Đường dùng thuốc phù hợp với người già

Dùng thuốc ở người cao tuổi

Người cao tuổi (được xem là 60 tuổi trở lên) chiếm một tỷ lệ không lớn lắm trong dân số (12%) nhưng lượng thuốc sử dụng cho đối tượng này lại không nhỏ (50% thuốc nói chung, trong đó được bác sĩ chỉ định 1/3 lượng thuốc thuộc loại kê đơn). Đặc biệt, tỷ lệ tai biến gây ra do thuốc lại thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn so với các lứa tuổi khác dưới 60.

Theo thống kê, ở Mỹ, 1 trong 6 người cao tuổi dùng thuốc thường có sai lầm dẫn đến bị phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reactions, viết tắt ADR) gây rối loạn thể chất và tâm thần, thậm chí bị tử vong. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi do ADR của thuốc (rất dễ tưởng lầm là do bệnh): bất an, té ngã, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn nhận thức, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, hội chứng thần kinh ngoại tháp (extrapyramidal syndrome), rối loạn hoạt động tình dục, mất ngủ…

Đường dùng thuốc phù hợp với người già

Một sốnguyên nhândẫn đến tăng tỷ lệ ADR ở người cao tuổi khi dùng thuốc:

- Người cao tuổi thườnghay đau ốm,không phải một mà là bị nhiều bệnh cùng một lúc, do đó thường phải dùng nhiều thuốc hơn người trẻ tuổi. Một số nghiên cứu ở các nước tiên tiến cho thấy người trên 65 tuổi hàng ngày được kê đơn dùng trung bình 5 - 6 thuốc, và vì thế dễ bị tương tác thuốc dẫn đến ADR.

- Người cao tuổi có thể đi khám ở hai bác sĩ trong thời gian rất ngắn và bác sĩ thứ hai không biết bác sĩ trước đã chỉ định dùng những thuốc gì để khuyên ngưng dùng tránh tương tác với thuốc mới.

- Do mắc nhiều bệnh, không chỉ bệnh cấp tính mà bị bệnh gọi là mạn tính mà các bệnh này nhiều khi lại đòi hỏi sử dụng nhiều loại thuốccó tác dụng mạnh, khoảng cách an toàn trong điều trị hẹp,dễ gây ADR.

- Người cao tuổi quá lo lắng về sức khỏe của mình muốn mau hết bệnh nên thường dùngthêm thuốcngoài thuốc đã được chỉ định hoặc có người không đau ốm gì vẫn dùng thuốc gọi là để “đề phòng”. Thậm chí không tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, hoặc tăng liều thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc, đưa đến bị quá liều gây ngộ độc.

- Ngược lại, có người cao tuổi lại sợ dùng thuốc do nghĩ là thuốc luôn gây hại. Có người tự ý giảm liều, có người giảm số lần dùng thuốc trong ngày (như thay vì uống 3 - 4 lần thì chỉ uống 1 - 2 lần/ngày), có người ngưng bỏ thuốc giữa chừng. Như đột ngột ngưng dùng thuốc hạ huyết áp có thể làm huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm.

- Ở người lớn tuổi do trí tuệ giảm sút, thường haynhầm lẫntrong sửdụng thuốc,đặc biệt về liều lượng và số lần dùng thuốc. Trong trường hợp này, cần có người thân trẻ tuổi theo dõi sát việc dùng thuốc, không để người cao tuổi tự mình dùng thuốc.

- Do quá trình tích tuổi ảnh hưởng đếndược động họccủa thuốc (tức là ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) cũng như ảnh hưởng đến tính chấtdược lực họccủa thuốc đối với cơ thể, đưa đến những phản ứng rất bất ngờ và không có lợi.

Để dùng thuốc ở người cao tuổi hiệu quả và an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Cần biết tiền sử dùng thuốc người cao tuổi khi khám bệnh (nên hỏi kỹ họ đã dùng thuốc gì, kể cả có dùng dược thảo, thực phẩm chức năng hay không).

- Thầy thuốc chỉ chỉ định dùng thuốc khi thật cần thiết và sau khi chẩn đoán chính xác.

- Bắt đầu bằng liều dùng thấp nhất có hiệu lực, và nên kéo dài nhịp dùng thuốc trong ngày thích hợp (như đối với người trẻ tuổi dùng 3 lần/ngày thì đối với người cao tuổi có thể dùng 2 lần/ngày).

- Lưu ý các điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ dùng thuốc (chọn dạng thuốc thích hợp là thuốc lỏng nếu có như dung dịch uống, hay thuốc dùng ít lần trong ngày là thuốc dạng phóng thích thuốc kéo dài uống 1 lần/ngày…).

- Hướng dẫn kỹ các chỉ dẫn dùng thuốc một cách rõ ràng và bảo đảm sự tuân thủ điều trị bằng lời lẽ thiện cảm thuyết phục cũng như dành thời gian lắng nghe tâm tư của người cao tuổi.

- Theo dõi sát trong thời gian dài sự đáp ứng đối với tác dụng của thuốc ở người cao tuổi. Không thể suy diễn kinh nghiệm dùng thuốc ở người trẻ tuổi cho người cao tuổi. Ngưng dùng thuốc nếu lợi ích không rõ hoặc bị ADR.

- Thật thận trọng khi cho dùng thuốc mới.

Lưu ý các thuốc tránh dùng cho người cao tuổi đang mắc phải một bệnh lý nào đó:

- Không dùng dạng thuốc sủi bọt đối với người bị bệnh tăng huyết áp, suy tim (dạng thuốc sủi bọt luôn chứa natri sẽ làm tăng huyết áp).

- Tránh dùng thuốc chẹn bêta đối với người bị hen suyễn, COPD, đái tháo đường (chẹn bêta che mất triệu chứng tụt đường huyết ở người đang dùng thuốc trị đái tháo đường), bệnh lý mạch máu ngoại biên (peripheral vascular disease).

- Tránh dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm đối với người bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay bị táo bón (vì thuốc làm bí tiểu tiện hay táo bón nặng thêm).

- Tránh dùng thuốc glucocorticoid đối với người bị đái tháo đường (vì glucocorticoid làm tăng đường huyết).

Ngày đăng: 23/10/2017

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Cúm mùa: triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

24/08/2022 / benhvienducgiang

Trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 còn diễn ra phức tạp, lượng bệnh nhân nhiễm Cúm tăng nhanh trong thời gian gần đây. Mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát, vì virus này phát triển mạnh vào mùa đông xuân. Hằng

Giấy mời Hội thảo chuyên đề: Cải tiến chất lượng bệnh viện năm 2022

17/08/2022 / benhvienducgiang

Khai mạc 08h00 ngày 19 tháng 8 năm 2022 Hội trường tầng 2, nhà A, Bệnh viện đa khoa Đức Giang Nội dung:-Phiên 1: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động cải tiến chất lượng quy trình khám chữa bệnh +Địa điểm: Hội trường tầng

Thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện ĐK Đức Giang

16/08/2022 / benhvienducgiang

Với tinh thần “tương thân tương ái” trong tuần qua, được sự nhất trí của ban Lãnh đạo Bệnh viện, phòng Công tác xã hội cùng gia đình Thiện Tâm Duyên Vạn Liên Hoa (Gia Lâm); gia đình chị Dương Bảy (Đức Giang - Long Biên) và gia đình

Phương pháp điều trị mới với bệnh nhân gãy mắt cá chân

15/08/2022 / benhvienducgiang

Mắt cá chân thuộc đầu dưới xương chày và xương mác, tạo nên gọng mộng chày mác. Cùng với xương sên và các dây chằng xung quanh tạo nên khớp cổ chân, có vai trò quan trọng trong vận động của chi dưới. Vì vậy cần điều trị sớm để tránh

Phát hiện sớm ung thư đại tràng bằng phương pháp nội soi

11/08/2022 / benhvienducgiang

Giới thiệu - Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây, xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng tỷ lệ gặp ở nam nhiều hơn. Độ tuổi trung bình gặp phải ung thư đại tràng là 30 – 60 tuổi.

Tin đã đăng

Đường dùng thuốc phù hợp với người già

BVĐK Đức Giang: 6 tháng đầu năm thực hiện khám chữa bệnh đạt gần 70% chỉ tiêu

28/07/2022

Đường dùng thuốc phù hợp với người già

Biết ơn

28/07/2022

Đường dùng thuốc phù hợp với người già

Cấp cứu bệnh nhân có vết thương thấu bụng

08/07/2022