Bàn đạp ga ô tô

‘Nằm lòng’ kĩ năng đạp chân ga đúng cách, bạn không chỉ giữ được sức vận hành bền bỉ của xe mà còn tiết kiệm được lượng nhiên liệu đáng kể.

Bất kể xế mới hay tài xế đã lái xe lâu năm, thói quen vừa đạp ga và đạp chân phanh một cách ‘vô tội vạ’ là điều không khó tìm thấy. Hành động này trước tiên sẽ gây hao mòn phanh, tiêu tốn nhiên liệu lãng phí và về lâu dài cũng sẽ khiến chủ xe mất tiền sửa chữa, nâng cấp cho động cơ xe.

Do đó, hãy lưu ý và sử dụng những kĩ năng đạp ga xe ô tô đúng cách sau đây để tránh các tác hại trên, đồng thời duy trì sức vận hành mạnh mẽ cho xe.

Nhấn ga khi bắt đầu khởi động xe

Bàn đạp ga ô tô
 

Khi tiến hành khởi động xe, tài xế không nên vội vàng và thao tác quá nhanh chóng. Hãy từ từ nhấn ga, dùng phần mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống dưới và chờ cho đến khi động cơ hoạt động. Sau đó, chú ý giảm ga dần dần để động cơ của xe chạy ở chế độ không tải. Trong bước này, bạn cần chậm rãi nhấc mũi bàn chân. Bộ phận lò xo hồi vị đồng thời cũng sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.

Tăng ga nhẹ nhàng để di chuyển

Sau khi khởi động, ô tô ở trạng thái đứng yên thường có sức ỳ rất lớn. Muốn xe di chuyển không hao tốn nhiều nhiên liệu do cần tăng sức kéo, tài xế hãy tăng ga một cách nhẹ nhàng.

Ở một vài trường hợp, động cơ lúc này rất dễ bị tắt đột ngột, nhất là khi tải trọng xe hoặc sức cản của mặt đường quá lớn. Cách khắc phục vấn đề này là nhấn ga thật nhiều, đều đặn và không quá mạnh.

Không nhấn ga đột ngột để tăng tốc

Bàn đạp ga ô tô
 

Trong quá trình vận hành, nếu bạn cần tăng tốc, bí quyết là hãy đạp ga thật nhẹ nhàng để tốc độ xe tăng dần. Kĩ năng này nhằm duy trì tuổi thọ cho bộ động cơ của xe và giữ an toàn cho người ngồi trên xe nhờ xe không bị tăng tốc đột ngột.

Nhả đều ga để giảm tốc độ

Ở chiều hướng ngược lại, khi bạn muốn giảm tốc độ của ô tô, đồng thời để mức nhiên liệu được tiết kiệm tối ưu nhất, hãy nhả ga từ từ. Bên cạnh đó, để duy trì trạng thái chuyển động hiện tại của xe (không tăng/giảm tốc trong một khoảng thời gian) bạn cần chú ý đến đồng hồ tốc độ sau đó điều chỉnh bàn đạp ga ở mức độ nhất định...

Bàn đạp ga ô tô
 

Trong thao tác này, nhiều người lầm tưởng chỉ cần giữ nguyên bàn đạp ga thì xe sẽ chạy đều. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động này sẽ khiến xe chạy lúc nhanh lúc chậm bởi còn chịu tác động từ sức cản chuyển động của mặt đường.

Tăng ga khi cần chuyển về số thấp

Cuối cùng, để điều khiển xe chuyển từ số cao về số thấp khi đang di chuyển trên đường, tài xế đừng quên nhấn tăng ga để đảm bảo đồng tốc trong lúc gài số. Kĩ năng này sẽ giúp lái xe tránh được hiện tượng bánh răng trong hộp xe bị kẹt hay sứt mẻ và gây ra âm thanh khó chịu...

(Theo Tạp chí giao thông)

Bàn đạp ga ô tô

Mô tô cao cấp: Giảm cao nhất 40 triệu

Phân khúc xe môtô cao cấp có nhiều sự thay đổi, sôi động hơn hẳn với việc có thêm nhiều mẫu xe mới. Nhiều mẫu xe được giảm giá với mức giảm lớn nhất tới hơn 40 triệu đồng.

Nhầm chân ga với chân thắng trên xe ô tô là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ở Việt Nam. Người điều khiển xe cần phân biệt chân ga với chân thắng và cần hiểu rõ những kỹ năng sử dụng cần thiết để đảm bảo an toàn. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

  • 1. Phân biệt chân thắng và chân ga xe ô tô
  • 2. Những kỹ năng sử dụng chân ga và chân thắng đúng cách
  • 3. Những kỹ năng để tránh trường hợp đạp nhầm chân ga – thắng

Bộ phận chân thắng với chân ga xe ô tô giữ vai trò hỗ trợ khởi hành và di chuyển đảm bảo tính liên tục cho hành trình. Có thể nói, chân thắng và chân ga ô tô có chức năng ngược nhau nhưng đều có tác động nhất định đến tốc độ của xe. Trong khi chân thắng được sử dụng để dừng hoặc giảm tốc độ xe thì chân ga có nghiệm vụ tăng tốc khi tham gia giao thông.

Bộ đôi này được thiết kế ở mỗi loại xe là khác nhau. Đối với dòng xe số sàn, chân thắng, chân ga và côn đều nằm ở khu vực để chân của tài xế, theo thứ tự lần lượt từ trái sang là côn số, thắng và chân ga. Còn đối với dòng xe số tự động không được trang bị côn số thì chân ga và chân thắng xe ô tô nằm song song với nhau theo vị trí chân thắng trước chân ga tính từ phía bên phải của người lái xe.

Bàn đạp ga ô tô
Đối với dòng xe số sàn, chân thắng, chân ga và côn đều nằm ở khu vực để chân của tài xế

2. Những kỹ năng sử dụng chân ga và chân thắng đúng cách

Để những người mới có bằng lái không đạp nhầm chân ga với chân thắng thì cần ghi nhớ những kỹ năng sau đây:

2.1 Nhấn chân thắng và chân ga xe ô tô bằng chân phải

Vấn đề đầu tiên người lái xe ô tô cần lưu ý là luôn điều khiển chân thắng với chân ga xe ô tô bằng chân phải. Đồng thời, cần tạo thói quen luôn đặt gót chân phải xuống sàn xe, thẳng với vị trí bàn đạp thắng và chỉ sử dụng phần gan bàn chân để di chuyển qua lại. Điều này không những duy trì khả năng xử lý tốc độ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế mà còn giúp người điều khiển phương tiện có thể chủ động và bình tĩnh khi gặp những tình huống bất ngờ.

Bên cạnh đó, chủ xe cần cố gắng tập thói quen “rời chân ga – rà chân thắng”, tức là khi nhấc mũi chân ra khỏi vị trí chân ga thì phải lập tức đặt lên chân thắng. Việc này giúp tạo thành phản xạ tự nhiên cho người lái, hạn chế rủi ro do tình trạng đạp nhầm chân ga thay vì chân thắng.

Bàn đạp ga ô tô
Nhấn chân thắng, chân ga xe ô tô bằng chân phải

2.2 Thận trọng, tránh sao nhãng khi điều khiển chân thắng và chân ga xe ô tô

Đây là điều hiển nhiên mà chúng ta cần tuân thủ khi vận hành xe. Người điều khiển phương tiện cần tập trung, giữ tỉnh táo trong suốt hành trình của mình, tránh sử dụng điện thoại, ăn uống, lấy đồ,… làm phân tâm nhiệm vụ lái xe.

Ngoài ra, khi thao tác lùi xe khỏi bãi đỗ hoặc di chuyển vào đường hẹp, cần điều khiển chân ga và chân thắng xe ô tô một cách chậm rãi và cẩn thận, nhất là ở những địa hình không quen thuộc.

Đăng Ký Học Lái Xe Ô Tô Thái Việt Tại Đây

2.3 Mang giày đế mỏng để sử dụng chân thắng và chân ga xe ô tô hiệu quả

Lựa chọn giày dép cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều khiển xe. Lái xe lâu với đôi chân trần có thể khiến bạn cảm thấy đau. Dép lê thì dễ làm bàn chân bị tuột ra khỏi dép, nhất là với những người dễ đổ mồ hôi. Giày, bốt cổ dài và cứng có thể làm hạn chế cử động cổ chân khi cần thiết. Còn giày cao gót với mặt tiếp xúc nhỏ có thể khiến chân trượt ra khỏi bàn đạp. 

Vì thế, khi điều khiển xe, tốt nhất nên sử dụng những loại giày đế mỏng hay dép quai hậu có kết cấu chắc chắn và ôm sát vào chân. Những kiểu giày dép này sẽ cho phép người lái cảm nhận rõ hơn áp lực tác động lên bàn đạp chân, tránh tình trạng bị lỏng gây ảnh hưởng đến thao tác điều khiển chân thắng và chân ga xe ô tô.

Bàn đạp ga ô tô
Mang giày đế mỏng để sử dụng chân thắng với chân ga xe ô tô hiệu quả

3. Những kỹ năng để tránh trường hợp đạp nhầm chân ga – thắng

  • Khi lái xe gót chân phải luôn để ở vị trí thẳng bàn thắng. Khi sử dụng ga thì xoay cổ chân sang phải để bàn chân nghiêng sang bàn đạp ga và khi sử dụng thắng thì xoay thẳng cổ chân hướng thẳng bàn chân vào thắng.
  • Không sử dụng ga thì phải chuyển chân ngay về vị trí thắng. Đây là điều vô cùng quan trọng khi lái xe.
    Lời khuyên khá quan trọng là các bạn nên thành thạo lái xe số sàn trước khi qua xe số tự động (xe, hoặc nếu bắt đầu bằng xe số tự động luôn thì hãy tập lái thật nhiều vì đối với xe số tự động thì khi đạp nhầm chân ga với thắng thì hậu quả sẽ không hề nhỏ.
  • Khi bắt đầu khởi hành (cả tiến và lùi). Phòng tránh: khi chuyển sang số D hoặc số R chỉ nới chân thắng để xe chạy ổn định, an toàn rồi mới xoay chân sang ga để tăng tốc.
  • Khi quan sát thấy chướng ngại vật từ xa thì phải chuyển chân từ bàn ga về chân thắng;
  • Khi lùi, tiến để quay đầu trong khu hẹp đều không cần ga mà luôn luôn đặt chân vào bàn thắng. Trong hai trường hợp trên rất dễ nhầm thắng – ga nếu chỉ nhấc chân khỏi bàn ga mà không chạm vào bàn thắng, để chân lơ lửng đến khi giật mình đạp một nhát ăn đúng vào bàn ga thì thôi xong.
  • Dừng mua vé cầu đường, dừng để lấy đồ cho người ngồi sau… đều phải về N và đạp thắng hay kéo thắng tay.

Trên đây là những thông tin kỹ năng sử dụng chân thắng  chân ga xe ô tô đúng cách. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các tài xế mới lấy bằng có kinh nghiệm hơn khi điều khiển ô tô tham gia giao thông

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

  • Hotline: 1900 0329
  • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội