Nêu cảm nhận của em về bài hát đi học

Hồi nhạc sĩ Bùi Đình Thảo còn sống, các nhạc sĩ Hoàng Hà, Mộng Lân và tôi hay về Duy Tiên [Hà Nam] quê ông. Vì gần Hà Nội, nên có đến 4 lần về với nhau “chén tạc, chén thù” rất chân tình và rôm rã. Trước khi trở về Hà Nội chúng tôi còn được biếu gói trà ướp hoa Nhài ngan ngát hương thơm.

Sau khi thu thanh bài hát “Đi học” - Bùi Đình Thảo phổ nhạc bài  thơ cùng tên của Minh Chính - ông mời chúng tôi về chiêu đãi bữa thịt Chó thật khó quên. Vừa ăn vừa mở băng bài hát cùng nghe, thu hút cả bà con hàng xóm. Ai cũng khen hay, ai cũng chúc tụng.

Ảnh minh họa

Bài hát “Đi học” gọn gàng, xinh xắn này tác giả viết cho các em thiếu nhi miền núi, nhưng mức độ phổ biến sau đó của nó đã vượt quá khoảng không gian trong dự định của người sáng tác.

Bùi Đình Thảo đã khéo léo lựa chọn những đoạn thơ giầu hình ảnh và cô đọng nhất của Minh Chính để phổ nhạc.

“Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối reo thầm thì

Cọ xoè ô che nắng

Râm mát đường em đi

Chim đùa reo trong lá

Cá dưới khe thì thào

Hương rừng thơm chen hương cốm

Em tới trường hương theo…”

Với chất liệu âm nhạc mang âm hưởng của dân ca miền núi phía Bắc, bằng một giai điệu khoan thai, nhẹ nhàng, trong sáng, có những nốt luyến láy  duyên dáng, âm nhạc của ca khúc “Đi học” đã làm cho lời thơ bay bổng.

Bài hát được câu tạo ở thể 3 đoạn. Trước khi vào đoạn thứ nhất có nét nhạc dạo đầu, nét nhạc này mang âm hưởng Tính Tẩu – một loại nhạc cụ quen thuộc của đồng bào Tày, Viêt Bắc. Nét nhạc đó như một  sợi chỉ xuyên suốt bài, nó vang lên ở giữa đoạn nhạc thứ nhất với đoạn nhạc thứ hai, tiếp tục làm cầu nối sang đoạn thứ ba để kết thúc.

Dùng thủ pháp sử dụng một nét nhạc “gian tấu” xen kẽ giữa các đoạn nhạc chính trong khúc thức, tác giả gắn liền toàn bộ bài hát thành một khối thống nhất.

Đường nét giai điệu của bài hát  được tiến hành chủ yếu bằng những quãng hẹp, rất ít những quảng nhảy do đó tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, diễn tả được tính cách hồn nhiên, trong sáng vô tư và lạc quan của các em nhỏ trên đường tới lớp.

Tiết tấu của cả 3 đoạn nhạc đều nhất quán trên một âm hình, nhưng đã tránh được sự đơn điệu vì giai điệu mỗi đoạn đều có sự tương phản nhất định. Sự tương phản này không lớn, không mạnh, và chủ yếu chỉ bằng sự thay đổi độ cao. Đoan thứ nhất ở âm vực thấp sang đoạn thứ hai, vẫn tiết tấu nhạc khá rõ khi dùng thêm tiếng đệm “ơ…ơ…” ở câu thơ “Mẹ dắt tay từng bước”Sự phát triển đó dừng lại ngay khi câu nhạc tiếp theo ứng với lời ca “Chim đùa reo trong lá, cá dưới khe thì thào. Hương rừng chen hương cốm, em đến trường hương theo”. Nét nhạc ở đây đã nhắc lại câu nhạc cuối của đoạn thứ nhất có biến hoá chút ít. Sự tái hiện này có tác dụng khắc hoạ thêm nét nhạc xuất hiện ở trên.

Sang đoạn thứ ba, vẫn dùng tiết tấu của hai đoạn trước, giai điệu  ở đây cũng tiến hành âm vực cao như đoạn hai. Những công năng hoà thanh đã chuyển sang hướng “át” làm nền, tạo được cảm giác mới so với hai đoạn trên. Tiếp đó tác giả cho tái hiện nét nhạc và lời ca “Hương rừng thơm đồi vắng, nước suối trong thầm thì, cọ xoè ô che nắng, râm mát đường em đi”.Đây là lần thứ ba nét nhạc đó được khắc hoạ đâm nét làm cho người nghe dễ dàng nhớ được âm hình mang tính chủ đạo của bài. Sự khéo léo về cách xử lý lời thơ của tác giả âm nhạc chính ở chỗ đó.

Mặt khác, việc sử dụng chất liệu dân gian một cách nhuần nhuyễn làm cho giai điệu đậm đà tính dân tộc, mang rõ phong cách miền núi nhưng không bị trùng lặp. Với những bài dân ca hoặc những giai điệu miền núi quen thuộc khác  cũng là một ưu điểm của bài hát.

Nếu trong sáng tạo nghệ thuật nội dung quyết định hình thức thì ở “Đị học” đã hình thành một dạng “Khúc thức” mới, dạng này khó tìm thấy trong những sơ đồ khúc thức quen thuộc  mà lí luận về khúc thức học đã tổng kết. Theo tôi đây có thể xem là một đóng góp của Bùi Đình Thảo.

Hàng năm, cứ đến năm học mới lại có bao em nhỏ lần đầu tiên cắp sách đến trường. Em bước đi trong dáng điệu rụt rè, ngỡ ngàng, nắm chặt tay mẹ và líu ríu bước theo sau. Những em nhỏ ấy hẳn hồi hộp và xúc động lắm.  “Đi học” là một bài hát đã ghi lại cảm xúc đó của các em nhỏ và được đông đảo thiếu nhi cũng như người lớn ưa thích.

Cùng với các ca khúc khác viết cho thiếu nhi như: “Em đi giữa biển vàng”, “Sách bút thân yêu ơi”, “Chúng em làm cô Tấm”… Đi học” cũng là một bài hát hay của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo [1931 – 1997] - một ca khúc tạo nên ấn tượng đẹp trong tâm hồn mọi người và trở thành bài ca đi cùng năm tháng./.

Chủ đề: Ngày đầu tiên đi học luôn đầy ắp kỉ niệm và ý nghĩa. Vui lòng cho tất cả các thành viên trong gia đình biết cảm nhận của bạn về ngày đầu tiên đi học.

Một năm học mới bắt đầu. Hình ảnh mùa tựu trường đọng lại trong tôi sâu sắc những tình cảm non nớt cũng như những hình ảnh của ngày tựu trường đầu tiên trong đời. Vậy nên hôm nay dù đã trưởng thành nhưng em vẫn thầm biết ơn các anh chị đã cho em một ngày khai giảng đẹp và ý nghĩa nhất trong đời học sinh.

Khai giảng trường học đầu tiên. Khi đó, tôi vẫn chỉ là một cô bé sáu tuổi. Trong ký ức non nớt của em, hình ảnh ngôi trường là nơi cao đẹp với những người thầy, người cô nghiêm khắc sẽ đồng hành cùng em suốt những ngày tháng còn là học sinh. Sáng sớm, mẹ cho tôi mặc một bộ đồng phục mới đẹp do các dì tặng mấy hôm trước. Đó là một chiếc áo sơ mi trắng với một chiếc váy màu tím. Mái tóc dài ngang vai được mẹ tết thành hai bím nhỏ, rủ xuống hai bên tai. Mẹ nói ngày đầu tiên đi học cũng là ngày quan trọng nhất của một học sinh.

Xem thêm: Suy nghĩ về người cha

Vì vậy, em cũng phải cố gắng ngoan ngoãn và nghe lời thầy cô. Đúng tám giờ sáng, chuông tan học vang lên. Phụ huynh không được vào trường nữa, mọi người chỉ có thể đứng ngoài cửa theo dõi. Tôi cảm thấy tò mò về mọi thứ. Mặc dù tôi đã từng đi học trước đây, nhưng đây vẫn là lần đầu tiên tôi đi một mình và không có bố mẹ đi cùng. Tò mò và một chút sợ hãi là cảm giác của tôi lúc đó. Cô giáo tổng phụ trách sau khi hỏi tên học sinh thì chia ra từng lớp. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa. Trong trí nhớ của tôi, hình ảnh chị dịu dàng hiện ra với tà áo dài trắng duyên dáng và những bông cúc họa mi nhỏ hiện ra trên đường viền. Cô xõa tóc với nụ cười tỏa nắng mùa thu. Cô ấy nói với chúng tôi một cách nhẹ nhàng, khiến tất cả chúng tôi không khỏi sợ hãi. Tiếng trống trường vang lên, từng hàng học sinh bước vào cổng trường theo từng bậc học. Trên tay mỗi người là những bông hoa rất tươi, trên môi chúng ta là những nụ cười rạng rỡ nhất. Thật lạ khi xem tất cả mọi thứ, nhưng tôi biết rằng không bao lâu nữa, đây sẽ là nơi tôi sẽ ở lại trong vài năm tới với những kiến ​​thức mới mà thầy cô truyền đạt.

Xem thêm: Phân Tích Tấm Lòng Người Lính Qua Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Đúng chín giờ sáng, thầy hiệu trưởng đã đến đọc diễn văn và phát biểu về điều kiện của trường và những lời động viên, an ủi học sinh từng cấp học. Mỗi khối có những lời nhắc nhở khác nhau và những ưu nhược điểm khác nhau và những gì cần quảng bá. Tiếp đến là các tiết mục văn nghệ của các anh chị đã tập luyện và biểu diễn. Đó là những bài hát về thầy cô và mái trường, những bài hát về tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm này rất được thầy cô coi trọng. Tôi và các bạn cùng bắt tay vào làm và cùng nhau tìm cách ghi nhớ những hình ảnh đẹp đẽ và gần gũi nhất về ngôi trường tiểu học thân yêu. Hình ảnh những bức tường vàng còn đọng lại trong tôi, thỉnh thoảng lại hiện ra những khoảng không gian cũ kỹ rêu phong. Những dãy hành lang san sát nhau, những dãy phòng học với những cánh cửa màu xanh lam xoa vai. Bên ngoài là trống trường, nơi bác bảo vệ sẽ đánh trống báo hiệu giờ ra chơi và vào lớp.

Tôi thực sự thích trường học của tôi. Dù đã qua một thời gian dài nhưng những hình ảnh về trường vẫn còn in đậm trong suy nghĩ của em cả về trường và về thầy cô đã luôn dìu dắt em nên người.

Xem thêm: Hãy chọn những bài hát về tình cảm gia đình và nói lên cảm nhận của mình về chúng

Trong không khí của ngày tựu trường, mang đến những niềm xao động, suy nghĩ khó tả, tuy không to lớn nhưng vô cùng nhẹ nhàng, lắng sâu để nó trở thành kỷ niệm khó quên nhất trong ta, không còn xa lạ gì với ngày khai trường, nó gắn bó vào chuỗi những thứ kỷ niệm cho ta về mái trường, về thầy cô, về bạn bè. Nhưng năm nay đã khác, tôi đã trở thành cô học sinh cấp I, tự hào lắm chứ.

Trời đất khoác lên mình màu áo mới của mùa thu, cùng những thay đổi đáng kể về cảnh vật, không khí, trong lòng người. Ngày nhập học luôn được hiểu là sự khác với những ngày thường một chút về cả tinh thần, là một trong những ngày đánh dấu sự trưởng thành của người học trò,…Hôm đó, tôi dậy sớm hơn bình thường, tôi bàng hoàng khi nhận ra, đã nhanh chóng hết những tháng nghi hè, những tháng ngày tôi còn được sống dưới mái trường mầm non, được sự săn sóc quá tận tình cẩn thận từ người nhà, cô giáo trông trẻ như bao lần. Tôi đã lớn hơn, dần biết cảm nhận, nhưng khi đứng trước một ngôi trường mới xa lạ- nơi sẽ lưu lại những kỉ niệm tuyệt với của quãng thời gian đi học, vô tư trong sáng, những kiến thức mới, để làm hành trang để tôi phát triển hơn trong tương lai, làm tôi lại hồi hộp, sợt sệt trở lại. Khoác lên mình bộ đồng phục chỉnh tề cũng cảm thấy như mình lớn hẳn ra, đeo khăn quàng đỏ đầy tự hào,tôi ăn sáng nhanh nhẹn. Dù đã được sắp xếp, chuẩn bị đồ đạc cẩn thận cùng Mẹ từ hôm trước, tôi vẫn mở cặp ra kiểm tra lại xem có đủ những thứ cần thiết như đã nêu ra không, thật xấu hổ nếu như ngày đầu tiên đã bị trách mắng chỉ vì lơ đễnh, quên cái này, cái nọ, tôi tự nhủ với mình như vậy!.

Trên chiếc xe, qua những con đường quen thuộc bao lần nhưng sao lần này nó lại khác vậy, tôi hồi hộp, đón nhận từng khoảnh khắc bằng trái tim, bên cạnh đó được Bố chia sẻ, động viên tôi cố gắng học tập, tìm kiếm học hỏi từ các bạn sẽ trưởng thành hơn rất nhiều.Tôi cũng bớt lo lắng đi phần nào. Chiếc xe chạy thật nhanh, chẳng mấy chốc đến trường, sự choáng ngợp khi vừa tới cổng trường Tiểu học tôi được bố mẹ chọn cho để theo học với bề dày truyền thống và niềm tin chắc chắn sẽ ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp cho tôi. Cảnh vật của trường khác xa với trường tiểu học chúng tôi, cùng hàng cổ thụ, cũng khang trang, thoáng đãng lắm, bao nhiêu tòa nhà cũ thêm nhiều nào là nơi cho ban giám hiệu, cột cờ, cho giáo viên, phòng đa năng,… tất nhiên sân thể dục tất cả đều được lát bằng bê tông. Khuôn viên trường lúc này nào hoa nào cờ đầy màu sắc như cùng góp vui cho bức tranh ngày khai trường trở nên ấn tượng. Không khí náo nhiệt, ồn ào hẳn lên không chỉ bởi cảnh vật, bởi buổi lễ mà tất nhiên là bởi con người nơi đây. 

Chỉ sau một lúc tôi đến, là sự có mặt của biết bao nhiêu người bạn, người thầy, anh chị mới. Tiếng cười nói của các bạn cứ líu lo ríu rít như những chú chim truyền cành trên cành cây cao kia, sự trao đổi của các thầy cô giáo nhiệt tình, phá tan đi không khí tĩnh lặng lúc đầu. Tiết trời vào thu nhưng cũng đã bắt đầu nóng dần lên khi ánh nắng chan hòa khắp sân trường. Những hàng cây xà cừ, cây bàng xù xì, ẩn mình sau hàng cây cổ thụ. Sự phong phú của vô số cây nơi đây đã để lại ấn tượng cho tôi về một khuôn viên trường “xanh-sạch- đẹp”.

Em dường như đã hòa lẫn vào trong sự náo nức đông vui của không khí ngày khai giảng năm học mới từ bao giờ không biết. Chúng tôi những nhỏ lớp sáu lần đầu tiên vẫn không khỏi bỡ ngỡ, đôi mắt trong ngơ ngác trước một khung cảnh lạ lẫm, hào khí. Chắc các bạn, các thầy cô cũng cùng tâm trạng giống em. Mọi người ai cũng ăn mặc đồng phục và nghiêm chỉnh nét mặt tươi cười, rạng rỡ.

Tất cả học sinh của các lớp nhanh chân xếp hàng thẳng tắp, theo tiếng trống báo hiệu xếp hàng, tập trung. Không như bầy chim non ráo rác không biết đi đâu về đâu giữa khung cảnh này, tôi đã được biết mình sẽ học ở lớp 1A1, lớp nhanh chóng được tập hợp, khi tôi nhận ra cô chủ nhiệm từ lần tập trung trước, tôi theo sự hướng dẫn được xếp vào lớp, lớp tôi là một dãy hàng dài, gồm có nhiều nữ hơn nam, chênh lệch cũng không quá nhiều nên tất cả chúng tôi đều thoải mái. Ngồi trên những hàng ghế đỏ xếp ngay ngắn, thẳng tắp và rồi những âm thanh  dung dị mà hùng tráng “Tùng…tùng…tùng…tùng…” của  hồi trống tập trung vang lên khắp không gian lộng lẫy cờ hoa của buổi khai trường đầu thu ấy tiếng trống rộn rã vang lên khắp các hành lang, len lỏi vào từng lớp học, làm ấm không gian sân trường, làm cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi.

Lễ khai giảng lần đầu tiên trong cấp học mới, thật hoành tráng trong tâm trí tôi, có lễ chào cờ nghiêm trang, tất cả học sinh, thầy cô giáo và các đại biểu đều đứng nghiêm trang, hát thật to và rõ rang lời bài hát quốc ca và đội ca, dẫu chúng tôi chưa rõ lời hát, nhưng giai điệu quen thuộc ấy, làm tôi rạo rực hát theo. Màn chào đón các học sinh lớp 1 tận tình, mỗi chúng tôi được cầm cờ tổ quốc nhỏ xinh, được đi theo hàng diễu hành qua lễ đài, vẫy cao lá cờ, dưới tràng vỗ tay không ngớt của mọi người, thích thú làm sao, quên đi ngại ngùng. Tiếp theo đó là được nghe thư của chủ tịch nước gửi lời chúc mừng đến học sinh và toàn thể giáo viên nhân dịp năm học mới, mới thấy được hết sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến nghành giáo dục nước nhà, đến mỗi học sinh như chúng em- thế hệ măng non, sẽ kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc. Và giây phút mong chờ đã đến, cô hiệu trưởng thay mặt cho toàn trường đánh những hồi trống  báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

Sau những phút giây rụt rè bỡ ngỡ của sự mới mẻ. Tôi như hứng thú, bước vào lớp và học bìnhthường, tôi mong rằng mình sẽ dần quen, thêm mạnh dạn khai thác tri thức, sẽ có những kỉ niệm, sẽ thêm yêu ngôi trường mà tôi đã tin tưởng gắn bó. Cô giáo chủ nhiệm xinh đẹp nhanh chóng bước vào của chúng tôi thật hiền dịu bước vào lớp, nhẹ nhàng hỏi han và cũng rất nghiêm túc trong việc dậy học, quy định của trường của lớp. Cứ thế tiết học bắt đầu với sự hào hứng lúc ban đầu.

Cứ tự hỏi, trong kí ức tuổi thơ có gì đẹp như những khoảnh khắc được dự lễ khai giảng,  điều đó giờ đây không phải tầm thường, nó là kỉ niệm, là sự đánh dấu tuổi trưởng thành qua ngày tháng. Vậy nên, dẫu thời gian  có trôi đi, cuốn theo những tháng ngày học sinh của tôi, nhưng tôi sẽ cất nó như một thứ đồ kỉ niệm quý giá mang đậm giá trị tinh thần, để tự hào để phấn đấu hơn trong sự nghiệp học hành của mình, để phấn đấu làm con ngoan trò giỏi, xứng đáng làm cho bố mẹ tự hào.


 

Video liên quan

Chủ Đề