Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa năm 2024

Là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, những năm qua, huyện Thuận Châu luôn chú trọng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch.

Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa năm 2024
Giáo dục truyền thống cho học sinh tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 di tích, trong đó 4 di tích cấp quốc gia, gồm: Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu, thị trấn Thuận Châu; Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Bám, xã Mường Bám; Di tích lịch sử Đèo Phạ Đin, xã Phổng Lái; Di tích khảo cổ Mái đá bản Mòn, xã Thôm Mòn và 3 di tích cấp tỉnh là Di tích lịch sử cầu Nà Hày, xã Thôm Mòn; Di tích lịch sử Khu căn cứ du kích Long Hẹ, xã Long Hẹ; Di tích lịch sử Khu tự trị Tây Bắc, thị trấn Thuận Châu.

Hằng năm, huyện đã ban hành các văn bản quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đối với thực hiện chế độ, chính sách, công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa và hoạt động bảo tồn, bảo tàng trên địa bàn.

Phối hợp với Bảo tàng tỉnh và các ngành liên quan lập quy hoạch và cắm mốc khoanh vùng bảo vệ, triển khai dự án tu bổ, tôn tạo đối với các di tích đã được xếp hạng. Đồng thời, giao công tác quản lý di tích trực tiếp cho các đơn vị và các xã có di tích. Các địa phương có di tích đều thành lập Ban quản lý di tích cấp xã do lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban; các đoàn thể liên quan và đại diện nhân dân nơi có di tích là thành viên.

Bà Đinh Thị Minh Hoa, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thuận Châu, cho biết: Các di tích trên địa bàn huyện luôn được quan tâm trùng tu tôn tạo bảo đảm nguyên gốc của di tích, hạn chế tình trạng xuống cấp, đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.

Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu, nơi Bác Hồ về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc ngày 7/5/1959 được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia ngày 20/4/1995. Các công trình thuộc Di tích gồm: Lễ đài và bia tưởng niệm, sân vận động huyện và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được đầu tư, xây dựng và có tường rào bảo vệ. Dẫn học sinh đến tham quan Di tích, cô giáo Trần Thị Hà, Trường tiểu học thị trấn Thuận Châu, cho biết: Chúng tôi mời bác cựu chiến binh đến đây nói chuyện về Di tích Kỳ đài Thuận Châu và kể cho học sinh nghe về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4. Qua hoạt động, bồi dưỡng, giáo dục cho học sinh về truyền thống lịch sử dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước, để các em hiểu và có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của Di tích.

Ông Trương Văn Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Thuận Châu, chia sẻ: Là cơ quan được UBND huyện giao quản lý trực tiếp Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu, Trung tâm đã phân công cán bộ trực hằng ngày; thường xuyên quét dọn, chăm sóc cắt tỉa cây xanh. Di tích được xây dựng, tu bổ, cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện rất phấn khởi. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Di tích đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan.

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Bám, xã Mường Bám, được xây dựng vào thế kỷ XVI, là công trình lịch sử kiến trúc nghệ thuật cổ, chứa đựng giá trị tâm linh. Tháp Mường Bám thuộc bản Lào, được xây dựng trên diện tích gần 1 ha, gồm quần thể 5 tháp: Một tháp chính và 4 tháp nhỏ. Trải qua thời gian dài, dưới tác động của yếu tố tự nhiên, di tích còn lại tháp chính và một tháp nhỏ. Với mục tiêu tu bổ, tôn tạo, phục hồi lại những kiến trúc nghệ thuật cổ của quần thể Di tích Tháp Mường Bám, năm 2018, tỉnh Sơn La đã thực hiện việc tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Huyện Thuận Châu đã giao UBND xã Mường Bám trực tiếp quản lý và phát huy giá trị di tích.

Hiện nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Thuận Châu đang tiếp tục nỗ lực giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư tôn tạo, quản lý, gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá, kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo của cha ông để lại và thường gắn với đặc trưng văn hóa mỗi địa phương. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Nguyên Bình đã có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc trên địa bàn, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Nguyên Bình là một huyện vùng cao, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, với số lượng phong phú về di tích lịch sử, văn hóa. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 11 di tích đã được xếp hạng, gồm 01 di tích Quốc gia đặc biệt, 01 di tích cấp Quốc gia và 09 di tích cấp tỉnh, cụ thể: Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (Khu rừng Trần Hưng Đạo); Di tích lịch sử cấp Quốc gia (Di tích lịch sử cách mạng hang Kéo Quảng), Di tích lịch sử cấp tỉnh gồm (Danh lam thắng cảnh Phja Oắc - Phja Đén, Di tích lịch sử đền Ông Búa, Di tích lịch sử văn hóa địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và quan sát Mỏ Thiếc Tĩnh Túc - Địa điểm cán bộ, công nhân và nhân dân các dân tộc Mỏ Thiếc đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm ngày 15/9/1958, Di tích lịch sử cách mạng Lũng Tàn, Di tích lịch sử cách mạng Tổng Ngần, Di tích lịch sử văn hóa- nền nhà ông Dương Mạc Thạch, Di tích lịch sử cách mạng địa điểm mở lớp huấn luyện quân sự Khuổi Cọ, Di tích lịch sử hang Nà Khoang - Thẳm Loỏng).

Tại sao phải bảo tồn di tích lịch sử văn hóa?

Di tích lịch sử, địa chỉ đỏ là di sản có giá trị cả về mặt tinh thần lẫn phát triển kinh tế, thế nên ở bất cứ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam, di tích cũng được trân quý và bảo tồn, gìn giữ bởi những di tích ấy chứa đựng cả câu chuyện, cả tinh thần mà cha ông ta, Nhân dân đất Việt ta đã dày công xây dựng và vun đắp.

Việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì?

Nếu xử lý không tốt việc khai thác và sử dụng di tích danh lam thắng cảnh sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh di tích và như vậy, di tích đã bị xâm hại. sự tàn phá của thiên nhiên. Phát triển mà không đi đôi với gìn giữ, bảo tồn thì với tốc độ phát triển hiện nay, nhiều di tích sẽ bị phá huỷ và dần dần biến mất.

Lai Châu có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa?

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 21 di tích đã được xếp hạng: có 04 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh; Trong đó có 06 di tích lịch sử văn hóa, 11di tích danh lam thắng cảnh, 02 di tích tôn giáo tín ngưỡng, 02 di tích Khảo cổ học.

Di tích lịch sử quan trọng như thế nào?

Di tích là nơi trưng bày cụ thể, sinh động về lịch sử quá khứ, truyền thống anh hùng dân tộc, đồng thời nó phản ánh những sự kiện lịch sử trong quá trình đấu tranh của cha ông, từ đó giúp cho học sinh hiểu được truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc từ trong lịch sử.