Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Hãy thử làm bài kiểm tra tiếng Anh Miễn Phí 30 phút bên dưới nhé. Các giáo viên đầu ngành tại PTE HELPER sẽ giúp bạn hiểu rõ về trình độ hiện tại. Và chỉ ra lộ trình học phù hợp nhất với khả năng và thời gian của bạn; nhằm giúp bạn đạt được điểm PTE mong muốn trong thời gian sớm nhất.

Học lái xe ô tô bằng C là điều kiện tiên quyết để các chủ phương tiện ô tô tải chuyên dụng, kéo rơ moóc có thể thi và lấy được bằng lái xe ô tô hạng C. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp đến bạn đọc từ A-Z những điều cơ bản cần biết về bằng C lái xe ô tô và quy trình chuẩn để học và thi bằng lái xe ô tô hạng C.

1. Những điều cơ bản cần biết về bằng C lái xe ô tô

Để việc học lái xe ô tô bằng C dễ dàng, đạt kết quả cao, các lái xe cần có những hiểu biết cơ bản về bằng C lái xe ô tô.

1.1. Bằng C lái xe ô tô là gì?

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

Bằng C lái xe ô tô áp dụng cho người lái xe điều khiển một số phương tiện nhất định

Theo quy định Pháp luật Việt Nam hiện hành, các chủ xe ô tô chỉ được điều khiển phương tiện ô tô khi đã có giấy phép lái xe hợp pháp. Tùy vào loại xe ô tô sử dụng, các lái xe ô tô có thể học và thi các bằng lái xe ô tô loại phù hợp. Ví dụ như: B1, B2, C, D, E, F…

Căn cứ quy định tại Khoản 7, Điều 21 của Thông tư 07/2009/TT-BGTVT, bằng lái xe ô tô hạng C sẽ áp dụng cho người lái xe điều khiển các phương tiện sau:

– Ô tô tải. Trường hợp này áp dụng cho ca rô tô chải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;

– Máy kéo kéo 01 rơ moóc có trọng tải từ 35000 kg trở lên;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 ở Khoản 6 và 7 của Điều 21 này.

Như vậy, theo quy định trên, bằng hạng C sẽ cho phép người lái điều khiển các xe cụ thể như sau:

– Xe tối đa 9 chỗ ngồi, bao gồm cả xe số sàn và xe số tự động của các xe 2 chỗ, 4 chỗ, 5 chỗ hay 7 chỗ;

– Xe ô tô tải hàng hóa có trọng tại từ 3500kg trở lên. 

1.2. Phân biệt bằng lái xe ô tô hạng C với B1 và B2

Thực tế, nhiều người dùng vẫn bị nhầm lẫn quy định đối với các bằng lái xe hạng C, B1 và B2. Nếu bạn đọc vẫn còn phân vân bằng lái xe hạng C khác với bằng lái xe hạng B1 và B2 như thế nào thì có thể căn cứ vào 03 tiêu chí: loại xe được phép điều khiển, thời hạn sử dụng bằng và độ tuổi dự thi lấy bằng.

1.2.1. Về loại xe được phép điều khiển

Căn cứ theo quy định pháp luật, người học lái xe ô tô bằng C và thi đạt bằng có bằng lái xe hạng C đủ điều khiển điều khiển mọi loại xe mà bằng lái xe hạng B1 và B2 được phép. Hơn thế, nếu người có bằng lái xe B1, B2 chỉ được điều khiển xe tải có trọng lượng dưới 3500 kg, thì người có bằng lái xe hạng C được phép được điều xe tải từ 3500 kg trở lên.

    

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

1.2.2. Về thời hạn sử dụng bằng

Về thời hạn sử dụng bằng, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết bảng bên dưới.

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

1.2.3. Về độ tuổi dự thi lấy bằng

Để thi bằng lái xe B2 và B1 người thi chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên. Nhưng đối với bằng lái xe hạng C, người lái cần đủ 21 tuổi trở lên. Quy định này tính đến ngày dự thi sát hạch.

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

2. Quy trình học lái xe ô tô bằng C để thi chuẩn nhất hiện nay

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

Quy trình học lái xe ô tô hạng C để thi chuẩn nhất và chi tiết nhất

Dù phải đủ 21 tuổi các lái xe mới được tham gia thi sát hạch bằng lái xe hạng C, nhưng trước đó, chỉ cần đủ 18 tuổi, các lái xe đã được phép đăng ký hồ sơ thi và học lái xe ô tô bằng C rồi. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp đến bạn đọc quy trình học lái xe ô tô hạng C để thi chuẩn nhất và chi tiết nhất.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

Học viên cần nộp hồ sơ đạt chuẩn để có thể học và thi lái xe bằng C

Để được tham gia học và thi bằng lái xe ô tô hạng C, các lái xe cần thực hiện bước đầu tiên và quan trọng là nộp hồ sơ thi.

Theo đó, một bộ hồ sơ thi bằng lái xe ô tô hạng C bao gồm:

– Đơn đăng ký thi sát hạch lái xe ô tô hạng C. Mẫu đơn này được cung cấp bởi cơ quan nhận hồ sơ đăng ký của học viên;

– Bản sao chứng minh nhân dân hay căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;

– Giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe được cấp bởi bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, thời gian cấp trước đó không quá 06 tháng;

– 10 ảnh 3×4 hoặc 10 ảnh 4×6;

– Bản sao các loại giấy phép lái xe khác đang sở hữu (nếu có);

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ đầy đủ như trên, các lái xe đến nộp cho cơ quan chức năng để hoàn thành khâu đăng ký.

Bước 2: Học lý thuyết và thực hành

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

Học viên được học lý thuyết và thực hành trước khi thi bằng C chính thức

Để đủ điều kiện tham gia thi, các học viên sau khi hoàn thành đăng ký cần phải học lý thuyết và thực hành. Về cơ bản, lý thuyết học lái xe ô tô hạng C và thực hành học lái xe ô tô bằng C của học viên sẽ bao gồm 03 phần: Lý thuyết, lái xe trong sa hình, lái xe trên đường trường. 

Học lý thuyết

Lịch học sẽ được ấn định tùy trung tâm. Nhưng thông thường, các trung tâm đều sẽ lên lịch học vào 03 buổi trong ngày để thuận tiện nhất cho người học: buổi sáng từ 9 – 11 giờ; buổi chiều từ 14 – 16 giờ; buổi tối từ 18 – 20 giờ. Học viên được phép chọn lịch học cho phù hợp với thời gian biểu của mình.

Đối với các trường hợp học viên có thời gian rảnh quá eo hẹp, không thể sắp xếp lịch học theo các giờ trên, các trung tâm còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảng viên giảng dạy tại nhà. Dĩ nhiên, học viên sẽ phải trả thêm phí khi sử dụng dịch vụ này. Phí giảng dạy tại nhà dao động ở mức 500.000 đồng/khóa học, tùy quy định từng trung tâm.

Học thực hành

Với phần này, học viên sẽ được trực tiếp học lái xe ô tô bằng C tại sa hình và lái xe đường trường. Mỗi học viên sẽ được một giảng viên của trung tâm sẽ hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, từ cơ bản đến nâng cao, để người học tiếp thu và vận dụng thành thạo mọi kĩ thuật trong khi lái xe. 

Riêng phần học thực hành, các học viên có thể học thoải mái mà không hề bị giới hạn thời gian học. Học viên có thể tham gia học thực hành cho đến khi lái thành thạo, đủ tự tin đi thi thì thôi. 

Bước 3: Ôn thi và sát hạch

Sau khi kết thúc bước học lý thuyết và thực hành, các học viên sẽ chuyển sang bước ôn thi và sát hạch. Khi này, các học viên sẽ được trung tâm cung cấp tài liệu học lái xe ô tô bằng C để ôn luyện.

Ở bước này, học viên sẽ ôn thi và tham gia thi thử. Điều này giúp học viên làm quen với quy trình, các phản xạ, kỹ năng cần thiết khi thi. Buổi thi thật nhờ đó sẽ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Đồng thời, bước này cũng giúp các học viên giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có trong lần thi thật.

Bước 4: Thi sát hạch

Bảng C chạy đạt bao nhiêu giờ?

Học viên thi sát hạch để lấy bằng lái xe hạng C

Khi thi sát hạch, các thí sinh cũng được thi 03 phần như đã học: thi lý thuyết, thi lái xe sa hình và thi lái xe đường trường.

Đối với phần thi lý thuyết

Bài thi sẽ có 40 câu hỏi, thời gian thi là 24 phút. Các thí sinh phải trả lời đúng tối thiểu 36/40 câu. 

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, từ ngày 1/8/2020, Tổng Cục Đường Bộ đã cho áp dụng bộ 600 câu hỏi vào kì thi sát hạch để cấp phép lái xe ô tô, thay vì bộ 450 câu đã ra trước đó. Các câu hỏi trong bộ 600 câu cũng đã được thay đổi cho phù hợp với thực tế. Lưu ý rằng, trong bộ đề thi này cũng đã được bổ sung 600 câu điểm liệt, nếu thí sinh trả lời sai câu điểm liệt sẽ bị đánh trượt phần lý thuyết.

Đối với phần thi thực hành lái xe ở sa hình

Các thí sinh sẽ tự mình thực hiện thi trên xe có gắn chip chấm điểm tự động và hệ thống camera giám sát. Các thí sinh thi bằng lái xe hạng C cần vượt qua 10 bài thi gồm: 

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe ngang dốc và khởi hành
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co
  • Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc
  • Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
  • Bài 9: Tăng tốc và thay đổi số trên đường thẳng
  • Bài 10: Kết thúc

Tổng thời gian thực hiện 10 bài thi trên là 18 phút và điểm tối thiểu người thi cần đạt là 80/100 điểm.

Đối với phần thi thực hành lái xe ở đường trường

sát hạch viên sẽ trực tiếp ngồi trên xe cùng với thí sinh khi thi và đưa ra những yêu thông qua thiết bị chuyên biệt để thí sinh thực hiện theo. Các thí sinh để thi qua cần đạt tối thiểu 80/100 điểm ở phần thi này.

Theo quy định, nội dung thi sát hạch lái xe đường trường sẽ gồm 04 nội dung: 

  • Thực hành xuất phát
  • Vào số, tăng tốc, tăng số trên đường thẳng
  • Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng
  • Kết thúc.

Sau khi hoàn thành 04 bước bên trên, các lái xe đã hoàn thành khóa học và thi lái xe ô tô bằng C. Kết quả sẽ có ngay sau khi thi xong.

Với trường hợp thi đỗ, thí sinh dự thi sau đó sẽ ký vào biên bản chứng nhận hoàn thành kỳ thi sát hạch, đồng thời nhận giấy hẹn trả bằng. Thường thì bằng sẽ được trả sau 07 ngày thí sinh tham gia thi. Nếu thí sinh không đến trực tiếp lấy bằng mà nhận bằng qua hình thức ký gửi về tận nhà thì sẽ phải chờ thêm 2-3 ngày nữa.

Với các trường hợp thi trượt, thí sinh có thể tiến hành thủ tục đăng ký thi lại. Các thí sinh đã đỗ phần lý thuyết nhưng trượt thực hành thì khi thi lại chỉ cần thi phần thực hành. Ngoài ra, quy định pháp luật hiện hành không hạn chế số lần thi lại của thí sinh, do đó nếu bị thi trượt nhiều lần người thi cũng không cần quá lo lắng.

Trên đây, bài viết đã cung cấp đến độc giả những kiến thức cơ bản về bằng lái xe ô tô hạng C và quy trình học lái xe ô tô bằng C chi tiết nhất để thi. Mọi thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về màn hình ô tô thông minh hay các phụ kiện nâng cao tiện ích, an toàn cho xe, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 633 642.

Bảng C chạy bao nhiêu giờ?

Quy định số giờ đào tạo bằng lái xe B1, B2, C - Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420); - Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).

Bảng C học bao lâu thì thì?

Học bằng lái xe hạng C mất bao lâu Thời gian học này bao gồm thời gian học lý thuyết, học thực hành trên sa hình và đường trường. Tiếp theo, sau thời gian 14 ngày kể từ ngày kết thúc, bạn sẽ dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe. Và khi bạn thi đạt thì tối đa 20 ngày bạn sẽ có bằng lái xe.

Bảng C phải chạy bao nhiêu km?

Ngoài phần thi mô phỏng, phần thi sát hạch GPLX còn có đổi mới trong phần đào tạo đi đường trường, cụ thể để có thể tham gia các kỳ thi sát hạch, trong quá trình học, học viên bắt buộc phải hoàn thành đủ quãng đường học 710 km đối với hạng B1, B2 là 810 km và 815 km đối với hạng C.

Thời gian thi lý thuyết hạng C bao nhiêu phút?

Thời gian thi lý thuyết bằng C là 24 phút với tổng số 40 câu hỏi. Trong đó có câu hỏi điểm liệt. Nếu thí sinh trả lời sai câu điểm liệt sẽ bị đánh trượt phần lý thuyết. Cùng với việc trả lời đúng câu hỏi điểm liệt, thí sinh phải đạt trả lời đúng tối thiểu 36/40 câu lý thuyết thì mới tính là đạt nội dung lý thuyết.