Dừa xiêm bao lâu có trái

Đó là dừa xiêm đỏ [giống Malaysia], đang được nhiều nông dân ở xã Bình Lợi và xã Lê Minh Xuân [huyện Bình Chánh] trồng, với tổng diện tích khoảng 100ha.

Người tiên phong trong phong trào trồng dừa xiêm đỏ ở huyện Bình Chánh là ông Trương Văn Nhuận [còn gọi Sáu Tâm], hiện đang cư ngụ ở số B7/235 đường Trương Văn Đa thuộc ấp 2, xã Bình Lợi.

Ông Sáu Tâm chăm sóc đám dừa xiêm giống.

Gia đình ông Sáu Tâm có 4ha đất, trước kia trồng mía thường xuyên đối mặt với điệp khúc “được mùa, mất giá”.

Năm 2006, cả khu vực xã Bình Lợi bị nước lũ từ thượng nguồn tràn về, mía ngập úng chết hàng loạt cho không ai lấy, ông bỏ cây mía chuyển sang trồng cây tràm.

Cây tràm từ lúc trồng đến lúc thu hoạch hơn 3 năm nhưng thương lái thu mua chỉ 70 - 80 triệu đồng/ha, tính ra còn chưa đủ vốn nhưng ông vẫn cứ bám víu với cây tràm vì chưa tìm được giống cây trồng nào thích hợp.

Trong nhiều lần đi làm công tác từ thiện ở tỉnh Bến Tre, được bạn bè giới thiệu giống dừa xiêm đỏ Malaysia có nhiều ưu thế như dễ trồng, trái sai, chất lượng trái tốt, được thị trường ưa chuộng, đặc biệt thân cây thấp dễ thu hoạch,  ông Sáu Tâm liền mua 50 cây giống đem về trồng thử nghiệm.

Giống dừa xiêm đỏ Malaysia có nhiều ưu thế như dễ trồng, trái sai, thấp nên rất dễ thu hoạch. Ảnh minh họa

Vùng đất Bình Lợi nhiễm phèn mặn, rất thích hợp với cây dừa nên giống dừa xiêm đỏ phát triển vượt trội. Thấy có hiệu quả, số dừa thu hoạch được ông Sáu Tâm để lại làm giống, đồng thời thuê xe cơ giới đào mương, lên liếp 3ha đất để chuyên canh giống dừa xiêm đỏ.

Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện, ông trồng cây cách cây 6m, hàng cách hàng 6m, trung bình 1ha trồng khoảng 300 cây. Lợi thế của cây dừa xiêm đỏ là mau cho sản phẩm thu hoạch, khoảng 22 tháng sau khi trồng thì cây dừa ra bông và cho trái chiến, đến tháng thứ 28 thì trái ra đều, thu hoạch rộ.

Vườn dừa của ông Sáu Tâm hiện đã tăng lên 900 cây. Tính trung bình một cây dừa cho 10 trái, cứ 20 ngày thu hoạch một đợt được 9.000 trái, bán với giá 6.000 đồng/trái, ông thu được hơn 860 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, mỗi năm ông còn bán 12.000 trái dừa giống với giá 28.000 đồng/trái, kiếm thêm hơn 330 triệu đồng. Tính chung, trừ các khoản chi phí, mỗi năm ông thu lãi từ cây dừa hơn 1 tỷ đồng.

Ông Sáu Tâm chia sẻ: “Giống dừa này thấp lùn, lúc mới có trái nằm sát mặt đất hoặc ngang đầu người, rất dễ thu hoạch. Hiện nay, sau 10 năm trồng, cây dừa trong vườn nhà tôi cao nhất chỉ hơn 2m, khi thu hoạch bắc ghế hoặc thang với lên là tới, không phải leo trèo gì cả.

Giống dừa xiêm đỏ cũng dễ bán, lúc cao điểm vào mùa nắng, thương lái ở các quận 7, 12, Gò Vấp đến tận vườn mua với giá 8.000 - 10.000 đồng/trái, hàng không đủ bán”.

Theo UBND xã Bình Lợi, hưởng ứng chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay toàn xã có khoảng 30 hộ nông dân chuyển đổi đất trồng mía, trồng tràm sang trồng hơn 50ha dừa xiêm đỏ Malaysia. Cây dừa không chỉ góp phần chống sạt lở đất, cho bóng mát bảo vệ cảnh quan môi trường, mà còn giúp nhiều nông dân làm giàu trên mảnh đất vốn bạc màu, cằn cỗi của quê hương mình.

Trần Công Tạo [Sài Gòn giải phóng]

Khi đến Bến Tre bạn sẽ choáng ngợp bởi hình ảnh những hàng dừa xiêm lùn chạy dài. Chúng còn được trồng ở các tỉnh lân cận khác nữa.

Kỹ thuật trồng dừa xiêm lùn

Giống dừa này còn có tên gọi khác là dừa xiêm chua hay dừa xiêm lục. Đây là giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vì thế được nhiều người ưa tiên lựa chọn. Do đó mà mang lại lợi ích kinh tế cao. Cùng chúng mình tìm hiểu bí quyết trồng dừa xiêm lùn nhé!

1. Đặc điểm và giá bán cây giống dừa xiêm lùn

1.1 Đặc điểm

Dừa xiêm lùn có quả màu xanh lục. Màu xanh nhạt hơn quả dừa xiêm xanh thông thường. ĐỒng thời kích thước nó cũng nhỏ hơn nữa. Nhưng bù lại dừa xiêm lùn cho nhiều quả hơn dừa xiêm xanh.

Nếu dừa xiêm xanh cho 12 quả 1 buồng thì dừa xiêm lùn cho tới 10 đến 16 trái. Thậm chí lên đến 20, 30 trái 1 buồng. Mỗi quả dừa xiêm nặng khoảng 1,4 đến 1,7kg. Đó là đối với những buồng ít quả. Buồng nào sai quả thì quả cũng nặng từ 1 đến 1,3kg

Đặc điểm của giống cây này không lẫn đâu được là có 2 mo nang. Do đặc điểm là vỏ mỏng nên dù quả bé hơn nhưng lượng nước lại ngang ngửa dừa xiêm xanh. Nghĩa là 1 quả dừa sẽ cho khoảng 220 đến 280ml nước. Nước dừa rất ngọt.

Dừa xiêm lùn cho quả sớm hơn và nhiều trái hơn. Vì thế hiệu quả kinh tế nó mang lại rất rõ ràng và lâu dài. Sau khoảng 2 năm đến 2 năm rưỡi là đã có thể thu hoạch rồi. Tuổi thọ 1 cây dừa lên tới 25 đến 30 năm cơ. Mỗi năm 1 cây cho thu tới 200 đến 300 trái. Do đặc điểm vỏ mỏng nên trước khi bán bạn cũng không cần gọt vỏ trước. Nhưng trước khi thu hoạch cần chú ý thời gian thu mua, tiêu thụ để vận chuyển quả không bị vỡ.

Hướng dẫn trồng dừa xiêm

1.2 Giá bán dừa xiêm lùn có mắc không?

Năm nay thời tiết nắng nóng sớm nên thị trường dừa rất sôi động. Nhất là dừa xiêm lùn. Các tỉnh miền Bắc và miền Trung nắng gắt nên lượng dừa tiêu thụ nhiều.

Từ đó mà giá dừa đẩy lên cao hơn. Giá dừa cao hơn những tháng trước nhiều. Thông thường 1 chục tương đương với 12 quả có giá 120 đến 130 ngàn. Vườn nào mà dừa xuất khẩu thì lên tới 140 ngàn.

Giống cây này bạn tìm mua ở nhiều địa phương trên cả nước. Bởi lẽ chúng được nhân giống theo kiểu tuyển chọn vườn. Nghĩa là họ sẽ chọn vườn rồi chọn cây bố mẹ. Sau đó sẽ chọn quả để ươm. Trung bình khoảng 44 đến 55 ngàn 1 cây.

Xem thêm:

  • Trồng và chăm sóc cây sen Nhật
  • Cây lưỡi hổ
  • Chăm sóc Lan Ngọc Điểm

2. Kỹ thuật trồng dừa xiêm lùn hiệu quả

2.1 Chọn cây giống

Muốn trái dừa xiêm đời sau không bị lai tạp thì cây bố mẹ phải trồng trong quần thể dừa xiêm. TRong đó không có giống dừa khác. Cây giống phải là cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, lá xanh tốt. Thân có chi vi to, cây nhiều lá.

Cây giống tối thiểu phải đạt chiều cao 20cm và nhớ kiểm tra thẻ kiểm nghiệm của đơn vị ươm giống nhé! Tốt nhất bạn nên đến các công ty cây giống uy tín hoặc các nhà vườn lâu năm để đảm bảo chất lượng cây giống nhất.

Chọn giống

2.2 Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng giúp dừa phát triển tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và các chất dễ tiêu. Nếu đất nghèo phải cung cấp nhiều phân hữu cơ để dừa cho sản lượng và chất lượng tốt. Dừa xiêm chịu được cả khô hạn và ngập úng, mưa bão. Nhưng muốn cây sinh trưởng tốt nên chọn đất có độ ẩm 75% là cây thích nhất.

20 ngày trước khi trồng bạn đào hốc kích thước 0.6m x 0.6m x 0.6m. Sau đó đem đất vụn trộn với 20 đến 30kg phân xanh đã phơi ải. Cùng với đó thêm vào 100g supe lân và 200g kali. Trộn đều rồi lấp hố lại thành vồng cao hơn mặt bằng 10 đến 20cm.

2.3 Mật độ trồng dừa xiêm?

Tùy vào thiết kế của vườn mà bạn đều chỉnh mật độ trồng cây. Nếu trồng quảng canh nên để mật độ 7m x 7m. Trồng thâm canh thì để 6m x 6m.  Nếu muốn trồng cùng cây khác thì tăng khoảng cách lên 1m. Gốc cây trồng phải cách gốc dừa 2m.

Thời điểm bà con trồng dừa xiêm lùn là vào tháng 5 đến tháng 7. Thời điểm này là mùa mưa nên cây phát triển rất nhanh, sớm sinh rễ. Còn nếu chủ động được nguồn nước thì bạn trồng quanh năm đều được.

Xem thêm:

  • Kỹ thuật trồng tiêu
  • hướng dẫn trồng bí xanh

3. Cách chăm dừa xiêm

Hố đất đã trộn phân thì bạn đào 1 hố nhỏ sâu và rộng chừng 40cm. Rải thêm chừng 1kg phân lân vào hốc rồi trồng dừa xuống. Vùi đất kín lại rồi dùng cọc tre cố định thân cây. Xong xuôi dùng rơm hoặc cỏ khô để vùi lấp gốc để giữ ấm và tránh cỏ dại.

Vào mùa khô bạn cần tưới nước đầy đủ cho cây. Định kỳ 1 năm làm cỏ cho cây 2 đến 3 lần. Vào đầu mùa nắng bạn nên bồi bùn cho cây. Hoặc để tiết kiệm thời gian thì bón cho mỗi cây 30 đến 50kg phân hữu cơ phơi ải.

Khi có dấu hiệu bệnh tật cần phun trừ ngay. Đồng thời tỉa bớt lá giá, nhen dừa và buồng nào không đậu quả. Buồng nào thu hoạch rồi cũng chặt bỏ.

4. Sâu bệnh hại

Nhận diện: Khi lá non còn chưa kịp bung đã bị cháy rồi. Bọ cánh cứng thường ẩn nấp ở kẽ lá, nách lá. Chỉ cần vạch lá thôi sẽ thấy cả ấu trùng và thành trùng của chúng. Cả 2 loại này đều gây hại nên phải diệt trừ.

Gây hại: Lá cháy sớm là do mất diệp lục, đọt non cháy khi chưa kịp nở. Do đó cây có thể chết ở bất cứ giai đoạn nào. Nhất là cây non khi sức đề kháng còn yếu.

Quản lý: Nhìn chung thuốc hóa học ít có tác dụng với bọ dừ. Vì chúng không thấm sâu hoặc không tiếp xúc với bọ dừa được. Vì thế bạn chỉ có thể dùng thuốc để xua đuổi chúng. Bạn có thể dùng dầu khoáng SK Spray 99 hoặc Thiamethoxam [Actara]. Hay SecSaigon và Dragon, … đều được nhé!

Hoặc làm lưới đánh cá mắt nhỏ trên ngọn cây

Hiện này người ta hay dùng các biện pháp sinh học. Vừa hữu hiệu vừa ít gây hại. Bạn dùng các loại ký chủ như ong ký sinh, nấm xanh hay bọ đuôi kìm,…

Nhận diện:  Đọt dừa bị khô, tàu lá rất dễ rụng. Khi lá rụng thì sẽ thấy có những vết đục thủng. Những con đuông trưởng thành có màu nâu và cánh cứng. miệng của chúng có vòi. Chúng không trực tiếp gây hại cho dừa mà đẻ trứng vào những vết đục của chuột hay kiến. Nếu nó đẻ trên lá non thì ấu trùng sẽ trực tiếp xâm nhập vào ngọn cây để làm hại.

Gây hại: Thông thường cây sẽ chậm lớn. Nặng hơn cây sẽ chết.

5. Lời kết

Bạn thấy đấy bí quyết trồng dừa xiêm lùn không có gì to tát cả. Bạn chỉ cần áp dụng đúng cách chúng mình vừa chỉ là được. Đồng thời chú ý sâu bệnh để cây phát triển toàn diện nhé! Chúc các bạn sẽ có được những vụ mùa bội thu.

Cập nhật 14/06/2020

Video liên quan

Chủ Đề