Đề thi học sinh giỏi lớp 7 môn ngữ văn năm 2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Điện thoại: 1900636019 Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

HHT - Mới đây, đại diện Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) lên tiếng trước ý kiến cho rằng đề thi học sinh Giỏi môn Văn của học sinh lớp 7 có độ khó ngang với thi học sinh Giỏi Quốc gia môn Văn lớp 12.

Trước đó, trên mạng xã hội xôn xao về đề thi Học sinh năng khiếu cấp Huyện môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022 - 2023 của Phòng GD&ĐT Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ).

Cụ thể, câu 1 (8 điểm): Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ có câu: "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có". Trình bày suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ trên.

Câu 2 (12 điểm): Bàn về thơ, Đuy-blây viết: "Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng một tác phẩm thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Liên quan đến đề thi này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn ngữ văn thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho rằng, cách ra đề thi với đối tượng học sinh lớp 7 như trên có nhiều điểm chưa hợp lý.

"Tôi đã không ngủ được cả đêm, không hiểu được vì sao họ lại ra đề Ngữ văn cho học sinh lớp 7 như thế, dù là để chọn học sinh giỏi. Đề thi nêu trên về cấu trúc và mô hình, nội dung và yêu cầu đều giống như đề thi học sinh giỏi quốc gia dành cho lớp 12.

Tôi chưa bàn đến những câu chữ lặp lại, chỉ riêng yêu cầu của đề đã không đúng. Cụ thể, để làm sáng tỏ câu "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim" thì lấy một tác phẩm thơ làm sao làm sáng tỏ được? Vì "những trái tim" là chỉ rất nhiều nhà thơ và như thế phải lấy rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả khác nhau thì mới chứng minh được.

Cũng cần nói thêm: Ngay cả nếu đề ấy ra cho lớp 12 thì cũng chỉ chọn được những học sinh có thể uyên bác về kiến thức, nhớ nhiều, thuộc nhiều, nặng về bình câu tán chữ... chứ không chọn được học sinh giỏi có năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, kể cả năng lực viết", PGS.TS Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng, đề Ngữ văn nêu trên vượt ra toàn bộ các yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Dù có ra đề cho học sinh giỏi thì vẫn phải căn cứ vào các yêu cầu nêu trên của chương trình để đề xuất cho phù hợp.

Đề thi học sinh giỏi lớp 7 môn ngữ văn năm 2024

Đề thi gây xôn xao trên mạng xã hội.

Cô Võ Hà (giáo viên ngữ văn tại THCS Đặng Dung, Hà Tĩnh) cũng nhận định: "Với mức độ đề thi như thế này thì sẽ rất khó để nhiều em học sinh làm đúng hướng yêu cầu của đề, chứ chưa nói đến chuyện điểm cao. Ở câu 1 sẽ đòi hỏi kinh nghiệm sống dày dặn để hiểu được "người độ lượng" là như thế nào. Câu 2 cần sự bao quát, mở rộng và nhìn nhận vấn đề một cách có chiều sâu. Theo tôi, đề thi này yêu cầu quá cao so với năng lực học sinh lớp 7, kể cả chương trình sách giáo khoa mới và cũ".

Ngày 5/5, ông Bùi Ngọc Luận, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, đề thi Ngữ văn lớp 7 đang lan truyền trên mạng do đơn vị xây dựng và áp dụng trong kỳ thi học sinh năng khiếu cấp huyện năm học 2022 - 2023.

Sau khi có phản ánh, các chuyên gia, Phòng GD&ĐT đã đề nghị thầy cô trong tổ ra đề kiểm tra, thẩm định lại nội dung. "Các ý kiến đều đồng thuận đánh giá đề Văn này không sai, phù hợp để đánh giá học sinh trong kỳ thi này", ông Luận nói.

Kết quả, trong gần 100 thí sinh dự thi học sinh năng khiếu thì 7 thí sinh đạt từ 14/20 điểm trở lên, cao nhất là 14,5 điểm và thấp nhất là 6,5 điểm. Hơn 50% học sinh tham gia làm bài đều đạt điểm trung bình trở lên.

Do vậy, ông Luận nhận định, đề thi có thể khó với học sinh này nhưng lại bình thường với học sinh khác. Phòng GD&ĐT Cẩm Khê sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến của dư luận, họp nghiên cứu để có phương án điều chỉnh những vấn đề còn chưa tốt.

  • 1. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 01 ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ sau: “ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương ”. ( Dừa ơi – Lê Anh Xuân ) Câu 2: (6 điểm) - Đem chia đồ chơi ra đi ! - Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: - Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình. Câu 3: (12 điểm) Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Ngữ văn 7, Tập I) Nguyễn Khuyến đã nói rất khéo, rất hóm hỉnh về sự không có thức gì để đãi bạn. Nhưng đằng sau cách nói đùa ấy bài thơ lại nêu lên một ý nghĩa thật sâu xa: Tình bạn còn đáng quý hơn tất cả mọi thứ trên đời. Bằng sự hiểu biết về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 01 I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo... - Điểm lẻ tính đến 0,25. Chấm theo thang điểm 20 II. Yêu cầu cụ thể Câu 1: (2 điểm)
  • 2. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 2 - Biện pháp tu từ (0.5 điểm): + Nhân hóa: Dừa “đứng hiên ngang ”, lá “rất dịu dàng”. + So sánh: “Rễ dừa …như dân làng…” - Tác dụng: Khổ thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo + Hình ảnh nhân hóa: Dừa “đứng hiên ngang ”, lá “rất dịu dàng”.  phẩm chất anh dũng, hiên ngang, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn. (0.5 điểm) + Hình ảnh so sánh: “Rễ dừa …như dân làng…” ca ngợi sức sống của cây dừa nhằm nói lên phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.(0.5 điểm) + Đoạn thơ thể hiện tài quan sát và tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ….(0.5 điểm) C©u 2 : (6 điểm) - Yêu cầu về mặt kỹ năng: (0,5 điểm) Hình thức là một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn. - Yêu về mặt kiến thức: (5,5 điểm) Học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản: - Đoạn văn trích trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) thể hiện: + Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ. (0,75 điểm) + Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của Thành và Thủy. (0,75 điểm) - Suy nghĩ về tình cảm gia đình: + Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống. (1,0 điểm) + Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc… (1,0 điểm) + Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội. (1,0 điểm) + Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ… (1,0 điểm) Câu 3: (12,0 điểm) 1. Yªu cÇu vÒ h×nh thøc: (1,0 điểm) - X¸c ®Þnh ®óng kiÓu bµi chøng minh nhËn ®Þnh vÒ v¨n häc. - ViÕt bµi ph¶i cã bè côc râ rµng, cã luËn ®iÓm, luËn cø, luËn chøng. - Tr×nh bµy s¹ch ®Ñp, c©u ch÷ râ rµng, hµnh v¨n giµu c¶m xóc vµ tr«i ch¶y. 2. Yªu cÇu vÒ néi dung: (11,0 điểm) a) Mở bài: (1,0 điểm)
  • 3. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 3 - Đề tài tình bạn trong thơ Nguyễn Khuyến khá phong phú về nội dung và giọng điệu. - Bài “Bạn đến chơi nhà” có một cách biểu hiện rất đặc biệt: nói đùa để khắc sâu một ý nghĩa rất chân thực và sâu xa là: Tình bạn còn đáng quý hơn tất cả mọi thứ trên đời. b) Thân bài: (9,0 điểm) * Nguyễn Khuyến đã nói rất khéo, rất hóm hỉnh về sự không có thức gì để đãi bạn. (6,0 điểm) - Nguyễn Khuyến cáo quan về quê vui thú ruộng vườn, bởi thế có người bạn nào đến thăm thì đó là người bạn tâm giao đáng trân trọng. Càng trân trọng hơn khi người bạn ấy xa cách lâu ngày không gặp. + Cách xưng hô thân mật bác - tôi ... + Câu nói đùa hóm hỉnh: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa - Nhà thơ tiếp tục giãi bày cái khó của chủ nhà, toàn những tình huống đùa mà cứ như thật : + Không đi chợ được, muốn đãi bạn bằng cá, gà của nhà nhưng Ao sâu nước cả, khôn chài cá / Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà -> người đọc bắt đầu ngờ ngợ cái lí do lúc đầu mà nhà thơ nêu ra là để gài sẵn, làm cái cớ chắc chắn cho những câu bông đùa tiếp theo. + Lại muốn tiếp bạn bằng cây nhà lá vườn, vườn nhà đủ cả nhưng Cải chửa ra cây, cà mới nụ / Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa -> nào cải, cà, bầu, mướp ấy đem ra xào xáo thì rất ngon nhưng tất cả còn đang non lắm chưa ăn được. Nguyễn Khuyến dùng đến bốn hình ảnh với bốn cách nói khác nhau thể hiện tài dùng từ làm cho câu nói đùa thật đậm đà uyển chuyển. + Lời nói đùa lan xuống cả câu thơ thứ bảy (trong thơ Đường luật câu này phải là trong phần kết), vậy mà vẫn hợp lí, vẫn hay Đầu trò tiếp khách, trầu không có -> không có cả miếng trầu tiếp khách thì thật khó tin. Dùng cái việc thiếu miếng trầu để chấm dứt chuỗi cười, tài thơ của cụ đã làm cho chuỗi cười thêm duyên. * Nhưng đằng sau cách nói đùa ấy bài thơ lại nêu lên một ý nghĩa thật sâu xa: Tình bạn còn đáng quý hơn tất cả mọi thứ trên đời. (3,0 điểm) - Nguyễn Khuyến không chỉ đùa vui, ẩn sau những câu đùa vui ấy là để nói nói một triết lí sâu xa về tình bạn Bác đến chơi đây ta với ta - sự đùa vui của chủ nhân để tỏ tình thân mật với bạn hiền chủ yếu để khẳng định một tình bạn trong sạch, chân tình vô cùng. - Trong ta với ta, chữ ta thứ nhất như để chỉ nhà thơ và ông bạn mang tính cá thể. Còn ta thứ hai lại giống như một tập thể. Tất cả đã hòa làm một... - Trong thời Nguyễn Khuyến, khẳng định tình bạn như vậy cũng là để đề cao nhân cách những nhà nho chân chính. c) Kết bài: (1,0 điểm) - Bài thơ là tiếng nói giản dị mà thanh cao về một tình cảm thiêng liêng, đó là tình bạn. - Với Nguyễn Khuyến trong tình thế xã hội hỗn loạn đương thời, một tình cảm như vậy là nguồn an ủi nhà thơ rất lớn. - Bài thơ còn giúp chúng ta có thêm cái nhìn tin tưởng, yêu mến những tình bạn chân thật trong cuộc sống. -- Hết --
  • 4. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 4 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 02 ĐỀ BÀI Câu 1: (6,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” 1. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên? 2. Theo em, luận điểm chính của đoạn văn thể hiện trong câu văn nào? 3. Liệt kê các từ láy có trong đoạn văn? 4. Đoạn văn đã giúp em hiểu được điều gì? Câu 2:(4,0 điểm) Em hãy cho biết nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng một đoạn văn nghị luận. Câu 3:(10,0 điểm) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 02 Câu 1:(6đ) 1. Đoạn văn trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh. Xác định phương thức biểu đạt Nghi luận.(1đ) 2. Luận điểm chính của đoạn văn thể hiện trong câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.(1đ) 3. Liệt kê các từ láy có trong đoạn văn: nồng nàn, sôi nổi,mạnh mẽ.(2đ) 4. Đoạn văn đã giúp em hiểu được: Truyền thống yêu nước sôi nổi chân thành mãnh liệt của nhân dân ta.(2đ) Câu 2:(4đ) Em hãy cho biết nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng một đoạn văn nghị luận.
  • 5. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 5 - HS viết thành đoạn: ND thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta đó là biết ơn, ghi nhớ những người tạo thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Thái độ của em… Câu 3:(10đ) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. * Hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau: - Bài văn lập luận chứng minh (ngắn gọn) - Bố cục 3 phần (MB, TB, KB), đúng nhiệm vụ từng phần - Có luận cứ, biết lập luận - Chữ viết dễ đọc, đủ nét; ít lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt. * Nội dung: Dàn bài gợi ý: a Mở bài(1đ) - Bảo vệ rừng là một trong những vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay. - Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu sự sống của rừng b. Thân bài(8đ) - Cuộc sống con người không thể tách rời môi trường tự nhiên. Rừng là một trong những môi trường tự nhiên tối cần thiết. - Từ thuở sơ khai, rừng gắn bó mật thiết với con người . - Rừng là “lá phổi xanh của trái đất” (Trong quá trình quang hợp, cây cỏ đã bổ sung lượng dưỡng khí, nếu không, chỉ trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ không còn dưỡng khí) - Rừng ngăn bão, lũ, chống xói mòn bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm. - Rừng là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp nhiều lâm sản, là ngôi nhà chung duy trì sự sinh tồn và phát triển của các loài động vật. - Rừng là cảnh quan tươi đẹp góp phần tô điểm cho bộ mặt cuộc sống. - Chúng ta thử hình dung nếu rừng biến mất, cuộc sống có tồn tại không? - Hiện nay, với nhiều lí do khác nhau, diện tích và chất lượng rừng đang giảm sút nghiêm trọng, làm mất cân bằng sinh thái, hậu quả là thiên tai diễn biến phức tạp ngày càng khó chống. c. Kết bài:(1đ) - Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đó là một ý kiến mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. - Chúng ta phải tích cực bảo vệ rừng. -- Hết --
  • 6. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 6 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 03 ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha viết: Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ trên. Câu 2: (6 điểm) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, …”. (Lí Lan, Cổng trường mở ra, Ngữ văn 7- Tập 1, Nhà XBGD, Năm 2011) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, em hãy viết một bài văn bàn về tính tự lập. Câu 3: (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 03 I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo... II. Yêu cầu cụ thể Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết : Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy . Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hai dòng thơ trên ? 2.0
  • 7. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 7 * Đoạn thơ miêu tả mái tóc người bà và nói về những câu chuyện bà kể. Tác giả đã sử dung phép tu từ: so sánh (“Tóc bà trắng tựa mây bông” và “Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy”) * Tác dụng: - Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám mây bông trên trời có tác dụng gợi vẻ đẹp hiền từ, cao quí và đáng kính trọng. Chỉ với mái tóc của bà đã làm chúng ta liên tưởng tới hình ảnh bà tiên trong những câu chuyện cổ tích. - Chuyện bà kể được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy. Vậy là kho chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết và đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương bao la, đẹp đẽ. - Với hai câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh rất phù hợp mà cũng rất riêng, nhà thơ vừa khắc họa được hình ảnh người bà đáng kính của mình vừa thể hiện tình cảm kính yêu của cháu dành cho bà. 0. 5 0.5 0.5 0.5 Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, …”. (Lí Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, em hãy viết một bài văn bàn về tính tự lập. 6.0 1.Về kĩ năng: 1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài nghị luận. 1.2 Tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. 1.3 Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, bài viết sạch đẹp, không sai chính tả, dùng từ đặt câu,... 1.0 Câu 2 2. VÒ néi dung: * Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Bàn tay dìu dắt của cha mẹ đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để ta tự bước vào đời - Nêu vấn đề: Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường đời còn lại chính là sự tự lập (trích dẫn ý kiến) *Thân bài: 1) Giải thích: - Tự là một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác. - Hai chữ buông tay trong câu văn trên diễn tả bước ngoặt của hai trạng thái: được bao bọc, chở che và tự lập (phải tự mình bước đi). - Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống 5.0 0.5 4.0 1.0 0.25 0.25 0.5
  • 8. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 8 cho mình mà không ỉ lại, phụ thuộc vào người khác. 2) Lí giải vì sao con người phải có tính tự lập: - Tự lập là đức tính cần thiết đối với mỗi người khi bước vào đời. - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ mỗi khi ta gặp khó khăn.Vì vậy, cần phải tập cho mình biết sống tự lập để có thể tự lo liệu bản thân. - Người có tính tự lập biết tự mình vượt qua khó khăn để đi tới thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, quý trọng (Dẫn chứng, phân tích) - Phê phán: Những kẻ sống dựa dẫm vào người khác, vì như thế sẽ trở thành gánh nặng cho họ và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Người không có tính tự lập khó thành công trong cuộc sống. 3) Bài học: - Tự lập là một phẩm chất khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của mỗi người. - Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để học tậ, rèn luyện năng lực, phẩm chất. HS cần rèn khả năng tự học để tiến xa trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình. - Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc, chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào cộng đồng để tạo nên sức mạnh tổng hợp. * Kết bài: - Tự lập là đức tính tốt. - Mỗi người hãy biết sống tự lập để khẳng định mình. 2.0 0.25 0.5 0.75 0.5 1.0 0.25 0.5 0.25 0.5 0.25 0.25 Có ý kiến cho rằng: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 12.0 1. Về kĩ năng: 1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài nghị luận văn học 1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, rõ các luận điểm. 1.3 Diễn đạt trôi chảy trong sáng, liền mạch, lập luận chặt chẽ, có chất văn, có sự cảm thụ tinh tế, bài viết có chất văn. 1.4 . Bài viết sạch đẹp, không sai chính tả, dùng từ, đặt câu,... 2.0 Câu 3 2. VÒ néi dung. * Mở bài: 10.0 1.0
  • 9. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 9 - Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. - Nêu vấn đề và trích dẫn nhận định ở đề bài. * Thân bài: 1) Giải thích nhận định: - Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên. - Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước tha thiết, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. 2) Chứng minh: Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của Bác - Niềm rung cảm, say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng rừng ở chiến khu Việt Bắc (phân tích hai câu đầu của bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” để làm rõ): + Trong bài “Cảnh khuya”: Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ….. bút pháp so sánh,…. cách dùng âm “a” gợi âm thanh tiếng suối ngàn từ xa vọng lại trẻ trung, gần gũi, tràn đầy sức sống,... Đêm trăng rừng Việt Bắc còn có ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo,…. Điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt,…. + Trong bài “Rằm tháng giêng”: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một không gian tràn đầy sức xuân. * Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh. Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ của Bác - Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước thiết tha: + Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (Phân tích hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” để làm rõ). + Bàn công việc trọng đại của đất nước giữa nơi khói sóng…. (Phân tích hai câu cuối của bài “Rằm tháng giêng” để làm rõ) - Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác: + Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, hi sinh nhưng trong cả hai tác phẩm ta đều bắt gặp hình ảnh vị lãnh tụ - người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung, thư thái, niềm lạc quan cách mạng: con 0.5 0.5 8.0 1.0 0.5 0.5 6.0 3.0 0.25 1.25 1.25 0.25 3.0 0.25 0.5 0.5 0.25 0.5
  • 10. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 10 thuyền cách mạng chở đầy niềm tin và chiến thắng. + Là lãnh tụ, vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến chống Pháp, mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc trọng đại của đất nước, nhưng tâm hồn Người vẫn hướng về thiên nhiên, rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên với phong thái ung dung, tự tại. + Hình ảnh người chiến sĩ luận bàn việc quân trong vẻ đẹp bát ngát của đêm trăng trở thành thi sĩ, một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên. 3) Đánh giá: Hai bài thơ đều biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa hợp tuyệt diệu, nhất quán giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. * Kết bài: - Ý kiến trên về con người Bác trong hai bài thơ trên là hoàn toàn đúng đắn. - Cảm nghĩ về Bác. 0.5 0.5 1.0 1.0 Lưu ý: Trong quá trình chấm, GV đặc biệt lưu ý đến những bài văn có cách bố cục và diễn đạt sáng tạo, cảm xúc chân thành thể hiện phong cách cá nhân độc đáo của HS, bài viết có chất văn. Với những bài này, GV cần cân nhắc và cho điểm hợp lí. -- Hết --
  • 11. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 11 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 04 ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam) Xác định, phân tích giá trị của các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân. Câu 2: (4 điểm) Viết về người mẹ thân yêu của mình , nhà thơ Trương Nam Hương có những vần thơ như sau : “Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao. Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra. Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.” ( Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi). Câu 3 (12 điểm) Vầng trăng chiến khu và tấm lòng chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua hai bài thơ : “Cảnh khuya” (1947) và “Rằm tháng Giêng” (1948)-(Sgk ngữ văn 7). -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 04 Câu 1: (4 điểm) - Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: (2 điểm) + Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm. + Biện pháp tu từ:
  • 12. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 12 Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung. So sánh: mặt đất như muốn thở dài. - Phân tích: ( 2 điểm ) + Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi. + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.  Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam. *Lưu ý: - Học sinh có thể kế thợp việc chỉ ra các từ láy và biện pháp tu từ trong quá trình phân tích những cảm nhận của tác giả Vũ Tú Nam về mưa xuân, không nhất thiết phải tách riêng phần xác định các từ láy và biện pháp tu từ. - Khuyến khích những bài làm có khả năng phân tích, cảm nhận tốt, giám khảo có thể cân đối cho điểm phù hợp. Câu 2: (4 điểm) * Yêu cầu: Học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ bằng một bài viết ngắn gọn, không yêu cầu phân tích đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản như sau: + Hai khổ thơ trên trong bài "Trong lời mẹ hát" của nhà thơ Trương Nam Hương đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ:(0.5đ) + Hình ảnh người mẹ với mái tóc bạc trắng vì thời gian làm cho tác giả thấy xúc động đến "nôn nao" . (0.5đ) + Ý đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống – Cho con ngày một thêm cao" như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. (0.5đ) + Người mẹ vất vả chịu thương chịu khó hy sinh cả cuộc đời cho đứa con thân yêu của mình.(0.5đ) + Mẹ đã đem đến cho con cả "cuộc đời" trong lời hát , mẹ chắp cho con “đôi cánh" để lớn lên có đầy đủ nghị lực niềm tin ,con sẽ bay đi khắp mọi nẻo đường xa. (1.0đ) + Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ và xúc động biết bao, tình mẹ là bao la ,mẹ đã cho con tất cả niềm vui, niềm hạnh phúc trên thế gian này.(1.0đ) Câu 3 : (12 điểm) Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
  • 13. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 13 Nội dung : Vầng trăng và tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh Giới hạn : Bài thơ “Cảnh khuya” và : “Rằm tháng Giêng”. *Mở bài ( 1.0 điểm ) -Giới thiệu vài nột về Hồ Chí Minh: Một vị lãnh tụ , một chiến sĩ, một thi sĩ -Thơ Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên ,tinh thần lạc quan ,phong thái ung dung... *Thân bài (10.0điểm) HS thể hiện được các ý sau: - 2 bài thơ là 2 bức tranh thiên nhiên về trăng ngàn ở chiến khu Việt Bắc rất đẹp và gợi cảm, thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh tha thiết yêu thiên nhiên tạo vật( 3.5điểm) + Cảnh trăng rừng Việt Bắc ở bài “Cảnh khuya”: Bức tranh nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh trăng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”…Trăng, cổ thụ, hoa – 3 vật thể cách nhau ngàn trùng mà vẫn lồng vào nhau, soi sáng cho nhau, cùng nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ… - Bằng sự cảm nhận tinh tế và tài năng nghệ thuật, nhất là tình yêu thiên nhiên, yêu trăng, Hồ Chí Minh đã thổi hồn cho bức tranh lung linh sống động… + Cảnh đêm trăng nguyên tiêu trong “Rằm tháng Giêng” là một không gian mênh mông không giới hạn với vầng trăng tròn đầy, cảnh sắc tươi trẻ dào dạt cảnh xuân, tình xuân…trên dòng sông mùa xuân, giữa bầu trời xuân… - Đằng sau bức tranh thiên nhiên rất đẹp ấy là một phong thái ung dung bình tĩnh, thanh thản và nỗi lòng cho đất nước, cho kháng chiến của người chiến sĩ Hồ Chí Minh: (3.5điểm) + Nỗi lo việc nước – tâm trạng đó mang trách nhiệm nặng nề của vị lãnh tụ. Càng yêu trăng, yêu thiên nhiên tươi đẹp, Bác càng ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình với đất nước non sông : “Cảnh khuya như vẽ….Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà:”. + Trên khói sóng của dòng sông xuân đầy ánh trăng, Bác đang cùng các cán bộ Cách mạng “đàm quân sự” – cuộc họp bàn ấy đem lại niềm tin chiến thắng cho mọi người. ánh trăng và con người cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân và niềm lạc quan cách mạng. - Cả 2 bài thơ đều thể hiện tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc vào sự nghiệp Cách mạng của vị lãnh tụ, người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh.(3 điểm) *Kết bài ( 1.0 điểm) - HS nêu nhận xét đánh giá ý kiến của riêng mình về nghệ thuật nội dung 2 bài th ơ - Chất chiến sĩ và thi sĩ được hoà quyện trong con người của Bác ...qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên ,tinh thần lạc quan ung dung cách mạng của Bác ... * Yêu cầu học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận chứng minh -Bố cục gồm 3 phần rõ ràng : MB, TB, KB. -Biết cách lập luận chặt chẽ làm sáng tỏ vấn đề. -Diễn đạt trong sáng, dễ hiểu. Tuỳ bài viết của h/s mà giáo viên linh hoạt cho điểm phù hợp. -- Hết --
  • 14. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 14 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 05 ĐỀ BÀI Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích cái hay của những quan hệ từ và việc sử dụng nghệ thuật trong những câu thơ sau: “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. ( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) Câu 2 (6 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương) Câu 3 (10 điểm) Suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. -- Hết --
  • 15. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 15 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 05 Câu 1 (4điểm) * Yêu cầu 1 Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà. * Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm): - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. Câu 2 (6 điểm): * Yêu cầu: Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước. Câu 3: (10 điểm) a. Mở bài : + Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”(Hoặc đi từ đề tài viết về bà ). + Nêu khái quát cảm xúc về bà : Yêu mến người bà có nhiều phẩm chất tốt đẹp . b. Thân bài (Cần có dẫn chứng phù hợp)
  • 16. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 16 * Trân trọng người bà tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó trong khó khăn để bảo tồn sự sống : + Bà nhặt nhạnh từng quả trứng hồng để xây dựng cho cuộc sống gia đình no đủ trong cần kiệm. + Tay bà khum khum soi trứng với tấm lòng chi chút, nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong từng quả trứng. * Yêu mến người bà gần gũi, gắn bó và yêu thương cháu tha thiết + Bà bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi có mắng yêu cháu khi cháu nhìn trộm gà đẻ cũng là vì thương cháu + Bà dành trọn vẹn tình thương yêu để chăm lo cho cháu : - Bà dành dụm, chi chút chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé của đứa cháu yêu : - Bà hi vọng cháu có niềm vui khi mùa xuân đến qua một quá trình lâu dài : Từ lúc soi trứng cho gà ấp, nuôi gà lớn, chăm sóc khi mùa đông đến, bán lấy tiền mua quần áo mới: * Khâm phục người bà giàu đức hi sinh vì con cháu vì đất nước. + Bà không dành cho mình điều gì. c. Kết bài: + Khẳng định lại cảm nghĩ : bà hiện lên có nhiều phẩm chất tốt đẹp : Tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu tình thương yêu, đức hi sinh. Bà là tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. + Liên hệ: Trân trọng, biết ơn những người bà… -- Hết --
  • 17. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 17 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 06 ĐỀ BÀI I. ĐỌC –HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru… (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đọa thơ Câu 2 .Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. Câu 3. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. II.TẬP LÀM VĂN Câu 1. (6,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2. (10,0 điểm) Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. ----- Hết --
  • 18. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 18 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 06 PHẦN CÂU Yêu cầu Điểm 1 2 PTBĐ: Biểu cảm - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. 0,5 0,5 3 - Nghĩa của từ đi: sống, trải qua. 1,0 I (4,0 điểm) 4 - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 0,5 1,5 1 Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt… Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. II (6,0 điểm) - Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình. - Chứng minh: + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. 1,0 3,0 1,0 1,0 (10,0 điểm) 2 Yêu cầu chung: - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. - Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp.
  • 19. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 19 2 Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: a. Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao động. b. Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ. Mở bài : Hình tượng người nông dân lao động là đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ cổ chí kim, từ dân ca, ca dao đến tục ngữ, từ văn học Trung đại đến văn học Hiện đại. Đó có thể là người lao động như thân phận cái cò, cái vạc, như con kiến con tằm...có thể là nỗi bất hạnh là người nông dân bần cùng hoá như Chí phèo (Nam Cao), có thể là cuộc đời đắng cay, đen tối với bao nỗi áp bức đoạ đày như chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (bước đường cùng)…Và một lần nữa cuộc đời của họ được thể hiện một cách rõ nét, chân thực qua chùm ca dao than thân và văn bản “sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Thân bài: Luận điểm 1: Trước hết đó là hình ảnh người dân lao động trong được thể hiện sâu sắc trong chùm ca dao than thân. Đó là hình ảnh người lao động gian khổ vất vã, nhọc nhằn, gian khổ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn đợc mấy phải đi tìm mồi - Phân tích ục từ thương thay (cụm từ này có thể phân tích sau cùng) - Lũ kiến li ti là hình ảnh ẩn dụ cho người lao động thấp cổ, bé họng... + Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách. +) Đó còn là hình ảnh người lao động bị bòn rút sức lực đến cạn kiệt. Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ + Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra. +) Ca dao còn phản ánh hình ảnh người lao động 1,0 1,5 5,0
  • 20. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 20 + Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều oan trái, bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công bằng nào soi tỏ. + Đánh giá: (3 ý) a. Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ. b. Qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương c. Đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công. Luận điểm 2: Hình ảnh người dân lao động với trăm nỗi đớn đau còn thể hiện chân thực trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: + Làm nổi bật 2 bức tranh tương phản cuộc sống của người dân lao đọng và tên quan phụ mẫu và đám tuỳ tùng. + Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. + Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc. + Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết. + Đánh giá: (3 ý) a. Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú. b.Lòng cảm thương cho số phận của người nông dân lao động thấp cổ bé họng - Lên án, vạch trần tội ác, lòng lang dạ thú của tên quan và cả XHPK bất công, vô nhân tính =>c. Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ 1,5 1,0
  • 21. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 21 lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động. Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tâm, vô nhân tính. Kết bài: Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học. Tổng điểm 20,0 -- Hết -- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 07 ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) Câu 2: (5 điểm) Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. ( Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa) a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện nội dung. Câu 3: (12 điểm) Nhận xét về nhân vật quan phụ mẫu trong "Sống chết mặc bay" (Tạ Duy Tốn), có ý kiến cho rằng: Đó là một viên quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách, chỉ ham mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thẳm. Em hãy chứng minh ý kiến đó. -- Hết --
  • 22. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 22 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 07 Yêu cầu Điểm Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ 3,0 * Yêu cầu về nội dung: Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả: + Hành động ngẩng đầu: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng 0,5 + Hành động cúi đầu  Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình. 1,0 + Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu  Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng 1,0 Câu 1 * Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc. 0,5 Yêu cầu Điểm a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: 1,0 - Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng. 0,5 - Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. 0,5 * Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được. b. Viết đoạn văn cảm nhận: 4,0 - Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu. 0,5 - Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. 0,5 Câu 2 - Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi
  • 23. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 23 cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu. 1,5 - Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước. 1,0 - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình. 0,5 *Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo trình tự khác, miễn là khai thác hiệu quả các phép tu từ để khám phá các giá trị của đoạn thơ, làm chủ được ngòi bút. Khuyến khích liên hệ mở rộng hợp lí, giàu cảm xúc. Cần căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm. -- Hết --
  • 24. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 24 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 08 ĐỀ BÀI Câu 1:( 3 điểm) Bằng kiến thức văn học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Ai được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”? Quê ông ở đâu? b) Nguyễn Du đã từng đến thăm một ngôi mộ và xúc động viết “ Văn chương nghìn đời, bậc thầy của nghìn đời. Bình sinh khâm phục không lúc nào quên.”  Nguyễn Du đang viết về ai? Ông được mệnh danh là gì? c) Nội dung phản ánh của các bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam như: Cảnh khuya, rằm tháng giêng, tiếng gà trưa có nét nào chung? d) Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến viết Bài ca Côn Sơn và Bạn đến chơi nhà cùng trong hòan cảnh nào? Câu 2: ( 4 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau: Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng. Câu 3: ( 3 điểm) Viết đoạn văn, chủ đề tự chọn( khoảng 10- 15 câu). Trong đó có sử dụng từ láy. Gạch chân dưới những từ láy sử dụng. Câu 4:( 10 điểm) Thơ Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan thực chất đều là những tiếng nói thiết tha của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến hà khắc. Nhưng ở mỗi tác giả, điều đó lại được thể hiện dưới một vẻ riêng. Qua một số bài thơ đã được học và đọc thêm của hai nhà thơ nói trên, em hãy làm sáng tỏ những nét riêng đó. -- Hết --
  • 25. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 25 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 08 Câu 1:( 3 điểm) a) Đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến. ( 0,5 điểm) - Quê ông ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ. Nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.( 0,5 điểm) b) Đó là Đỗ Phủ. ( 0,5 điểm) - Ông được mệnh danh là Thánh thơ. ( 0,5 điểm) c) Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương và lòng yêu nước sâu nặng. ( 0,5 điểm) d) Khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đã từ bỏ chốn quan trường lui về quê nhà ở ẩn. ( 0,5 điểm) Câu 2: ( 4 điểm) - Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: “ Đi cấy- 2 lần”, “ trông- 9 lần”. ( 1,0 điểm) - Phân tích giá trị: + “ Đi cấy”: công việc và sự vất vả của người lao động. ( 1,0 điểm) + “ Trông”: lặp lại 9 lần thể hiện niềm cầu mong của người nông dân trong công việc làm ăn cấy cày: gặp mưa thuận, gió hòa, thời tiết tốt đẹp, sức khỏe dẻo dai để được sống một cuộc đời lao động ấm no, hạng phúc.( 1,0 điểm) Ngoài ra, điệp ngữ còn góp phần tạo nên âm điệu thiết tha, đằm thắm của bài ca dao đồng thời còn làm hiện lên một hình ảnh phụ nữ nông dân rất cần cù, chịu thương ,chịu khó. ( 1,0 điểm) Câu 3:( 3 điểm) - Học sinh viết một đoạn văn trọn vẹn, có chủ đề, các câu trong đoạn thống nhất về nội dung, diễn đạt lưu loát, có sử dụng từ láy. (2,0 điểm) - Gạch chân chính xác các từ láy sử dụng.(1,0 điểm) Câu 4:( 10 điểm) I. Yêu cầu về nội dung. 1. Mở bài. ( 1,0 điểm) - Giới thiệu về Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan. - Trích nhận định. 2. Thân bài ( 7,0 điểm) a) Thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan đều là tiếng nói thiết tha của những tâm hồn phụ nữ gắn bó với thiên nhiên, đất nước, con người với những tình cảm đời thường giản dị. Nhưng trong khi thể hiện vấn đề đó mỗi nhà thơ lại có một nét riêng. ( 1,0 điểm) b) Vẻ riêng trong cách thể hiện cảm xúc.( 2,0 điểm)
  • 26. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 26 - Hồ Xuân Hương có cách phô diễn tình cảm mạnh bạo, có khi táo tợn rất gần với cách phô diễn tình cảm mang màu sắc dân dã, trực tiếp của quần chúng lao động.( dẫn chứng) Khi cần thiết tỏ thái độ trước một vấn đề cụ thể thì Hồ Xuân Hương thường sôi nổi, mãnh liệt, có phần ngang tàng đầy bản lĩnh và bao giờ cũng muốn đối thoại với cuộc đời bên ngoài; khi xem thường, mỉa mai, khinh bỉ; khi tự bênh vực một cách mạnh mẽ.( dẫn chứng). - Bà huyện Thanh Quan lại có cách thể hiện tình cảm kín đáo, mực thước, có phần sang trọng, quý phái. Muốn hiểu được tâm trạng cảm xúc của nhà thơ, người đọc phải dò tìm qua cảnh vật.( dẫn chứng) Nếu cần phải bộc lộ thái độ một cách trực tiếp thì nhà thơ hướng vào những xao xuyến của đời sống bên trong.( dẫn chứng) -> Đó cũng là hai nét cá tính tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. c) Vẻ riêng trong cách sử dụng hình ảnh.( 2,0 điểm) - Hồ Xuân Hương thường sử dụng các hình ảnh gây ấn tượng mạnh như: vừa trắng, vừa tròn, bảy nổ ba chìm, nước, non, ghé mắt, trông ngang.... - Bà huyện Thanh Quan thường chọn những hình ảnh trang nhã gắn với các điển tích, mang dấu ấn văn hóa: ngàn mai, dặm liễu. Ngay cả khi các hình ảnh mang tính dân dã như: lá, đá, hoa...hay các động từ : chen, nhớ( nước), thương( nhà)....được đưa vào thơ bà thì mục đích chính vẫn là để kí thác tâm sự nhiều hơn là để miêu tả đời sống. d) Vẻ riêng trong cách sử dụng ngôn từ ( 2,0 điểm). - Ngôn từ của Hồ Xuân Hương mang màu sắc dân dã thường ánh lên chút tinh quái, nghích ngợm: thân em, rắn nát, ghé mắt, trông ngang... - Ngôn từ trong thơ Bà huyện Thanh Quan trang nhã, hoa lệ: ngàn mai, dặm liễu... 3. Kết bài: ( 1,0 điểm) - Đánh giá chung về 2 nhà thơ. - Khẳng định nhận xét trên là đúng. II. Yêu cầu về hình thức.( 1,0 điểm) - Bài viết đúng thể loại văn chứng minh, có bố cục 3 phần rõ ràng, biết xây dựng luận điểm, các luận điểm liên kết với nhau chặt chẽ, logíc. Lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, dùng từ. Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ. * GV có thể tùy vào sự sáng tạo trong bài viết của HS để cho điểm. -- Hết --
  • 27. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 27 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 09 ĐỀ BÀI Câu 1 (3 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 2 (5 điểm) Trong bài thơ : “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(Tĩnh dạ tứ) nhà thơ Lí Bạch có viết: Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Ngữ văn 7- Tập 1) Em hãy giải thích rõ hành động “cử đầu” và “đê đầu” trong hai câu thơ. Hai động từ đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ cảm xúc và suy tư của tác giả? Câu 3 (12 điểm) Cảm nhận về những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh. -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 09 Câu 1 (3 điểm) * Yêu cầu chung : HS viết thành văn bản ngắn có bố cục rõ ràng ( Mở – thân - kết ) * Yêu cầu cụ thể: + Chỉ ra: đoạn văn sử dụng phép tu từ Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” (4 lần), anh hùng (2 lần) ( 0.25 điểm ) - Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.( 0,75 điểm ) + Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre ( 2,0 điểm ) - Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. - Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nàh tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”.
  • 28. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 28 - Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”. -> Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước. Câu 2(5 điểm) Học sinh đáp ứng được các yêu cầu sau - Giải thích rõ được:( 0,5 điểm) “cử đầu” - ngẩng đầu, nâng đầu lên. “đê đầu”_ đầu cúi xuống. -Tác dụng: (4,5 điểm) =>Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn Trung Quốc. Ông xa quê từ nhỏ, thơ Lí Bạch luôn tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch đa dạng và có ý nghĩa vô cùng phong phú. Hai từ ngữ có ý nghĩa đối lập “cử-đê”đã giúp chúng ta đã hình dung rõ tâm trạng tác giả: “cử đầu”- ngẩng đầu ngắm vầng trăng trong đêm khuya tĩnh lặng: “ đê đầu”- đầu cúi xuống lòng suy tư nhớ về quê hương. Trong giây lát, hình ảnh vầng trăng đã đánh thức nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả. Với cảm xúc trào dâng, suy tư sâu lắng kết hợp với hai từ có ý nghĩa đối lập này, tác giả đã diễn tả nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Câu 3 (12 điểm) §©y lµ ®Ò v¨n ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc – Häc sinh ph¶i tr×nh bµy c¶m nghØ cña m×nh vÒ kû niÖm tuæi Êu th¬ vµ t×nh bµ ch¸u ®­îc thÓ hiÖn trong bµi th¬ tr÷ t×nh, ®Çy c¶m sóc “TiÕng gµ tr­a” cña nhµ th¬ Xu©n Quúnh. a) Yªu cÇu vÒ néi dung: Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm... - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước... Thân bài: 11 điểm Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: 5 điểm - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: " Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …"
  • 29. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 29 - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt…" - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng dành từng quả chắt chiu " - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… + Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: 5 điểm - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng… * HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ … Kết bài: 0,5 điểm + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ... -- Hết --
  • 30. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 30 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 10 ĐỀ BÀI Câu 1 (3 điểm) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau đây: “Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc” (Trích Cổng trường mở ra của Lý Lan, SGK Ngữ văn 7 tập I) Câu 2 (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà huyện Thanh Quan. Câu 3 (13 điểm) Cảm nghĩ về người cha thân yêu. -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 10 * Mỗi từ đúng được 0,75 điểm, sai không trừ điểm Câu Nội dung Điểm Câu 1 Với, nếu, thì, và 3 * Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau: Câu Nội dung Điểm Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là một nỗi buồn cô đơn của người khách ly hương khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc hoàng hôn. 1 Còn cụm từ “ta với ta” trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lại ấm áp tình người và sâu nặng tình bạn. 1 "Ta với ta" của nữ sĩ Thanh Quan mang hàm ý "giữa đất trời bao la chỉ cô quạnh có một mình, mình đối diện với chính mình". 1 Câu 2 Còn cụm từ "ta với ta" của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại có ý nghĩa độc đáo khác: ấy là tình người sâu nặng, bác là tôi, tôi như bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai. 1 * Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau: Câu Nội dung Điểm
  • 31. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 31 Mở bài: - Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng. - Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao dân ca (dẫn chứng minh họa ). 1 1 Thân bài : - Vai trò của người cha: + Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con + Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp - Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu: + Cha em chỉ là một người bình thường, quanh năm vất vả với công việc. Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con. + Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. + Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng. 2 1 2 2 1 Kết bài : - Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng. - Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày. 1 1 Câu 3 Trình bày sạch sẽ, khoa học 1 * Lưu ý: Sai lỗi chính tả mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, cả bài trừ không quá 1 điểm. -- Hết --
  • 32. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 32 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 11 ĐỀ BÀI Câu 1. (2 điểm) Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết: Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại… Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên ? Câu 2. (6 điểm) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa ... (Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương) Câu 3. (12 điểm) Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận. -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 11 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
  • 33. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 33 - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn). II. Đáp án và thang điểm Câu 1. 2 điểm Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn (…) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được 4 ý cơ bản như sau (mỗi ý 0,5 điểm): - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch, tao nhã. 0,5 điểm - Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người. 0,5 điểm - Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu… 0,5 điểm - Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó. 0,5 điểm Câu 2. 6 điểm Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao … Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau: - Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. 2 điểm - Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. 2 điểm - Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con. HS có thể nêu một số câu thơ khác viết về mẹ để mở rộng, nâng cao và làm rõ cảm nhận của mình ... khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc. 2 điểm Câu 3. 12 điểm Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
  • 34. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 34 1) Yêu cầu chung: - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn… 2) Yêu cầu cụ thể: Mở bài: 2 điểm - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm... 1 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...1 điểm Thân bài: 8 điểm Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: 4 điểm - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: " Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …" 1 điểm - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt…" 1 điểm - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng dành từng quả chắt chiu " 1 điểm - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… 1 điểm + Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: 4 điểm
  • 35. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 35 - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … 1 điểm - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" 1 điểm - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. 1 điểm - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…1 điểm * HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ … Kết bài: 2 điểm + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 1 điểm + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...1 điểm 3) Vận dụng cho điểm: 11 - 12 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, bài viết có sáng tạo, diễn đạt tốt. 9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, bài viết có một số ý sáng tạo, diễn đạt tương đối tốt. 7 - 8 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của đề bài, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm sáng tỏ được các ý chính, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
  • 36. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 36 5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày. 3 - 4 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, bài làm có chỗ còn lan man, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày. 1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài. Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ hoặc kể lể lan man lại ý thơ, bài làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt. 0 điểm: bỏ giấy trắng . -- Hết -- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 12 ĐỀ BÀI Câu 1 (6 điểm) Cảm nhận về những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh. Câu 2 (14 điểm) Dân gian ta có câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng đồng thời lại có câu “Học thầy không tày học bạn”. Em chứng minh hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn nhau. -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 12 Câu 1: (6 điểm) a. Yêu cầu về nội dung: Bài làm cần đạt được các ý sau: - Trên đường hành quân nghe tiếng gà nhảy ổ đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ: Đó là con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng; xem trộm gà đẻ lại bị bà mắng, hình ảnh người bà đầy yêu thương chắt chiu dành giụm cho cháu, niềm vui mong ước nhỏ bé của tuổi thơ diện bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngũ tuổi thơ. - Tình bà cháu trong kỉ niệm nỗi bật: Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu báo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu. Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu sâu nặng thắm thiết, bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà. - “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ khắc sâu thêm tình cảm với quê hương đất nước.
  • 37. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 37 - Bài thơ đã khai thác cảm xúc từ những điều gần gủi, bình dị của gia đình, quê hương để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại. b. Yêu cầu về hình thức: - Bài làm có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. - Bài viết có cảm xúc, diển đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh mạch lạc. - Hạn chế các lỗi: chính tả, diển đạt, đặt câu, từ…. chữ viết đẹp, rõ ràng, trình bày đẹp. c. Biểu điểm: - Điểm 5-6: Bài viết trình bày rõ ràng mạch lạc, đủ các yêu cầu nêu trên có thể mắc 1,2 lỗi về chính tả. - Điểm 3-4: Bài viết nêu được một số ý theo yêu cầu nhưng chưa trọn vẹn, mắc một số lỗi về chính tả, chữ viết, dùng từ. - Điểm 1-2: Bài viết yếu, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt. - Điểm 0: Không viết được gì. Câu 2. (14 điểm) a. Yêu cầu về nội dung, hình thức: Bài làm cần đạt được các ý sau: - Mở bài: Giới thiệu được hai câu tục ngữ và khảng định chúng không mâu thuẫn nhau. - Thân bài: + Nêu đựơc ý nghĩa của hai câu tục ngữ. . “Không thầy đố mày làm nên”: Nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời. . “Học thầy không tày học bạn”: Nêu lên một thực tế: Chúng ta hằng ngày sống với bạn bè nhiều hơn, có điều kiện học tập ở bạn bè nhiều hơn, nhất là học về lối sống và cả hiểu biết nữa. Câu tục ngữ đúng đắn, chỉ nhằm đề cao việc cần khiêm tốn học hỏi bạn bè, chứ không phủ định việc học thầy. + Tìm những dẫn chứng chứng minh công lao của thầy và vai trò của bạn trong cuộc sống. + Khẳng định mối quan hệ tương trợ lẫn nhau chứ không phải là mối quan hệ loại trừ nhau của hai câu tục ngữ. + Liên hệ thực tế. - Kết luận: những suy nghĩ của bản thân về những mối quan hệ này. b. Biểu điểm: - Mở bài (2,5 điểm) - Thân bài (8 điểm). Trong đó: + Nếu được ý nghĩa của hai câu tục ngữ (2 điểm) + Lập luận để thấy được hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn nhau mà tương trợ lẫn nhau (3 điểm)
  • 38. sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn – Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết) 38 + Tìm được những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học cũng như trong thực tế để chứng minh các mối quan hệ này là gắn bó, tương trợ lẫn nhau (3 điểm) - Kết luận (2,5 điểm) - Văn viết lưu loát, trong sáng có tình cảm, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp (1 điểm) -- Hết -- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 13 ĐỀ BÀI Câu 1: (4đ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau. “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta, Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy, Như dòng sông chảy nặng phù sa”. ( “Theo chân Bác” - Tố Hữu) Câu 2:( 6 điểm): Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau(Trình bày bằng một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi): Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là… Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào... Câu 3: (14 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh -- Hết -- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 13 Câu 1: (4đ): Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. (0,5đ) - Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. (0,5đ) - Phân tích tác dụng (3đ)