Bộ giáo dục và đào tạo tiếng hàn

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9.2.2021.

Trong quyết định này, môn tiếng Hàn và tiếng Đức được Bộ GD-ĐT xác định là ngoại ngữ 1.

Tuy nhiên, trong phần "đặc điểm môn học" viết: "Môn tiếng Hàn - ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".

Điều này khiến một số người hiểu rằng môn tiếng Hàn sẽ trở thành môn học ngoại ngữ bắt buộc chứ không phải tiếng Anh như hiện nay; cũng có ý kiến lo lắng rằng kể cả học sinh không có nhu cầu học tiếng Hàn cũng sẽ phải học ngoại ngữ này như một môn học bắt buộc.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học [Bộ GD-ĐT], cho hay  đây là quyết định về việc thí điểm tiếng Hàn trở thành một trong những ngoại ngữ 1. Còn chương trình tiếng Hàn, ngoại ngữ 2 thì đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước đây.

Với từ “bắt buộc”, ông Thành cho hay không có nghĩa tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để giải nghĩa cho cụm “ngoại ngữ 1”. Theo đó, nếu trường phổ thông nào đó có đủ điều kiện dạy tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 và học sinh tự nguyện lựa chọn tiếng Hàn thay cho tiếng Anh để học, thì khi đó tiếng Hàn sẽ là môn học bắt buộc.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là Ngoại ngữ 1. “Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn”, ông Thành giải thích thêm.

Tin liên quan

Tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành ngoại ngữ 1, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12

Ngày 9/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông, dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp]. Các kĩ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể theo các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông.

Điều này nhằm giúp học sinh đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo], cụ thể chương trình có tổng thời lượng là 1.155 tiết [mỗi tiết 45 phút] được chia thành ba giai đoạn. Thời lượng dành cho giai đoạn 1 [Tiểu học] là 420 tiết, giai đoạn 2 [Trung học cơ sở] là 420 tiết và dành cho giai đoạn 3 [Trung học phổ thông] là 315 tiết.

Học sinh kết thúc Tiểu học [lớp 3, 4, 5] đạt bậc 1 [tương đương A1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ/ CEFR], học sinh kết thúc Trung học cơ sở [lớp 6, 7, 8, 9] đạt bậc 2 [tương đương A2 theo CEFR], học sinh kết thúc Trung học phổ thông [lớp 10, 11, 12] đạt bậc 3 [tương đương B1 theo CEFR].

Bộ Giáo dục & Đào tạo quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức cho học sinh từ lớp 3.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng xác định Tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp] được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.

Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Cụ thể, học sinh kết thúc lớp 6 đạt Bậc 1, kết thúc cấp THCS [lớp 9] đạt Bậc 2 và kết thúc cấp THPT [lớp 12] đạt Bậc 3. Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết [mỗi tiết 45 phút] bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu lý do thí điểm

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc [gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Nhật]; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn [trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn].

Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu. Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông Việt Nam.

Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện này, để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.

Thí điểm dạy Tiếng Hàn và Tiếng Đức từ lớp 3 đến lớp 12

Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, ...

Theo đó, ngày 9/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.

Nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh là chủ trương thiết thực và cần thiết, bởi giáo viên được đào tạo theo chuẩn IELTS sẽ nâng cao kỹ năng nghe, nói, đặc biệt là cách phát âm chuẩn, từ đó sẽ dạy học sinh chuẩn hơn [Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN]

Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT. Việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc [gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật]; Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn [trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn].

Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn, các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là Ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh. Từ các nhu cầu thực tế nói trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là Ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song Ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD&ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu.

Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Cộng hoà Liên bangĐức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông Việt Nam.

Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT sẽ giám sát quá trình thực hiện này, để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học. Sau thời gian dạy thí điểm là Ngoại ngữ 1, Bộ GD&ĐT sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT và thực hiện bình đẳng như các môn Ngoại ngữ 1 khác.

Câu chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thí điểm dạy tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 cho học sinh từ lớp 3 đã thu hút nhiều sự chú ý quan tâm của dư luận

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Lê Huy Khoa, Hiệu trưởng trường Hàn ngữ Việt-Hàn Katana, Trợ lý ngôn ngữ của huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam Park Hang Seo về vấn đề này.

Thạc sĩ Lê Huy Khoa cho rằng, việc đưa thêm tiếng Hàn thành “ngoại ngữ 1” là hợp lý nếu nhìn ở phương diện tính cần thiết. Việc học một ngoại ngữ cũng như trang bị một công cụ để làm việc.

Thạc sĩ Lê Huy Khoa, Hiệu trưởng trường Hàn ngữ Việt - Hàn Katana, trợ lý ngôn ngữ của huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam Park Hang Seo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Đại đa số người Việt học tiếng Hàn đều có một trong các mục đích như sau: đi làm ở công ty Hàn Quốc, du học Hàn Quốc, làm ăn với Hàn Quốc, định cư, lao động tại Hàn Quốc,…

Hàn Quốc là đối tác chiến lược của Việt Nam. Hàn Quốc đang là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, với khoảng 9000 doanh nghiệp đang đầu tư, 200 ngàn người dân Hàn Quốc đang sinh sống tại Việt Nam. Hàn Quốc là đối tác thương mại rất lớn của Việt Nam. Hàn Quốc là nền kinh tế thứ 11 trên thế giới, có rất nhiều điểm tương đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc về văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ cũng có nhiều điểm tương đồng vì có nhiều âm Hán Việt, việc học tiếng Hàn cũng có nhiều thuận lợi.

Bên cạnh đó, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có thí điểm hay không thì sự thật là nhu cầu học tiếng Hàn vẫn tồn tại từ lâu.

Chúng ta có 28 trường đại học đang đào tạo khoảng gần 1600 ngàn sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn, chưa kể hàng trăm trung tâm tiếng Hàn đang đào tạo hàng chục ngàn người học tiếng Hàn, hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam mỗi năm sang Hàn Quốc du học. Số khách du lịch Hàn Quốc sang Việt Nam ngày càng đông… Chỉ nói thế để biết rằng nhu cầu học tiếng Hàn của người dân Việt Nam là có thật”, Thạc sĩ Lê Huy Khoa nhấn mạnh.

Trước băn khoăn về việc nếu lựa chọn ngôn ngữ nào làm “ngoại ngữ 1” thì nên căn cứ vào tỉ lệ dân số thế giới sử dụng ngôn ngữ đó, Thạc sĩ Lê Huy Khoa cho rằng điều này đúng nhưng không đủ:

“Nếu cho rằng chỉ học ngôn ngữ nào có số người sử dụng đông chúng ta mới học thì chỉ đúng một phần hoặc điều này đúng nhưng không đủ. Học ngoại ngữ có hai định hướng, cho tương lai và cho nhu cầu thực tế hiện tại. Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, nói gì thì cũng sẽ phải học. Còn nếu chúng ta xác định học một ngôn ngữ là để phục vụ cho công việc, công việc cần công cụ nào thì chúng ta trang bị công cụ ấy thì tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc đáp ứng được tiêu chí này”.

Hàn Quốc hiện đang là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Sang năm chúng ta sẽ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Hàn. Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2009. Với tất cả những điều đó, việc học tiếng Hàn sẽ giúp cho người học trang bị được công cụ để giải quyết vấn đề việc làm, để nghiên cứu,học tập…

Có ý kiến cho rằng, trước đây thí điểm tiếng Nga cũng thất bại rồi, giờ lại tiếng Hàn nữa, liệu có đi vào vết xe đổ như tiếng Nga không? Về điều này, Thạc sĩ Lê Huy Khoa khẳng định chọn tiếng Hàn vào “ngoại ngữ 1” là đúng, tuy nhiên còn phải xem cách làm như thế nào thì mới thành công được:

“Tại sao thất bại? Có rất nhiều nguyên nhân: mục tiêu quá đồ sộ, quá xa vời, thiếu thực tế, khâu chuẩn bị và đào tạo giáo viên thiếu, không chuẩn bị đầy đủ giáo trình, giáo án, nhu cầu không có,…

Để tránh thất bại chúng ta cần phải điều tra kỹ, tham vấn nhiều nguồn để xác định những nội dung trên và phải chuẩn bị. Tôi đã đọc đề án của Bộ. Tôi cho rằng còn nhiều việc để làm: lấy nguồn giáo viên đâu ra, tiêu chí giảng dạy là gì? Giáo trình đã phát triển xong chưa, đã thí điểm dạy giáo trình đó hay chưa? Phương thức giảng dạy nào ? Thực hiện theo mô hình xã hội hóa như tiếng Anh hay không?

Khi nhu cầu là có thật thì vấn đề bây giờ của tiếng Hàn không phải là chỉ định hay không chỉ định, mà là xây dựng kế hoạch làm thế nào để thực hiện cho tốt thì tôi vẫn chưa thấy kế hoạch này. Một điều nữa là cần phải điều tiết cung và cầu cho hợp lý, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, thậm chí tránh tình trạng người Việt học tiếng Hàn quá nhiều, gây lãng phí thời gian và công sức, học theo tâm lý đám đông, thiếu định hướng.

Bộ bây giờ mới thí điểm tiếng Hàn làm “ngoại ngữ 1” học ở phổ thông, còn tôi thì lại đang lo là 16000 sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn học ở các trường đại học hiện nay thì chất lượng đã đáp ứng yêu cầu chưa”.

Để giúp cho việc học tiếng Hàn thu được kết quả tốt cũng như góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai, Thạc sĩ Lê Huy Khoa đưa ra một số lời khuyên cho phụ huynh và học sinh:

“Thứ nhất, xin khẳng định rằng đây chỉ là mở rộng sự lựa chọn phạm vi, không phải là bắt buộc, vì thế phụ huynh cũng không cần phải lo lắng.

Thứ hai, tôi cho rằng hãy nhìn thoáng ra một chút, sử dụng được thêm một ngoại ngữ cũng như trang bị thêm một phương tiện đi lại cho cuộc sống hằng ngày, có thêm công cụ chỉ tốt thêm, chứ không có gì xấu đi cả. Tôi vẫn cho rằng học thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời, 60% học sinh học tiếng Hàn ở trung tâm của tôi đều đã biết tiếng Anh, hoặc đã biết ngôn ngữ khác.

Thứ ba, các bậc cha mẹ cần tham vấn chính xác cho các cháu học ngoại ngữ: sau khi có thêm tiếng Hàn là “ngoại ngữ 1”, các học sinh có thể sẽ chọn tiếng Hàn để học theo cảm hứng, ngẫu hứng, chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần định hướng cho các con là nên học ngoại ngữ gì, ví dụ không thể học ngoại ngữ chỉ vì thích "oppa" hay phim Hàn Quốc.

Thứ tư, nếu Việt Nam muốn toàn cầu hóa thì có lẽ chúng ta phải giỏi hai ngôn ngữ, tiếng Anh là cơ bản, và có thể là một ngôn ngữ châu Á khác, các nước khác trong châu Á cũng đang làm điều này, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Thứ năm, không nên cho rằng học tiếng Hàn thì không học tiếng Anh và ngược lại, sẽ đến lúc chúng ta cần sử dụng 2-3 ngôn ngữ, các ngôn ngữ này không loại trừ nhau, mỗi ngôn ngữ sẽ mang lại cho chúng ta các cơ hội khác nhau”.

Đình Hùng

Video liên quan

Chủ Đề