Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Bởi: Einvoice.vn - 13/11/2021 Lượt xem: 2293 Cỡ chữ

Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC đang là vấn đề được quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt tại 06 tỉnh thành: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương. Doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phần mềm nào phù hợp? Nhà cung cấp nào đã đạt chuẩn của Tổng cục Thuế?... là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 78, quy định về Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử chia làm 2 tổ chức như sau:

Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

1. Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan Thuế cho người bán và người mua. (Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử)

Với tổ chức này chỉ cần đáp ứng các tiêu chí về chủ thể, nhân sự, kỹ thuật để cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã cho người bán và người mua.
Bên cạnh đó tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có giải pháp nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử với người sử dụng dịch vụ; giải pháp truyền, nhận dữ liệu hoá đơn điện tử với cơ quan thuế nhưng phải thông qua tổ chức nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.  (Tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử).

Tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử: Là các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về chủ thể, nhân sự, kỹ thuật, tài chính:
- Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử và pháp luật khác có liên quan;
- Có giải pháp kết nối, nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua; giải pháp kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Tóm lại, tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có chức năng cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, phải kết nối qua các Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận để thực hiện truyền, nhận, lưu trữ dữ liệu giữa doanh nghiệp với cơ quan Thuế. Đây là điều kiện bắt buộc từ những tiêu chí khắt khe để đảm bảo công tác quản lý, bảo mật…mà không phải nhà cung cấp nào cũng đủ điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, nhân sự…đáp ứng.
Còn tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận vừa có chức năng cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, đồng thời vừa cung cấp dịch vụ truyền nhận để thực hiện truyền, nhận, lưu trữ dữ liệu giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế.

3. Danh sách các tổ chức đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với tổng cục thuế

Ngày 11/11/2021, Tổng cục thuế công bố danh sách các tổ chức đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với Tổng cục Thuế trên website, gồm 08 Tổ chức. Trong đó có Công ty PTCN Thái Sơn nằm trong top 3 nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn và chính thức ký hợp đồng với Tổng cục thuế dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử (Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice).

Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

ThaisonSoft nằm trong top 3 nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn và chính thức ký hợp đồng với Tổng cục thuế.

Theo quy định tại Thông tư 78 là thông tư mới nhất thì các Tổ chức đã ký hợp đồng với Tổng cục Thuế mới đủ điều kiện cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với Tổng cục Thuế.

Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thông tin danh sách Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế công bố để lựa chọn sử dụng dịch vụ phù hợp.

4. Những trường hợp đang sử dụng phần mềm của tổ chức chưa, không nằm trong danh sách thì nên làm gì?

Ngày 4/11/2021, Tổng cục Thuế đã công bố danh sách 26 tổ chức được đánh giá đáp ứng về mặt hồ sơ đề nghị hợp đồng của tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu HĐĐT.
Được biết, hiện trên cả nước có khoảng 800 đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm HĐĐT cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.
Ngoài các Tổ chức trong danh sách ở trên thì Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đánh giá các Tổ chức tiếp theo đủ điều kiện và đăng tải bổ sung về sau. Chính vì vậy Doanh nghiệp có thể theo dõi và cập nhật để biết Nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử của mình có đạt yêu cầu cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hay không.
Các doanh nghiệp cần chủ động làm việc với các nhà cung cấp của mình hoặc lựa chọn các nhà cung cấp đã được Tổng cục Thuế đăng tải để chuẩn bị các điều kiện cần thiết chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.
Lộ trình chuyển đổi của Ngành thuế doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Giai đoạn 1: Từ ngày 10/11/2021 đến ngày 30/03/2022, CQT sẽ triển khai chuyển đổi cho những người NNT tại 6 tỉnh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định.
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 01/04/2022 trở đi các Doanh nghiệp thuộc các địa bàn khác sẽ phải thực hiện chuyển đổi kế hoạch đến ngày 30/06/2022 sẽ hoàn thành 100% các Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

    Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

    Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

    01/11/2021-41085 lượt xem

    Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

    05/11/2021-84280 lượt xem

    Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

    Điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

    12/11/2021-111011 lượt xem

Mục lục bài viết

  • 1. Dịch vụ về hóa đơn điện tử là gì?
  • 2. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là gì?
  • 3. Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử cớ mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ
  • 4.Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử
  • 4.1. Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
  • 4.2. Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử
  • 5. Trách nhiệm của Tổng cục thuế

Nội dung được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900 6162

Cơ sở pháp lý:

-Luật quản lý thuế năm 2019

-Nghị định 123/2020/NĐ-CP(có hiệu lực 01/07/2022)

- Thông tư 78/2021/TT-BTC (Có hiệu lực 01/07/2022)

1. Dịch vụ về hóa đơn điện tử là gì?

Theo quy định tại Điều 92 Luật quản lý thuế:Dịch vụ về hóa đơn điện tử bao gồm dịch vụ cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, dịch vụ truyền dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế từ người nộp thuế tới cơ quan thuế và dịch vụ về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử bao gồm tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác có liên quan đến hóa đơn điện tử.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là gì?

Theo giải thích tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP:Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp trong việc khởi tạo, kết nối nhận, truyền, nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế cho người bán và người mua; tổ chức kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.

3. Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử cớ mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số118/2015/NĐ-CPngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có.

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nêu trên khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế,sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên.

4.Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử

Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan quy định tạiĐiều 10 Thông tư 78/2021/TT-BTC. Cụ thể:

4.1. Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử

Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua thực hiện theo quy định như sau:

a) Về chủ thể:

- Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

- Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử được công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức;

b) Về nhân sự: Có tối thiểu 5 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin;

c) Về kỹ thuật: Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu:

- Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã cho người bán và người mua theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử và pháp luật khác có liên quan;

- Có giải pháp nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử với người sử dụng dịch vụ; giải pháp truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế thông qua tổ chức nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Thông tin quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ công tác đối soát;

- Có giải pháp sao lưu, khôi phục, bảo mật dữ liệu hóa đơn điện tử;

- Có tài liệu kết quả kiểm thử kỹ thuật thành công về giải pháp truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.

4.2. Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử

Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định sau:

a) Về chủ thể:

- Là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

- Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử được công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức;

b) Về tài chính: Có ký quỹ tại một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc có giấy bảo lãnh của một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị không dưới 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ;

c) Về nhân sự: Có tối thiểu 20 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin;

d) Về kỹ thuật: Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu:

- Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử và pháp luật khác có liên quan;

- Có giải pháp kết nối, nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua; giải pháp kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. Thông tin quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ công tác đối soát;

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được vận hành trên môi trường trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng. Trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km và sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố;

- Hệ thống có khả năng phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các truy cập không hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia;

- Có hệ thống sao lưu, khôi phục dữ liệu;

- Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3 hoặc tương đương, gồm 1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 20 Mbps; sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc hàng đợi (Queue) có mã hóa làm phương thức để kết nối; sử dụng giao thức SOAP/TCP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.

5. Trách nhiệm của Tổng cục thuế

Tổng cục Thuế đăng tải thông tin của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế.

a) Đăng tải công khai thông tin của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử gửi hồ sơ chứng minh đáp ứng các tiêu chí tại khoản 1 Điều này, tài liệu mô tả dịch vụ và cam kết thực hiện đến Tổng cục Thuế. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thuế đăng công khai tài liệu mô tả dịch vụ và cam kết của tổ chức lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Các tổ chức phải chịu trách nhiệm về hồ sơ văn bản cung cấp. Trong quá trình hoạt động, trường hợp phát hiện tổ chức cung cấp dịch vụ không đúng quy định, Tổng cục Thuế thông báo và hủy thông tin công khai của tổ chức trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

b) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế

- Tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này gửi văn bản đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn kèm theo hồ sơ chứng minh tới Tổng cục Thuế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh, Tổng cục Thuế phối hợp với tổ chức thực hiện kết nối kỹ thuật và kiểm tra truyền nhận dữ liệu giữa hai bên. Sau khi kết nối thành công, Tổng cục Thuế và tổ chức ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế. Thông tin về tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn của cơ quan thuế sẽ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Tổng cục Thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thống nhất các nội dung về ủy quyền cấp mã trong trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố hoặc ủy thác thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900 6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê