Bài luận về con thạch sùng

Bạn đã biết gì về loài thạch sùng? Chúng có mang lại những phiền toái đau đầu nào cho bạn không? Tại sao loài bọ sát này lại gây ra nhiều tranh cãi có hay không nên xua đuổi chúng đi?  Loài vật này xuất xứ từ đâu? Chúng có mang lại lợi ích gì cho con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loài côn trùng này trong bài viết dưới đây nhé!

Bài luận về con thạch sùng
Bạn đã biết gì về loài bò sát này?

  • Tìm hiểu tổng quan về loài thạch sùng
    • Môi trường sống của loài bọ sát này
    • Kích thước và hình dáng phát triển của loài thạch sùng
    • Tìm hiểu sơ bộ về thằn lằn
  • Chúng ta có nên xua đuổi và tiêu diệt loài thạch sùng?
    • Sát thủ tiêu diệt những loài côn trùng gây hại cho con người
    • Thạch sùng giúp ích cho những bài thuốc đông y
    • Thạch sùng không gây nguy hiểm cho con người
    • Không phá hoại mùa màng và gây ảnh hưởng đến cây trồng
    • Ở đâu có sự xuất hiện của loài thạch sùng, thì môi trường sinh thái ở đó hoàn toàn trong sạch
  • Những tác hại phiền toái của loài thạch sùng
    • Một số loài thạch sùng có nọc độc
    • Gây mất thẩm mỹ
    • Gây mất vệ sinh
    • Gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con người
    • Tiếng kêu của thạch sùng 

Tìm hiểu tổng quan về loài thạch sùng

Thạch sùng được biết đến là loài bọ sát thuộc họ tắc kè. Chúng bắt nguồn và sinh sống phần lớn tại bản địa Đông Nam Á. Theo sự di chuyển của con người, loài côn trùng này hiện nay đang có mặt ở rất nhiều nơi.

Môi trường sống của loài bọ sát này

  • Nhờ tàu biển và các hoạt động hàng hải mà loài vật này ngày nay đã di chuyển đến rất nhiều nơi trên thế giới. Từ khu vực nhiệt đới đến khu vực cận nhiệt đới thuộc Úc. Từ Nam Mĩ đến Trung Đông, từ Châu Phi đến Châu Á, và có mặt ở cả Châu Âu.
  • Chúng dễ dàng sinh sống trong những khe hở hoặc vết nứt của tường nhà, văn phòng vì cơ thể nhỏ nhắn. Chúng thường được nhìn thấy trên tường hoặc trần nhà, phần lớn là chúng đang hoạt động để tìm thức ăn. 
  • Thức ăn ưa thích của chúng chính là những loài côn trùng gây hại như muỗi, gián, nhện,…
  • Loài bọ sát này thường hoạt động vào ban đêm, và đặc biệt tập trung ở những nơi có bóng đèn. Đây cũng chính là khu vực thu hút những loài côn trùng ghé thăm.

Kích thước và hình dáng phát triển của loài thạch sùng

  • Thạch sùng trưởng thành có kích thước từ 7 đến 15 cm
  • Chúng thường có tuổi thọ đến 5 năm
  • Chân của loài vật này như có miếng đệm kết dính, giúp chúng bám chặt trên tường và trần nhà
  • Có khả năng nhìn rõ màu sắc vào ban đêm, giúp chúng dễ dàng trong việc săn bắt và tiêu diệt con mồi
Bài luận về con thạch sùng
Có kích thước từ 7 đến 15cm khi trưởng thành và có tuổi thọ 5 năm

Ngoài cái tên thạch sùng, loài vật này còn có một tên gọi dân dã khác. Ở miền Nam Việt Nam chúng được gọi là thằn lằn. Tuy nhiên trên thực tế, thằn lằn lại là một nhóm loài bọ sát khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về loài thằn lằn “thật sự” nhé!

Tìm hiểu sơ bộ về thằn lằn

Mặc dù ở Việt Nam, loài thạch sùng và thằn lằn chẳng có gì khác nhau. Đôi khi còn được gọi như nhau. Nhưng trên phương diện khoa học, thằn lằn lại là một giống loài khác. Vậy thằn lằn là gì?

  • Thằn lằn là một nhóm bọ sát với thân hình có vảy
  • Hiện trên thế giới đang tồn tại 3800 loài
  • Chúng sinh sống ở rất nhiều nơi, phân bố rộng rãi ở nhiều địa bàng lãnh thổ. Ngoại trừ Nam Cực và các dãy núi lửa đại dương.
  • Không giống như thạch sùng, thằn lằn gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người

Chúng ta có nên xua đuổi và tiêu diệt loài thạch sùng?

Bài luận về con thạch sùng
Có tác dụng tiêu diệt những côn trùng gây hại

Tuy là một loài bọ sát, nhưng thạch sùng không gây nguy hiểm cho con người. Trái lại, chúng còn giúp ích rất nhiều cho môi trường và không gian sống của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích mà loài bọ sát này mang lại nhé!

Sát thủ tiêu diệt những loài côn trùng gây hại cho con người

Như đã nói ở trên, những loài côn trùng gây hại như: bướm đêm, muỗi, ruồi, gián, nhện… Chính là nguồn thức ăn của loài thạch sùng. Đây chính là công to lớn nhất của thạch sùng mà chúng ta phải kể đến. 

Chúng tiêu diệt và hạn chế tối đa những thiệt hại do những loài côn trùng có hại gây nên. Đây cũng chính là lợi ích đứng đầu và tiêu biểu cần phải tuyên dương dành cho loài bọ sát này.

Thông tin này chắc sẽ giúp ích cho những người đang đau đầu vì không biết làm thế nào để tiêu diệt những loài côn trùng gây ra sự khó chịu kia

Thạch sùng giúp ích cho những bài thuốc đông y

Theo Đông y, thạch sùng giàu chất béo (chiếm khoảng 11 – 16%), có tính hàn, vị mặn, ít nọc độc, có tác dụng hỗ trợ chữa trị rất nhiều loại bệnh như:

  • Chữa bệnh nấm da
  • Có tác dụng điều trị bệnh lao hạch, hen suyễn,…
  • Hỗ trợ chữa chứng tay chân tê bại
  • Chữa ung thư thực quản
  • Thạch sùng phơi khô có thể chữa căn bệnh đau nhức xương khớp
  • Có tác dụng chữa co giật mãn tính hay còn gọi là kinh phong

Ngoài ra còn rất rất nhiều căn bệnh khó chữa được chữa trị bởi loài bọ sát này

Bài luận về con thạch sùng
Mang lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng cũng gây ra nhiều tác hại phiền toái

Thạch sùng không gây nguy hiểm cho con người

Đa phần những con thạch sùng chúng ta nhìn thấy. Là những con vật chỉ sinh sống trong nhà, nên chúng thực chất không có nọc độc. Hoặc có nhưng rất ít, và không nguy hiểm đến tính mạng con người như những loài bọ sát khác.

Không phá hoại mùa màng và gây ảnh hưởng đến cây trồng

Trái cây và rau quả không thuộc danh sách những thức ăn mà chúng ưa thích. Chúng sẽ không ăn bất kỳ quả mọng nào. Vì thế thạch sùng cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến những loại cây trồng.

Ở đâu có sự xuất hiện của loài thạch sùng, thì môi trường sinh thái ở đó hoàn toàn trong sạch

Theo như tìm hiểu, những chất hóa học có thể gây hại cho loài bọ sát này. Và đương nhiên chúng sẽ không thể tồn tại ở những nơi có đầy hóa chất. Điều này cũng có nghĩa là. Nếu khu vực nào có sự xuất hiện của thạch sùng. Thì môi trường ở đó chắc chắn không có những hóa chất độc hại và hoàn toàn trong sạch.

Những tác hại phiền toái của loài thạch sùng

Loài bọ sát này tuy giúp ích rất nhiều cho con người. Nhưng bên cạnh đó vẫn khiến chúng ta bị khó chịu bởi sự xuất hiện của chúng. Cụ thể, hãy xem những tác hại dưới đây

Bài luận về con thạch sùng
Là loài vật có tác dụng chữa bệnh trong Đông Y

Một số loài thạch sùng có nọc độc

Ngoài những con thạch sùng sống trong nhà, thì vẫn còn rất nhiều những loài thạch sùng khác sống ngoài tự nhiên. Và trong số đó có một vài con có thể gây hại cho con người vì trong cơ thể có nọc độc.

Gây mất thẩm mỹ

Thạch sùng thường hay xuất hiện trên tường và trần nhà, khiến cho chúng ta có cái nhìn e ngại. Chúng gây ra tình trạng bừa bợn và bẩn thỉu, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà và văn phòng

Gây mất vệ sinh

Loài bọ sát này rất thường “ăn vụng” thức ăn và nước uống trong nhà. Đối với những nguồn nước hoặc thức ăn thừa không được che đậy kỹ. Chúng sẽ xâm nhập vào đó và gây ra sự mất vệ sinh.

Chưa hết, nước tiểu của chúng không những rất khai mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, phân của chúng khi dính lên tường còn rất bẩn và gây khó chịu bởi mùi hôi.

Gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con người

Loài thạch sùng có thể truyền nhiễm loài vi khuẩn salmonella qua phân của chúng. Không sai, chúng không lan truyền vi khuẩn qua đường miệng bằng việc cắn chúng ta. Nhưng sẽ lan truyền qua phân của chúng. 

Bài luận về con thạch sùng
Nhưng cũng là loài truyền nhiễm vi khuẩn salmonella qua phân

Nếu chúng ta chẳng may ăn trúng thức ăn dính phải phân của loài côn trùng này. Nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của chúng ta.

Tiếng kêu của thạch sùng 

Tiếng động do loài vật này phát ra cũng khiến nhiều người cảm thấy đáng sợ và khá khó chịu. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến người ta luôn muốn xua đuổi loài bọ sát này.

Bên cạnh những mặt lợi ích từ loài thạch sùng mang lại. Cũng không thể phũ nhận những tác hại mà chúng gây ra. Mặc dù biết những lợi ích chúng giúp chúng ta nhiều hơn. Nhưng những phiền toái chúng gây ra không thể gây thiện cảm cho một số người. Và thậm chí còn nhận lại sự ghét bỏ. Bài viết vừa rồi chúng tôi đã nêu ra những thông tin chi tiết, về cả mặt lợi và hại của loài bọ sát này. Vậy theo bạn, nên giữ lại hay xua đuổi loài vật nhiều lợi – ít hại này?