Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022

Năm 2022, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là 7.990. Trường xét tuyển theo 3 phương thức tuyển sinh là phương thức xét tuyển tài năng; phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. 

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong năm tuyển sinh 2022 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Điều kiện về điểm thi: Đối với điểm thi Đánh giá tư duy phải đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 3 tổ hợp xét tuyển gồm K00 (đã tính quy đổi về thang điểm 30); K01 và K02 là 14,0 điểm.

Đối với điểm thi tốt nghiệp THPT phải đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 9 tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 là 23 điểm.

Về điều kiện về học lực căn cứ vào kết quả học tập ghi trong học bạ THPT: Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy: Tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn đạt từ 42,0 trở lên. Thí sinh được tùy chọn 1 trong 5 tổ hợp môn: Toán - Lý - Hóa; Toán - Hóa - Sinh; Toán - Lý - Ngoại ngữ; Toán - Hóa - Ngoại ngữ; Toán - Văn - Ngoại ngữ.

Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 42,0 trở lên.

TS Lê Đình Nam, Phó trưởng Phòng tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại trường giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo khả năng cao điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.

Thời điểm này, thí sinh đã hoàn tất việc đăng ký nguyện vọng, nộp lệ phí xét tuyển và chờ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 năm nay.

Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến trước 17h ngày 15.9, các trường đại học tải dữ liệu, thông tin xét tuyển từ hệ thống tuyển sinh để tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng. Trước 17h ngày 17.9, các trường rà soát và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

Cụ thể, thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong năm tuyển sinh 2022 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện về điểm thi: 

Điểm sàn từ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 9 tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 là 23 điểm.

Đối với điểm thi Đánh giá tư duy: đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 3 tổ hợp xét tuyển gồm K00 (đã tính quy đổi về thang điểm 30); K01 và K02 là 14 điểm. 

Điều kiện về học lực căn cứ vào kết quả học tập ghi trong học bạ THPT:

Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy: tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn đạt từ 42 trở lên. Thí sinh được tùy chọn 1 trong 5 tổ hợp môn: Toán-Lý-Hóa; Toán-Hóa-Sinh; Toán-Lý-Ngoại ngữ; Toán-Hóa-Ngoại ngữ; Toán-Văn-Ngoại ngữ.

Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 42 trở lên. 

>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu biến động điểm chuẩn đại học 2018-2021

Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022

Sáng 24/7, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội công bố kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy. Thủ khoa cả 3 tổ hợp là em Đỗ Đức Tú - học sinh Chuyên Toán Trường THPT Chuyên Bắc Giang với điểm thi 3 Tổ hợp là: K00 đạt 26,61, K01 là 27,37 và K02 là 27,05.

Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022

Với Đỗ Đức Tú, người đứng đầu ở cả 3 tổ hợp kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay, để đạt được kết quả thi tốt như vậy, quan trọng nhất là tự học và luyện đề thật nhiều.

Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022

Theo kế hoạch, 7h30 sáng 24/7, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ công bố điểm thi của các thí sinh dự kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2022.

Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022

Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội - Nguyễn Phong Điền nói đề thi Đánh giá tư duy của Bách khoa năm 2022 có tính phân loại cao, sẽ không có mưa điểm 9, điểm 10 và điểm chuẩn không đến 27.

Chia sẻ với Vietnamnet, PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay từ phổ điểm bước đầu có thể dự đoán về điểm chuẩn. Nhìn chung năm nay điểm chuẩn sẽ đi xuống trừ những ngành có lịch sử đã quá cao thì có khả năng sẽ cao và tăng. Tại sao điểm chuẩn đi xuống, PGS Bùi Hoài Thắng cho rằng vì hiện nay các trường đang dành chỉ tiêu để xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT khá cao. Chỉ tiêu càng nhiều, còn nhiều thì điểm chuẩn sẽ xuống. Theo ông Thắng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dùng phương thức xét tuyển từ tổng hợp điểm đánh giá năng lực, điểm tốt nghiệp, điểm học bạ THPT nên rất khó đoán điểm chuẩn. Tuy nhiên nếu so sánh từng thành phần, thì điểm chuẩn có khả năng sẽ loanh quanh như năm ngoái chứ không tăng vì chỉ tiêu ổn định. Một số ngành nhiều năm gần đây rất hot, nhiều nguyện vọng như ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, có điểm chuẩn rất cao, nhưng năm nay có khả năng sẽ không tăng vọt lên vì mức điểm 28 trở lên không nhiều, và không phải thí sinh có mức điểm này cũng đi vào những ngành này. Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính đã đạt đỉnh, vì trung bình mỗi môn hơn 9 điểm mới trúng tuyển là kinh khủng.  Một ngành khác có điểm chuẩn cao và hút nhiều nhân lực như Logistics (điểm chuẩn trên 27), khi thị trường tác động thì những ngành này sẽ hút thí sinh vào. Ngành Ô tô sau một vài năm vọt lên và ở trên đỉnh cao (điểm chuẩn trên 27) thì đã bắt đầu chững lại vì như vậy đã cao. 

Đặc biệt có những ngành rất 'bình dân', chưa bao giờ điểm chuẩn vượt lên lại có nhu cầu nhân lực cao như Xây dựng (khoảng mức 24 điểm).

“Ngành Xây dựng hiện nay đang hút nhân lực, cứ nhìn những dự án Chính phủ phê duyệt về hạ tầng thấy rõ nhân lực của ngành này như thế nào”- PGS Bùi Hoài Thắng nói. Theo PGS Bùi Hoài Thắng, một số ngành khác cũng rất thu hút nhân lực như Bảo dưỡng công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Cơ sở hạ tầng, Cơ khí…nhưng điểm chuẩn lại “lè nhè’, khoảng 23-24 điểm. Có lẽ phụ huynh, thí sinh sợ năng, sợ gió, sợ chân tay lấm dầu mỡ nên không mặn mà. 

PGS Bùi Hoài Thắng khuyên, thí sinh mạnh dạn ứng tuyển, điểm thi thấp hơn một chút so với điểm chuẩn năm ngoái cũng hãy ứng tuyển vì điều này chẳng thiệt thòi gì mà lại tăng cơ hội trúng tuyển và hiệu quả cho thí sinh. 

Tham khảo điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2021

Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022
Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022

Điểm thi đậu đại học bách khoa năm 2022

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lần đầu tiên tuyển sinh theo cách mới

Năm nay, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) xét tuyển vào các ngành đào tạo ĐH chính quy gồm 3 cột điểm: Thí sinh cần đạt điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 650/1.200 điểm; Kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển 3 môn trở lên đạt từ 18/30 điểm; Kết quả học tập THPT (điểm học bạ), đạt từ 18/30 điểm (18 điểm là trung bình tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 3 năm học THPT của thí sinh).

Đây là điểm sàn theo phương thức xét tuyển tổng hợp gồm nhiều tiêu chí, chiếm 75-90% tổng chỉ tiêu năm nay.

Theo thông tin tuyển sinh đã công bố, phương thức tuyển sinh này gồm 3 thành tố với trọng số gồm: học lực 90%, thành tích cá nhân 5%, hoạt động xã hội và văn thể mỹ 5%. Riêng về học lực thì điểm kỳ thi đánh giá năng lực có trọng số từ 50-70%, điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 20-30% và học lực THPT chiếm 10-20%.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, lưu ý điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển gồm 3 thành tố kể trên. Trong trường hợp thí sinh không dự thi đánh giá năng lực, Hội đồng tuyển sinh trường sẽ cân nhắc dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để thay thế (với một tỷ lệ quy đổi nhất định) và ngược lại, theo ông Thắng.

Điểm chuẩn ngành sẽ ra sao?

PGS-TS Bùi Hoài Thắng cho rằng điểm sàn được công bố là ngưỡng điểm để đảm bảo cơ hội cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh tự do, trong việc ứng tuyển vào trường.

“Thí sinh có thể tự đánh giá những dữ kiện điểm của mình, đối sánh với điểm chuẩn từng thành phần của các năm gần nhất của nhà trường, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT từng năm. Một cách đơn giản là so sánh từng thành phần điểm của cá nhân với điểm chuẩn từng phần các năm và để ý việc bù giữa những thành phần trong công thức tổng hợp điểm”, ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng: “Thí sinh cứ mạnh dạn ứng tuyển vào các ngành học mà mình yêu thích và sắp xếp thứ tự nguyện vọng phù hợp, kể cả khi bộ kết quả học tập đang có phần chưa chắc chắn nếu so sánh từng thành phần điểm so với những năm gần đây”.

Nhìn nhận về tình hình điểm chuẩn năm nay, ông Thắng dự đoán, nếu so sánh từng thành phần thì điểm chuẩn có khả năng sẽ như năm ngoái chứ không tăng vì chỉ tiêu ổn định. Trong đó, những ngành có điểm chuẩn không cao mọi năm sẽ vẫn "dễ thở" trong năm nay.

Nhìn vào điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021, có thể thấy các ngành luôn dẫn đầu về điểm chuẩn của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM ở các phương thức xét tuyển khác nhau. Số 1 là ngành khoa học máy tính, năm 2021 điểm chuẩn cả chương trình đại trà (tiếng Việt) và chất lượng cao tiếng Anh đều ở mức 28 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngành này chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật cũng có điểm chuẩn 26,75 điểm. Trong phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn ngành này cũng ở mức 907-974 điểm tùy chương trình.

Một số ngành khác có điểm chuẩn cũng ở mức cao các năm gần đây như: kỹ thuật máy tính, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật ô tô…

Nhưng ngược lại, nhiều ngành của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có điểm chuẩn các năm khá "dễ thở" như: xây dựng, bảo dưỡng công nghiệp, kỹ thuật dệt, công nghệ dệt may, kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật vật liệu, quản lý tài nguyên và môi trường và kỹ thuật môi trường (chất lượng cao), cơ kỹ thuật…

Năm ngoái, với điểm chuẩn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chỉ cần đạt hơn 7 điểm/môn đã trúng tuyển. Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn các ngành này cũng dao động từ 700 đến dưới 800 điểm.

Tin liên quan