Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ

Tâm lý học trẻ em và giáo dục có quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau. Usinxki viết: “ Nếu muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước hết giáo dục phải hiểu biết con người về mọi mặt”. Người ta đã đưa ra một phép so sánh như sau: “Nếu từ đứa trẻ 5 tuổi đến người lớn, khoảng cách chỉ là một bước thì từ đứa trẻ sơ sinh đến đứa trẻ 5 tuổi là một khoảng dài kinh khủng”.

Gần đây công trình nghiên cứu trẻ em trước tuổi đến trường của Phó Tiến Sĩ Phạm Mai Chi – Viện nghiên cứu trẻ em khẳng định:

 “Sự phát triển trí tuệ của con người đạt được ở giai đoạn bào thai đến 4 tuổi là 50%, từ 4-8 tuổi đạt được 30% và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần”.

Điều đó để nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tiền học đường ( tức là giáo dục Mầm non) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đứa trẻ.

Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

+Sự thành đạt của trẻ ở lứa tuổi này nó có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển suốt đời của trẻ. +Do đó giáo dục Mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người.

Trẻ dưới 5 tuổi – lứa tuổi được coi là thời kỳ “vàng”, cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng. “Thời kỳ vàng ngọc của cuộc đời”

Bởi vậy, các nhà trẻ, trường mẫu giáo cần được tổ chức sao cho gần giống cuộc sống gia đình, ở đó Ngôi trường là nhà, cô giáo là mẹ, các cháu là con

1. Đặc điểm phát triển của trẻ sơ sinh (0 – 2 tháng)

2. Đặc điểm phát triển của trẻ hài nhi ( 2 – 15 tháng)

3. Đặc điểm phát triển của trẻ nhà trẻ (ấu nhi) ( từ 15 tháng đến 36 tháng)

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHÀ TRẺ (ẤU NHI) ( TỪ 15 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG)

I. Sự phát triển hoạt động của trẻ em tuổi nhà trẻ:

1. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo:

a. Tuổi nhà trẻ, mối quan hệ của trẻ với đồ vật có chức năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng, với sự hướng dẫn của người lớn trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật và ngày càng giống với cách sử dụng đồ vật của người lớn-gọi là hoạt động với đồ vật(hoạt động có đối tượng).

b. Hoạt động chủ đạo của tuổi này là hoạt động có đối tượng vì nhờ nó các chức năng của đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ và đồ vật trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ khám phá tìm tòi,nhờ đó tâm lý trẻ phát triển mạnh đặc biệt phát triển trí tuệ.

c. Điều quan trọng khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật trẻ lĩnh hội những qui tắc hành vi trong xã hội.Đồ chơi đối với trẻ rất cần thiết giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng,tuy nhiên người lớn cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc vật thật và đồ chơi có nhiều thao tác nhằm kích thích trẻ hành động

(2) Các loại hành động với đồ vật:

Sự tiếp xúc thế giới xung quanh càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật càng phong phú,trong đó những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành động công cụ là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ.

a. Hành động công cụ:

+ Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác.

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ

+ Trẻ mới chỉ học cách sử dụng một số công cụ sơ đẳng nhất định như thìa,cốc, bút nhưng vẫn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý vì những công cụ đó đã có những đặc điểm chung của mọi công cụ: cách thức dùng chúng do xã hội qui định và cấu tạo của công cụ do phương thức sử dụng qui định.

Bố càng gần gũi, trẻ càng thông minh. Muốn có một đứa con thông minh, câu trả lời thật đơn giản: Cha hãy dành nhiều thời gian chăm sóc và gần gũi con hơn. Đại học hoàng gia London đứng đầu. Các nhà khoa học đã phân tích sự tương tác của 128 người cha với những đứa con 3 tháng đến  2 tuổi, trẻ tiếp tục được đánh giá thông qua chỉ số phát triển trí tuệ.

+Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay với đồ vật mà trẻ cần tác động tới và sự tác động đó diễn ra tuỳ thuộc vào cấu tạo của công cụ.Ví dụ: dùng thìa xúc cơm khác xa dùng tay bốc cơm cho vào miệng.

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ

+Vì vậy việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của bàn tay,làm cho bàn tay phục tùng cấu tạo của công cụ, nếu trẻ biết chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới.Vì vậy cần sự hướng dẫn có hệ thống của người lớn.

+Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay với đồ vật mà trẻ cần tác động tới và sự tác động đó diễn ra tuỳ thuộc vào cấu tạo của công cụ.Ví dụ: dùng thìa xúc cơm khác xa dùng tay bốc cơm cho vào miệng.

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ
+Vì vậy việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của bàn tay,làm cho bàn tay phục tùng cấu tạo của công cụ, nếu trẻ biết chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới.Vì vậy cần sự hướng dẫn có hệ thống của người lớn.

+Hành động công cụ mà trẻ nắm được chưa hoàn toàn thành thạo,còn phải tiếp tục. Song quan trọng trẻ nắm được chính nguyên tắc của việc sử dụng công cụ(nguyên tắc hoạt động cơ bản của con người).

b.Hành động thiết lập các mối tương quan.

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ
Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng vào những mối tương quan nhất định trong không gian.

+ Ở tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu thực hiện hành động với đồ vật như tháo, lắp nhưng trẻ chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, chưa biết chọn đồ vật theo hình dáng, kích thước…

+ Đến tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết tính đến các thuộc tính của đối tượng trong mối tương quan của đồ vật. Chính kết quả thu được do đó cần phải được sự giúp đỡ của người lớn như làm mẫu, giúp trẻ thực hiện hành động…

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ

+ Sự lĩnh hội những hành động thiết lập mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của người lớn nhờ đó các chức năng tâm lý: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy trực quan hành động phát triển.

(3) Đi theo tư thế thẳng đứng – Hình thái vận động đặc trưng của con người

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ
+ Cuối tuổi hài nhi, một số trẻ đã bắt đầu đi chập chững. Đi là hình thái vận động đặc trưng của con người, không có sẵn trong chương trình di truyền. Việc điều khiển các cử động đi vẫn chưa được hình thành, vì thế đứa trẻ luôn luôn bị mất thăng bằng.

 Người lớn cần dìu dắt trẻ đi từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước từ đó trẻ cảm thấy thích đi, không chán nản mặc dù bị ngã lên ngã xuống. Dần dần động tác đi lấn át động tác bò và trở thành phương thức cơ bản để di chuyển.

+ Động tác đi ngày càng tiến bộ, trẻ đã làm chủ được thân thể của mình, bước đi của trẻ mạnh dạn hơn, vận động được thực hiện và không gây căng thẳng nữa.

+Trẻ không những đi mà còn chạy vì chạy dễ lấy thăng bằng hơn đi, do đó người lớn cần tập cho trẻ những động tác khéo léo, linh hoạt.

+ Đây là bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học và là một bước quan trọng trong việc xã hội hoá đứa trẻ.

+ 10 bước cơ bản giúp trẻ nhanh biết đi

  • Trẻ được giao tiếp tự do và độc lập với thế giới bên ngoài, phát triển những khả năng định hướng trong không gian.
  • Trẻ có thể khám phá thế giới đồ vật phong phú hơn và hành động với đồ vật nhiều hơn, tiếp thu nhiều kinh nghiệm, nắm những kỹ năng sử dụng đồ vật; trẻ giao tiếp với nhiều người xung quanh giúp phát triển nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ.
  • Trẻ biết đi là một bước trưởng thành về sinh học và mặt xã hội với tư cách là một con người thực sự, có tính độc lập trong việc chiếm lĩnh thế giới đồ vật và giao tiếp với những người xung quanh.

II. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ TUỔI NHÀ TRẺ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT:

(1)Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ:

+ Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

+ Các biểu tượng đó tạo cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Ngôn ngữ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói.

+ Ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hai hướng chính: Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của đứa trẻ.

a. Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ thường gặp những tình huống cụ thể trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời nhau. Vì vậy trẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ vật riêng, hành động riêng mà chỉ có thể lĩnh hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy.

Ví dụ: Trẻ chỉ hiểu lời nói “đánh trống” khi thấy một người đang đánh trống.

+Để giúp trẻ nhanh chóng hiểu được lời nói, người lớn phải kết hợp lời nói với những tình huống cụ thể, trong đó các hành động với đồ vật được thực hiện.

+Sự kết hợp này lặp đi lặp lại nhiều lần giúp trẻ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa, người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động của trẻ và sự phục tùng của trẻ đối với lời chỉ của người lớn ngày càng vững chắc hơn.

Ở trẻ ba tuổi, trẻ có khả năng hiểu lời nói tách khỏi tình huống cụ thể,thì việc chỉ dẫn của người lớn mới bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau. Sự thông hiểu lời nói của người lớn được biến đổi về chất, trẻ hiểu những từ riêng biệt và có thể thực hiện hành động với đồ vật theo sự hướng dẫn của người lớn, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới.

b. Hình thành ngôn ngữ tích cực (nói)

+Hoạt động với đồ vật của trẻ càng phong phú thì giao tiếp với người lớn càng được mở rộng thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ và kích thích trẻ nói, đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ.

+Trẻ luôn đòi hỏi biết tên đồ vật và cố gắng nói để hỏi tên đồ vật đó, khi gọi đứng tên đồ vật hiện tượng xung quanh trẻ rất thích thú, vốn từ được mở rộng và phát âm ngày chính xác hơn .

+Ở tuổi này, trẻ nói còn lệch âm, vốn từ ít, chưa nắm vững ngữ pháp ( hiện tượng nói ngược). Đến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ phát triển các hình thức ngữ pháp, trẻ nói được câu phức tạp. 

Ngôn ngữ đã trở thành một phương tiện giao tiếp, phát triển các chức năng tâm lý.

(2) Phát triển trí tuệ của tuổi nhà trẻ:

Cuối tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vật xung quanh nắm được các mối quan hệ đơn giản nhất giữa những đồ vật. Cuối tuổi nhà trẻ, do nắm vững hoạt động với đồ vật và mở rộng giao tiếp ngôn ngữ tạo điều kiện phát triển trí tuệ. Những dạng hành động tri giác, tư duy đang hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ.

a. Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc tính của các đồ vật.

+ Tuổi ấu nhi, tri giác còn sơ sài, trẻ mới chỉ nhận được các dấu hiệu nào đó của đồ vật, có tính chất ngẫu nhiên bề ngoài.

+Tri giác trẻ được đầy đủ dần nhờ trẻ nắm được hoạt động với đồ vật, lĩnh hội phương thức sử dụng và tri giác kích thước hình dáng của nó, trẻ lựa chọn liên kết các đối tượng cho phù hợp với hình dáng, độ lớn, màu sắc, vị trí của chúng trong không gian.

+Đó là những hành động định hướng bên ngoài,tạo tiền đề thiết lập những hành động định hướng bên trong sau này.

+ Trẻ cần được sự hướng dẫn của người lớn,giúp trẻ sử dụng các đồ chơi có các thao tác tháo lắp các bộ phận để trẻ so sánh lựa chọn phù hợp, hình thành những hành động định hướng bên ngoài nhằm tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng .

+ Dần dần kiểu tri giác mới hình thành, trẻ dùng mắt để lựa chọn đối tượng phù hợp hành động, đó là hành động bằng mắt được phát triển mạnh tuổi lên 3.

+ Hành động định hướng bằng mắt giúp trẻ tích luỹ nhiều biểu tượng về các đối tượng và so sánh các vật khác. Cần cho trẻ làm quen với tính đa dạng của đồ vật như phân biệt màu,các hình…

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ
+ Tri giác bằng tai phát triển, trẻ tri giác mối quan hệ giữa các âm thanh theo độ cao, cần giúp trẻ bằng các bài hát đơn giản, hấp dẫn và chỉ cho trẻ phân biệt những âm thanh có độ cao khác nhau phát ra từ những đối tượng quen thuộc, như con gà gáy “ò ó o” hay con vịt kêu “cạc cạc cạc”

b. Phát triển tư duy của tuổi nhà trẻ:

+Đến tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết xác lập các mối quan hệ chưa có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ như lấy gậy khều quả bóng rơi vào gầm bàn .

+Người lớn cần đưa ra những mẫu hành động cho trẻ bắt chước, trẻ còn biết xác lập những mối liên hệ mới giữa các đối tượng nhờ việc thử thực tế với những hành động bằng tay, gọi là tư duy trực quan – hành động nhờ đó tâm lý bên trong như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng hình thành.

+Cuối tuổi nhà trẻ bắt đầu xuất hiện hành động tư duy được thực hiện trong óc (tư duy trực quan – hình tượng) như lấy vật trên cao trẻ có thể dự đoán là dùng que để khều.

+Trong sự hợp nhất trong óc những đồ vật ,hành động có những dấu hiệu bề ngoài giống nhau, việc lĩnh hội các từ giữ vai trò quan trọng vì ý nghĩa của từ mà người lớn dạy cho trẻ được dùng với ý nghĩa khái quát như từ đồng hồ chỉ các loại đồng hồ.

+ Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ gắn liền với hoạt động với đồ vật, quan trọng là việc thực hiện những hành động công cụ.

III. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH:

(1)Sự hình thành thế giới nội tâm:

+Trẻ lên 2 tuổi đã có thể hành động dưới ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp bên ngoài và của những mô hình được giữ lại trong trí nhớ làm cho thế giới nội tâm được hình thành

+Trí nhớ lúc này giúp trẻ tìm thấy vị trí của mình trong thế giới đồ vật và những người xung quanh,trẻ bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại ,tương lai. Trẻ bắt đầu hình thành một cấu tạo tâm lý bên trong có tác dụng chi phối hành vi của nó tức là xuất hiện động cơ,trẻ hành động chưa có động cơ rõ ràng

+Thế giới nội tâm qui định thái độ riêng của trẻ khi tiếp nhận tác động bên ngoài và tác động giáo dục của người lớn.Trẻ tiếp nhận tác động đó tuỳ theo tác động đó đáp ứng các nhu cầu, hứng thú đã hình thành ở trẻ từ trước.Về sau trẻ mới hình thành những đặc điểm tâm lý giúp trẻ phối hợp các loại động cơ với nhau, làm cho động cơ này phục tùng động cơ khác.

+Một đặc điểm nổi bật trong hành vi của trẻ là hành động bộc phát do ảnh hưởng của tình cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàn cảnh trực tiếp vì thế hành vi của trẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.

+Tuổi hài nhi trẻ bắt đầu có tình yêu đối với những người gần gũi, đến tuổi nhà trẻ tình yêu đó có thêm hình thái mới ,trẻ mong được khen ngợi và sợ khi người lớn tỏ ra không bằng lòng, trẻ bộc lộ thiện cảm bằng cách dỗ dành chia sẻ đồ chơi cho bạn.

+ Lời khen của người lớn giúp hình thành tình cảm tự hào của trẻ nhờ đó trẻ luôn cố gắng làm việc tốt, trẻ còn xuất hiện tình cảm xấu hổ, cần giáo dục tốt giúp tình cảm trẻ phát triển

(2) Sự xuất hiện tự ý thức của tuổi nhà trẻ:

+Điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được mình , trẻ nhận ra cái “tôi”như khi xưng hô .

+Trẻ nhận ra tên gọi của mình là gắn liền với bản thân như một nhân cách.Trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật ,có thói quen tự phục vụ trong trường hợp đơn giản ý thức này bộc lộ khi trẻ biết bắt đầu nói đến mình theo ngôi thứ nhất như “con” ,”cháu”, “em”…

+Hoạt động của trẻ hướng tới thế giới bên ngoài và hướng tới bản thân mình, bắt đầu tự nhận thức hành động với đồ vật và chú ý sự thay đổi mà trẻ tạo ra như tắt bật đèn, nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ quan hệ của trẻ càng được mở rộng giúp trẻ nhận ra mình là một chủ thể.

+Trẻ tự tìm hiểu cơ thể mình mang lại cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm để hình thành sự tự ý thức.

+Trẻ biết tự nhận xét mình nghe theo lời của người lớn và sau đó tự liên hệ mình với các nhân vật trong truyện, cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của mình

+Mong muốn được khen trở thành nhu cầu và cố gắng để đạt được nhờ đó trẻ có thể bỏ tính xấu học tính tốt, khả năng này còn hạn chế, người lớn cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao.

+Trẻ được giáo dục tốt luôn muốn trở thành bé ngoan dẫn đến sự phát triển lòng tự trọng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp.

+Trẻ còn muốn hiểu về bản thân trong quá khứ và mong muốn trong tương lai, cần dạy trẻ biết liên hệ hành vi đã có, hiện có và sẽ có là phương hướng quan trọng giúp trẻ phát triển về mặt xã hội

(3)Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên 3

+Khi trẻ tách mình ra khỏi người khác và có ý thức về những khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ đối với người lớn.

 +Trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn làm những việc như người lớn làm, được độc lập và tự chủ. Mặc dầu trẻ thường hay nói rằng khi lớn lên sẽ làm cái này cái nọ nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ chịu chờ đến khi lớn lên. Thực tế là trẻ muốn trở thành người lớn ngay tức khắc.

+Điều này thể hiện nguyện vọng độc lập. Trẻ thường tuyên bố “để tự con…”. Trẻ tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo. Quan sát bé gái sau khi tắm, bà đưa quần áo mặc cho bé, bé bảo “đưa cháu tự mặc cho” bà không cho cứ bắt bé để bà mặc vào.

+Bé nằm lăn ra đất gào khóc “ai bảo bà không để cháu mặc”. Dỗ mãi không nín, bà đành bảo ‘thôi cháu cởi ra mặc lại đi, bà mặc xấu…”. Bé liền thôi khóc và cởi áo ra rồi mặc lại.

+Như vậy, nhu cầu muốn hành động độc lập là rất lớn, thậm chí lấn át nhiều nhu cầu khác cũng khá mạnh nơi trẻ.

+Cùng với tính độc lập, ở trẻ lên 3 lại xuất hiện tính bướng bỉnh. trẻ không những tỏ ra bướng bỉnh với người lớn, trẻ còn làm những việc người lớn cấm. Chỉ để tỏ tính độc lập của mình. Bé trai được mẹ gọi vào bếp ăn cơm. Nó nghe và đứng không động đậy, mẹ kéo tay vào nó giật ra và hét “để con vào lấy” rồi chạy lại chỗ đứng lúc nãy, rồi tự mình đi vào bếp.

+Trẻ thường tỏ ra bướng bỉnh và tiêu cực với những người lớn cứ hay chăm sóc và làm thay cho chúng.

+Trẻ thường không lượng được sức mình, không những muốn bằng người lớn mà còn muốn tự mình làm được như người lớn. Cái gì trẻ cũng lanh chanh đòi làm, không muốn ai giúp nhưng rút cuộc không làm được việc gì ra hồn, động đến cái gì vỡ cái đó…và dĩ nhiên không cha mẹ nào có thể thoả mãn được ý muốn của trẻ.

+Vì thế, xảy ra sự khủng hoảng của tuổi lên ba. Ở tuổi này, người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ, thường vấp phải tính bướng bỉnh ngang ngạnh của trẻ: Trẻ đòi tự làm, muốn làm, bị ngăn cấm và trẻ tỏ ra hỗn láo, chống đối, la khóc, giận hờn, nói dối, ích kỷ…

+Bé trai lên ba lấy lọ mực ra chấm vào que viết, mực đổ tung tóe – bố hỏi “ai làm vỡ lọ mực” – “nó tự vỡ”, “sao nó tự vỡ” – “con không biết”.

+Bé gái không chịu đi nhà trẻ bèn nói với mẹ “cô giáo đánh con, con không đi” bé gào khóc chống lại mẹ khi mẹ bảo đến nhà trẻ.

+Ở nhà trẻ các bé lên 3 tuổi thường hay giành giật đồ chơi của nhau, cãi nhau rồi lại thân nhau, rồi lại cãi nhau, thậm chí đánh nhau.

+Đối với những trẻ đang ở vào tình trạng khủng hoảng. Người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính bướng bỉnh và ngang ngạnh của nó.

+Nếu người lớn phát hiện kịp thời những khả năng mới của bé và thoả mãn nhu cầu của trẻ muốn có những hình thức hoạt động mới và những quan hệ mới với người lớn, thì thời kỳ khó khăn này sẽ rút ngắn và vượt qua một cách thuận lợi.

Cuộc khủng hoảng của tuổi lên 3 là một hiện tượng tạm thời có tính chất chuyển tiếp. Nhưng bước phát triển mới gắn liền với nó sự tách rời bản thân khỏi người khác và sự so sánh bản thân với người khác là một bước quan trọng trong sự phát triển tâm lý, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách của trẻ ở giai đoạn tiếp theo

Tóm lại: “Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ”. 

Các mặt phát triển của trẻ nhà trẻ
Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột. Do đó, khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn.

HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT LÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO CỦA TRẺ ẤU NHI?

– HĐCĐ là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong qúa trình tâm lí và trong cả đặc điểm tâm lí của nhân cách trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó.

– Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi ấu nhi  + Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ. Và trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá từ đó nắm được chức năng của đồ vật, biết được phương thức và hành động với đồ vật theo kiểu người. Chính vì vậy mà quá trình tâm lí của trẻ phát triển đặc biệt là trí tuệ.. + Khi trẻ lĩnh hội được cách sử dụng đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày thì đồng nghĩa trẻ cũng lĩnh hội được các hành vi, quy tắc trong xã hội.

+ Trẻ nắm được phương thức sử dụng đồ vật là 1 bước Phát triển quan trọng trong quá trình học làm người của trẻ.

+ HĐ với đồ vật thúc đẩy tính tích cực hoạt động của trẻ.

+ Trong giai đoạn này trẻ luôn muốn khám phá và tìm hiểu xem phải hành động với đồ vật như thế nào, nhưng trẻ không thể lấy đồ dùng của người lớn ra để làm đồ chơi, vì vật đồ chơi ra đời. đồ chơi đối với trẻ trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.

Kết Luận Sư Phạm: Người lớn cần mua nhiều đồ chơi và hướng dẫn cách sử dụng để trẻ có thể nắm được cách sử dụng, chức năng…từ đó phát triển tâm lí cho trẻ.