Bị u bì buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng khi mang thai không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà cho cả thai nhi. Trường hợp không phát hiện, u nang ngày càng lớn dần chèn ép lên thai nhi khiến em bé kém phát triển. Không những thế, nhiều nguy cơ xoắn nang, gây sảy thai hoặc sinh non.

U nang buồng trứng là bệnh lý mà chị em phụ nữ có thể gặp phải, nhất là người trong độ tuổi sinh sản cho tới mãn kinh. Buồng trứng xuất hiện nhiều khối u ở dạng nang, được chia thành các dạng như:

Bị u bì buồng trứng khi mang thai
U nang buồng trứng khi mang thai là gì?
  • U nang cơ năng: Chúng là những khối u lành tính, kích thước nhỏ không vượt quá 5cm. U nang dạng cơ năng không gây ảnh hưởng cho phụ nữ mang thai và chức năng của buồng trứng, đặc biệt là không gây tác động cho thai nhi. Ngoài ra, sau một thời gian chúng có thể tự tiêu biến mà người bệnh không cần can thiệp điều trị.
  • U nang thực thể: Chúng là những u nang bì, nang nước, nang nhầy,…Trong đó, u nang bì là dạng nang chứa dịch trắng đục bên trong, dạng sánh, lẫn mảnh xương hoặc răng, tóc. U nang nhầy có vỏ dày hơn những dạng khác, dịch bên trong cũng nhầy và sánh, có thể ngăn vách chia thành nhiều thùy. Dạng u nang nước có vỏ tương đối mỏng, dịch bên trong loãng và trong suốt như nước.
  • U dạng lạc nội mạc tử cung: Những u dạng này có mức độ nguy hiểm cao, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Tình trạng lạc nội mạc tử cung xuất hiện khi những tế bào ở tử cung phát triển ra bên ngoài. Chúng tạo thành ổ nang chứa dịch có màu đen, chất đặc sánh sau mỗi chu kỳ bong tế bào.

U nang buồng trứng khi mang thai nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Các chuyên gia nhận định, tình trạng bệnh ở thai phụ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với phụ nữ bình thường bị u nang buồng trứng. Trường hợp u cơ năng sẽ ít ảnh hưởng hơn nhưng nếu là u thực thể, u lạc nội mạc phải can thiệp điều trị và theo dõi chặt chẽ.

Nguyên nhân gây nên tình trạng u nang buồng trứng khi mang thai hiện vẫn chưa được nhận định cụ thể, rõ ràng. Người ta phát hiện một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ gây bệnh như:

Bị u bì buồng trứng khi mang thai
Các yếu tố gây u nang buồng trứng cho thai phụ
  • Hormone luteinizing (LH) bị sản sinh quá nhiều khiến cho buồng trứng bị rối loạn chức năng. Bởi hormone này sản sinh tại tuyến yên và là một trong những hormone có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động cũng như chức năng của buồng trứng. Tình trạng rối loạn xảy ra khiến cho u nang có cơ hội phát triển.
  • Hormone chorionic gonadotropin (HCG) dư thừa cũng là yếu tố làm hình thành u nang. HCG vốn là hormone được sản sinh trong giai đoạn mang thai và có nhiệm vụ kích thích sự phát triển của thai nhi, quyết định giới tính của trẻ. Sự gia tăng quá mức của loại hormone này khiến cho buồng trứng bị ảnh hưởng, kích thích sự hình thành, phát triển của các u nang bên trong.
  • Các u nang hình thành khi mạch máu tại những tế bào lạc nội mạc tử cung bị vỡ khiến cho buồng trứng bị ảnh hưởng, xuất huyết.
  • Các nang trong buồng trứng không rụng hoặc có sự phát triển không đồng điều khiến cho u nang hình thành trong thời kỳ phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa có thể là do buồng trứng không hấp thụ được chất lỏng lâu ngày dẫn đến u nang.
  • Bên cạnh đó, nếu trường hợp thể vàng tăng sinh quá mức khiến cho u nang hoàng thể hình thành, gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.

Một số trường hợp khác, phụ nữ đã bị u nang buồng trứng trước đó nhưng không phát hiện. Chỉ đến khi siêu âm thai hoặc kiểm tra thai kỳ thì mới phát hiện đang mang u nang trong người. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương án khắc phục phù hợp và an toàn nhất.

Người bệnh khó nhận biết do u nang buồng trứng thường không gây ra những triệu chứng đặc trưng riêng biệt nào. U nang buồng trứng khi mang thai có thể khiến thai phụ bị đau mỏi lưng, bụng tức nhẹ, bụng dưới hơi âm ỉ. Tuy nhiên, chúng có thể bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của các vấn đề khác khiến mẹ bầu chủ quan, không thăm khám.

Bị u bì buồng trứng khi mang thai
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng khi mang thai

Thế nhưng sau một thời gian, nếu không điều trị, u nang có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, nhất là đối với các dạng nang bệnh lý. Do đó, chị em nên chủ động gặp bác sĩ sản khoa khi nhận thấy những biểu hiện bất thường sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, người gầy yếu hơn bình thường.
  • Vùng ngực có dấu hiệu đau tức khó chịu, buồn nôn thường xuyên.
  • Đi tiểu khó khăn, trường hợp này có khả năng khối u nang đã lớn và gây chèn ép lên khu vực bàng quang.
  • Thân nhiệt tăng cao, đau lưng và bụng dưới.

Đây là những biểu hiện khi thai phụ bị u nang buồng trứng. Tuy nhiên hầu hết biểu hiện nhận biết đều khá đại trà, thường dễ nhầm lẫn với những triệu chứng phổ biến khi mang thai. Do đó, để an tâm hơn, thai phụ nên thăm khám và nhờ bác sĩ sản khoa tư vấn, điều trị khi cần thiết để tránh những rủi ro xảy đến cho mẹ và thai nhi.

Độ nguy hiểm của u nang buồng trứng khi mang thai dựa vào kích thước, vị trí và dạng u nang mà thai phụ đang gặp phải. Những u nang lành tính cũng có thể phát triển lớn hơn theo quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên chúng có thể trở về kích thước ban đầu sau khi sản phụ sinh con.

Mặt khác, các u nang bệnh lý lại có chiều hướng phát triển nặng nề hơn nếu không được kiểm soát. Biến chứng nguy hiểm mà thai phụ có thể phải đối mặt như:

  • Chèn ép thai nhi: U nang to dần ở dạng đặc nằm chèn ép lên tử cung khiến cho thai nhi không có điều kiện tốt nhất để phát triển. Ngoài ra, u nang lúc này cũng có thể nằm chèn ép lên những cơ quan lân cận như bàng quang khiến thai phụ bị bí tiểu. Trường hợp chèn ép lên ruột sẽ gây táo bón kéo dài cho bà bầu. Đặc biệt nguy hiểm nếu u chèn ép lên niệu quản có thể khiến thận tích nước tiểu, gây viêm hoặc suy thận.
  • Vỡ u nang: Trường hợp u nang buồng trứng bị vỡ là biến chứng nguy hiểm. Nhất là khi u nang ở dạng nước, dịch nhầy có thể tràn ra gây viêm nhiễm tử cung, thai nhi.

    Bị u bì buồng trứng khi mang thai
    Các biến chứng của u nang buồng trứng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi

  • Xoắn u nang: Tình trạng này thường xuất hiện sau khi sinh. Do tử cung lúc này đã thu nhỏ lại khiến ổ bụng trống đột ngột làm u nang có điều kiện bị xoắn cuống. Đặc biệt biến chứng này phổ biến khi u có cuống dài, kích thước nhỏ nhưng nặng và bề mặt nhẵn bóng. 
  • Ung thư hóa u nang: U nang buồng trứng có thể chuyển sang dạng ác tính khiến thai phụ và thai nhi gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên tỷ lệ này đối với phụ nữ mang thai còn khá thấp. Mặc dù thế bạn cũng không nên chủ quan. Nhất là đối với trường hợp u nang nằm lâu năm trong ổ bụng, không được phát hiện có thể chuyển thành ác tính dễ dàng. Ung thư buồng trứng do u nang ác tính có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Vì mức độ nguy hiểm kể trên, phụ nữ trước và trong thời gian mang thai nên thăm khám phụ khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu có vấn đề, phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ hạn chế được các rủi ro không mong muốn.

Tùy vào thể trạng, tình trạng u nang buồng trứng khi mang thai của mỗi thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những biện pháp chữa u nang tương ứng với giai đoạn mang thai cho mẹ bầu thường được áp dụng:

Thăm khám ở tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ) có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe của thai phụ, thai nhi. Trường hợp phát hiện trong buồng trứng thai phụ có u nang thực thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm cần thiết như siêu âm, xét nghiệm máu,…nhằm kiểm tra kích thước và dạng khối u.

Nếu u nang ở dạng lành tính, nhận định không có nguy hại cho tình trạng của mẹ bầu và thai nhi sẽ không cần thực hiện phẫu thuật. Do việc tiến hành điều trị ngoại khoa khi thai nhi còn bé có thể dẫn đến sinh non, mặt khác cũng nguy hại cho sức khỏe của mẹ. Bởi không chỉ phẫu thuật, thời gian điều trị sau đó người bệnh phải sử dụng thêm một số loại thuốc.

Bị u bì buồng trứng khi mang thai
Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Tuy nhiên, ở những trường hợp bất khả kháng, không còn sự lựa chọn nào khác. Người bệnh phải chấp nhận phẫu thuật để loại bỏ u nang, nhất là tình trạng u ác tính, có dấu hiệu biến chứng hoặc xoắn, vỡ nang nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ u nang buồng trứng cho thai phụ khi cần thiết. Do vào 3 tháng giữa của thai kỳ, hoàng thể thai kỳ đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Quá trình nuôi dưỡng bào thai sau đó đã được nhau thai thực hiện, đồng thời tử cung của thai phụ cũng trở nên ổn định, ít nhạy cảm hơn.

Can thiệp ngoại khoa ở giai đoạn này an toàn hơn giai đoạn đầu thai kỳ. Những u nang sau khi được loại bỏ sẽ được mang đi xét nghiệm nhằm xác định xem chúng là dạng ác tính hay lành tính. Trường hợp nhận dạng là lành tính, mẹ bầu sẽ tiếp tục thai kỳ bình thường.

Ngược lại, nếu những u nang ở dạng ác tính, bác sĩ sẽ cân nhắc, đặt vấn đề trên hết là cứu tính mạng của thai phụ. Tùy vào tình trạng của hai mẹ con, nếu cần thiết phải mổ lấy thai, loại bỏ buồng trứng hoặc can thiệp điều trị bằng hóa chất, xạ trị nhằm kéo dài tiên lượng sống cho hai mẹ con hoặc cho một trong hai.

Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, trường hợp thai phụ mang uy lành tính vẫn có thể chuyển dạ và sinh con bình thường. Nếu có sự cản trở trong việc sinh nở, bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy thai. Đồng thời, trong khi tiến hành mổ bác sĩ cũng sẽ loại bỏ khối u cho sản phụ.

Bị u bì buồng trứng khi mang thai
Bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật lấy thai và loại bỏ u nang buồng trứng

Tuy nhiên, ở dạng u ác tính, phẫu thuật lấy thai sẽ được thực hiện khi thai đã trưởng thành, sau khi sinh có thể sống khỏe mạnh. Ngoài ra, thai cũng sẽ được hỗ trợ bằng một loại thuốc trước khi tiến hành phẫu thuật lấy thai.

Sau khi sản phụ đã sinh con, việc phẫu thuật loại bỏ u nang buồng trứng sẽ an toàn hơn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Dựa vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp sao cho hiệu quả và an toàn nhất.

U nang buồng trứng khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, phụ nữ nên chủ động phòng tránh bệnh từ sớm để hạn chế thấp nhất những nguy cơ có thể gây hại cho mẹ và bé. Một số lưu ý cho bạn đọc như sau:

  • Phụ nữ khi có ý định mang thai và sinh con nên chủ động thăm khám sức khỏe tổng quát, sức khỏe sinh sản. Thông qua thăm khám sàng lọc, bác sĩ sẽ đưa ra những vấn đề hoặc tư vấn để phụ nữ bước vào thai kỳ khỏe mạnh nhất.
  • Trong quá trình mang thai, chị em cũng nên tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ. Giai đoạn này cũng là thời điểm có thể nhận diện dễ dàng các khối u nang thông qua siêu âm thai. Phát hiện sớm giúp bác sĩ đưa ra phương án tốt nhất cho cả thai phụ và thai nhi.
  • Nếu trong quá trình mang thai có gặp những biểu hiện bất thường, thai phụ nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý kịp thời, phòng tránh các rủi ro.
  • Chăm sóc cơ thể, chú ý dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt trước và trong thai kỳ để đảm bảo mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất, con có điều kiện phát triển từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời và trưởng thành.

U nang buồng trứng khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Do đó, phụ nữ khi có ý định mang thai hoặc trong thời kỳ mang thai nên thăm khám định kỳ. Sớm nhận biết và điều trị giúp chị em phòng tránh nhiều rủi ro, bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.

Có thể bạn quan tâm: