Có mấy phong cách giao tiếp của thầy thuốc

Giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa bệnh được thể hiện bằng lời nói, thái độ và hành vi văn hóa trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp.

Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4031/ 2001/ Q?-BYT,

ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Quy định chung

1. Giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa bệnh được thể hiện bằng lời nói, thái độ và hành vi văn hóa trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp.

2. Người đến khám bệnh, chữa bệnh, đến thăm và đến làm việc là đối tượng phục vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh và được đối xử bình đẳng và lịch sự.

3. Thầy thuốc và nhân viên y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh và người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này.

II. quy định cụ thể

1. Khi người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến làm việc qua cổng bệnh viện, nhân viên bảo vệ cần phải:

a. Chủ động chào hỏi, xem giấy giới thiệu của người bệnh (trừ trường hợp cấp cứu), người nhà người bệnh và khách.

b. Mở cổng và hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh và khách nơi để xe và địa điểm cần đến.

c. Hướng dẫn cho người nhà người bệnh vào thăm theo giờ quy định.

2. Khi người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến phòng khám, thầy thuốc và nhân viên khoa khám bệnh cần phải:

a. Chủ động tiếp đón với thái độ niềm nở và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh, người nhà người bệnh và khách.

b. Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh, người nhà người bệnh và khách với thái độ ân cần, quan tâm và lịch sự.

c. Phân loại và phát số khám cho người bệnh theo thứ tự.

d. Mời người bệnh, người nhà người bệnh hoặc khách ngồi chờ đúng nơi qui định.

e. Bác sĩ thăm khám người bệnh toàn diện, lắng nghe lời kể của người bệnh và ân cần giải thích cho người bệnh hiểu rõ phương pháp điều trị cho họ.

f. Hướng dẫn các thủ tục nhập viện. ?ưa người bệnh nặng đến nơi làm xét nghiệm, chụp chiếu XQ nếu người bệnh nặng không tự đi được.

g. ?ưa người bệnh vào khoa điều trị.

3. Khi người bệnh vào khoa:

a. Y tá - ?iều dưỡng trưởng khoa, Nữ hộ sinh trưởng khoa hoặc Y tá - ?iều dưỡng hành chính vui vẻ tiếp đón, giải quyết nhanh thủ tục hành chính, giới thiệu các quy định của bệnh viện và xếp giường cho người bệnh. Trường hợp không còn giường riêng cần giải thích rõ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh trước khi xếp nằm chung với người bệnh khác.

b. Bác sĩ, Y tá - ?iều dưỡng viên, Nữ hộ sinh phụ trách phải giới thiệu tên, chức danh, thăm hỏi và làm quen với người bệnh ngay khi người bệnh vào khoa.

4. Khi người bệnh đang điều trị tại khoa:

a. Thầy thuốc và nhân viên y tế phải xưng hô với người bệnh, người nhà người bệnh lịch sự và phù hợp với tuổi hoặc quan hệ xã hội. Gọi người bệnh bằng cách ghép đại từ nhân xưng với họ tên người bệnh (ví dụ ông Nguyễn Văn A...), không được gọi người bệnh bằng "ông kia", "bà kia".

b. Bác sĩ điều trị, Y tá - ?iều dưỡng, Nữ hộ sinh phụ trách bố trí thời gian hợp lý để tiếp xúc, thăm khám, giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc.

c. Y tá - Điều dưỡng viên, Nữ hộ sinh, Hộ lý giúp người bệnh các việc cụ thể như trải ga, mặc áo, đưa nước uống... khi cần.

d. Bác sĩ điều trị, Y tá - ?iều dưỡng, Nữ hộ sinh, hộ lý thường trực buổi trưa và trực đêm cần có mặt ngay tại giường bệnh khi được người bệnh hoặc người nhà người bệnh gọi. Giải quyết kịp thời các yêu cầu chuyên môn và giải thích để người bệnh, người nhà người bệnh yên tâm.

e. Mọi cử chỉ, lời nói của thầy thuốc và nhân viên y tế không được thể hiện sự gợi ý nhận tiền, quà biếu của người bệnh và người nhà người bệnh. ?ặc biệt là khi người bệnh phải phẫu thuật hoặc làm thủ thuật.

f. Thầy thuốc và nhân viên y tế phải bình tĩnh trong các tình huống tiếp xúc với người bệnh và người nhà người bệnh.

5. Khi cho người bệnh dùng thuốc:

a. Bác sĩ giải thích rõ lý do, tác dụng của thuốc và công khai tên thuốc ghi trong đơn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh.

b. Y tá - ?iều dưỡng viên, Nữ hộ sinh hướng dẫn cách dùng thuốc, những vấn đề cần theo dõi và chú ý trong quá trình dùng thuốc.

c. Y tá - ?iều dưỡng viên, nữ hộ sinh công khai số lượng, loại thuốc dùng cho người bệnh mỗi lần và hàng ngày.

6. Khi phẫu thuật và làm các thủ thuật thầy thuốc và nhân viên y tế phải:

a. Thông báo trước và hướng dẫn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh những chuẩn bị cần thiết.

b. Giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh khả năng rủi ro có thể xảy ra.

c. Bảo đảm sự kín đáo và tôn trọng người bệnh khi làm thủ thuật.

d. Thể hiện thái độ thông cảm, động viên khi người bệnh lo sợ và đau đớn.

e. Nếu hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật, thủ thuật phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người nhà của người bệnh.

7. Khi người bệnh ra viện, chuyển viện thầy thuốc và nhân viên y tế phải:

a. Thông báo ra viện và chuẩn bị cho người bệnh từ ngày hôm trước. Trường hợp ra viện, chuyển viện đặc biệt cần giải thích rõ lý do.

b. Giải thích đầy đủ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán viện phí mà người bệnh phải thanh toán.

c. Lấy ý kiến và tiếp thu góp ý của người bệnh trước khi ra viện.

d. Căn dặn người bệnh những việc cần làm khi ra viện.

8. Giao tiếp với người nhà, khách đến thăm và làm việc:

a. Bác sĩ điều trị thông báo tình trạng của người bệnh để người nhà biết và cùng phối hợp.

b. Bác sĩ điều trị, Y tá - ?iều dưỡng viên, Nữ hộ sinh phụ trách có trách nhiệm giải thích, động viên người nhà người bệnh nếu người bệnh có tiên lượng xấu và chia buồn với gia đình người bệnh khi người bệnh tử vong.

c. Mọi thầy thuốc và nhân viên y tế khi được hỏi phải dừng lại để chỉ đường cho người bệnh, người nhà người bệnh hoặc khách và có nghĩa vụ giúp người nhà người bệnh tìm nơi người bệnh đang điều trị (trừ trường hợp đang giải quyết cấp cứu).

d. Mọi thầy thuốc và nhân viên y tế phải xưng hô với người nhà người bệnh, khách đến thăm và làm việc lịch sự và lễ độ.

9. Giao tiếp với đồng nghiệp, thầy thuốc và nhân viên y tế phải:

a. Có trách nhiệm chia sẻ thông tin và phối hợp tốt trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh.

b. Tôn trọng, giúp đỡ và không nói xấu đồng nghiệp.

c. Xưng hô với đồng nghiệp theo mối quan hệ trong cơ quan (chức danh, nghề nghiệp, tuổi?)

10. Người bệnh và người nhà người bệnh phải:

a. Chấp hành các qui định của cơ sở khám, chữa bệnh.

b. Tôn trọng và lịch sự đối với thầy thuốc và nhân viên y tế, không được lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng vũ lực đe doạ đối với thầy thuốc và nhân viên y tế.

c. Tuyệt đối không được gợi ý, môi giới gửi tiền bồi dưỡng để được phục vụ sớm.

                                                                                                     KT. Bộ trưởng Bộ Y tế

                                                                                                   Thứ trưởng

                                                                                                  (đã ký)

                                                                                                   Lê Ngọc Trọng 

Mô hình giao tiếp chuẩn trong y tế

Hiện nay, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Một mặt, các nhà quản lý mong muốn mối quan hệ này như một dạng dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ căn cứ trên sự hài lòng của người bệnh. Mặt khác, bệnh nhân cũng muốn mình được chăm sóc tận tình với cái tâm của người thầy thuốc. Chính ở giai đoạn chuyển mình này của dịch vụ y tế, khiến cho nhân viên y tế gặp nhiều trở ngại, một trong số là tác phong giao tiếp với bệnh nhân là sao cho chuẩn mực.

Vậy, có chuẩn giao tiếp nào trong ngành y tế không?

Có! Đó là mô hình AIDET.

AIDET là mô hình giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, được đưa ra bởi tác giả Quint Studer, và đã được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện ở Mỹ trong khoảng 10 năm trở lại đây.

AIDET là viết tắt của:

  • A (Acknowledge): Thiết lập mối quan hệ

  • I (Introduction): Tự giới thiệu

  • D (Duration): Thông tin về thời gian

  • E (Explanation): Giải thích về thủ thuật

  • T (Thanks): Cảm ơn sự hợp tác và tin tưởng.

Tại sao cần thực hiện AIDET?

Trong thực tế, vẫn còn rất nhiều tình huống bệnh nhân không biết bác sĩ của mình là ai, không biết mình đang uống thuốc gì, chuẩn bị được làm thủ thuật gì ... Và mô hình AIDET giúp nhân viên y tế nhanh chóng tạo được sự tin tưởng và hài lòng từ phía bệnh nhân.

Vậy, cụ thể AIDET nghĩa là thế nào?

Có mấy phong cách giao tiếp của thầy thuốc

1. A (Acknowledge): Thiết lập mối quan hệ
- “Chào ông/bà [tên bệnh nhân]”
- Nếu không biết tên bệnh nhân, bạn có thể nói “Xin chào ông/bà, có phải ông/bà [tên bệnh nhân] không ạ?
- Cũng có thể là nụ cười kèm với sự giao tiếp bằng ánh mắt (với người bệnh và người đi cùng)
- Khi bệnh nhân và người nhà đến với nhân viên y tế, hãy tạm ngưng những việc đang làm để trao đổi với bệnh nhân. Để thể hiện sự tôn trọng với bệnh nhân và giúp bệnh nhân có cảm giác mình được quan tâm.
2. I (Introduction): Tự giới thiệu
- Sai lầm: Các nhân viên y tế thường hay tự giả định là bệnh nhân đã biết mình, hoặc bệnh nhân sẽ nhìn thẻ tên trên ngực mình. Nên chẳng ai tự giới thiệu.
- Tùy theo mức quan trọng của loại thủ thuật, ý nghĩa của việc giới thiệu bản thân có thể cũng khác nhau. Mức độ tự giới thiệu đơn giản nhất cũng phải bao gồm tên, nơi công tác và chức trách. Ngược lại, trong những trường hợp phức tạp như bác sĩ phẫu thuật đến tư vấn về cuộc mổ chẳng hạn, việc tự giới thiệu bản thân có thể mở rộng đến quá trình công tác, mức độ kinh nghiệm của mình trong vấn đề sắp xử lý, số ca mình đã từng làm. Tất cả những chi tiết đó nhằm cung cấp thông tin cho bệnh nhân và tạo sự tin cậy cần thiết.
3. D (Duration): Thông tin về thời gian

Có 2 câu hỏi về thời gian mà bệnh nhân hay bất cứ ai khi chờ đợi đều muốn biết, đó là:

- Chờ bao lâu thì sẽ đến lượt mình được khám?
- Cuộc thăm khám sẽ kéo dài bao lâu?

Bệnh nhân Việt Nam thường kiên nhẫn, họ không sợ chờ, mà chỉ sợ không biết chờ đến bao giờ. Do đó, nếu không thể cung cấp chính xác thời gian, hãy cho bệnh nhân một khoảng thời gian.

4. E (Explanation): Giải thích về thủ thuật

Việc không được giải thích khi làm thủ thuật còn phổ biến ở nhiều cơ sở y tế. Có thể do áp lực bệnh nhân đông, cũng có thể do nhân viên y tế giả định là bệnh nhân sẽ tự biết mình đang được làm gì nên không cần giải thích. Nếu chúng ta không giải thích là đang vi phạm quyền được thông tin của bệnh nhân.

Nội dung giải thích thường bao gồm: bệnh nhân sắp được làm can thiệp gì, lợi ích và nguy cơ của nó, thời gian thực hiện, các tai biến thường gặp, tiên lượng và cách theo dõi về sau.

5. T (Thanks): Cảm ơn.

Nhân viên y tế cần cảm ơn sự hợp tác và tin tưởng của bệnh nhân.

Ngày đăng: 28/02/2018

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Cúm mùa: triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

24/08/2022 / benhvienducgiang

Trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 còn diễn ra phức tạp, lượng bệnh nhân nhiễm Cúm tăng nhanh trong thời gian gần đây. Mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát, vì virus này phát triển mạnh vào mùa đông xuân. Hằng

Giấy mời Hội thảo chuyên đề: Cải tiến chất lượng bệnh viện năm 2022

17/08/2022 / benhvienducgiang

Khai mạc 08h00 ngày 19 tháng 8 năm 2022 Hội trường tầng 2, nhà A, Bệnh viện đa khoa Đức Giang Nội dung:-Phiên 1: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động cải tiến chất lượng quy trình khám chữa bệnh +Địa điểm: Hội trường tầng

Thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện ĐK Đức Giang

16/08/2022 / benhvienducgiang

Với tinh thần “tương thân tương ái” trong tuần qua, được sự nhất trí của ban Lãnh đạo Bệnh viện, phòng Công tác xã hội cùng gia đình Thiện Tâm Duyên Vạn Liên Hoa (Gia Lâm); gia đình chị Dương Bảy (Đức Giang - Long Biên) và gia đình

Phương pháp điều trị mới với bệnh nhân gãy mắt cá chân

15/08/2022 / benhvienducgiang

Mắt cá chân thuộc đầu dưới xương chày và xương mác, tạo nên gọng mộng chày mác. Cùng với xương sên và các dây chằng xung quanh tạo nên khớp cổ chân, có vai trò quan trọng trong vận động của chi dưới. Vì vậy cần điều trị sớm để tránh

Phát hiện sớm ung thư đại tràng bằng phương pháp nội soi

11/08/2022 / benhvienducgiang

Giới thiệu - Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây, xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng tỷ lệ gặp ở nam nhiều hơn. Độ tuổi trung bình gặp phải ung thư đại tràng là 30 – 60 tuổi.

Tin đã đăng

Có mấy phong cách giao tiếp của thầy thuốc

BVĐK Đức Giang: 6 tháng đầu năm thực hiện khám chữa bệnh đạt gần 70% chỉ tiêu

28/07/2022

Có mấy phong cách giao tiếp của thầy thuốc

Biết ơn

28/07/2022

Có mấy phong cách giao tiếp của thầy thuốc

Cấp cứu bệnh nhân có vết thương thấu bụng

08/07/2022