Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống

Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống

Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, vì học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em không có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Khi dạy Nhạc lí, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể.


TÀI LIỆU TẬP HUẤN

BỘ MÔN ÂM NHẠC

NĂM HỌC 2015 - 2016


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Biên tập: Trần Đại Phúc - Chuyên viên Sở GD&ĐT TT Huế

(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)


Để thiết kế tiết học Âm nhạc sáng tạo, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh nhất thiết giáo viên phải tìm tòi và thể hiện sự sáng tạo của mình trong các hoạt động dạy học; dưới đây là những hoạt động mà giáo viên có thể vận dụng. Có hai yếu tố để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đó là thông qua cách tổ chức dạy học của giáo viên (vai trò chính thuộc về giáo viên) và hoạt động học tập của học sinh (vai trò chính thuộc về học sinh). Đương nhiên hai yếu tố này phải được phối hợp thật gắn bó và nhuần nhuyễn thì tiết học mới thu được kết quả tốt.
- Thay đổi vị trí ngồi của học sinh: bàn ghế của học sinh được sắp xếp lại, nhằm hỗ trợ hoạt động học tập của các em. Thay cho kiểu truyền thống, giáo viên xếp bàn ghế của học sinh thành các cặp, các nhóm hoặc hình chữ U để tạo không gian cho các em hoạt động, vui chơi hoặc biểu diễn. Xếp theo cách nào sẽ phụ thuộc vào nội dung học tập, hoạt động của học sinh và mục tiêu của tiết học.

- Thay đổi cách học sinh vào lớp: giáo viên đàn (hoặc mở đĩa nhạc) một bản hành khúc, học sinh từ ngoài lớp đi đều theo tiếng nhạc, vào chỗ ngồi của mình.

- Thay đổi cách mở đầu tiết học: học sinh cùng nhau hát một bài đã học là cách thông thường để mở đầu tiết học, tuy nhiên giáo viên có thể cho học sinh nghe một bản nhạc không lời trong khoảng 1-2 phút cũng là cách mở đầu rất hay. Trong hoạt động này, giáo viên nên chọn bản nhạc hay, có nhịp điệu mạnh mẽ, lôi cuốn hoặc chọn bản nhạc có điểm nào đó chung với nội dung tiết học, từ việc nghe nhạc sẽ thuận lợi để dẫn dắt vào bài học.

- Thay đổi môi trường học tập: giáo viên dạy Âm nhạc ở sân trường, phòng thể thao hoặc sân khấu… Học sinh sẽ tích cực và sáng tạo hơn trước thực tiễn và môi trường học tập mới.

- Thay đổi trình tự thực hiện các nội dung trong tiết học: với tiết học có 2-3 nội dung, giáo viên có thể thay đổi trình tự các nội dung đó mà vẫn đảm bảo việc dạy đúng, đủ các nội dung và rõ trọng tâm. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh mà còn làm tiết học trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, tránh được kiểu dạy học khuôn mẫu, cứng nhắc.

- Thay đổi trình tự các bước trong quy trình dạy Học hát hoặc Tập đọc nhạc: Quy trình dạy hát có 7 bước, 3 bước cuối không được thay đổi trình tự là tập hát từng câu, hát cả bài và củng cố kiểm tra. Tuy nhiên, 4 bước đầu là giới thiệu bài hát, tìm hiểu về bài hát, nghe hát mẫu và khởi động giọng, giáo viên có thể thay đổi cách thực hiện. Ví dụ về một số cách vận dụng quy trình dạy hát ở Tiểu học:



Cách 1

Cách 2

Cách 3

Cách 4

- Giới thiệu bài hát

- Đọc lời ca

- Nghe hát mẫu          

- Khởi động giọng

- Tập hát từng câu

- Hát cả bài

- Củng cố, kiểm tra


- Khởi động giọng

- Giới thiệu bài hát

- Nghe hát mẫu          

- Đọc lời ca

- Tập hát từng câu

- Hát cả bài

- Củng cố, kiểm tra


- Nghe hát mẫu          

- Giới thiệu bài hát

- Đọc lời ca

- Khởi động giọng

- Tập hát từng câu

- Hát cả bài

- Củng cố, kiểm tra


- Giới thiệu bài hát

- Nghe hát mẫu          

- Đọc lời ca

- Khởi động giọng

- Tập hát từng câu

- Hát cả bài

- Củng cố, kiểm tra


- Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập: giáo viên thay đổi hợp lí các hình thức luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, học sinh nam, học sinh nữ, phát huy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Ví dụ thứ nhất, khi dạy hát, thay cho cách truyền thống, giáo viên mời một số học sinh lên bảng làm nhóm mẫu. Giáo viên đàn giai điệu 1, 2 lần để cả lớp lắng nghe và hát thầm; giáo viên đệm đàn cho nhóm mẫu hát trước, những em khác lắng nghe; cuối cùng giáo viên đệm đàn cho tất cả học sinh cùng hát. Ví dụ thứ hai, giáo viên phân công từng nhóm chuẩn bị và trình bày về một nội dung của tiết học, như giới thiệu một nhạc cụ, vẽ tranh minh hoạ, sáng tác lời hát…

- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học: giáo viên sử dụng hiệu quả các phương pháp trực quan, trò chơi, đóng vai, trình diễn… để phát huy tính tích cực và sự sáng tạo của học sinh. Ví dụ, sau khi nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng (lớp 5), giáo viên hướng dẫn các em đóng kịch để thể hiện lại nội dung câu chuyện, một em dẫn chuyện, một em đóng vai nhạc sĩ Beethoven, một em đóng vai người thợ giày, một em đóng vai cô gái mù. Khi kể câu chuyện âm nhạc, tới đoạn kết của câu chuyện, giáo viên tạm dừng lại, tổ chức cho các nhóm học sinh thảo luận điều gì sẽ xảy ra hoặc đưa ra 3-4 kiểu kết thúc câu chuyện, học sinh sẽ lựa chọn một kiểu kết thúc phù hợp. Đó cũng là cách làm phát huy được trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của học sinh.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học: giáo viên thể hiện sự sáng tạo trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, như tranh ảnh minh hoạ, các nhạc cụ gõ, bài tập thực hành, album âm nhạc, tài liệu học tập… Có thể dùng các chất liệu như vỏ sò, vỏ ốc, vỏ quả dừa, vỏ lon nước ngọt, chai nhựa để tạo những nhạc cụ gõ trong các tiết học Âm nhạc, học sinh thường tỏ ra thích thú với những nhạc cụ đơn giản như vậy. Hơn nữa, mỗi khi học sinh nhìn thấy những chất liệu đó trong cuộc sống, có thể chúng lại gợi cho các em nhớ đến những nội dung âm nhạc đã học.

            Một số gợi ý khác về việc sử dụng phương tiện dạy học tạo nên sự độc đáo và hiệu quả: khi học sinh học những bài dân ca Tây Nguyên, giáo viên hướng dẫn các em sử dụng các nhạc cụ gõ của Tây Nguyên như cồng chiêng, đàn t’rưng, tre lắc… để biểu diễn bài hát; khi giới thiệu về các loại nhạc cụ, giáo viên (hoặc học sinh) dùng nhạc cụ đó để tạo nên màn trình diễn ấn tượng; sử dụng Internet và công nghệ thông tin để soạn bài và tổ chức các tiết dạy Âm nhạc…

            Ngoài ra, tiết học Âm nhạc có chuẩn bị loa âm thanh và 2-3 chiếc micro cũng sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Khi đó, ngay cả những em hay hát nhỏ cũng dễ dàng làm cho mọi người nghe thấy rõ tiếng hát của mình.

- Sử dụng sáng tạo các bài tập âm nhạc: tuỳ theo nội dung cụ thể, giáo viên có thể dùng một số bài tập âm nhạc sau đây.

           + Nghe giai điệu và nhận biết câu hát (hoặc câu nhạc), học sinh nghe giai điệu một câu hát và cho biết đó là giai điệu của câu hát nào, rồi trình bày câu hát đó.

          + Nghe tiết tấu nhận biết câu hát, tương tự nghe giai điệu đoán câu hát.

           + Nghe một vài nốt nhạc và nhận biết đó là những nốt mở đầu của câu hát (hoặc câu nhạc) nào.

     + Bổ sung những nốt nhạc còn thiếu trong một câu nhạc.

            + Điều chỉnh những nốt nhạc viết sai trong câu nhạc.

            Và nhiều dạng bài tập khác...

- Sử dụng linh hoạt cách củng cố kiến thức: thay cho việc đặt câu hỏi, giáo viên có thể dùng hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức. Một ví dụ về cách giới thiệu nhạc sĩ Mozart: Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần giới thiệu về Mozart trong sách giáo khoa; Giáo viên cung cấp thêm thông tin, hình ảnh hoặc kể một vài câu chuyện ngắn về nhạc sĩ; Giáo viên dùng hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức và kết hợp cho học sinh nghe tác phẩm của Mozart bằng cách dùng bảng dữ liệu để học sinh xác nhận thông tin về nhạc sĩ là Đúng, Sai hoặc Không có thông tin.


Thông tin về nhạc sĩ Mozart Đúng Sai Không có thông tin
Mozart sinh năm 1756, mất năm 1791      
Mozart là người nước Đức      
Mozart được người cha dạy về âm nhạc      
Em gái của Mozart cũng rất giỏi về âm nhạc      
Mozart chơi rất giỏi đàn ghi-ta      
Mozart có giọng hát rất hay      
Mozart chơi rất xuất sắc đàn cla-vơ-xanh và vi-ô-lông      
Mozart là thần đồng âm nhạc      
Mozart học giỏi cả ngoại ngữ và toán      
Khi 7-8 tuổi, Mozart đã đi biểu diễn âm nhạc ở châu Âu      
Mozart đã đi biểu diễn âm nhạc ở khắp châu Âu      
Mozart là tác giả của 41 bản giao hưởng      

Mozart là tác giả vở nhạc kịch Cây sáo thần
     

Mozart là tác giả bản nhạc Thư gửi Ê-li-dơ
     

Khi học sinh đưa ra câu trả lời chính xác, máy tính sẽ vang lên một bản nhạc của Mozart, đó là cách làm tốt để củng cố kiến thức và nghe nhạc.

- Sử dụng lời hát mới để củng cố bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: khi ôn tập bài hát hoặc Tập đọc nhạc, giáo viên đưa ra lời mới do mình sáng tác, nhưng trình tự các câu hát đã bị thay đổi, rồi yêu cầu học sinh sắp xếp các câu hát theo trình tự phù hợp với giai điệu. Ví dụ giới thiệu lời mới của bài Đi cấy (dân ca Thanh Hoá) gồm 6 câu, thứ tự của 6 câu đã bị thay đổi.

           Tiếng cười rộn vang, mùa xuân đang đến.

Theo đàn chim én lướt bay ngang trời, lướt bay ngang trời.

Xuân về hái một nhành hoa, xuân về hái một nhành hoa.

Trên khắp nẻo đường xa.

Muôn sắc hoa thắm đượm tình thân, thắm đượm tình thân.

Vui bên bạn hiền ta cất tiếng ca.

Học sinh thảo luận trong khoảng 1-2 phút rồi cử 1 bạn lên đánh số thứ tự phù hợp vào 6 câu hát. Giáo viên đưa ra đáp án, tổ nào đúng, đứng lên trình bày lời mới cho cả lớp nghe. Hoạt động này chỉ nên thực hiện khi đã hoàn thành trọng tâm của tiết học, khi học sinh hát đúng giai điệu và lời của bài hát. Với bài tập trên, đáp án là:

Xuân về hái một nhành hoa, xuân về hái một nhành hoa.

Vui bên bạn hiền ta cất tiếng ca.

Muôn sắc hoa thắm đượm tình thân, thắm đượm tình thân.

Theo đàn chim én lướt bay ngang trời, lướt bay ngang trời.

Tiếng cười rộn vang, mùa xuân đang đến.

Trên khắp nẻo đường xa.

Tương tự với bài Tập đọc nhạc, giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp lại các câu hát theo trình tự phù hợp với giai điệu của một bài Tập đọc nhạc đã học, ví dụ bài TĐN Quê hương (lớp 7):

Làng quê yêu dấu tan hoang vì quân tham tàn.

Đồng quê mến yêu biến thành chiến trường.

Giặc kia hung ác lấn xâm quê hương ta.

Bạch dương xác xơ lá rụng tiêu điều.

            Đáp án đúng là:

            Còn hai biến thể khác của việc dùng lời hát mới. Cách thứ nhất, sau khi học sinh xếp các câu hát, các em sẽ tập hát theo lời mới và đặt tên cho lời hát đó. Cách thứ hai, giáo viên đưa ra lời mới nhưng thiếu một câu, học sinh tập sáng tác riêng câu đó, rồi đặt tên cho bài.

- Thay đổi giọng và tốc độ của bài hát (vận dụng tương tự với bài Tập đọc nhạc): khi ôn tập bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn và yêu cầu học sinh lần lượt trình bày bài hát đó ở giọng khác nhau cũng như ở tốc độ khác nhau, học sinh cần nhận xét được rằng, hát ở giọng nào và tốc độ nào là phù hợp. Ví dụ ôn tập bài Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước):

            Lần thứ nhất, giáo viên đệm đàn ở giọng Rê trưởng, tốc độ chậm; lần thứ hai đệm ở giọng Mi trưởng, tốc độ trung bình; Lần thứ ba đệm ở giọng Pha trưởng, tốc độ nhanh.

            Kết quả mong muốn: học sinh nhận xét rằng, hát ở lần thứ hai là phù hợp cả về cao độ và tốc độ.

- Sử dụng tranh ảnh để củng cố bài hát: giáo viên đưa ra một số bức tranh minh họa cho bài hát, học sinh cần phải xếp chúng theo trình tự phù hợp với nội dung của bài hát.

            Kết quả của bài tập là:


Lời bài hát Em yêu hoà bình
Thứ tự phù hợp của 5 bức ảnh

Em yêu hoà bình, yêu đất nước Việt Nam, yêu từng gốc đa bờ tre đường làng. Em yêu xóm nhỏ nơi mà em khôn lớn, yêu những mái trường rộn rã lời ca. Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm, dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa. Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa, giữa đám mây vàng có đàn cò trắng bay xa.

Ảnh bờ tre

Ảnh mái trường

Ảnh dòng sông

Ảnh cánh đồng lúa

Ảnh đàn cò bay


Page 2

           Những hoạt động học tập của học sinh và đặc điểm của chúng:
Hoạt động học tập nhằm thu nhận thông tin Hoạt động học tập nhằm củng cố thông tin và phát huy tư duy sáng tạo

- Nghe giáo viên giảng bài.

- Đọc sách giáo khoa, tài liệu.

- Quan sát tranh ảnh, đồ dùng dạy học.

- Xem băng đĩa.


- Trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạn học.

- Đặt câu hỏi cho giáo viên và bạn học.

- Làm bài tập, thực hành sáng tạo.

- Viết đoạn văn, bài thơ, vở kịch.

- Vẽ tranh.

- Tham gia trò chơi.

- Trình diễn.

- Tưởng tượng.


Như vậy, để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho các em được đặt câu hỏi, trả lời, viết bài, vẽ tranh, làm bài tập, thảo luận, thực hành, hoạt động, trò chơi,… qua đó hình thành nhiều ý tưởng và hoạt động mới. Đương nhiên, mọi hoạt động học tập của học sinh đều do giáo viên tổ chức, yêu cầu hoặc hướng dẫn thực hiện. Với môn Âm nhạc, các hoạt động sau sẽ giúp các em từng bước phát triển năng lực sáng tạo.

- Sáng tạo động tác nhảy múa: giáo viên nên bắt đầu từ việc khuyến khích học sinh thể hiện những động tác phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc (đung đưa, lắc lư, nhún nhảy, gõ nhịp…), tiếp đến là học sinh lựa chọn động tác múa (do giáo viên gợi ý) phù hợp với tính chất bài hát, cuối cùng là các em tự sáng tạo động tác nhảy múa.

- Viết lời mới cho bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: là hoạt động có thể áp dụng cho học sinh từ lớp 3 trở lên, giáo viên nên bắt đầu hướng dẫn các em (cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ) tập viết lời cho một câu hát ngắn rồi đến câu hát dài hơn. Việc này gồm các bước: giúp học sinh nắm vững giai điệu bản nhạc, hướng dẫn các em chọn chủ đề, chọn từ có với dấu thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, không dấu) phù hợp với giai điệu.

Tuỳ thời gian và năng lực của học sinh, giáo viên nên hướng dẫn các em viết lời cho bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài. Hạn chế viết lời cho bài hát thiếu nhi, vì phần âm nhạc và lời ca của chúng đã rất hoà quyện.

- Dàn dựng và trình bày bài hát: với học sinh từ lớp 4 trở lên, giáo viên nên dành cho các em nhiều sự tự do hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca), lựa chọn cách hát (hát nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi…), lựa chọn cách gõ đệm và sáng tạo động tác nhảy múa minh họa cho bài hát. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích học sinh thể hiện sự tìm tòi trong cách nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc, sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài hát.

- Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát. Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu vỗ tay khác nhau. Một ví dụ về cách vỗ tay theo nhịp với bài Đếm sao, 2 em vừa hát vừa vỗ tay theo cách sau:

+ Câu hát thứ nhất: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn.

+ Câu hát thứ hai: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn.

+ Câu hát thứ ba: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái.

+ Câu hát thứ tư: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái.

- Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ, câu chuyện hoặc vở kịch: học sinh viết lời của bài hát dưới dạng một đoạn văn, một bài thơ, viết lời giới thiệu hoặc cảm nhận về bài hát. Ví dụ khi ôn tập bài Tiếng ve gọi hè (Trịnh Công Sơn) có thể yêu cầu học sinh diễn đạt lời bài hát này bằng đoạn văn, đây là một trong những kết quả thu được.



Lời bài hát Tiếng ve gọi hè
Học sinh viết lời ca dưới dạng đoạn văn

Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè hè, và trong những tàn lá ve kêu hè hè hè. Chạy theo tiếng ve từng cơn mưa về, giọt mưa âm vang trên lá tiếng ve bay dày trong gió, giọt mưa long lanh trên những cánh hoa phượng thắm như màu ngọn cờ. Em đón mừng tiếng ve những ngày đầu mùa, và em vẫy chào tiếng ve sau một mùa hè.

Mùa hè đã về, tiếng ve râm ran trong những tàn lá, suốt con phố dài. Những giọt mưa rơi trên sân trường, lẫn vào đó có cả tiếng ve trong gió. Em yêu những giọt mưa đọng trên cánh hoa phượng, em chờ đón tiếng ve trong mỗi mùa hè.

Giáo viên cần nhắc học sinh lưu ý khi viết lời bài hát dưới dạng đoạn văn, bài thơ: các em cần lựa chọn nội dung hoặc hình ảnh tiêu biểu của bài hát; thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng ngôn ngữ; viết ngắn gọn và có cảm xúc.

- Vẽ tranh minh họa: Khi học hát, nghe nhạc hoặc nghe câu chuyện âm nhạc, giáo viên nên động viên học sinh vẽ tranh để diễn tả cảm nhận của mình. Hoạt động này phát huy trí tưởng tượng phong phú và năng lực mĩ thuật của các em.

            Học sinh có nhu cầu vẽ những bức tranh thể hiện sở thích của mình như các nhân vật yêu thích, minh họa câu chuyện cổ tích, các loài vật, cảnh thiên nhiên… Muốn vẽ tranh minh họa, giáo viên cần nhắc học sinh chú ý tới những hình ảnh, tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình. Các em có thể vẽ bằng bút chì, bút mực, bằng một hoặc nhiều màu, có thể vẽ phác thảo hoặc vẽ chi tiết. Với các bức vẽ của học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kỹ thuật vẽ mà nên tập trung nhận xét về trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cảm xúc của các em với tác phẩm.

- Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu: với học sinh THCS, khi dạy về các loại nhịp hoặc các kí hiệu âm nhạc, giáo viên yêu cầu các em làm bài tập xây dựng hình tiết tấu và sáng tác giai điệu. Học sinh thực hiện một số bài tập có độ khó từ thấp đến cao. Mục tiêu của bài tập để học sinh xây dựng hình tiết tấu dựa vào những nốt nhạc cho trước, giống như ghép vần từ những chữ cái. Với những nốt nhạc trên, các em sẽ làm được bài tập với nhiều kết quả khác nhau.

+ Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để viết 4 nhịp 2_4, đưa tiết tấu này lên không nhạc với cao độ tự chọn.

+ Bài tập 2: Viết 4 nhịp 2_4 với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ.

+ Bài tập 3: Viết 8 nhịp 2_4 với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ, trong đó sử dụng các kí hiệu: dấu lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu chấm dôi…

Giáo viên nên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập từ dễ đến khó, để các em biết cách làm phù hợp với khả năng. Nếu có điều kiện, giáo viên đàn những giai điệu do học sinh sáng tác thậm chí là đựa lời cho nét nhạc đó, các em sẽ thấy hứng thú với bài tập này và có thêm kinh nghiệm để viết giai điệu được hay hơn.

- Sáng tác câu chuyện âm nhạc: giáo viên đưa ra các nhân vật, khuyến khích học sinh sáng tạo câu chuyện xung quanh những nhân vật đó. Ví dụ, em hãy sáng tác một câu chuyện âm nhạc dựa vào các nhân vật: một người hát rong, một gia đình giàu có, một em bé nghèo…

Biến thể khác là giáo viên kể câu chuyện âm nhạc, khi đến đoạn kết thì tạm dừng lại để học sinh đoán về đoạn kết đó.

- Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu: giáo viên đưa ra 1-2 câu thơ ngắn, đề nghị học sinh tự hát lên hoặc đọc chúng theo tiết tấu.

- Sáng tác bài hát: khi học bài hát theo chủ đề nào đó, giáo viên đề nghị học sinh tập sáng tác bài hát với cùng chủ đề. Trong thực tế, nhiều học sinh đã sáng tác được những bài hát hoàn chỉnh, bài hát của các em thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng với cảm xúc chân thật, sinh động. Chúng ta cần trân trọng thành quả lao động của học sinh, vì qua những hoạt động này, âm nhạc sẽ ghi lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của các em.

            Một vài lưu ý giáo viên: nên sử dụng hoạt động nào phù hợp với năng lực của mình và điều kiện dạy học cụ thể; nên vận dụng từ những hoạt động đơn giản đến phức tạp; cần động viên và sử dụng sản phẩm sáng tạo của học sinh theo cách tích cực, ví dụ như dùng lời hát do học sinh sáng tác và trình bày trước lớp để động viên, khuyến khích sự sáng tạo của các em.

            Để có một tiết dạy độc đáo và sáng tạo, giáo viên cần thực hiện theo ba bước: thứ nhất là nắm vững nội dung và tìm các ý tưởng độc đáo, sáng tạo; thứ hai chuẩn bị phương tiện cho phù hợp với ý tưởng đó; thứ ba là thực hiện tiết dạy linh hoạt, kết hợp các kỹ thuật, phương pháp, phương tiện dạy học. Không thể có một tiết dạy xuất sắc nếu giáo viên bỏ đi một trong các bước trên.

(Trích Phương pháp dạy học Âm nhạc ở Tiểu học và THCS - Lê Anh Tuấn - Viện KHGD - Bộ GD&ĐT)) 

II. Phương pháp dạy học Nhạc lý:

1. Mục tiêu và quy trình dạy Nhạc lý (tham khảo)

Kiến thức Nhạc lí THCS được trải đều ở 4 năm học, học sinh không được học thường xuyên, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây là nội dung tương đối khó với học sinh. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu để học sinh công nhận, không cần lí giải. Giáo viên không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.

a) Mục tiêu dạy Nhạc lí

Phân môn Nhạc lí cung cấp cho học sinh một số nội dung lí thuyết âm nhạc đơn giản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của bài học về Nhạc lí là giúp học sinh biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh hoạ và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. Thời lượng dạy một nội dung nhạc lí khoảng 15-20 phút.

b) Quy trình dạy Nhạc lí

Những phân môn mang tính lí thuyết như Nhạc lí và Âm nhạc thường thức, quy trình dạy học chỉ mang tính tham khảo, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng trình tự. Những hoạt động dạy học cần thiết là:

- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất).

- Minh họa kiến thức trên bản nhạc.

- Minh họa kiến thức bằng âm thanh.

- Củng cố.

2. Một số lưu ý khi dạy học Nhạc lí:

Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, khô khan, học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em không có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Khi dạy Nhạc lí, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể. Giáo viên cần tránh một số lỗi sau:

- GV dạy sai về kiến thức, phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.

- GV chỉ thuyết trình, diễn giảng mà không cho HS được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.

- GV phân tích sâu, mở rộng về kiến thức nhạc lí, làm nội dung trở nên rườm rà.

- GV yêu cầu HS làm bài tập không phù hợp với mục tiêu.

            Trong những lỗi dạy sai về kiến thức, lỗi dạy sai về phách là khá phổ biến. Nhiều giáo viên hiểu sai (thực ra là hiểu một cách máy móc) về nhịp và phách trong âm nhạc. Tuy nhiên, đây lại là kiến thức rất cơ bản, liên quan tới việc trình bày bài hát và bài Tập đọc nhạc, vì vậy dẫn đến hậu quả là hầu hết học sinh thể hiện không đúng trường độ các bài thực hành âm nhạc. Ví dụ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc sau kết hợp gõ phách:

            Khi đọc đến nốt Đô cuối bài, có giáo viên yêu cầu học sinh gõ 2 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi đọc nốt Đô) rồi ngừng gõ và ngừng ngân, giáo viên khác lại yêu cầu các em phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân. Vậy ai là người đã hiểu đúng và làm đúng?

Khái niệm về phách thì mọi giáo viên chắc chắn đều thuộc: đó là những khoảng thời gian ngắn và bằng nhau, lặp đi lặp lại đều đặn, liên tục. Tuy vậy, bản chất của phách thì nhiều giáo viên còn chưa hiểu đúng: phách là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc (tức là thời gian, tương tự giây, phút) và mỗi phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề. Nếu không có hai tiếng gõ thì không thể có được một phách: tiếng gõ thứ nhất là điểm khởi đầu của phách, tiếng gõ tiếp theo là điểm kết thúc của phách, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu của phách sau đó.

Như vậy, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 2 phách, cần phải gõ 3 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi bắt đầu đọc nốt nhạc) rồi ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.

Tương tự, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 3 phách, cần phải gõ 4 tiếng… Quay lại với ví dụ trên, khi hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc dưới đây kết hợp gõ phách:

Giáo viên yêu cầu học sinh khi đọc nốt Đô cuối bài, phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về sơ đồ phách. Sơ đồ phách là hình ảnh tượng trưng cho đường nét tay gõ phách, nhằm phân tích và mô tả để chúng ta thấy rõ về trường độ của các nốt nhạc trong hình tiết tấu nào đó. Khi gõ phách, thực chất là tay mỗi người vẽ vào không gian một đường thẳng (gồm nét đi lên và nét đi xuống) lặp đi lặp lại. Nhưng trong sơ đồ, nét đi lên và nét đi xuống được chuyển dịch đều đặn về phía bên phải tạo nên đường gấp khúc, làm như vậy để thuận tiện cho việc diễn tả trường độ của từng nốt nhạc đã ngân lên như thế nào.

Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc (6 nốt) trong hình tiết tấu trên:

Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 6 nốt nhạc, chúng ta sẽ thấy:

Trong ví dụ này, nốt 1 và nốt 6 đều ngân hai phách, như vậy sơ đồ phách của chúng phải giống nhau. Điều đó giúp chúng ta nhận thấy, nếu nốt cuối trong bản nhạc ngân dài 2 phách, cần phải gõ đến tiếng thứ 3 rồi mới ngừng gõ và ngừng ngân.

Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc trong một hình tiết tấu phức tạp hơn:

Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 12 nốt nhạc và dấu lặng đen, chúng ta sẽ thấy:

            Như vậy sơ đồ phách giúp ta thấy rõ từng nốt nhạc vang lên chính xác ở vị trí nào khi gõ phách, dù với hình tiết tấu đơn giản hay phức tạp. Nếu không dùng sơ đồ phách, sẽ rất khó lí giải về trường độ của những nốt cuối bản nhạc, đặc biệt khi đó là những nốt móc đơn, móc đơn chấm dôi hoặc móc kép.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học âm nhạc thuộc nhóm phương pháp dạy học truyền thống


Page 3


a) Giới thiệu kiến thức Nhạc lí: Mục tiêu để học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Giáo viên thuyết trình, giới thiệu hoặc liên hệ những điều học sinh đã biết để giới thiệu kiến thức mới.

Ví dụ học về nhịp giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp, vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.

Ví dụ giới thiệu về nhịp lấy đà, giáo viên có thể đưa ra hai bản nhạc có cùng số chỉ nhịp, một bản không có nhịp lấy đà và bản nhạc kia có lấy đà, để học sinh so sánh và đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lí, giáo viên không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ như: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu hồi, khung thay đổi, dấu thăng, dấu giáng…

b) Minh họa kiến thức trên bản nhạc: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bài hát hoặc bản nhạc có sử dụng kiến thức vừa học, để các em thấy kiến thức đó gần gũi với thực tế. Ví dụ học về nhịp giáo viên yêu cầu học sinh tìm những bài hát, bản nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng số chỉ nhịp này. Học về thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu, yêu cầu học sinh tìm các bài hát, bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng hoá biểu, sau đó hướng dẫn các em xác định giọng của các bản nhạc đó.

c) Minh họa kiến thức bằng âm thanh: Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy nhạc lí, giúp học sinh không chỉ học lí thuyết suông mà được nghe âm thanh để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho học sinh nghe gì để các em hiểu được bản chất của kiến thức. Giáo viên có thể đàn, hát hoặc dùng băng đĩa, băng hình để cho học sinh nghe, nhận xét sự khác nhau giữa bản nhạc có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí đó.

Ví dụ về một số cách minh hoạ kiến thức nhạc lí bằng âm thanh.

- Dạy về nhịp có thể thực hiện các bước sau:

+ Học sinh nghe một tiết điệu (giáo viên không dùng phần đệm tay trái) như Foxtrot hoặc Country trên đàn phím điện tử, học sinh nghe và cảm nhận về phách mạnh và phách nhẹ của loại nhịp này. Tốt hơn nếu các em vừa nghe vừa tập vỗ tay thể hiện phách mạnh, phách nhẹ của loại nhịp này.

            + Trên nền tiết điệu đó, giáo viên đàn giai điệu có dùng phần đệm một bài hát (ví dụ bài Tiếng chuông và ngọn cờ) học sinh đã học để các em thấy nhịp này được ứng dụng vào thực tế như thế nào.

- Dạy về cung và nửa cung, có thể thực hiện các bước sau:

+ Học sinh nghe gam Đô trưởng, trong đó có 2 quãng nửa cung và 5 quãng một cung.

           + Học sinh nghe gam Đô trưởng Cromatic, gồm toàn các quãng nửa cung.

- Dạy về giọng cùng tên: giáo viên có thể giới thiệu và minh họa bằng bài hát Một mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn) cho học sinh nghe và cảm nhận về đặc điểm, ứng dụng của giọng cùng tên. Bài hát có 2 đoạn, đoạn 1 viết ở giọng La thứ, đoạn 2 chuyển sang giọng cùng tên là giọng La trưởng. Cũng có thể dùng những bài hát khác để minh họa về việc chuyển sang giọng cùng tên là bài Trở về Su-ri-en-tô (nhạc Italia), Bóng cây kơ-nia (nhạc Phan Huỳnh Điểu) hoặc Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn).

- Dạy về hợp âm, có thể thực hiện các bước sau:

            + Học sinh nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm lần lượt vang lên.

            + Học sinh nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm vang lên đồng thời.

            + Thực hiện tương tự với một vài hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm bảy.

- Dạy về dịch giọng, có thể làm theo cách sau:

            + Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình (Trích đoạn hợp xướng trong Giao hưởng số 9) của Beethoven viết ở giọng Đô trưởng.

            + Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Đô trưởng, tốc độ trung bình.

     + Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình viết ở giọng Rê trưởng, học sinh quan sát để nhận thấy bản nhạc đã được dịch giọng.

+ Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Rê trưởng, tốc độ hơi nhanh.

+ Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình viết ở giọng Mi trưởng, học sinh quan sát để nhận thấy bản nhạc tiếp tục được dịch giọng lần nữa.

           + Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Mi trưởng, tốc độ nhanh.

+ Có thể thực hiện tiếp tục với các giọng Pha trưởng, Son trưởng, La trưởng.

            Với cách dạy trên, học sinh vừa được quan sát, vừa được hát đoạn trích Bài ca hoà bình với giọng cao dần và tốc độ tăng dần sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất của dịch giọng và sẽ rất hào hứng khi tham gia bài học này.

d) Củng cố: Học sinh thực hiện 1-2 bài tập nhạc lí đơn giản hoặc yêu cầu các em nhắc lại kiến thức vừa học. Tuỳ thời gian dạy học và năng lực của học sinh, giáo viên có thể đưa ra một số bài tập nhằm củng cố kiến thức. Ví dụ về một số dạng bài.

- Viết một hình tiết tấu gồm 4 nhịp, trong đó sử dụng một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Ví dụ kết quả học sinh làm được là:

- Viết lên khuông nhạc 4 nhịp 2_4, sử dụng với cao độ bất kì, trường độ có một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Giả sử giáo viên gợi ý học sinh vẫn dùng tiết tấu trên, kết quả các em làm được có thể là:

- Có bạn viết đoạn nhạc ở nhịp 3_4, hãy cho biết những ô nhịp nào bạn đã viết sai về trường độ?

- Ghi khoảng cách cung và nửa cung giữa các nốt cho đúng.

- Xác định những quãng sau là quãng mấy?



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 4

III. Phương pháp dạy học Tập đọc nhạc:

- Học sinh hiểu bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.

- Học sinh nắm vững tên nốt nhạc, có kỹ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

- Giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em.

2. Quy trình dạy Tập đọc nhạc

            Hiện nay, đa số giáo viên thường dạy Tập đọc nhạc với Quy trình gồm 8 bước sau:

Quy trình dạy Tập đọc nhạc

Cấp Tiểu học



Quy trình dạy Tập đọc nhạc

Cấp THCS


- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc

- Tập nói tên nốt nhạc

- Luyện tập cao độ

- Luyện tập tiết tấu

- Tập đọc từng câu

- Tập đọc cả bài

- Ghép lời ca

- Củng cố, kiểm tra



- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc

- Tìm hiểu bài Tập đọc nhạc

- Luyện tập cao độ

- Luyện tập tiết tấu

- Tập đọc từng câu

- Tập đọc cả bài

- Ghép lời ca

- Củng cố, kiểm tra



  Lưu ý về Quy trình dạy Tập đọc nhạc:

- 8 bước trong Quy trình là những hoạt động cần thiết để dạy Tập đọc nhạc, nhưng chúng không phải là các yếu tố bất di bất dịch, giáo viên có thể thay đổi trình tự 2 bước là luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu mà không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập.

- Giáo viên có thể thực hiện tuần tự từng bước trong Quy trình nhưng cũng có thể kết hợp 2-3 bước lại với nhau. Ví dụ khi dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học, có thể đưa bước tập nói tên nốt nhạc, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu vào trong bước tập đọc từng câu. Như vậy, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tập nói tên nốt nhạc, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu rồi tập đọc câu 1, sau đó dạy câu 2 tương tự.

3. Những lỗi cần tránh khi dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học và THCS

- Không được dạy sai kiến thức, giáo viên phải đọc đúng cao độ, trường độ.

- Không dạy Tập đọc nhạc bằng cách truyền khẩu, không đọc mẫu nhiều và biến Tập đọc nhạc thành hát tên nốt nhạc.

- Đàn giai điệu quá nhiều hoặc giáo viên đọc mẫu bài Tập đọc nhạc trước khi học sinh tập đọc, làm giảm tính tích cực của học sinh, các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu.

- Xác định không đúng trọng tâm, luyện tập cao độ hoặc tiết tấu quá lâu. Chỉ thực hiện 4 bước (giới thiệu bài Tập đọc nhạc, tìm hiểu bài, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu) trong khoảng 10 phút, nếu kéo dài hơn có thể không đủ thời gian để đọc từng câu đồng thời làm giảm hứng thú học của học sinh.

- Dạy học sinh tập hát trước để các em nắm được giai điệu, rồi mới hướng dẫn đọc nhạc. Cách dạy này mắc phải 2 sai lầm, thứ nhất làm học sinh chú ý đến lời ca hơn là nốt nhạc, thứ hai làm các em không còn động lực khám phá giai điệu của bản nhạc.

- Căn cứ vào lời ca để chia câu nhạc, căn cứ vào lời để gõ đệm (ví dụ yêu cầu học sinh gõ đệm theo tiết tấu lời ca).

- Để học sinh ghi tên nốt vào bài Tập đọc nhạc (cần nhắc các em luôn chú ý đến nốt nhạc).

- Bắt nhịp cho học sinh đọc nhạc ở một giọng (khi bắt nhịp không dùng đàn), sau đó đệm đàn ở một giọng khác.

- Yêu cầu học sinh học thuộc bài Tập đọc nhạc.

- Xác định nhầm mục tiêu dạy Tập đọc nhạc là để hát đúng lời ca. Khi ôn Tập đọc nhạc chủ yếu là cho học sinh hát lời.

4. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học và THCS

Khác biệt đặc trưng giữa dạy hát và dạy Tập đọc nhạc là khi dạy hát, giáo viên phải cung cấp giai điệu cho học sinh thông qua tiếng đàn và hát mẫu để các em hát đúng giai điệu, lời ca. Còn khi dạy Tập đọc nhạc, học sinh cần tự giải mã và khám phá được giai điệu của bản nhạc. Giáo viên chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu và phần nào đó là dùng nhạc cụ giúp các em đọc đúng giai điệu. Giáo viên không nên đọc mẫu, vì đó là dạy truyền khẩu, giảm tính tích cực của học sinh và cũng không nên sử dụng đàn quá nhiều, làm giảm đi sự khám phá của các em.

a) Giới thiệu bài Tập đọc nhạc

- Giáo viên treo bài Tập đọc nhạc lên bảng.

- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về tên, tác giả bài Tập đọc nhạc.

Dạy bài hát thì có thể mở rộng thông tin về tác giả nhưng dạy bài Tập đọc nhạc thì không nên. học sinh chỉ cần biết bài Tập đọc nhạc do ai sáng tác, trích từ bản nhạc nào, không cần những thông tin mở rộng về tác giả, vì không có nhiều thời gian để làm việc đó.

b) Tập nói tên nốt nhạc (Tiểu học,) Tìm hiểu về bài Tập đọc nhạc (THCS)

Yêu cầu của bước này ở Tiểu học thấp hơn so với ở Tập đọc nhạc, học sinh Tiểu học chỉ cần nắm vững và nói đúng tên các nốt nhạc. Giáo viên có thể thực hiện bằng cách chỉ vào từng nốt trong bài Tập đọc nhạc để cả lớp đồng thanh nói tên nốt hoặc chỉ định một vài học sinh nói tên nốt trong từng khuông nhạc. Nói tên nốt khác với đọc nhạc ở chỗ, học sinh chỉ cần biết tên nốt nhạc là Đô, Rê, Mi, Pha, Son… mà không cần thể hiện đúng cao độ của chúng.

Ở THCS, khi tìm hiểu về bài Tập đọc nhạc, học sinh cần trả lời một vài câu hỏi như: Bản nhạc viết ở nhịp nào? Có dùng nhịp lấy đà không? Bản nhạc có những kí hiệu âm nhạc nào? Có những hình nốt nào? Bản nhạc có thể chia thành mấy câu? (câu nhạc/ câu hát) Quãng rộng nhất giữa hai nốt nhạc gần nhau là quãng mấy?... Đôi khi cũng có thể cho học sinh tập nói tên nốt nhạc trong từng câu nếu giáo viên nhận thấy các em chưa thật sự nắm vững tên nốt nhạc.

c) Luyện tập cao độ

- Giáo viên hỏi học sinh về cao độ các nốt trong bài Tập đọc nhạc từ thấp lên cao, giáo viên viết lên bảng thành thang âm.

- Giáo viên dịch giọng cho phù hợp với giọng của học sinh.

- Giáo viên đàn để học sinh đọc cao độ các nốt từ thấp lên cao rồi theo chiều ngược lại. Đôi khi giáo viên cũng nên hướng dẫn các em tập đọc các quãng trong thang âm.

Luyện tập cao độ và tiết tấu là hai hoạt động rất cần thiết khi dạy Tập đọc nhạc. Tâm lí của học sinh là muốn khám phá tên nốt nhạc trong bài Tập đọc nhạc, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc cao độ vì hoạt động này vừa giúp các em nắm vững tên nốt, vừa đọc cao độ của bài.

d) Luyện tập tiết tấu

- Giáo viên viết tiết tấu của bài Tập đọc nhạc lên bảng (thông thường là tiết tấu câu đầu tiên). Nếu không viết lên bảng, giáo viên cần chỉ vào bài Tập đọc nhạc để học sinh nhận ra âm hình tiết tấu đó.

- Giáo viên gõ tiết tấu làm mẫu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu.

Những lưu ý khi luyện tập tiết tấu:

+ Có nhiều cách luyện tập, trong đó có 4 cách khá phổ biến mà giáo viên thường áp dụng, đó là: đọc tiết tấu, gõ tiết tấu, đọc kết hợp gõ tiết tấu, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài Tập đọc nhạc, chỉ nên chọn 1-2 cách luyện tập thích hợp. Ví dụ với tiết tấu:

Cách thứ nhất, giáo viên đọc: đen đơn đơn đen đen đen đơn đơn trắng. Cách thứ hai, chỉ gõ tiết tấu mà không đọc. Cách thứ ba, giáo viên vừa đọc vừa gõ tiết tấu. Cách thứ tư, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.

+ Thời gian luyện tập tiết tấu không nên kéo dài, chỉ thực hiện trong khoảng 2-3 phút. Bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới thời gian của các bước khác.

+ Chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu câu mở đầu trong bài Tập đọc nhạc, tuy nhiên khi tập đọc từng câu, nếu xuất hiện những tiết tấu khó, giáo viên có thể hướng dẫn các em luyện tập thêm.

+ Việc đọc hoặc gõ tiết tấu rất khó thể hiện đúng với nốt nhạc ngân dài, vì vậy giáo viên cần Quy ước với học sinh bằng động tác mở rộng hai bàn tay (nếu là nốt ngân dài) hoặc úp hai bàn tay (nếu là dấu lặng)…

+ Nếu bài Tập đọc nhạc có tiết tấu khó, giáo viên nên sử dụng cách luyện tập tiết tấu đơn giản (đọc tiết tấu hoặc gõ tiết tấu), ngược lại bài có tiết tấu dễ, có thể áp dụng cách luyện tập phức tạp (đọc kết hợp gõ tiết tấu hoặc đọc tiết tấu kết hợp gõ phách).

+ Cần cho học sinh sử dụng tiết tấu đã luyện tập khi tập đọc từng câu.

e) Tập đọc từng câu

            Nếu chỉ qua bước luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu mà học sinh tự đọc được giai điệu bài Tập đọc nhạc thì đó là điều lí tưởng, vì như vậy các em đã thật sự khám phá được giai điệu của bản nhạc. Tuy nhiên đó là nhiệm vụ không khả thi, vì 3 khó khăn: rất hiếm học sinh phổ thông có khả năng tự đọc nhạc; bài Tập đọc nhạc mới lạ nên không dễ đọc; thời gian học ngắn (20-30 phút). Để khắc phục 3 khó khăn đó, sau khi học sinh đã luyện tập cao độ và tiết tấu, giáo viên có thể dạy các em tập đọc từng câu theo cách sau:

- Giáo viên đàn giai điệu cả bài một lần để học sinh bước đầu hình dung ra giai điệu, đồng thời giúp các em thấy tự tin hơn.

- Giáo viên dùng nhạc cụ để lấy âm thanh mẫu rồi chỉ từng nốt của câu 1 để cả lớp đồng thanh đọc (sẽ có rất ít học sinh đọc đúng giai điệu theo cách này, nhưng đây là điều cần làm để tạo cơ hội cho các em được khám phá giai điệu của bản nhạc). Khi học sinh không đọc được, giáo viên nên đàn giai điệu câu 1 vài ba lần, nhắc học sinh vừa lắng nghe, vừa quan sát nốt nhạc và đọc nhẩm theo.

- Giáo viên chỉ nốt nhạc cho tất cả cùng đọc câu 1 vài ba lần.

- Giáo viên chỉ định một số học sinh đọc lại.

- Giáo viên giúp các em sửa chỗ sai (nếu có).

- Cả lớp tiếp tục đọc câu 1 sau khi sửa sai.

- Đọc các câu tiếp theo tương tự, nếu câu nào giống câu trước thì để học sinh tự nhận biết và tự đọc.

            Nếu giáo viên dạy Tập đọc nhạc theo cách kết hợp 2-3 bước lại với nhau thì có thể thực hiện:

- Chỉ nốt nhạc trong câu 1 để cả lớp đồng thành nói tên nốt nhạc (thường áp dụng ở Tiểu học).

- Luyện tập cao độ câu 1: giáo viên đàn một vài âm để làm chỗ dựa cho học sinh đọc cao độ các nốt nhạc.

- Luyện tập tiết tấu câu 1.

- Giáo viên đàn giai điệu rồi chỉ nốt nhạc để cả lớp tự đọc câu 1 (kết hợp cao độ và tiết tấu vừa luyện tập).

- Học sinh khá xung phong đọc lại.

- Giáo viên đàn giai điệu để tất cả tự kiểm tra và sửa sai.

- Đọc câu 2 và các câu tiếp theo tương tự, nếu có câu giống câu trước thì để học sinh tự nhận biết và tự đọc.

f) Tập đọc cả bài

- Giáo viên dùng thước chỉ vào bài Tập đọc nhạc để học sinh tập đọc cả bài.

- Giáo viên đàn giai điệu, học sinh đọc cả bài hoà với tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu.

- Giáo viên chỉ định một vài học sinh khá đọc bài, làm mẫu cho các bạn.

- Giáo viên lắng nghe học sinh đọc (không nên sử dụng nhạc cụ) để phát hiện chỗ sai, hướng dẫn các em sửa chữa.

g) Ghép lời ca

- Giáo viên đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia tập ghép lời (hoặc giáo viên đàn, học sinh tự hát).

- Giáo viên chỉ định học sinh hát lời.

- Giáo viên sửa chỗ sai.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát lời và gõ phách.

h) Củng cố, kiểm tra

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

- Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp thể hiện cường độ của phách mạnh, phách nhẹ.

- Học sinh trình bày bài Tập đọc nhạc theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.

- Học sinh xung phong lên bảng, quan sát bài Tập đọc nhạc, chỉ nốt kết hợp đọc nhạc, hát lời.

5. Phương pháp dạy ôn tập Tập đọc nhạc ở Tiểu học và THCS

a) Mục tiêu

- Giúp học sinh  nắm vững tên nốt nhạc trên khuông và đọc đúng giai điệu bản nhạc.

- Hướng dẫn học sinh trình bày bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

- Giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

- Phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển khả năng sáng tạo của các em.

b) Các hoạt động ôn tập Tập đọc nhạc

Giáo viên chỉ nên chọn một vài hoạt động trong số nhiều hoạt động sau:

- Học sinh đọc bài Tập đọc nhạc một vài lần, giáo viên hướng dẫn sửa chỗ sai.

- Củng cố giai điệu: học sinh nghe giai điệu nhận biết câu nhạc, nghe tiết tấu nhận biết câu nhạc hoặc nghe một vài nốt mở đầu, nhận biết cả câu nhạc… Ví dụ khi ôn tập bài Chơi đu, giáo viên đàn giai điệu vài nốt trong một câu bất kì, học sinh phải trả lời đó là câu nào và đọc chính xác câu nhạc đó.

Đáp án: đây là câu 4 trong bài Chơi đu:

Giáo viên gõ tiết tấu một câu trong bài, học sinh phải trả lời đó là câu nào, gõ tiết tấu và đọc chính xác câu nhạc đó. Nên áp dụng với câu chỉ có một đáp án đúng, ví dụ giáo viên gõ tiết tấu sau khi ôn tập bài Quê hương:

Đáp án: tiết tấu câu 3 trong bài Quê hương:

- Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách, nhịp.

- Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.

- Trình bày bài Tập đọc nhạc bằng các hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ (không phải biểu diễn, học sinh được xem bản nhạc).

- Đọc nhạc bằng cách nối tiếp, đối đáp.

- Đọc nhạc bằng nguyên âm: đọc nguyên âm (A, U, I… thay cho tên nốt nhạc).

- Giáo viên cho học sinh nghe toàn bộ bài hát (với trường hợp bài Tập đọc nhạc là một đoạn trong bài hát đó).

- Giáo viên chép 1 câu bất kì lên bảng, yêu cầu học sinh tự đọc. Biện pháp này nhằm khắc phục tình trạng học vẹt của học sinh, các em chỉ đọc được bài Tập đọc nhạc khi đọc từ đầu, còn yêu cầu đọc một câu bất kì thì không thực hiện được.

- Tập đọc một câu nhạc, trong đó có 1-2 nốt bị thay đổi về cao độ (áp dụng ở những lớp học khá tốt). Ví dụ đọc câu nhạc dưới đây trong bài Ca ngợi Tổ quốc (Hoàng Vân):

Rồi để học sinh tập đọc câu nhạc này, nhưng nốt Đô2 (ở nhịp thứ nhất) được thay bằng nốt La.

- Bài tập thực hành làm phím đàn (mỗi em làm một nốt nhạc): mục tiêu để củng cố cho học sinh kỹ năng đọc đúng cao độ các nốt nhạc. Khi học xong bài Tập đọc nhạc, giáo viên để mỗi em xung phong làm một phím đàn, giáo viên chỉ vào phím đàn nào, học sinh phải đọc đúng cao độ của phím đó. Nên áp dụng với bài Tập đọc nhạc sử dụng quãng liền bậc để giáo viên chỉ phím đàn cho thuận tiện, ví dụ với bản nhạc của Mozart:

- Bổ sung 1-2 nốt nhạc còn thiếu: ví dụ yêu cầu học sinh viết lên khuông 2 nốt còn thiếu trong một câu của bài Thật là hay:

            Đáp án: hai nốt Son móc đơn (câu 3 bài Thật là hay).

- Sửa nốt nhạc sai: giáo viên đưa ra một câu nhạc có 1-2 nốt viết sai (cao độ hoặc trường độ), học sinh nhận biết và sửa lại cho đúng. Ví dụ: Có bạn chép 4 ô nhịp đầu của bài TĐN số 2- Trở về Su-ri-en-tô nhưng bị sai một vài nốt nhạc. Em hãy phát hiện và sửa lại cho đúng.

Đáp án:


- Học sinh tập chép bài Tập đọc nhạc.

- Học sinh tập đặt lời ca mới.

- Giáo viên có thể đưa ra lời mới, nhưng thay đổi trình tự các câu, rồi yêu cầu các em xếp các câu lại theo theo đúng giai điệu của bản nhạc.

- Đọc bản  nhạc ở giọng này rồi tập đọc dịch sang giọng khác. Ví dụ sau khi học sinh đã đọc tốt bản Con kênh xanh xanh ở giọng Đô trưởng, giáo viên có thể đưa bản nhạc đó ở giọng Rê trưởng cho học sinh tập đọc (áp dụng ở những lớp học khá tốt).

- Kiểm tra.

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào đặc điểm bài Tập đọc nhạc, thời lượng dạy học, năng lực của học sinh, điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên chọn một vài hoạt động ôn tập cho thích hợp; các hoạt động ôn tập không nên tách rời mà cần liên kết với nhau sao cho phù hợp, hiệu quả.

6. Kỹ thuật giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc trên khuông

Thực tế dạy học cho thấy có nhiều học sinh không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên từng nốt nhạc ở dưới khuông nhạc. Để giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sử dụng trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” để ghi nhớ tên nốt nhạc.

- Giáo viên thường xuyên cho học sinh tập nói tên nốt nhạc hoặc cho các em tập chép nhạc.

- Treo bài Tập đọc nhạc trong lớp để học sinh luôn luôn được tiếp xúc với bản nhạc, nốt nhạc.

- Gợi ý học sinh sử dụng khuông nhạc có các nốt nhạc và tên nốt (để khi cần thiết, các em dễ dàng kiểm tra lại):

- Giúp học sinh cảm thấy việc ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng.

- Giáo viên sử dụng bản nhạc không ghi tên nốt khi kiểm tra Tập đọc nhạc, đó là thách thức để học sinh phải cố gắng thuộc tên nốt.

- Thường xuyên củng cố tên nốt nhạc khi dạy Học hát, Nhạc lí, Âm nhạc thường thức.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 5


trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.07 Mb.
#37287

a) Mục tiêu: Học sinh học hát là tiếp xúc với âm nhạc có lời ca, mỗi bài hát là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Mỗi bài hát dạy trong một tiết (Tiểu học là 35 phút, THCS là 45 phút), sau đó được ôn tập trong một vài tiết tiếp theo. Dạy hát nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Mục tiêu về kiến thức: Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp học sinh thêm hiểu biết về cuộc sống, các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.

- Mục tiêu về kỹ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): Dạy hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi…

- Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học.

            Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi học sinh trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được những điều đó. Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, giáo viên phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng hơn trong kế hoạch bài học.

b) Quy trình dạy hát: Một số quy trình dạy hát đã được giới thiệu trong các tài liệu khác nhau, có quy trình rút gọn (3-4 bước), có quy trình chi tiết (8-9 bước). Hiện nay, giáo viên thường dạy hát theo quy trình có 7 bước:


Quy trình dạy hát ở Tiểu học Quy trình dạy hát ở THCS

- Giới thiệu bài hát

- Đọc lời ca

- Nghe hát mẫu          

- Khởi động giọng

- Tập hát từng câu

- Hát cả bài

- Củng cố, kiểm tra


- Giới thiệu bài hát

- Tìm hiểu về bài hát

- Nghe hát mẫu          

- Khởi động giọng

- Tập hát từng câu

- Hát cả bài

- Củng cố, kiểm tra


 

Thực tế, cách dạy Âm nhạc cần hết sức linh hoạt và mềm dẻo, nên thứ tự các bước trong quy trình dạy hát không phải là bất di bất dịch, đây chỉ là những hoạt động cần thực hiện khi dạy hát. Các bước 1, 2, 3, 4 không nhất thiết phải thực hiện theo trình tự, có thể đưa bước nào lên trước cũng được. Tuy nhiên nên tiến hành tìm hiểu bài hát trước khi nghe hát mẫu.

- Bước 1 (giới thiệu bài hát) do giáo viên thực hiện, bước 2 (tìm hiểu về bài hát) nên để học sinh hoạt động, nhằm phát huy tính tích cực của các em. Bước 3 lại đến hoạt động của giáo viên (hát mẫu) là sự đan xen hợp lí, logic.

- Khi tìm hiểu về bài hát, giáo viên cần giải thích ý nghĩa một số từ khó, ý nghĩa một số câu hát, giúp học sinh hiểu nội dung khi nghe hát mẫu.

- Khi tìm hiểu bài, đôi khi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, nghe hát mẫu sẽ giúp các em củng cố tiết tấu vừa luyện tập.

- Giáo viên giới thiệu chỗ khó hoặc đặc điểm riêng của bài hát, học sinh sẽ cảm nhận được điều này khi nghe hát mẫu.


Để thực hiện một tiết dạy hát hay, hấp dẫn và sinh động, ngoài quy trình và kỹ thuật dạy hát, giáo viên nên quan tâm đến các vấn đề sau:

Chuẩn bị đầy đủ về

phương tiện dạy học

(Nhạc cụ của giáo viên và học sinh, tivi, máy nghe, tranh ảnh, giáo án điện tử, …)



Sử dụng đa dạng và phù hợp các phương pháp dạy học

(Thuyết trình, giới thiệu, phát vấn, trực quan, làm mẫu, luyện tập, …)



Dạy và học bằng đa giác quan

(Học sinh được học bằng cả thị giác, thính giác, xúc giác, cảm nhận, …)



Đa dạng về kiểm tra, đánh giá

(Giáo viên sử dụng các bài tập thực hành, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập sáng tạo, để học sinh tự đánh giá, …)


 

Dạy hát ở Tiểu học

và THCS



Đa dạng về trạng thái học tập

(Học sinh có thể ngồi yên, đứng tại chỗ, lên bảng, đứng quanh giáo viên, …)



Đa dạng về hoạt động kết hợp

(Học sinh vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, vận động, nhảy múa, trò chơi, biểu diễn, … khi trình bày bài hát)



Đa dạng về kỹ thuật

hát tập thể

(Học sinh tập hát hòa giọng, hát đối đáp, hát nối tiếp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi, hát liền tiếng, hát ngắt tiếng, cách lấy hơi, thể hiện sắc thái, …)



Đa dạng về hình thức học tập

(Học sinh luyện tập và trình bày bài hát theo hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ, nhóm lớn, tổ, dãy, học sinh nam, học sinh nữ, cả lớp)


Dạy bài dân ca ở Tiểu học và THCS cũng tương tự như việc dạy bài hát thiếu nhi hoặc bài hát nhạc nước ngoài. Tuy nhiên, đi sâu vào kỹ thuật thì có một số điểm cần lưu ý:

Quy trình

Những điểm cần lưu ý
Giới thiệu bài hát Giáo viên nên dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh để giới thiệu về sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền. Cần giới thiệu về xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca (thang âm, các từ đệm, trang phục, động tác múa…) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, cũng có thể giới thiệu sơ lược về nhạc cụ dân tộc của vùng miền dân ca đó.
Tìm hiểu bài hát
Giáo viên chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca Việt Nam thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ nên cấu trúc không cân đối.

Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu về những từ khó trong bài dân ca, ví dụ: Xoè hoa là múa hoa, Lí cây xanh là khúc hát ngắn về cây xanh, Bắc kim thang là lời bài đồng dao (bản thân từ này không có nghĩa gì), dĩa bánh bò (trong bài Lí dĩa bánh bò) nghĩa là đĩa bánh bò, chẻ tre đan xịa (trong bài Hò ba lí) nghĩa là chẻ tre để đan cái nong, nia, Cò lả diễn tả cánh cò bay chập chờn (con cò cũng là hình tượng người nông dân Việt Nam), bài Cò lả hình thành từ câu ca dao:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng

Trời sinh, mẹ đẻ tay không

Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi

Trước là nuôi cái thân tôi

Sau nuôi bọn trẻ nên đời cò con.


Nghe hát mẫu Nếu có điều kiện, giáo viên nên cho học sinh nghe và xem băng đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền.
Khởi động giọng Giáo viên nên dùng thang âm của bài dân ca cho học sinh khởi động giọng, qua đó các em biết sơ lược về âm hưởng của bài dân ca, không nên dùng gam trưởng hoặc thứ để khởi động giọng.
Tập hát từng câu Giáo viên cần hát tăng cường hát mẫu để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện được sắc thái của bài dân ca.
Hát cả bài Nếu có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vừa hát bài dân ca vừa kết hợp với các trò chơi dân gian như: tập tầm vông, nhảy dây, ô ăn quan, chơi chong chóng, tò he, sáo diều…
Củng cố kiểm tra Ngoài các nhạc cụ quen dùng, nếu có điều kiện, giáo viên nên khai thác hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng các nhạc cụ dân tộc để đệm hát cho bài dân ca. Ví dụ dùng các nhạc cụ như cồng, chiêng, đàn t’rưng, tre lắc để đệm cho những bài dân ca Tây Nguyên…

- Học sinh lớp 1 chưa học về nốt nhạc nên giáo viên không cần giới thiệu về bản nhạc, chỉ giới thiệu lời ca của bài hát.

- Kỹ năng tập đọc tiếng Việt của học sinh lớp 1 còn yếu (đặc biệt là trong học kì I), giáo viên cần hướng dẫn kỹ bước đọc lời ca, cần đọc mẫu từng câu nhiều lần để các em nhắc lại vững lời ca.

- Khi hướng dẫn học sinh gõ đệm cần lưu ý: chỉ sử dụng 1 cách gõ đệm trong mỗi lần trình bày bài hát.

- Trong bước tập hát từng câu, giáo viên cần kết hợp giữa hát mẫu và sử dụng nhạc cụ để hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.

- Thường xuyên uốn nắn cho học sinh về cách hát, tư thế hát để bảo vệ sức khoẻ và giọng hát của các em.

- Trong tiết học hát, giáo viên cần tổ chức cho học sinh học tập đa dạng về trạng thái (ngồi hát, đứng hát, vận động), đa dạng về hình thức (cá nhân, cặp, nhóm, tổ, dãy, cả lớp), đa dạng về hoạt động (nghe, nhìn, gõ đệm, đánh nhịp, cảm nhận, trả lời, đánh giá…).


Học bài hát mới trong một tiết vẫn còn nhiều học sinh chưa hát đúng giai điệu, chưa thuộc lời ca, chưa cảm nhận sâu về vẻ đẹp của bài hát, ôn tập bài hát nhằm khắc phục những hạn chế đó.

Mục tiêu tóm tắt của hoạt động ôn tập bài hát nhằm giúp học sinh hát thuộc lời ca, hát đúng hơn, hát hay hơn và yêu thích bài hát hơn. Mục tiêu cụ thể là giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, luyện tập các kỹ năng trình bày bài hát, giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, tạo các em thêm tự tin, có điều kiện trình bày bài hát đã học, phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo của các em.

Việc ôn tập bài hát là không cần thực hiện theo một trình tự nào, tuỳ vào đặc điểm riêng của từng bài hát mà giáo viên chọn các hoạt động thích hợp. Với thời gian có hạn, mỗi lần ôn tập, giáo viên chỉ nên chọn một vài hoạt động trong số nhiều hoạt động sau:

- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài, hướng dẫn các em sửa chỗ sai và thể hiện sắc thái.

- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhắc lại tên bài hát, tác giả, nội dung (nên kết hợp tranh minh họa).

- Học sinh nghe bài hát qua băng đĩa để nhớ lại giai điệu, lời ca.

- Củng cố giai điệu, tiết tấu: giáo viên đàn một nét nhạc để học sinh nhận biết đó là câu hát nào rồi trình bày lại câu hát đó. Tương tự, giáo viên gõ tiết tấu của một câu hát, học sinh nhận biết đó là tiết tấu của câu hát nào rồi hát câu đó.

- Củng cố lời ca: học sinh bổ sung lời ca vào chỗ trống.

- Hát kết hợp gõ đệm.

- Hát kết hợp vận động theo nhạc.

- Hát kết hợp đánh nhịp.

- Hát kết hợp trò chơi.

- Thi đua giữa các tổ, nhóm.

- Trình bày bài hát bằng các hình thức: đơn ca, cặp, nhóm, tổ, dãy, học sinh nam, học sinh nữ…

- Luyện tập các cách hát tập thể: hát hoà giọng, hát có lĩnh xướng, hát đối đáp, hát nối tiếp, hát bè, hát đuổi.

- Biểu diễn: học sinh hát trước lớp kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.

- Học sinh tập sáng tác lời hát mới. (đối với bài dân ca hoặc ca khúc nước ngoài)

- Học sinh tập vẽ tranh minh họa cho bài hát.

- Kiểm tra.

Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của bài hát, thời lượng dạy học, năng lực của học sinh, điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên chọn một vài hoạt động ôn tập cho thích hợp. Các hoạt động ôn tập không nên tách rời mà cần liên kết với nhau sao cho phù hợp, hiệu quả. Ví dụ: kết hợp giữa gõ đệm với luyện tập các cách hát tập thể (hát có lĩnh xướng, hát đối đáp, hát nối tiếp), kết hợp vận động theo nhạc với trình bày bài hát bằng các hình thức khác nhau (đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, tổ, dãy, học sinh nam, học sinh nữ), thi đua giữa các nhóm tổ thể hiện sắc thái bài hát, biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc… Tuy nhiên những hoạt động đặc trưng nhất mà giáo viên thường dùng khi ôn tập bài hát là hướng dẫn học sinh ôn tập và sửa sai, hát kết hợp gõ đệm, hát kết hợp vận động theo nhạc, tập hát đối đáp, nối tiếp.

Việc ôn tập bài hát đóng vai trò quan trọng để học sinh yêu thích bài hát. Nhiều học sinh thường nói “Thưa cô, em không biết hát ạ”, “Thưa cô, em thấy bài hát này không hay” hoặc “Thưa cô, em không thuộc bài hát này” khi giáo viên yêu cầu các em hát. Một trong những nguyên nhân là do cách tổ chức ôn tập bài hát chưa kĩ và hiệu quả. Chỉ số ít bài hát hấp dẫn được học sinh ngay từ khi các em mới tiếp xúc, còn lại phải qua quá trình ôn tập lâu dài mới làm các em yêu thích bài hát. Dạy Âm nhạc trong trường Trung học ở Mỹ, để biểu diễn một bài hát chỉ trong 3-4 phút, học sinh thường phải luyện tập bài đó trong 3 tháng (bao gồm cả tập hát các bè, kết hợp nhảy múa hoặc trình diễn). Có thể tập luyện kĩ như vậy mới thật sự làm các em cảm nhận được những vẻ đẹp của bài hát.

V. Phương pháp dạy Âm nhạc thường thức:


1. Mục tiêu:

Cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phổ biến và cần thiết, giáo dục các em có ý thức tìm hiểu và trân trọng nền âm nhạc truyền thống và hiện đại của Việt Nam, cùng các phân môn khác góp phần xây dựng cho học sinh có một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định mang tính phổ thông, góp phần giáo dục toàn diện.
- Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn.

- Hát bè.

- Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn.

Về mục tiêu, dạng bài này giới thiệu để học sinh nắm được một vài hình thức biểu diễn âm nhạc, giúp các em nhận biết được vai trò và đặc điểm của từng hình thức.

Thời lượng giới thiệu các hình thức biểu diễn khoảng 15-20 phút. Học sinh cần hiểu vai trò, đặc điểm của từng hình thức biểu diễn, rồi được nghe, so sánh, cảm nhận qua tác phẩm cụ thể. Gợi ý về quy trình và cách dạy:

Bước 1: Giới thiệu kiến thức (tên, đặc điểm, tính chất) giúp học sinh nắm được khái quát về vấn đề, giáo viên nên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan…

Bước 2: Minh họa kiến thức trên bản nhạc giúp học sinh được quan sát bản nhạc hoặc tranh ảnh trực quan giới thiệu về kiến thức. Giáo viên có thể yêu cầu các em tìm trong sách giáo khoa những bản nhạc, bài hát có sử dụng kiến thức.

Bước 3: Minh họa kiến thức bằng âm thanh, giúp học sinh được nghe hoặc xem băng đĩa nhạc, băng đĩa hình về các hình thức biểu diễn. Đôi khi, giáo viên có thể tự trình bày bản nhạc hoặc chỉ định một vài em cùng trình bày.

Bước 4: Củng cố, học sinh trả lời một vài câu hỏi để nhắc lại và khắc sâu về kiến thức vừa học.

Bên cạnh dạng bài giới thiệu các hình thức biểu diễn là những bài học về một số vấn đề của đời sống âm nhạc, giới thiệu với học sinh những kiến thức như:

- Sơ lược về dân ca Việt Nam, dân ca dân tộc ít người, những bài hát mang âm hưởng dân ca.

- Một số thể loại bài hát.

- Đôi nét về ca khúc thiếu nhi.

- Giới thiệu về những bài hát thiếu nhi phổ thơ; những nhạc sĩ Việt Nam có tác phẩm cho thiếu nhi.

3. Phương pháp dạy giới thiệu tác giả, tác phẩm

Học sinh THCS được học tập, tìm hiểu về những nhạc sĩ Việt Nam được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật, được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật và một số nhạc sĩ nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc thế giới như Mozart, Beethoven, Chopin, TChaikovsky.

Dạng bài này, sách giáo khoa thường trình bày theo hai phần, phần thứ nhất giới thiệu về tác giả, phần thứ hai giới thiệu một tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. Các nhạc sĩ Việt Nam được giới thiệu trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6, 7, 8, 9 hiện hành là:

- Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi.

- Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng.

- Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

- Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu.

- Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng.

- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.

- Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi.

- Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

- Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo.

- Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia.

- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.

- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.

            Ngoài ra, có bài đọc thêm về hai nhạc sĩ được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật là Hoàng Hiệp và Nguyễn Văn Thương.

Với thời lượng khoảng 25 phút, việc giới thiệu tác giả, tác phẩm nhằm cung cấp cho học sinh biết sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc của những nhạc sĩ được giới thiệu, biết những đóng góp nổi bật của nhạc sĩ cho nền âm nhạc Việt Nam hoặc thế giới.

Một nhạc sĩ nổi tiếng thường sáng tác được nhiều tác phẩm nổi bật, nhưng sách giáo khoa chỉ chọn và giới thiệu một tác phẩm trong số đó. Vì vậy tác phẩm này cần được giới thiệu kĩ lưỡng và trọn vẹn, tuy nhiên học sinh cần được nghe trích đoạn 2-3 tác phẩm khác sẽ rất tốt cho sự hiểu biết của các em.

a) Giới thiệu về tác giả

Giới thiệu về tác giả là nội dung trọng tâm, chiếm khoảng 2/3 thời lượng khi dạy giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Mục tiêu của phần này giúp học sinh nắm được một số thông tin về tác giả như: thân thế, sự nghiệp âm nhạc, tác phẩm nổi bật, phong cách hoặc bút pháp sáng tác, ghi nhận sự đóng góp của nhạc sĩ…

Có nhiều cách dạy giới thiệu về tác giả. Cách thứ nhất, giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để trả lời một số câu hỏi về tác giả, qua đó nắm được những thông tin cần thiết như: sơ lược tiểu sử, tác phẩm nổi bật, đặc điểm âm nhạc và nghe một vài sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ. Ví dụ, giới thiệu về nhạc sĩ Beethoven, giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách rồi đặt một số câu hỏi:

- Beethoven là ai?

- Những sáng tác nổi bật của Beethoven?

- Đặc điểm âm nhạc trong những sáng tác của Beethoven?

Giáo viên kết luận: Beethoven là nhạc sĩ thiên tài người nước Đức, ông sinh năm 1770 và mất năm 1827. Ông sáng tác hàng trăm tác phẩm, trong đó nổi bật nhất là 9 bản giao hưởng và 32 xô-nát viết cho piano. Hàng trăm năm nay, âm nhạc của Beethoven đã được phổ biến trên khắp thế giới, tác phẩm của ông được xếp vào hàng kinh điển, mẫu mực, chúng luôn được sử dụng trong các cuộc thi âm nhạc, dùng để biểu diễn, để nghiên cứu và học tập tại các nhạc viện. Đặc điểm chung trong tác phẩm âm nhạc của Beethoven là sự bùng nổ, mới lạ, giàu tính chiến đấu. Tuy vậy, bên cạnh những sáng tác mang tính mạnh mẽ, bùng nổ, ông sáng tác cả những số tác phẩm rất sâu sắc và trữ tình, để phản ánh nỗi bất hạnh và sự trăn trở trong cuộc đời mình.

Sau đó giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn những tác phẩm minh họa cho đặc điểm âm nhạc bùng nổ, mới lạ, giàu tính chiến đấu như: giao hưởng số 5- Định mệnh; giao hưởng số 9- Bài ca hoà bình. Nghe những tác phẩm minh họa cho đặc điểm âm nhạc trữ tình như: Thư gửi Elise; Sonata ánh trăng…

Cách thứ hai, các nhóm học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày những thông tin về tác giả. Cách thứ ba, giáo viên giới thiệu về chân dung nhạc sĩ, cung cấp cho các em biết những điều cần thiết, có thể bổ sung những thông tin ngoài sách giáo khoa, rồi đưa ra một bảng dữ liệu để học sinh khẳng định hiểu biết của mình về nhạc sĩ đó. Ví dụ giáo viên yêu cầu học sinh đánh dấu vào ô Đúng hoặc Sai cho phù hợp với thông tin về nhạc sĩ Tchaikovsky:

Thông tin về nhạc sĩ Tchaikovsky Đúng Sai
Tchaikovsky sinh năm 1840, mất năm 1893    
Tchaikovsky là người nước Nga    
Tchaikovsky bắt đầu sáng tác âm nhạc từ năm 7 tuổi    
Tchaikovsky học giỏi cả ngoại ngữ và toán    

Tchaikovsky là tác giả của bài hát Cô gái miền đồng cỏ
   
Tchaikovsky là tác giả của 41 bản giao hưởng    

 

Điểm chung của những cách giới thiệu trên, sau khi học sinh nắm được một số thông tin về tác giả, giáo viên cần cho các em nghe một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ đó, bởi vì điều quan trọng nhất đối với nhạc sĩ sáng tác là giá trị của những tác phẩm. Việc cho các em nghe những tác phẩm nổi bật của họ là điều cần thiết nhất, giá trị hơn mọi lời giới thiệu hoặc phân tích. Để học sinh hiểu và đánh giá đúng vai trò của tác giả, việc lựa chọn tác phẩm cho các em nghe cần được tính toán cho phù hợp và hiệu quả. Ví dụ khi giới thiệu về Mozart, giáo viên không cần thiết phải cho học sinh nghe nhiều tác phẩm, các em chỉ nghe khoảng 2-3 sáng tác nổi bật (ví dụ đoạn trích trong các bản Hành khúc Thổ-nhĩ-kì, Waltz Favorit, Giao hưởng số 40) với thời lượng 5-7 phút là thích hợp.

Giáo viên sưu tầm và kể một vài mẩu chuyện về cuộc đời của nhạc sĩ cũng là một cách dạy học được nhiều giáo viên áp dụng. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng vì thời gian thường không đủ để giáo viên kể cho học sinh nghe những câu chuyện dài.

Một ví dụ khác về cách dạy bài giới thiệu về tác giả, nhạc sĩ Trần Hoàn:

- Giáo viên giới thiệu một vài bức ảnh về nhạc sĩ Trần Hoàn: chân dung nhạc sĩ, quê ông ở Quảng Trị, ảnh ông chụp cùng một số ca sĩ, nghệ sĩ…

- Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ Trần Hoàn trong sách giáo khoa.

- Giáo viên dùng phương pháp phát vấn:

Giáo viên: Hãy giới thiệu sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Trần Hoàn?

Học sinh: Tên thật của ông là Nguyễn Tăng Hích, ông sinh năm 1928 ở Quảng Trị, mất năm 2003 ở Hà Nội.

Giáo viên: Như vậy ông mất khi bao nhiêu tuổi?

Học sinh: Khi ông 75 tuổi.

Giáo viên: Ông từng được Nhà nước giao cho trọng trách gì?

Học sinh: Ông từng là Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin.

Giáo viên: Kể tên một số sáng tác âm nhạc của ông?

Học sinh: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Lời ru trên nương…

Giáo viên: Những sáng tác thành công nhất của ông là viết về đề tài nào?

Học sinh: Đề tài Bác Hồ, với các ca khúc như Giữa Mạc-tư-khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa…

Giáo viên: Nhà nước đã ghi nhận những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam như thế nào?

Học sinh: Ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật.

- Giáo viên minh họa về tác phẩm của nhạc sĩ Trần Hoàn:

+ Giáo viên đàn và hát một đoạn của bài Sơn nữ ca.

+ Theo các em, Sơn nữ ca nghĩa là gì?

+ Nội dung bài hát này nói về điều gì?

            Giáo viên tiếp tục minh họa một vài ca khúc khác của nhạc sĩ Trần Hoàn…

b) Giới thiệu tác phẩm

            Đây chỉ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ vì thế thời lượng dạy học sẽ ngắn gọn hơn so với phần giới thiệu tác giả. Cách giới thiệu về tác phẩm có thể thực hiện tương tự như với dạng bài nghe nhạc, gồm 4 bước: giới thiệu bản nhạc; nghe nhạc lần thứ nhất; trao đổi về bản nhạc; nghe nhạc lần thứ hai.

4. Phương pháp dạy nghe nhạc

Nghe nhạc là một kỹ năng quan trọng để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, vì thế hoạt động này được thực hiện khi dạy học tất cả các phân môn, từ Học hát, Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức đến Nhạc lí. Trong phân môn Âm nhạc thường thức, nghe nhạc là dạng bài độc lập ở lớp 1, 2, 3 và là một phần của dạng bài giới thiệu tác giả, tác phẩm ở những lớp tiếp theo.

Nghe nhạc là nghe một bài hát hoặc tác phẩm âm nhạc không lời. Hoạt động này nhằm bổ sung cho học sinh hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc và năng lực cảm thụ, giúp các em hình thành kỹ năng nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm. Nghe nhạc còn nhằm giáo dục cho học sinh thị hiếu âm nhạc lành mạnh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các em.

Giáo viên có thể cho học sinh nghe nhạc theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu bản nhạc

- Giáo viên giới thiệu khái quát về tên bản nhạc, tác giả.

- Giáo viên quy định thời gian nghe khoảng bao lâu.

Bước 2: Nghe nhạc lần thứ nhất

- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc.

- Học sinh nghe nhạc có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh...

Bước 3: Trao đổi về bản nhạc

- Học sinh nói cảm nhận của mình như: bản nhạc sổi nổi hay tha thiết, nhanh hay chậm, vui hay buồn, đã từng nghe, từng đàn hoặc hát…

- Giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu, ví dụ:

+ Em yêu thích nét nhạc nào trong bản nhạc, hình ảnh nào trong bài hát?

+ Giọng hát trong băng, đĩa nhạc là giọng nam hay nữ (nếu là bài hát)?

+ Hình thức trình bày là đơn ca, song ca hay tốp ca (nếu là bài hát)?

+ Diễn tả lại một nét nhạc nào đó (huýt sáo hoặc đọc bằng nguyên âm)?

- Giáo viên kết luận về nội dung, tính chất của bản nhạc. Giáo dục thái độ tập trung khi nghe nhạc hoặc khuyến khích học sinh thường xuyên tìm hiểu và nghe những bản nhạc hay.

Bước 4: Nghe nhạc lần thứ hai

- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc

- Học sinh lần thứ hai để cảm nhận sâu sắc hơn về bản nhạc, các em có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh diễn tả cảm nhận về bản nhạc, hát hòa theo…

            Lỗi cần tránh khi dạy nghe nhạc là giáo viên cho học sinh nghe bài hát rồi dạy các em bài hát đó. Giáo viên hướng dẫn các em tập hát từng câu, yêu cầu học sinh hát đúng giai điệu kết hợp gõ đệm hoặc vận động. Điều này là sai trọng tâm và không đúng mục tiêu, mục tiêu nghe nhạc chỉ để các em hiểu biết về bài hát chứ không phải hát đúng giai điệu bài hát đó.

5. Phương pháp dạy giới thiệu nhạc cụ

Môn Âm nhạc ở Tiểu học và THCS không dạy học sinh cách sử dụng nhạc cụ mà chỉ giới thiệu một số loại nhạc cụ của Việt Nam và thế giới, để các em có hiểu biết sơ lược về những phương tiện biểu diễn âm nhạc.

- Lớp 2 giới thiệu một vài nhạc cụ gõ dân tộc: thanh phách, mõ, song loan, sênh tiền.

- Lớp 3 giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc: bầu, nguyệt, tranh (thập lục).

- Lớp 4 giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc: nhị, tam, tứ, tì bà.

- Lớp 5 giới thiệu một vài nhạc cụ nước ngoài: clarinette, flute, saxophone, trompette.

- Lớp 6 giới thiệu về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến: sáo, bầu, tranh, nhị, nguyệt, trống.

- Lớp 7 giới thiệu về một vài nhạc cụ phương Tây: accordéon, guitare, piano, violon.

- Lớp 8 giới thiệu về một vài nhạc cụ dân tộc: cồng, chiêng, t’rưng, đàn đá.

Thời lượng dạy nội dung này khoảng 15-20 phút. Mục tiêu để học sinh biết về hình dáng, cấu tạo sơ lược, vai trò của nhạc cụ và được nghe âm sắc của nó. Giáo viên nên tiến hành theo các bước:

Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ.

- Sẽ rất tốt nếu giáo viên có nhạc cụ thật để giới thiệu với học sinh (với những loại phổ biến, dễ tìm kiếm). Nếu không có nhạc cụ thật, giáo viên nên sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, cấu tạo sơ lược hoặc đặc điểm của từng nhạc cụ.

- Giáo viên mô tả tư thế trình diễn nhạc cụ.

- Giáo viên giới thiệu vai trò của nhạc cụ, ví dụ hay biểu diễn ở dàn nhạc nào, thường đảm nhận vai trò độc tấu hay hoà tấu…

Bước 2: Nghe âm sắc

- Giáo viên dùng ngôn ngữ để mô tả về âm sắc của nhạc cụ.

- Giáo viên cho học sinh nghe âm sắc của nhạc cụ (nghe qua nhạc cụ thật, qua âm sắc đàn phím điện tử hoặc qua băng đĩa nhạc).

Giáo viên có thể kết hợp với nội dung trong các câu chuyện, bài thơ hoặc bài hát để nói về âm sắc các nhạc cụ. Ví dụ tiếng đàn được mô tả trong câu chuyện Thạch Sanh:

Đàn kêu tích tịch tình tang

Ai mang công chúa dưới hang lên trần.

Tiếng đàn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như nước suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

            Bài hát Cộc cách tùng cheng (Phan Trần Bảng) đã mô tả âm sắc của sênh, thanh la, mõ, trống:

Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách.

Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng.

Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc.

Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng.

Bài Một mùa xuân nhỏ nhỏ (Trần Hoàn) để nhắc đến sênh tiền:

Nước non ngàn dặm tình, nước non ngàn dặm mình, đất Huế nhịp phách tiền.

Bước 3: Củng cố

Có thể chọn một trong các cách sau.

- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh.

- Tổ chức trò chơi, ví dụ học sinh nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụ hoặc giáo viên mở băng đĩa âm sắc nhạc cụ nào, học sinh thể hiện tư thế trình diễn nhạc cụ đó.

- Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn có sự tham gia của nhạc cụ.

            Ngoài cách dạy trên, giáo viên có thể dạy kết hợp giữa bước 1 với bước 2. Theo cách này, giáo viên sẽ giới thiệu riêng từng loại nhạc nhạc cụ: tên, hình dáng, đặc điểm, tư thế biểu diễn rồi cho học sinh nghe âm sắc. Giới thiệu xong nhạc cụ này mới chuyển sang nhạc cụ khác.

            Để phát huy tính tích cực, năng lực tự học và khả năng làm việc theo nhóm, giáo viên có thể chia lớp thành một vài nhóm, giao cho mỗi nhóm giới thiệu một loại nhạc cụ. Tuy nhiên, cần hướng dẫn và tổ chức thật chặt chẽ mới đảm bảo về thời gian và hiệu quả. Ví dụ cách tổ chức cho học sinh lớp 8 giới thiệu về các nhạc cụ là cồng, chiêng, đàn t’rưng và đàn đá.

            Nhóm 1 giới thiệu về cồng, chiêng, nếu có nhạc cụ thật thì rất tốt, nếu không thì học sinh phải chuẩn bị tranh ảnh. Trong khoảng 4-5 phút các em cần giới thiệu được về chất liệu của cồng, chiêng, kích thước, cách sử dụng, vai trò, sau đó cho mọi người nghe âm thanh của cồng, chiêng.

            Tương tự như vậy, nhóm 2 sẽ giới thiệu về đàn t’rưng và nhóm 3 giới thiệu về đàn đá. Giáo viên đánh giá về kết quả công việc của từng nhóm rồi bổ sung thông tin cần thiết cho bài học thêm sinh động.

            Ví dụ cách giới thiệu nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh) ở lớp 3.



Thời

gian

Nội dung, hoạt động của giáo viên và học sinh
2’ Giáo viên cho học sinh xem đoạn video hòa tấu nhạc cụ dân tộc, rồi hỏi các em về tên bản nhạc, tên các loại nhạc cụ tham gia trình diễn.
1’ Giáo viên giới thiệu nội dung bài học: tìm hiểu về đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh. Sau đó giới thiệu vắn tắt về 3 cây đàn đã chuẩn bị trước.
1’ GV giao cho mỗi tổ giới thiệu về 1 trong 3 nhạc cụ. Sau đó giao nhạc cụ cho từng tổ, kèm theo bảng phụ để học sinh giới thiệu về: hình dáng, cấu tạo sơ lược, âm sắc và tư thế biểu diễn.
2’ Trước khi các tổ thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cho học sinh xem video có phần trình diễn của từng nhạc cụ, để các em biết về âm sắc và tư thế biểu diễn.
2’ Học sinh làm việc theo nhóm, viết vào bảng phụ những thông tin đã biết.
2’ Lần lượt từng nhóm lên trước lớp giới thiệu về một loại nhạc cụ, giáo viên bổ sung thêm thông tin hoặc nhận xét.
2’ Giáo viên tổ chức trò chơi, học sinh nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụ.
2’ Học sinh xem lại đoạn video hòa tấu nhạc cụ dân tộc lần nữa.

6. Phương pháp dạy kể chuyện âm nhạc

Kể chuyện âm nhạc là nội dung chỉ có ở Tiểu học, học sinh Tiểu học rất thích nghe kể chuyện và tham gia các trò chơi. Học Âm nhạc ở Tiểu học, mỗi năm các em được nghe 1-2 câu chuyện, đó là những câu chuyện âm nhạc của Việt Nam và các nước.

Kể chuyện âm nhạc nhằm bổ sung cho học sinh sự hiểu biết và cảm xúc âm nhạc, giúp các em nhận thức được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống. Học sinh nghe và có thể kể lại nội dung tóm tắt của câu chuyện. Kể chuyện còn phát triển tư duy, trí tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cho học sinh, dạy các em cách chăm chú lắng nghe mà không ngắt lời người khác.

Thời lượng thực hiện nội dung kể chuyện âm nhạc khoảng 15 phút. Phương pháp kể chuyện âm nhạc cũng giống như kể chuyện ở môn Tiếng Việt, chỉ khác ở chỗ học sinh được nghe nhạc, nhằm minh họa cho câu chuyện và phát triển thẩm mĩ âm nhạc.

Giáo viên có thể tiến hành kể chuyện theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu về câu chuyện

Giáo viên giới thiệu tên, xuất xứ hoặc khái quát về câu chuyện, có thể đưa ra các bức tranh trước khi bắt đầu câu chuyện, nhằm kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Ví dụ với câu chuyện Cá heo với âm nhạc, giáo viên hỏi: Hãy xem các bức tranh này, theo em, nội dung câu chuyện nói về điều gì?



Tranh 1

Đàn cá heo gặp nguy hiểm


  Câu hỏi: Đàn cá đang có biểu hiện gì?


 Tranh 2

Tàu phá băng đến cứu


  Câu hỏi: Con tàu có liên hệ gì với đàn cá?


Tranh 3

Đàn cá bơi theo con tàu



  Câu hỏi: Vì sao đàn cá đi theo con tàu?

Nếu không có tranh, giáo viên cũng có thể đặt một vài câu hỏi trước khi kể chuyện, như: Theo các em, câu chuyện này nói về điều gì? Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện? Trong truyện có nhân vật nào? Em nghĩ nhân vật đó như thế nào, sẽ làm gì?...

Bước 2: Giáo viên kể chuyện

            Đây là bước quan trọng nhất khi dạy nội dung này, những điều giáo viên cần lưu ý là:

- Nắm vững nội dung câu chuyện.

- Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, có cảm xúc.

- Biết thêm bớt tình tiết để câu chuyện trở nên sinh động, tự nhiên và hấp dẫn hơn.

- Biết sử dụng ánh mắt và cử chỉ để diễn đạt câu chuyện.

Để hấp dẫn học sinh và giúp các em có thể kể lại câu chuyện đã nghe, giáo viên nên chuẩn bị một vài bức tranh minh họa cho nội dung từng đoạn của câu chuyện. Giáo viên treo tranh lên bảng theo thứ tự, rồi dựa vào đó để kể chuyện. Học sinh theo dõi để ghi nhớ nội dung câu chuyện. Một số lưu ý về vẽ tranh minh hoạ: một câu chuyện dùng khoảng 4-5 bức là thích hợp; mỗi bức cần thể hiện được nội dung của từng đoạn; nên vẽ trên cùng khổ giấy, cùng chiều giấy, cùng màu sắc và cách vẽ.

Nếu không có tranh, giáo viên có thể kể chuyện rồi phát huy trí tưởng tượng của học sinh bằng cách yêu cầu các em vẽ một bức tranh minh họa (đơn giản) cho nội dung từng đoạn trong chuyện.

Khi đang kể chuyện, giáo viên có thể tạm dừng lại và đặt một vài câu hỏi, như: Theo các em, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Chuyện gì đang xảy ra trong bức tranh này? Tại sao nhân vật đó lại hành động như vậy? Nếu có điều kiện, có thể tổ chức cho các nhóm đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Bước 3: Củng cố

Cách thứ nhất, giáo viên đặt một vài câu hỏi, học sinh trả lời để khắc sâu nội dung câu chuyện. Ví dụ:

- Câu chuyện có thật hay tưởng tượng?

- Câu chuyện xảy ra ở đâu?

- Câu chuyện có những ai? Tại sao nhân vật lại hành động như vậy?

- Điều gì xảy ra ở phần đầu câu chuyện? Điều gì xảy ra tiếp theo? Điều gì xảy ra ở cuối câu chuyện?

- Em yêu thích nhân vật nào, không thích nhân vật nào?

- Tên câu chuyện là gì?

- Vai trò của âm nhạc trong câu chuyện?

- Cảm nhận của em về câu chuyện?

Cách thứ hai, giáo viên đưa ra các chi tiết, yêu cầu học sinh sắp xếp chúng theo trình tự câu chuyện. Ví dụ: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng.

- Beethoven chơi đàn trong tâm trạng xúc động.

- Beethoven sáng tác bản Sonata Ánh trăng.

- Beethoven nghe tiếng nhạc.

- Beethoven mời cha con người thợ giầy đi xem.

- Beethoven nhận ra cô gái bị mù.

- Beethoven gõ cửa và được mời vào nhà.

- Cha con người thợ giầy nhận ra Beethoven.

- Beethoven đi dạo trong đêm.

- Câu chuyện của cha con người thợ.

            Đáp án đúng sẽ là:

- Beethoven chơi đàn trong tâm trạng xúc động (6)

- Beethoven sáng tác bản Sô-nát Ánh trăng (9)

- Beethoven nghe tiếng nhạc (2)

- Beethoven mời cha con người thợ giầy đi xem (8)

- Beethoven nhận ra cô gái bị mù (5)

- Beethoven gõ cửa và được mời vào nhà (4)

- Cha con người thợ giầy nhận ra Beethoven (7)

- Beethoven đi dạo trong đêm (1)

- Câu chuyện của cha con người thợ (3)

Bước 4: Học sinh tập kể chuyện

            Học sinh có thể đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp, dựa vào tranh minh hoạ, kể từng đoạn (phần đầu, phần giữa, phần cuối) hoặc toàn bộ câu chuyện, các em cũng có thể dựa vào những chi tiết đã sắp xếp theo thứ tự để tập kể chuyện.

            Ngoài ra, tổ chức cho học sinh đóng kịch cũng là một cách dạy học sáng tạo. Giáo viên hoặc một em làm người dẫn truyện, còn phần đối thoại sẽ do các em khác thực hiện.

Bước 5: Giáo dục thái độ

- Dạy học sinh chăm chú lắng nghe mà không làm việc riêng, không ngắt lời người khác.

- Giáo viên nêu vai trò của âm nhạc trong câu chuyện.

- Liên hệ với thực tế để động viên học sinh cố gắng học âm nhạc.

Bước 6: Nghe nhạc

- Giáo viên giới thiệu một bản nhạc minh họa cho câu chuyện.

- Cho học sinh nghe đoạn trích.

Lưu ý giáo viên về sự khác nhau giữa kể chuyện ở lớp 1, 2, 3 và lớp 4, 5.

           Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt bởi vì ở lớp 1, 2, 3 chưa có sách giáo khoa nên học sinh chưa biết gì về câu chuyện sẽ nghe, trong khi ở lớp 4, 5 đã có sách và hầu như các em đều đã đọc và biết trước về câu chuyện đó. Vì vậy với lớp 1, 2, 3, giáo viên hoàn toàn có thể đọc diễn cảm câu chuyện trong sách giáo khoa cho học sinh nghe, nhưng ở lớp 4, 5, giáo viên cần nắm vững câu chuyện và kể lại sao cho sáng tạo, không nhất thiết phải truyền đạt đúng từng từ, mà giáo viên phải trở thành tác giả của câu chuyện, như thế mới tạo được sự hấp dẫn, thu hút được hứng thú của học sinh.

Với học sinh lớp 1, 2, 3, giáo viên có thể giới thiệu một vài bức tranh rồi đặt câu hỏi gợi trí tưởng tượng của các em trước khi kể. Hoạt động này tạo cho học sinh cảm giác thân thiện và tò mò. Khi kể hết một đoạn, giáo viên có thể vận dụng một số biện pháp để kích thích trí tưởng tượng và khả năng phán đoán của học sinh. Biện pháp thứ nhất là đặt câu hỏi: theo các em, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Biện pháp thứ hai, giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh thảo luận điều gì sẽ xảy ra. Biện pháp thứ ba, giáo viên đưa ra một số kiểu kết thúc câu chuyện, học sinh sẽ lựa chọn một kiểu kết thúc phù hợp.

            Nếu giáo viên thấy kỹ năng kể chuyện của mình chưa tốt, có thể chỉ định học sinh đọc từng đoạn trong câu chuyện hoặc mời các em xung phong kể câu chuyện đó.

Trên đây là các phương pháp, kỹ thuật gợi ý trong giảng dạy Âm nhạc Tiểu học và THCS được biên tập từ các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, các Hội thảo tập huấn về phương pháp dạy học Âm nhạc phổ thông. Việc vận dụng cần linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khả năng của học sinh để áp dụng hiệu quả, bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục Âm nhạc phổ thông.

----------------------------------------

Chia sẻ với bạn bè của bạn: