Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội hay các hội nhóm bán hàng online bỗng xuất hiện loại quả với cái tên khá lạ là quả mắc kham hay còn gọi là me rừng.

Chỉ cần gõ từ khóa “quả mắc kham” hay “me rừng” trên các chợ online sẽ hiện ra hàng trăm bài viết bán loại quả này mỗi ngày với giá từ 55-80 nghìn đồng/kg.

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Mắc kham hay còn gọi là me rừng được rao bán "rầm rộ" trên các chợ online. (Ảnh chụp màn hình).

Là loại quả lạ, nhiều người chưa có cơ hội thưởng thức lại kèm hình ảnh đẹp, kích thích vị giác nên dưới mỗi bài bán quả mắc kham đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người bình luận, đặt hàng.

“Mắc kham hay còn gọi là me rừng ngọt, em đã ăn thử. Mọi người mua về chấm muối, ngâm rượu, dầm đều ngon, ăn giòn tan, 10 người thì cả 10 người khen. Giá 70 nghìn đồng/kg. Ai chưa ăn thì nên thử, để càng lâu càng ngon”, người bán hàng tên Phương rao.

Theo chị Phương, mắc kham năm nay chị nhập trên Lạng Sơn về Hà Nội, quả to, màu vàng nhạt, ăn ngọt hơn mọi năm nên nhiều người hỏi mua. Giá lẻ là 70 nghìn đồng/kg, sỉ thùng 10kg giá chỉ 500 nghìn/thùng. Mỗi ngày chị nhập về cả tạ cũng bán hết.

Mua 1kg me rừng với giá 59 nghìn đồng/kg, chị Vân, trú tại Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đây là năm đầu tiên chị thấy loại quả rừng này rao bán rầm rộ trên các chợ online, nhìn lạ và chưa được ăn bao giờ nên chị mua về ăn thử.

“Me rừng có giá là 59 nghìn đồng/kg nhưng tiền ship là 30 nghìn đồng. Tò mò nên tôi đặt thử về ăn. Cho vào miệng ban đầu có vị chát, chua, hơi đắng, sau đó là ngọt lờ lợ. Một lúc sau liếm môi vẫn thấy hơi ngọt ngọt”, chị Vân nói.

Mắc kham của chị Vân mua có vỏ xanh, quả nhỏ, mới ăn có vị chua và chát, hậu vị ngọt.

Chị Huệ, trú tại Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, thấy chợ chung cư mình đăng bán quả mắc kham với giá 65 nghìn đồng/kg. Vì từng được ăn rồi nên chị đặt 1kg về ăn thử nhưng phải bỏ luôn cả túi không dám ăn.

“Cách đây mấy năm, nhà tôi có anh em trên Lào Cai gửi mắc kham xuống cho. Cả nhà ăn đều thích vì ăn vừa giòn vừa chua chua, chát chát nhưng lại ngọt ngọt ở hậu vị nhưng mắc kham tôi đặt mua hôm qua thì liếm vỏ đã thấy ngọt lợ như mì chính, cắn vào trong thì vẫn có vị chua và chát sau đó ngọt ngọt nhưng tôi vẫn sợ, phải vứt đi luôn”, chị Huệ nói.

Loại mắc kham này ngọt từ ngoài vỏ, sau đó là chua và chát, hậu vị ngọt, quả to hơn được nhiều người tìm mua.

Sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi tỉnh Hà Giang, chị Sùng Thị So cho biết, mắc kham là loại cây rừng mọc hoang khắp các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. Trước đây, ít người hỏi mua, bà con muốn ăn chỉ cần vài phút đi rẫy có thể hái được cả rổ.

“Mắc kham thường ra hoa vào tháng 3-4, hoa màu vàng, mọc ở nách lá, quả thường chín vào tháng 9 tháng 10 âm lịch. Bà con đi rừng, đi nương rẫy hái quả mắc kham để ăn chơi, trộn với muối ớt hoặc nấu canh, kho cá, ngâm rượu chứ ít ai bán”, chị So nói.

Năm nay, mắc kham bỗng “lên cơn sốt”, có rất nhiều người đặt mua nên chị So nhờ bà con đi hái và mua với giá 10-20 nghìn đồng/kg, sau đó gửi hàng đi các tỉnh theo đơn đặt hàng.

Mắc kham rừng tự nhiên của Việt Nam.

Theo chị So, quả mắc kham rừng còn được gọi là quả “khổ trước sướng sau” vì khi ăn ban đầu sẽ thấy vừa chua vừa chát lại hơi đắng nhưng sau sẽ thấy ngọt dần ở đầu lưỡi và cuống họng. Tuy nhiên, trên thị trường năm nay xuất hiện rất nhiều người bán mắc kham Trung Quốc.

“Quả này ở Trung Quốc cũng nhiều lắm. Mắc Kham của mình quả nhỏ, vỏ xanh, cắn thì thấy chua chát sau đó mới ngọt. Mắc kham Trung Quốc quả to hơn, liếm vỏ ngoài sẽ thấy vị ngọt lờ lợ như mì chính, cắn vào trong sẽ thấy chua và chát, sau đó cũng ngọt”, chị So nói.

Tương tự, chị Chu Thị Thắng, trú tại Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết, mắc kham trên các vùng rừng núi Tây Nguyên nhiều vô kể, giá chỉ từ 20-30 nghìn đồng/kg. Khi ăn sẽ có vị chua và chát, sau đó mới ngọt ở hậu vị. Loại mắc kham ngọt ngay từ vỏ chắc chắn là hàng Trung Quốc.

Theo chị Thắng, với một sản phẩm đang “hot” trên thị trường và được nhiều người quan tâm thì người bán nên nói rõ và nói đúng về xuất xứ sản phẩm mình đang bán để tạo lòng tin với khách hàng. Ngoài ra, người mua cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi xuống tiền để tránh mua phải hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt.

Me rừng là một loại quả có rất nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên đối với một số bộ phận người dân thì chưa chắc đã biết hết những tác dụng có lợi đó. Cùng tìm hiểu về thức quả kì diệu này qua bài chia sẻ dưới đây nhé?

Giới thiệu tổng quan về Me rừng

Cây me rừng (Phyllanthus emblica) hay còn gọi là me mận, chùm ruột núi hoặc mắc kham, là loại thực vật có hoa và quả ăn được thuộc họ Diệp Hạ Châu.

Chiều cao cây khoảng 5 - 8m, phân thành nhiều cành mềm. Lá có kích thước nhỏ, xếp sít nhau thành hai dãy có hình dạng như lá kép lông chim. Ngoài ra còn có lá kèm rất nhỏ, hình 3 cạnh.

Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 4 - 5 hàng năm, có màu xanh vàng thuộc loại đơn tính cùng gốc, mọc thành chùm ở nách lá phía dưới cành, chủ yếu là hoa đực, xen lẫn một vài hoa cái. Quả thịt hình cầu, màu xanh vàng nhạt, vỏ nhẵn, cứng và có các khía mờ, kích thước tương tự quả táo ta.

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Các bộ phận của Me rừng đều có thể dùng làm thuốc

Cây me rừng mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi Ấn Độ, Malaysia, Nepal. Tại Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu tại các vùng rừng núi Việt Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Dược liệu như rễ, vỏ cây và lá có thể thu hái quanh năm, riêng quả nên thu hái vào mùa thu - đông để có chất lượng và hàm lượng hoạt chất cao nhất.

Theo Đông y, mỗi bộ phận của cây me rừng lại có tính và vị khác nhau, cụ thể là:

  • Rễ: Vị đắng chát, tính bình dùng làm thuốc trị tăng huyết áp, đau thượng vị, lao hạch, viêm ruột và bệnh bạch huyết.
  • Vỏ cây: Tác dụng thu liễm, dùng làm thuốc điều trị tiêu chảy.
  • Lá: Vị cay, tính bình có công dụng lợi tiểu.
  • Hoa: Dùng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng
  • Quả: Vị chua ngọt, hơi chát, tính bình có công dụng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm.

Tác dụng trong y học của quả me rừng

Từ xa xưa, quả me rừng đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm mạo, phát sốt, tiêu chảy. Ngày nay, theo các nghiên cứu khoa học, quả me rừng còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như:

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hợp chất Crom trong quả me rừng tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và glucid, tăng liên kết giữa insulin và các thụ thể giúp điều hòa nồng độ insulin. Insulin giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào tạo năng lượng và dự trữ dưới dạng glycogen, nhờ đó làm giảm đường huyết.

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Quả me rừng có thể hỗ trợ hạ đường huyết

Công dụng giảm đường huyết của quả me rừng đã được ứng dụng trong y học hiện đại dưới dạng viên uống chứa hoạt chất Crominex 3+, đây là phức hợp của Crom Clorua (chromium chloride) với chiết xuất quả me rừng Phyllanthus emblica và Shilajit tinh khiết. Trên thị trường hiện nay mới chỉ có duy nhất sản phẩm Gumar Plus chứa thành phần chiết xuất dây thìa canh lá to và Crominex 3+ giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Giảm lượng Cholesterol, tốt cho tim mạch

Quả me rừng chứa Crom và hợp chất Phenolic, Phenolic là những thành phần có tác dụng tăng chuyển hóa lipid, giảm lipid máu, giảm tích tụ cholesterol ngăn ngừa các bệnh tim mạch như: huyết áp cao, xơ vữa động mạch,...

Có thể sử dụng trực tiếp me rừng tươi hoặc sắc nước, ngâm rượu uống 1 - 2 ly mỗi ngày để hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý về tim mạch.

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Me rừng còn có tác dụng giảm cholesterone, phòng ngừa xơ vữa động mạch

Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính

Me rừng là nguồn cung cấp phytochemical dồi dào bao gồm: furosin, corilagin, axit gallic và quercetin là các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của các bệnh mãn tính như: Ung thư, viêm khớp, đột quỵ, tăng cường chức năng gan...

Cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Chất xơ trong quả me rừng có tác dụng điều hòa nhu động ruột, tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể, hạn chế kiết lỵ, tiêu chảy, táo bón, đồng thời khắc phục tình trạng chướng bụng, đầy hơi,...Ăn kèm thêm một chút me rừng muối chua ngọt trong bữa ăn sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ tiêu hóa.

Tăng hấp thu canxi

Thành phần quả me rừng rất giàu vitamin và các khoáng chất, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hấp thu Canxi của cơ thể. Vì vậy, chỉ cần ăn từ 3 - 5 quả me rừng tươi mỗi ngày cũng đã giúp tăng cường khả năng hấp thu Canxi của cơ thể.

Chăm sóc tóc

Quả me rừng có chứa hàm lượng lớn Caroten - Một chất rất tốt cho sức khỏe của mái tóc, giúp chăm sóc tóc chắc khỏe, ngăn ngừa gàu và các hư tổn ở tóc. Để sử dụng quả me rừng để chăm sóc tóc, hãy đem đun me rừng khô lấy nước và sử dụng để gội đầu. Đảm bảo chỉ sau 1 - 2 tháng kiên trì sử dụng, bạn sẽ thấy mái tóc chắc khỏe và hết gãy rụng.

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Dùng me rừng khô gội đầu giúp tóc đẹp hơn

Chăm sóc mắt

Caroten và Vitamin A có trong thành phần quả me rừng giúp chăm sóc mắt rất tốt, cải thiện chứng nhìn mờ, quáng gà… và đặc biệt là ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do sự tấn công của các gốc tự do và lão hóa tuổi già.

Để chăm sóc đôi mắt sáng khỏe, bạn có thể ăn trực tiếp me rừng tươi hoặc ngâm muối, làm ô mai hoặc làm thành siro để sử dụng mỗi ngày.

Bảo vệ gan

Năm 2013, khi nghiên cứu về tác dụng giảm đường huyết của quả me rừng trên chuột, các nhà khoa học đã phát hiện ra một tác dụng khác của quả me rừng là chống oxy hóa trong gan, từ đó giúp tăng cường chức năng, bảo vệ gan khỏe mạnh.

Một số ứng dụng của me rừng trong ẩm thực

Ngoài công dụng làm thuốc, me rừng cũng là một loại quả rất được ưa chuộng bởi vị chua ngọt dễ ăn. Cùng tìm hiểu 1 số cách chế biến quả me rừng trong nội dung dưới đây.

Me rừng làm chua ngọt

Me rừng ngâm chua ngọt là một món ăn rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp cải thiện chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách làm me rừng ngâm chua ngọt rất đơn giản:

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1kg me rừng tươi, 1kg đường, 15 gram muối.
  • Me rừng đem rửa sạch, để ráo nước hoặc đem phơi nắng 1 tiếng cho ráo nước hoàn toàn.
  • Chuẩn bị 1 chiếc bình sạch, khô ráo.
  • Rải một lớp mỏng hỗn hợp đường và muối xuống đáy bình. Sau đó cho tiếp 1 lớp quả me rừng lên trên. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi đầy bình.
  • Đậy kín nắp bình lại để nơi thoáng mát để tránh bị lên men và vi khuẩn xâm nhập, gây váng chua.

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Me rừng làm chua ngọt

Siro quả me rừng

Cách ngâm me rừng làm siro uống cũng vô cùng đơn giản và tương tự như cách ngâm me rừng chua ngọt

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1kg me rừng và 1,5kg đường trắng hoặc đường phèn, đường hoa mai… tùy thích.
  • Rửa sạch me rừng và để ráo nước hoàn toàn.
  • Chuẩn bị bình để ngâm, rửa sạch, tráng với nước sôi và để cho ráo nước.
  • Cho một lớp đường xuống đáy bình, sau đó cho một lớp quả me rừng, rồi lại rải một lớp đường. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đầy bình.
  • Đậy kín bình và để ở nơi khô thoáng, cho tới khi thấy quả me rừng quắt lại và bắt đầu ra nước.
  • Quan sát đến khi quả ra nước hoàn toàn, phần lớn đường đã tan hết, thì đem vớt riêng phần quả ra.
  • Đem phần nước đường ngâm quả đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút và để nguội. Mục đích của việc đun nước đường để là để tiêu diệt các vi khuẩn gây lên men, giúp sử dụng được lâu hơn,
  • Chuẩn bị bình ngâm mới đã rửa sạch và ráo nước, tiếp tục cho phần quả và phần nước đường đã đun sôi để nguội vào ngâm tiếp. Để bình ngâm ở nơi thoáng mát, khô ráo và sử dụng.

Me rừng ngâm đường và siro me rừng được sử dụng để trị các chứng ho cảm, đau họng.

Ô mai

Ô mai me rừng là một món ăn vặt và cũng là một vị thuốc giúp chữa đau họng rất tốt. Cách chế biến ô mai me rừng cũng tương tự như làm các loại ô mai khác, rất nhanh và đơn giản.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 2kg tươi, 1 kg đường.
  • Quả me rừng đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Khứa dọc theo quả, chia làm 4 phần.
  • Đem quả me rừng đã khứa ngâm với nước muối từ 2 - 4 tiếng, sau đó vớt để ráo nước.
  • Cho me rừng và đường vào nồi gang, đem đun ở lửa vừa cho đến khi đường tan hết thì giảm nhỏ lửa và đảo đều, cho đến khi cạn đường, quả me rừng chuyển sang màu nâu và hơi quắt lại.
  • Đổ quả me rừng ra khay/mâm/giá, rải đều và đem phơi nắng cho khô hẳn.
  • Bảo quản ô mai me rừng thu được trong lọ kín, để ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Ngâm rượu

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Me rừng có thể đem ngâm rượu

Rượu me rừng có hương vị rất lạ miệng và dễ uống, không những thế còn có công dụng giúp lợi tiểu và rất tốt cho hệ tiêu hóa khi uống 1 - 2 ly mỗi ngày.

Để làm rượu me rừng, cần chuẩn bị: 1kg quả me rừng tươi, 2 lít rượu trắng và 1 bình ngâm bằng thủy tinh hoặc chum sành sứ.

Cách làm:

  • Quả me rừng rửa sạch, để ráo nước.
  • Bình/chum ngâm rượu đem tráng rửa sạch sẽ, để khô ráo.
  • Cho rượu và quả me rừng vào bình/chum, đậy nắp kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất là để trong hầm rượu hoặc chôn dưới đất. Sau khoảng thời gian 1 tháng là có thể đem ra sử dụng.

Quả me rừng giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, quả me rừng được bán khá phổ biến tại các hàng đặc sản vùng cao hoặc các cửa hàng dược liệu, với giá cả giao động từ 45.000 - 70.000/kg quả tươi và khoảng 150.000 - 300.000/kg quả khô.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua quả me rừng ở các siêu thị lớn hoặc mua qua các trang thương mại điện tử uy tín. Thời điểm thích hợp nhất để mua quả me rừng là vào khoảng tháng 6 - tháng 9 hàng năm, lúc này me rừng sẽ chín đều và ngon nhất.

Để tránh mua phải dược liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn chỉ nên mua ở những địa chỉ uy tín và chất lượng, có giấy tờ và cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Gia bán cây me tròn bao nhiêu 1 kf năm 2024

Me rừng chín và xanh được bán rất nhiều tại Việt Nam

Một vài lưu ý khi sử dụng quả me rừng

Một vài lưu ý để sử dụng quả me rừng an toàn và hiệu quả:

  • Nên kết hợp các dược liệu từ cây me rừng với các vị thuốc khác để có hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Cây me rừng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm dụng trong thời gian dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng dược liệu này.
  • Có thể sử dụng quả me rừng tươi hoặc để khô dùng dần, tuy nhiên việc bảo quản quả khô cần được thực hiện đúng cách, tránh để ẩm mốc gây ảnh hưởng cho sức khỏe
  • Quả me rừng có chứa nhiều thành phần là các acid, do đó người bệnh dạ dày không nên dùng quá nhiều, đặc biệt là dùng khi đói. Lá và quả me rừng có tác dụng lợi tiểu, người thận yếu nên thận trọng khi sử dụng loại quả này để tránh gây áp lực cho thận.