Dầu mỏ ở đâu nhiều nhất

Những nước nào có nhiều dầu mỏ nhất thế giới? Hỏi: Tôi đang quan tâm câu hỏi quốc gia nào trên thế giới đang sở hữu lượng dầu mỏ nhiều nhất, lớn nhất thế giới? Hùng - Quỳ Hợp, Nghệ An Trả lời Hiện nay, quốc gia đang sở hữu lượng dầu mỏ đứng đầu bảng của thế giới chính là Ả rập xê út. Theo tính toán, nước này đang có khoảng 264,5 tỷ thùng dầu mỏ còn chưa được khai thác. Đứng sau nó là Venezuela ở vị trí thứ hai với 211,1 tỷ thùng. Đây cũng là cái lò sản xuất hoa hậu của thế giới.

Tại Ả rập xê út, dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của quốc gia này, chiếm 75% thu ngân sách và 90% giá trị xuất khẩu. Có khoảng 4 triệu công nhân, chuyên gia nước ngoài làm việc trong ngành dầu mỏ và dịch vụ tại Ả rập xê út. Đọc thêm: Nước nào lớn nhất thế giới

Danh sách 10 nước có nhiều dầu mỏ nhất trên thế giới gồm như sau: 1. Ả rập xê út với 264,5 tỷ thùng 2. Venezuela: 211,1 tỷ thùng 3. Iran: 150,31 tỷ thùng 4. Iraq: 115 tỷ thùng 5. Canada: gần 100 tỷ thùng 6. Kuwait (trữ lượng dầu mỏ : 104 tỷ thùng) 7. Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) (trữ lượng dầu mỏ : 97,8 tỷ thùng) 8. Nga (trữ lượng dầu mỏ : 60 tỷ thùng) 9. Libya (trữ lượng dầu mỏ: 41,46 tỷ thùng) 10. Nigeria (trữ lượng dầu mỏ : 36,2 tỷ thùng)

Bạn có biết dòng sông nào lớn nhất thế giới và nước nào nhỏ nhất thế giới- hãy đoán thử xem!

Bạn có thích bài viết này không? Đừng vội thoát trang, vui lòng xem thêm các bài viết khác có thể bổ sung thông tin mà bạn đang cần tìm kiếm. Nếu bạn chia sẻ link bài viết lên Facebook, có thể mọi người sẽ thích

Dầu mỏ ở đâu nhiều nhất


Page 2

Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

A. Bắc Mĩ.

B. Châu Âu.

C. Trung Đông

D. Châu Đại Dương

Đáp án đúng C.

Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực Trung Đông, trữ lượng ước tính 400-500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn; tập trung ở các nước đang phát triển, sản lượng khai thác dầu mỏ khoảng 3,8 tỉ tấn/năm, từ dầu mỏ sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một số quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với tự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định.

Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học-kỹ thuật, ngành công nghiệp năng lượng gồm có khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

– Khai thác than:

+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho CN hóa chất.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá),sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ôxtrâylia,..)

– Khai thác dầu:

+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen) của nhiều quốc gia, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,… Từ dầu mỏ sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

+ Trữ lượng: Trữ lượng ước tính 400-500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn; tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Liên Bang Nga, Mĩ La-tinh, Trung Quốc;…

+ Sản lượng, phân bố: Sản lượng khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/năm, phân bố ở các nước đang phát triển.

– Công nghiệp điện lực:

+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,… Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh

– Công nghiệp điện tử tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

– Gồm 4 phân ngành:

+ Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ…

+ Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia…

+ Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…

+ Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

Mỹ đang cố gắng tìm nguồn thay thế dầu của Nga sau khi đã áp lệnh cấm. (Ảnh: Getty)

Giám đốc cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Juan Gonzalez và trưởng bộ phận xử lý các vấn đề về Venezuela James Story đã có cuộc gặp Tổng thống Nicolas Maduro và phu nhân vào ngày 5/3. Đây là hoạt động trao đổi ngoại giao đầu tiên kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ vào năm 2019.

Tin tức về sự kiện tập trung vào khả năng Nhà Trắng sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đã áp với ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela trong những năm gần đây để có thể thay thế dầu từ Nga.

Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, và trước đây phần lớn dầu thô ở nước này được bán cho các công ty lọc hoá dầu ở Mỹ.

Tại cuộc gặp nói trên, ông Maduro khẳng định Venezuela muốn tăng sản lượng dầu mỏ, trong bối cảnh xuất khẩu dầu của Nga sụt giảm vì lệnh cấm của Mỹ.

“Chúng tôi sẵn sàng khôi phục sản xuất. Một, hai, hoặc ba triệu thùng, mọi thứ! Mọi thứ nhân danh hoà bình”, ông Maduro nói.

Sản lượng khai thác dầu của Venezuela đang ở mức thấp chưa từng thấy, sau nhiều năm quản lý không đúng cách và các nhà máy lọc dầu bị bỏ mặc.

Theo các chuyên gia, có thể phải mất vài năm và hàng tỷ USD đầu tư nữa mới có thể khôi phục ngành xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela như trước đây.

“Venezuela không thể đóng góp nhiều, vì ngành dầu khí đã bị phá huỷ”, José Toro Hardy, một nhà kinh tế học nổi tiếng của Venezuela, nói với Forbes.

Theo số liệu từ chuyên gia này, sẽ cần đầu tư khoảng 250 tỷ USD và mất 7-8 năm mới hồi phục được ngành công nghiệp dầu khí như trước đây, với đỉnh điểm là 3,5 triệu thùng/ngày vào năm 1998.

Tổng thống Maduro khẳng định nước này đang khai thác khoảng 1 triệu thùng dầu thô/ngày, nhưng báo cáo của OPEC cho thấy sản lượng của Venezuela trong tháng 1 chỉ khoảng 668.000 thùng. Vào tháng 12/2018, không lâu trước khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump cấm nhập khẩu dầu để trừng phạt chính quyền của ông Maduro, Mỹ nhập khoảng 200.000 thùng/ngày từ Venezuela.

Vì thế, Nhà Trắng cần một giải pháp ngắn hạn khác để hạ giá xăng dầu ngay trước mắt, để thay thế 245.000 thùng dầu thô/ngày đang mua từ Nga sau khi đã áp lệnh cấm.

Một nguồn cung khác cũng có thể bù đắp cho thiếu hụt từ Nga là Iran. Tuy nhiên, nỗ lực nhằm đạt được một thoả thuận hạt nhân với Tehran đang gặp trở ngại. Ngày 8/3, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói rằng Iran đang cố tăng thêm điều kiện để có thể đồng ý với thoả thuận.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trước đó nói rằng Mátxcơva vẫn cam kết cứu vãn thoả thuận với Iran, dù Nga muốn một sự bảo đảm bằng văn bản rằng các lệnh trừng phạt phương Tây áp với Nga vì chiến dịch ở Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến những thoả thuận trong tương lai giữa Nga với Iran.

Bà Nuland đã nói “không” khi được hỏi trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng liệu chính quyền có bảo đảm cho Nga được trao đổi thương mại, đầu tư và hợp tác quân sự với Iran mà không bị trừng phạt không.

Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh rằng thoả thuận hạt nhân Iran và vấn đề Ukraine hoàn toàn khác nhau.

Theo Forbes, Reuters, CNN