai này của Đạt, vị chủ tọa công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra: "Việc quyết định mua tàu, Liêm thường gọi Đạt lên phòng chỉ đạo, yêu cầu phải thỏa thuận với phía nước ngoài để được hưởng 1-2% giá trị mua tàu hoặc gửi giá tàu. Sau khi thanh toán xong hợp đồng mua bán tàu thì phải đòi tiền hoa hồng.

Anh Liêm là TGĐ có biết và nắm rõ số tiền cụ thể mà công ty môi giới chuyển về cho tôi".

Nghe vị thẩm phán công bố lời khai của mình, Giang Kim Đạt nói: "Bị cáo có khai thế, nhưng là lời khai không đúng sự thật. Sở dĩ bị cáo phải khai như vậy là do bị ép buộc.

Chủ tòa phiên tòa tiếp tục trích lục lời khai của bị cáo Giang Văn Hiển tại cơ quan điều tra: "Về số tiền mà Đạt được hưởng, thực tế đó là tiền thuộc Vinashinlines. Đạt nhờ bố mở tài khoản vì thu nhập này là bất hợp pháp, hoàn toàn sai trái, phải che giấu...".

Trước lời khai này của bố, bị cáo Đạt cho rằng: "Bố bị cáo khai không đúng sự thật".

Tại tòa, Giang Kim Đạt cho biết, anh ta giữ nguyên kháng cáo kêu oan, mong được tòa xem xét.

Buổi chiều, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu

Ngày 17/8, Tòa án Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ đại án tham nhũng tại Vinashinlines ra xét xử phúc thẩm.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu

Xung quanh khối tài sản gồm 40 bất động sản đã bị kê biên, bố của Giang Kim Đạt một mực cho rằng đó là tài sản hợp pháp.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu

Tòa tuyên án tử hình với bị cáo Trần Văn Liêm và Giang Kim Đạt (nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines) về cùng tội Tham ô tài sản.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu

Bị cáo Giang Văn Hiển trình bày: Tôi không phạm tội rửa tiền. Tôi là sĩ quan quân đội, không bao giờ giáo dục con đi lấy tiền của Nhà nước.

Giang kim đạt bị bắt ở đâu

Khai về các thương vụ mua tàu, bị cáo Giang Kim Đạt cho hay, số tiền anh ta có được là do "xin" được từ công ty môi giới.

T.Nhung