Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Nếu như trước đây thời còn là con gái, các chị em có thể thỏa thích thưởng thức các loại bánh và các món ăn khác nhưng giờ đây khi đã làm mẹ bỉm sữa thì chuyện ăn uống cũng cần phải cân nhắc kỹ càng.

Có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề mẹ sau sinh có nên ăn bánh không, có được ăn bánh ngọt hay không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau khi sinh thì mẹ vẫn có thể ăn được một số loại bánh như bánh mì, bánh ngọt, bánh kem, bánh quy… nhưng không nên ăn thường xuyên, chỉ nên ăn trong một số trường hợp đặc biệt như: tiệc sinh nhật, tiệc đi chơi… và chỉ ăn với một lượng phù hợp.

2. Sử dụng đúng cách các loại bánh mang tới lợi ích gì cho mẹ sau sinh?

Nếu mẹ sử dụng bánh đúng cách trong chế độ dinh dưỡng của mình thì chúng có thể mang lại một số tác dụng nổi bật như sau:

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Thông thường các loại bánh ngọt, bánh mì, bánh quy… đều làm từ bột, đường và đây chính là nguồn carbohydrate tuyệt vời cho cơ thể của mẹ sau sinh. Chúng có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như: cơ bắp, não bộ, hệ thần kinh.

Điều này là rất hữu ích đối với mẹ sau sinh trong quá trình phục hồi sau sinh, lý do là vì mẹ đã mất rất nhiều máu khi vượt cạn và cần nhiều năng lượng bổ sung để cơ thể có thể tái tạo lại máu và kiểm soát hoạt động của các cơ quan.

Tăng cường miễn dịch cho cơ thể mẹ sau sinh

Mẹ nào sau khi sinh cũng mong muốn cơ thể của mình thật khỏe mạnh để đủ sức lực nuôi dậy con thơ. Và bánh mì cũng là một trong những trợ thủ đắc lực giúp cho mẹ tăng cường sức đề kháng. Do một số loại bánh ngọt có chữa trứng và sữa còn có thể cung cấp cho cơ thể mẹ lượng protein cần thiết.

Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của bánh mì giúp xây dựng, phục hồi các tế bào bị tổn thương sau quá trình mẹ vượt cạn đồng thời Protein còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của mẹ.

Ngoài ra, sữa có trong bánh giúp tăng lượng canxi cho mẹ sau sinh, nhờ đó có thể cải thiện chức năng của xương và răng. Không những vậy, bánh nướng kết hợp với các loại trái cây khô như hạnh nhân, hạt điều… có chứa một lượng nhỏ vitamin giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cải thiện cảm xúc, tâm trạng của mẹ bỉm sữa

Thức khuya, dậy sớm, tần tảo nuôi con từ lúc mới lọt lòng là những vất vả của các chị em phụ nữ mà đôi khi không có nhiều người thân, bạn bè thấu hiểu và chia sẻ được. Chính những áp lực trong chuyện chăm sóc con cái cũng như trong cuộc sống đã đè nặng lên đôi vai mỏng manh, yếu ớt của nhiều bà mẹ bỉm sữa và gây nên nhiều sự căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần.

Những lúc như vậy, mẹ hãy dành cho mình một khoảng thời gian dù chỉ là một vài tiếng để có thể thư giãn tinh thần, nghỉ ngơi và có thể nhâm nhi một chút bánh chocolate. Do chocolate có thể kích thích não bộ sản sinh ra chất seretonin có thể giúp điều chỉnh tâm trạng, tạo ra cảm giác hưng phấn, giúp mẹ giảm căng thẳng trong cuộc sống.

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Bột yến mạch có thể giúp các mẹ đang cho con bú tăng cả về chất và lượng sữa. Nó kích thích sản xuất oxytocin, một hoocmon giúp quá trình sinh nở dễ dàng và kích thích sản sinh sữa.

Một bát cháo yến mạch ấm nóng cũng là món ăn giúp nhiều phụ nữ giảm tỉ lệ căng thẳng và trầm cảm sau sinh. Loại thực phẩm có nhiều chất xơ tự nhiên này rất dễ chế biến và tiêu hóa. Nhưng chú ý tránh dùng bột yến mạch ăn liền đóng gói, do chúng thường chứa quá nhiều muối và đường.

2. Hạnh nhân

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Hạnh nhân và nhiều loại hạt khác như óc chó hay hạt điều đều chứa nhiều chất đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của người mẹ cũng như của trẻ sơ sinh.

Nên ăn 5-6 hạt hạnh nhân đã ngâm mềm mỗi ngày, tránh các loại đã rang và thêm muối. Đừng ăn hạnh nhân nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại hạt.

3. Dầu dừa

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Dầu dừa nguyên chất cũng là thực phẩm lành mạnh cho các mẹ đang mang thai và cho con bú. Chúng chứa các axit béo thiết yếu như omega-3 hỗ trợ sản xuất hoocmon kích thích tiết sữa mẹ.

Các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn 1-3 thìa canh dầu dừa mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để trộn salad hay pha nước chấm.

4. Cam

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Hàm lượng vitamin C trong cam rất quan trọng trong việc sảnh sinh sữa mẹ.

Trong thời kỳ cho bé bú, các mẹ nên uống khoảng 2 ly nước cam mỗi ngày. Để có được kết quả tốt hơn, hãy thử nước cam ép bổ sung canxi. Lưu ý: Tránh uống quá nhiều nước cam, vì axit xitric trong đó có thể khiến bé đầy bụng và quấy khóc.

5. Cỏ cà ri

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Cả hạt và lá của cỏ cà ri đều là những thực phẩm lợi sữa tuyệt vời, kích thích tiết sữa mẹ. Chất choline trong loại cây này còn đảm bảo sự phát triển thích hợp của trẻ sơ sinh. Các bà mẹ nên uống một tách trà cỏ cà ri mỗi ngày. Để pha trà, hãy ngâm 1 thìa canh hạt cỏ vào một cốc nước qua đêm và đun sôi hỗn hợp này vào sáng hôm sau. Bạn cũng có thể thêm một ít bột hạt hay lá cỏ cà ri tươi vào canh, súp hoặc sinh tố,

Chú ý: Không nên dùng cỏ cà ri nếu bạn bị tiểu đường hoặc dị ứng đậu phộng. Loại cỏ này cũng không được khuyến cáo dùng trong thời kỳ mang thai.

6. Trứng

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Đây là loại thực phẩm ngon và rất giàu dinh dưỡng cho các bà mẹ đang cho con bú. Trứng có nhiều protein, lutein, vitamin B12 và D, riboflavin, folate và choline, nhiều dưỡng chất giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều khuyết tật liên quan đến não.

Chuyên gia khuyên rằng phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên thêm vài quả trứng trong chế độ ăn hằng ngày của mình.

7. Cá hồi

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Các loại cá, đặc biệt là cá hồi, nên được đưa vào chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai cũng như các bà mẹ đang cho con bú. Cá hồi rất bổ dưỡng, cung cấp protein và DHA, một loại axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh của bé.

Hấp thụ cá hồi khi mang thai giúp chất lượng sữa mẹ được cải thiện đáng kể trong thời kỳ cho sữa đầu.

Phụ nữ nên ăn 2 phần cá hồi mỗi tuần trong thời kỳ mang thai, giúp cung cấp axit béo quan trọng cho trẻ sơ sinh. Nên chọn cá hồi hoang dã, do cá hồi nuôi có thể có nhiều thủy ngân.

8. Cà rốt

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Trong thời kỳ mang thai và suốt giai đoạn cho con bú, phụ nữ nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt. Vitamin A hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của thai nhi và trẻ sơ sinh, đặc biệt để hoàn thiện phổi. Thêm vào đó, cà rốt chứa alpha- và beta-carotene, giúp mô vú khỏe hơn và thúc đẩy tiết sữa.

Hãy thêm cà rốt vào các món salad hay súp trong bữa ăn hằng ngày, hoặc bạn cũng có thể  bắt đầu ngày mới với một ly nước ép cà rốt tươi. Thêm vào đó, đắp cà rốt sống lên ngực có thể điều trị chứng căng vú không biến chứng trong thời gian cho con bú.

9. Rau chân vịt

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Rau chân vịt cũng như các loại rau ăn lá xanh đậm khác như cải xoăn, cải cầu vồng, cải rổ và bông cải xanh, là thực phẩm cần thiết cho các mẹ đang cho con bú. Vitamin A trong rau chân vịt đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ, chất chống oxy lại tăng khả năng miễn dịch của bé. Loại rau này cũng chứa folate, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khi dùng trong thời kỳ mang thai. Thêm vào đó, rau chân vịt rất có lợi với những mẹ bị mất máu nhiều khi sinh hay đang hồi phục sau sinh mổ.

Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ đang cho con bú nên ăn rau chân vịt đã nấu chín. Để chế biến, chỉ cần trần rau trong nước sôi.

10. Gạo lứt

Bà đẻ ăn bánh hạnh nhân được không

Gạo lứt tốt hơn gạo trắng do có lượng chất xơ và dưỡng chất cao. Ngoài ra, gạo lứt còn cung cấp lượng calo cần thiết cho cơ thể người mẹ, để sản xuất sữa chất lượng tốt nhất, hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của bé trong giai đoạn đầu. Gạo lứt còn giúp tăng cường sức khoẻ tinh thần và miễn dịch của mẹ trong thời kỳ tiết sữa.

Các bà mẹ nên dùng một cốc gạo lứt nấu chín cho bữa trưa hoặc tối. Hãy nhớ ngâm gạo trong nước vài giờ trước khi nấu, để cơm dễ chín hơn.

Theo Anh Phạm (Theo Top10homeremedies) (Dân Việt)