Các bài tập hóa học lớp 8 nâng cao năm 2024

Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8 là tài liệu vô cùng bổ ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn cùng tham khảo.

Đây là tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi dành cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo nhằm luyện tập và củng cố lại kiến thức môn Hóa học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải 40 bài tập nâng cao Hóa học tại đây.

Bài tập nâng cao lớp 8 môn Hóa học

Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:

- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.

- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.

Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?

Bài 2: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

  1. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
  1. Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.

Bài 3: Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.

  1. Tính tỷ lệ .
  1. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.

Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

  1. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
  1. Tính hiệu suất phản ứng.
  1. Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng(II) oxit trên ở đktc.

Bài 5. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích dung dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 M ?

Bài 6. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4 . Hãy xác định kim loại R?

Bài 7. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam . Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M

  1. Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết ?
  1. Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không?
  1. Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO?

Bài 8.

Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc).

  1. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
  1. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 9.

  1. Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.

Cho 2,4 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2(ở đktc). Xác định kim loại.

Bài 10

Cho 22,4 g sắt vào một dung dịch chứa 18,25 g axit clohiđric (HCl) tạo thành sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2)

a.Lập phương trình hoá học của phản ứng trên?

b.Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu?

c.Tính thể tích của khí hiđro thu được (đktc)

Bài 11.

Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

  1. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b.Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.

Bài 12.

  1. Một nguyên tử R có tổng số hạt p,n,e là 115. Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Hãy xác định tên nguyên tử R?
  1. Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O2và N2để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75?

Bài 13.

Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hoà tan:

1/ 39g Kali vào 362g nước.

2/ 200g SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (d = 1,12g/ml).

Bài 14.

Trung hoà 100 ml dd NaOH cần 15 ml dd HNO3 có nồng độ 60%, khối lượng riêng 1,4 g/ml.

1/ Tính nồng độ M của dd NaOH ban đầu.

2/ Nếu trung hoà lượng dd NaOH nói trên bằng dd H2SO4 có nồng độ 49% thì cần bao nhiêu gam dd H2SO4?

Bài 15.

Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M.

1/ Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết?

2/ Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không?

3/ Trong trường hợp (1) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO?

Bài viết Dung dịch lớp 8 cơ bản, nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Dung dịch lớp 8 cơ bản, nâng cao.

Bài tập Dung dịch lớp 8 cơ bản, nâng cao có lời giải

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

Một số lý thuyết cần nắm vững để làm được các bài tập lý thuyết về dung dịch:

1. Dung dịch, dung môi, chất tan

- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi.

- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

Ví dụ: Hòa tan muối ăn vào nước thì:

- Muối ăn là chất tan

- Nước là dung môi.

- Hỗn hợp nước và muối gọi là dung dịch.

2. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa

- Ở một nhiệt độ nhất định:

+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.

+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Ví dụ: Hòa tan đường vào nước:

+ Ở giai đoạn đầu: đường tan trong nước ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường ⇒ dung dịch chưa bão hòa.

+ Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi đường thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm được nữa ⇒ dung dịch bão hòa.

3. Biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi

  1. Khuấy dung dịch:

- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

  1. Đun nóng dung dịch:

- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

  1. Nghiền nhỏ chất rắn:

- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước, kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Em hãy mô tả thí nghiệm chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn biện pháp: đun nóng dung dịch.

Lời giải:

Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước nóng, đường sẽ tan mạnh hơn so với cho vào cốc nước lạnh vì ở nhiệt độ càng cao, phân tử nước chuyển động càng mạnh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.

Ví dụ 2: Em hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi từ một dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

Lời giải:

Thí nghiệm: cho thêm vào ống nghiệm một lượng muối ăn đến khi dung dịch không hòa tan thêm được muối ăn nữa, ta được dung dịch muối ăn bão hòa.

Ví dụ 3: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước?

Lời giải:

300 gam nước có thể hòa tan tối đa 3.200 = 600 gam đường nên lấy 600 gam đường sẽ thu được dung dịch bão hòa.

Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước, khối lượng đường có thể lấy là dưới 600 gam.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây đúng về dung dịch:

  1. Dung dịch là hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.
  1. Dung dịch là hợp chất gồm dung môi và chất tan.
  1. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan.
  1. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Lời giải:

Đáp án D

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan

Câu 2: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì?

  1. Dung môi
  1. Chất tan
  1. Chất bão hòa
  1. Chất bảo quản

Lời giải:

Đáp án A

Khi đó xăng đóng vai trò là dung môi.

Câu 3: Khi hòa tan đường trong cốc nước thì đường đóng vai trò gì?

  1. Dung môi
  1. Chất tan
  1. Chất bão hòa
  1. Chất chưa bão hòa

Lời giải:

Đáp án B

Khi hòa tan đường trong cốc nước thì đường đóng vai trò chất tan

Câu 4: Chất tan có thể tồn tại ở dạng nào?

  1. Chất rắn
  1. Chất lỏng
  1. Chất hơi
  1. Chất rắn, lỏng, khí

Lời giải:

Đáp án D

Chất tan có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí

Ví dụ: muối ăn tan trong nước, dầu ăn tan trong xăng, khí oxi tan trong nước.

Câu 5: Nhận định nào sau đây sai:

  1. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
  1. Nước là dung môi của muối ăn
  1. Nước là dung môi của dầu ăn
  1. Chất tan là chất bị tan trong dung môi

Lời giải:

Đáp án C

Vì dầu ăn không tan được trong nước.

Câu 6: Dung dịch chưa bão hòa là:

  1. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
  1. Tỉ lệ 2 : 1 giữa chất tan và dung môi.
  1. Tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.
  1. Làm quỳ tím hóa đỏ.

Lời giải:

Đáp án A

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Câu 7: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là:

  1. Dung môi
  1. Dung dịch bão hòa
  1. Dung dịch chưa bão hòa
  1. Cả A và B

Lời giải:

Đáp án B

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch bão hòa.

Câu 8: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?

  1. Khuấy dung dịch.
  1. Đun nóng dung dịch.
  1. Nghiền nhỏ chất rắn.
  1. Cả ba cách đều được.

Lời giải:

Đáp án D

Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn thì ta có thể:

- Khuấy dung dịch

- Đun nóng dung dịch

- Nghiền nhỏ chất rắn

Câu 9: Đun nóng dung dịch có thể làm chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì:

  1. Làm mềm chất rắn.
  1. Có áp suất cao.
  1. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.
  1. Do nhiệt độ cao các chất rắn dễ nóng chảy hơn.

Lời giải:

Đáp án C

Đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì: Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.

Câu 10: Hai chất không thể nào sau đây hòa tan với nhau tạo thành dung dịch:

  1. Nước và đường
  1. Xăng và dầu ăn
  1. Muối ăn và nước
  1. Dầu ăn và cát

Lời giải:

Đáp án D

Dầu ăn và cát không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

  • Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải
  • Cách xác định độ tan của một chất trong nước (cực hay, có lời giải)
  • Công thức, cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch (cực hay, có lời giải)
  • Công thức, cách tính nồng độ mol của dung dịch (cực hay, có lời giải)
  • Bài tập pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước (cực hay, có lời giải)
  • Các bài tập hóa học lớp 8 nâng cao năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Các bài tập hóa học lớp 8 nâng cao năm 2024

Các bài tập hóa học lớp 8 nâng cao năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.