Điểm thi cao hơn điểm chuẩn vẫn trượt đại học năm 2022

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7, các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra dự báo về điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay.

 PHỔ ĐIỂM ĐỦ XÉT TUYỂN SẼ TRONG KHOẢNG 21-26

Qua phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển. 

Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn giảm đi rõ rệt. Tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm không có biến động lớn. Các tổ hợp có Ngoại ngữ, Sinh học khả năng giảm nhẹ. Ngược lại những tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái.

Còn PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Truyền thông Đại học Mỏ-Địa chất cho rằng điểm chuẩn các trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thí sinh đăng ký, lựa chọn nguyện vọng. Với phổ điểm thi như đã biết thì không nhiều biến động so năm 2021, do đó dự báo riêng điểm chuẩn vào các ngành tại Đại học Mỏ-Địa chất sẽ tương đối ổn định, một số ngành có xu hướng nhích lên nhưng không đáng kể.

Trong khi đó, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn đưa ra ý kiến rằng điểm thi tốt nghiệp THPT của các môn vừa qua không quá nhiều biến động. Những ngành nào có điểm xét tuyển bằng phổ điểm môn tiếng Anh sẽ có điểm chuẩn giảm so với năm trước.

“Phổ điểm về cơ bản đẹp và thuận lợi cho các em xét tuyển ở tất cả các tổ hợp. Trong đó có môn đã cải thiện hơn như môn Lịch sử. Tổ hợp khối A hay khối C, tôi nghĩ sẽ có sự ổn định. Các tổ hợp khối D có các môn ngoại ngữ về căn bản cũng tốt”, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn nói.

Chia sẻ thêm, TS. Lê Đình Nam, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết phổ điểm các môn thi năm nay có phần nhích hơn so với năm 2021. Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó dự báo là điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.

CÒN PHỤ THUỘC VÀO QUÁ TRÌNH ĐĂNG KÝ, ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG

Với điểm ngành Y, PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Hà Nội, cho biết các ngành top đầu như Y khoa, Răng hàm mặt tổng chỉ tiêu không đổi so với các năm trước, trong khi số điểm cao ở tổ hợp 3 môn khối B00: Toán, Hóa, Sinh lại có xu hướng thấp hơn năm ngoái. Cụ thể, năm nay chỉ có 4 thí sinh đạt trên 29 điểm khối B00, số lượng thí sinh đạt trên 27,5 điểm khoảng 700 em, do đó mức điểm chuẩn có thể giảm nhẹ so với năm 2021. Song PGS.TS Lê Đình Tùng đưa ra ý kiến, điểm chuẩn chính xác sẽ còn phụ thuộc nhiều vào quá trình đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.

Theo PGS.TS Lê Đình Tùng, hiện một số trường đại học top trên đã thông báo dự kiến năm 2023 sẽ không xét tuyển “thuần” theo điểm thi tốt nghiệp THPT, về phía Trường đại học Y Hà Nội, lâu nay trường không xét theo điểm học bạ nhưng vẫn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này không có nhiều khác biệt so với các phương thức khác.

Trao đổi tại ngày hội tuyển sinh tổ chức hôm 24/7, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy thông tin, theo quy chế, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần từ nay tới 17h ngày 20/8. Vì vậy thí sinh cần tìm hiểu kỹ để tránh sai sót, nhầm lẫn nhưng không nên để quá sát thời gian hệ thống đóng lại. Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học đặc biệt lưu ý thí sinh phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển của mình trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thứ tự ưu tiên. Sau khi hệ thống lọc ảo, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

Được biết đến thời điểm này, nhiều địa phương đã công bố tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt cao như tỉnh Phú Thọ có tỷ lệ tốt nghiệp 99,71%, Hòa Bình 99,37%, Sóc Trăng 99,24%, Long An 99,6%, Bình Dương 99,7%... Riêng TP. Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có thông tin sơ bộ về kết quả công tác xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. Theo đó, tỷ lệ tốt nghiệp của TP. Hà Nội đạt 99,1% (năm 2021 đạt 98,9%). Trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học phổ thông đạt 99,46%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 96,28%.

Nhiều thay đổi trong quy định làm tròn điểm thi đại học, sự không phân hóa trong đề thi và các “tiêu chí phụ” khiến nhiều thí sinh dù có tổng điểm 3 môn đạt đủ điểm chuẩn nhưng vẫn ngậm ngùi trượt đại học.

Sau khi các trường công bố mức điểm chuẩn, nhiều thí sinh có điểm thi đại học bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn nhưng vẫn chấp nhận sự thật đau lòng là trượt đại học. Điểm chuẩn hay điểm trúng tuyển vẫn được coi là “người gác cổng”, là mốc để quyết định đỗ đại học hay không. Với những thay đổi mới bất ngờ năm nay, điểm chuẩn đã không còn “chuẩn” nữa.

Tiêu chí phụ là gì ?

Tiêu chí phụ là các điều kiện được đưa thêm vào. Do có quá nhiều thí sinh có điểm thi đại học bằng với điểm chuẩn của ngành học mà thí sinh đăng ký được công bố nên các trường đại học buộc phải có thêm các tiêu chí phụ để loại bớt một số thí sinh cho đủ chỉ tiêu được phép tuyển sinh của Nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Hiện có rất nhiều trường đại học tuyển sinh kèm theo tiêu chí phụ trong đó có 18 trường đại học khối quân sự và đại học y hà nội, đại học y dược Hải Phòng,…

Một số trường có thông báo trước về các tiêu chí phụ nhưng thực tế không thể ngờ là tiêu chí phụ lại cao, rối loạn không khác gì ma trận như vậy. Đặc biệt, không có sự thống nhất về nguyên tắc khi đưa ra các tiêu chí phụ, cùng một nhóm ngành tuyển sinh mà ở các trường khác nhau lại có sự khác xa đến đáng sợ. Điều này khiến các thí sinh khó có thể nắm bắt được kịp thời các thông tin để có được những chiến thuật ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.

Bất công trong làm tròn điểm

Đại học Y Hà Nội ngành Y đa khoa lấy điểm chuẩn là 29,25 nhưng ưu tiên các thí sinh có điểm thi đại học chưa làm tròn là 29,20 sẽ trúng tuyển còn thí sinh có tổng điểm là 29,15 (làm tròn thành 29,25) sẽ rớt do không đạt "tiêu chí phụ". Ngoài ra, nếu đạt "tiêu chí phụ" là có tổng điểm chưa làm tròn là 29,20 nhưng vẫn có thể bị trượt đại học nếu điểm ưu tiên 2 là môn Toán dưới 9,20, hoặc điểm ưu tiên 3 là môn Sinh dưới 9,25.

Cuối cùng thí sinh đạt đủ 4 tiêu chí nói trên - tổ hợp điểm vừa đủ 29,25, điểm chưa làm tròn là 29,20, môn Toán bằng 9,2, môn Sinh bằng 9,25 - nhưng nếu không đăng ký xét tuyển ngành Y đa khoa là nguyện vọng 1 thì vẫn sẽ trượt. Với mặt bằng điểm thi đại học năm nay cao như thế, quy định làm tròn điểm đến 0.25 điểm khiến sự quá tải ở một mức điểm, gây khó khan cho việc xét tuyển của các trường đại học. Thật thiệt thòi cho nhiều bạn thí sinh có điểm bị làm tròn xuống khi các tiêu chí phụ của nhiều trường lại không hề ưu tiên tới điểm thi đại học gốc.

Bất cập trong quy chế cộng điểm xét tuyển

Sự đổi mới trong kỳ thi trung học quốc gia năm 2017 đã giảm tải phần nào áp lực cho thí sinh và gia đình. Nhiều môn lần đầu áp dụng theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thí sinh nhưng lại khá dễ, kéo theo rất nhiều kỷ lục chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử tuyển sinh được ghi nhận. Thí sinh đạt điểm chuẩn vẫn trượt đại học Tiêu biểu như với điểm thi đại học trên 30 điểm vẫn trượt đại học; với 12.75 điểm (tính cả điểm cộng) lại dễ dàng đỗ vào ngành sư phạm – ngành đảm nhận trách nhiệm đào tạo ra những con người “cầm mái chèo” dẫn dắt cả một thế hệ trẻ sau này.

Như thế, chất lượng giáo viên có đáp ứng được hay không là một dấu chấm hỏi cần được ngành giáo dục trả lời. Trượt vì điểm thấp thì không ai dám có ý kiến gì, đây thì đạt điểm thi đại học tuyệt đối các môn vẫn trượt được. Nguyên nhân được cho là quyết định là do cộng điểm ưu tiên. Điểm cộng ưu tiên là chính sách tốt, cần duy trì. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều giáo viên, những người công tác trong ngành giáo dục thì nên có những điều chỉnh với điểm cộng ưu tiên. Đặc biệt là điểm cộng ưu tiên khu vực, cần khảo sát thực tế chặt chẽ để đảm bảo công bằng cho thí sinh.

Thất bại trong phân hóa thí sinh của đề thi

Theo đánh giá của một số giáo viên nổi tiếng trong công tác tuyển sinh thì đề thi năm nay đã thất bại hoàn toàn trong việc phân hóa được thí sinh. Đề thi dễ kéo theo mặt bằng chung điểm thi đại học tăng cao, tao cơ hội cho cơn bão tiêu chí phụ đổ bộ ồ ạt, khiến thí sinh không kịp trở tay. 30 điểm thi đại học vẫn trượt nguyện vọng 1 là chuyện thực đáng buồn cười. Với mức điểm tối đa cho 3 môn như vậy thì đề thi thực sự quá thất bại. Với hình thức thi trắc nghiệm thì yếu tố may rủi khá cao, chỉ cần ăn may một câu là được 0.25 điểm.

Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa là tính chất của 2 kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và thi Đại học hoàn toàn khác biệt nhau, một cái đánh giá kết quả học tập tại trung học phổ thông, một cái là chọn lựa ra những thí sinh phù hợp để trở thành sinh viên của từng trường đại học. Để có thể gộp 2 kỳ thi làm một mà vẫn đảm bảo được chất lượng thì trách nhiệm của đề thi cực kỳ nặng nề.

Cuộc sống còn muôn vàn vấn đề bất cập và những nghịch lý không tưởng. Học đại học là con đường tươi đẹp nhưng nó không phải là tất cả quyết định tới tương lai của chúng ta. Với những bạn đạt điểm thi đại học cao mà lỡ trượt nguyện vọng một thì không nên quá buồn, hãy vững tâm để nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhất, tìm ra hướng đi mới.