Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 36

Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào?

  • I. Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 36
    • Câu 1 [trang 36 SGK Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 36 SGK Tiếng Việt 4]
    • Câu 3 [trang 36 SGK Tiếng Việt 4]
  • II. Ghi nhớ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
  • III. Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 37
    • Câu 1 [trang 37 SGK Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 37 SGK Tiếng Việt 4]

Luyện từ và câu lớp 4: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 36, 37 có đáp án chi tiết đầy đủ cho các em học sinh tham khảo tìm dạng câu kể dạng Ai thế nào?, đặt câu,... Mời các em cùng tham khảo.

  • Chính tả lớp 4 [Nghe - viết]: Sầu riêng

I. Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 36

Câu 1 [trang 36 SGK Tiếng Việt 4]

Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn sau:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Theo Võ Nguyên Giáp

Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Đáp án

Các câu kể Ai thế nào?

- Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

- Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

- Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.

- Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Câu 2 [trang 36 SGK Tiếng Việt 4]

Xác định chủ ngữ của những câu vừa làm:

Đáp án

- Hà Nội

- Cả một vùng trời

- Các cụ già

- Những cô gái thủ đô

Câu 3 [trang 36 SGK Tiếng Việt 4]

Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do các từ ngữ nào tạo thành?

Đáp án

Chủ ngữ trong các câu trên chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.

Chúng do danh từ riêng và các cụm danh từ tạo thành.

II. Ghi nhớ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

1. Chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ

2. Chủ ngữ thường do danh từ [hoặc cụm danh từ] tạo thành

III. Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 37

Câu 1 [trang 37 SGK Tiếng Việt 4]

Tìm chủ ngữ của các câu "Ai thế nào?" trong đoạn văn đã cho [SGK TV4 tập 2 trang 37]

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như sợi giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

Gợi ý:

- Xác định các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.

- Tìm chủ ngữ của các câu vừa tìm được.

Trả lời:

Chủ ngữ của các câu kể "Ai thế nào" trong đoạn văn là những cụm danh từ chỉ vật hoặc các bộ phận của con vật [con chuồn chuồn], màu sắc của con vật. Từ những gợi ý trên, em đọc đoạn văn để xác định chủ ngữ.

- Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh.

- Bốn cái cánh // mỏng như giấy bóng

- Cái đầu // tròn và hai con mắt // long lanh như thủy tinh.

- Thân chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

- Bốn cánh // khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Câu 2 [trang 37 SGK Tiếng Việt 4]

Kể một loại trái cây mà em thích khoảng 5 câu có sử dụng câu kể kiểu "ai thế nào?"

Trả lời:

Mẫu 1

Những năm gần đây ở quê em xuất hiện một loại sầu riêng có tên gọi là "sầu riêng hạt lép cơm vàng". Đúng là một loại trái cây quý hiếm. Hương vị của nó nổi trội hơn nhiều so với sầu riêng trước đây. Múi của nó vàng như nắng mùa hạ. Hạt thì to bằng móng tay cái nhưng lép kẹp. Múi dày, thơm. Vị của nó rất đặc biệt nên giá cả khá cao. Thị trường rất ưa chuộng".

Mẫu 2

Cam khi còn non sẽ có màu xanh thẫm không khác gì màu xanh của lá cây, phải chú ý lắm mới có thể nhận ra những quả cam ấy giữa màu xanh ngút ngàn của tán lá. Cam khi còn xanh bổ ra sẽ có vị chua và chát, không thích hợp để ăn. Vậy mà chỉ một thời gian sau thôi những trái cam kia sẽ chuyển sang màu mật ong rực rỡ mọng nước trông rất ngon. Lúc này đây, một mùi hương nhẹ nhàng, thanh khiết sẽ tỏa ra hấp dẫn khứu giác của những người xung quanh.

>> Chi tiết: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích sử dụng câu kể Ai thế nào

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 4: Con vịt xấu xí

Trên đây là chi tiết Luyện từ và câu lớp 4: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? cho các em học sinh tham khảo, ôn tập lại các kiến thức, cách tìm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào, đặt câu cho câu kể Ai thế nào?.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2


Đề bài

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cái giá của sự trung thực

            Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kia-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.

            – Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

            – Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

            Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói nằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”

            Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng mà lũ trẻ dành cho mình chỉ với 3 đô la.”

[Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp]

a] Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé vào cửa cho trẻ em ở độ tuổi nào?

b] Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

c] Người bạn của tác giả lẽ ra “tiết kiệm” được 3 đô la bằng cách nào?

d] Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm” 3 đô la theo cách đó?

e] Chúng ta học được bài học gì từ người cha của bọn trẻ?

Câu 2. Xếp các từ đã cho thành ba nhóm tương ứng với ba chủ điểm đã học rồi ghi vào bảng dưới đây:

Tài nghệ, tài ba, xinh xắn, tài đức, tài năng, can đảm, tài giỏi, tài hoa, đẹp đẽ, xinh đẹp, gan dạ, anh hùng, xinh tươi, anh dũng, dũng cảm, tươi tắn, rực rỡ, thướt tha, gan góc, gan lí, vạm vỡ, lực lưỡng, cường tráng, tươi đẹp, lộng lẫy, tráng lệ, huy hoàng, vào sinh ra tử, đẹp người đẹp nết, học rộng tài cao, cái nết đánh chết cái đẹp, đẹp như tiên, đẹp như tranh tố nữ, gan vàng dạ sắt, non sông gấm vóc, non xanh nước biếc.

Người ta là hoa đất

Vẻ đẹp muôn màu

Những người quả cảm

Mẫu: tài hoa
…….

…….

…….

…….

Mẫu: đẹp đẽ

…….

…….

…….

…….

Mẫu: anh dũng

…….

…….

…….

…….

 Câu 3. Chọn ít nhất 3 từ trong bài tập 2 và đặt 3 câu theo 3 mẫu câu [Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?] em đã học.

Lời giải chi tiết

Câu 1: Đọc bài “Cái giá của sự trung thực” và trả lời câu hỏi:

a. Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé vào cửa cho trẻ em ở độ tuổi nào?

Gợi ý:

Con đọc câu trả lời của người bán vé.

Lời giải:

Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé vào cửa cho trẻ em từ 6 tuổi trở xuống.

b. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

Gợi ý:

Con đọc nửa sau của câu chuyện.

Lời giải:

Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho ba người là chính ông ấy, đứa con lớn 7 tuổi của ông ấy và người bạn của ông ấy.

c. Người bạn của tác giả lẽ ra “tiết kiệm” được 3 đô la bằng cách nào?

Gợi ý:

Con xem lại phần giới thiệu tuổi tác những đứa con của người  bạn đó và quy định khi mua vé vào câu lạc bộ giải trí.

Lời giải:

Người bạn của tác giả lẽ ra “tiết kiệm” được 3 đô la bằng cách nói dối tuổi của đứa con lớn của mình. Cậu bé năm nay 7 tuổi, nếu nói là 6 tuổi để được miễn phí vé vào cửa thì người bán vé cũng khó lòng mà biết được.

d. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm” 3 đô la theo cách đó?

Gợi ý

Con đọc lại lời đáp của người bạn của tác giả ở phần cuối truyện.

Lời giải:

Người bạn của tác giả không “tiết kiệm” 3 đô la theo cách đó vì ông không muốn nói dối trước mặt những đứa trẻ, ông không muốn bán đi sự kính trọng mà lũ trẻ dành cho mình chỉ với 3 đô la.

e. Chúng ta học được bài học gì từ người cha của bọn trẻ?

Gợi ý:

Con suy nghĩ về hành động không nói dối của người cha.

Lời giải

Trong cuộc sống nên sống trung thực, thẳn thắn. Không nên nói dối, đặc biệt là trước mặt trẻ con.

Câu 2: Xếp các từ đã cho thành ba nhóm tương ứng với ba chủ điểm đã học rồi ghi vào bảng dưới đây:

Gợi ý:

Con đọc thật kĩ các từ rồi sắp xếp vào các nhóm thích hợp.

Lời giải:

– Người ta là hoa đất: tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài giỏi, tài hoa, đẹp người đẹp nết, học rộng tài cao, cái nết đánh chết cái đẹp.

– Vẻ đẹp muôn màu: xinh xắn, đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh tươi, tươi tắn, rực rỡ, thướt tha, vạm vỡ, lực lưỡng, cường tráng, tươi đẹp, lộng lẫy, tráng lệ, huy hoàng, đẹp như tiên, đẹp như tranh tố nữ, non sông gấm vóc, non xanh nước biếc.

– Những người anh hùng quả cảm: can đảm, gan dạ, anh hùng, anh dũng, dũng cảm, gan góc, gan lì, vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt,

Câu 3: Chọn ít nhất 3 từ trong bài tập 2 và đặt 3 câu theo 3 mẫu câu [Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?] em đã học.

Gợi ý:

Con chọn 3 từ rồi đặt câu cho phù hợp với văn cảnh và cấu trúc các câu.

Lời giải:

– Cao Bá quát là người học rộng tài cao.

Khung cảnh tráng lệ.

– Bằng sự dũng cảm hơn người, anh ấy xông về phía đường bom của địch.

Video liên quan

Chủ Đề