Xe tải chạy bao nhiêu km h?

tốc độ tối đa của xe ô tô con và xe tải trên từng cung đường mới nhất, khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.

TỐC ĐỘ TỐI ĐA CỦA XE Ô TÔ KHI THAM GIA GIAO THÔNG

Rất nhiều bạn đang thắc mắc về chiếc xe của mình được chạy tối đa bao nhiêu km/h trên từng cùng đường, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định tốc độ của xe ô tô con, và quy định tốc độ của xe tải.

Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 tới đây sẽ thay thế Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, quy định rõ ràng và chi tiết hơn đối với tốc độ tối đa được phép của từng loại phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.

Xe tải chạy bao nhiêu km h?

Ngoài ra, Thông tư 31/2019 còn quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ cụ thể của xe, về trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền quản lí và đặt biển báo tốc độ ở từng loại đường cụ thể.

khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường khô ráo):

Xe tải chạy bao nhiêu km h?

Đối với các cơ quan thẩm quyền quản lí cắm biển báo tốc độ, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định rõ:

- Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định đặt biển báo đối với đường bộ cao tốc.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống đường quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tôc).

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Trong khi đó, đối với quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa trong quy định hiện hành, nhưng sẽ cụ thể hơn nữa các chủng loại xe với các mức tốc độ tương ứng, cụ thể như sau:

Theo số liệu thống của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn người chết vì tai nạn giao thông, trong đó, rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do tài xế chạy xe vượt quá tốc độ cho phép. Vậy giới hạn tốc độ xe chạy được quy định thế nào?

Giới hạn tốc độ xe chạy tối đa là bao nhiêu?

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đã có quy định rất cụ thể về tốc độ chạy xe đối với người điều khiển ô tô, xe máy và các phương tiện khác tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:

Tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa

Đường đôi, đường một chiều có 02 làn trở lên

Đường hai chiều, đường một chiều có 01 làn xe

- Ô tô

- Xe mô tô hai bánh, ba bánh

- Máy kéo

- Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô

60km/h

50km/h

Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa

Đường đôi, đường một chiều có 02 làn trở lên

Đường hai, đường một chiều có 01 làn xe

- Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn

90km/h

80 km/h

- Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)

80 km/h

70 km/h

- Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)

70 km/h

60 km/h

- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60 km/h

50 km/h

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy

Loại xe

Tốc độ tối đa trên đường bộ

- Xe máy chuyên dùng

- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

- Các loại xe tương tự

Không quá 40km/h

Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc

Loại xe

Tốc độ tối đa

Tất cả loại xe

Theo biển báo đường bộ nhưng không quá 120km/h

Chạy quá tốc độ bị phạt như thế nào?

Nếu chạy xe vượt quá tốc độ tối đa cho phép, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Trước thực trạng nhiều xe đi chậm ở làn 1 gây xung đột giao thông, nhóm chuyên gia của Đại học Giao thông Vận tải mới đây đề xuất nghiên cứu xe tải chỉ được đi ở làn 2 (làn giữa) và làn 3 (ngoài cùng bên phải, sát làn dừng khẩn cấp).

Nhóm nghiên cứu nêu kết quả khảo sát cho thấy phần lớn phương tiện đi làn số 1 và 2 trên cao tốc 6 làn xe, đặc biệt xe tải cũng có xu hướng chọn đi hai làn này. Các phương tiện chạy tốc độ thấp hơn 60 km/h chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt nhiều xe chạy dưới 40 km/h ở làn số 1 khiến các xe khác phải vượt bên phải. Do vậy, nếu quy định xe tải chỉ chạy làn 2 hoặc 3 sẽ giúp tăng khả năng lưu thông làn 1.

Xe tải chạy bao nhiêu km h?

Vị trí các làn trên cao tốc 6 làn xe. Đồ họa: Gia Linh

Đề cập ưu điểm của giải pháp trên, đại diện Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), đơn vị vận hành cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đánh giá các phương tiện sẽ gia tăng khả năng lưu thông trên cao tốc. Ví dụ, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có ba làn mỗi chiều, nhiều xe tải, xe container chỉ chạy tốc độ 80-90 km/h ở làn 1 (quy định 80-120 km/h), ảnh hưởng đến xe khác cần vượt. Trong khi, đáng lẽ các xe này lưu thông ở làn 3, tốc độ 60-100 km/h.

Vị này cũng nêu thực trạng có thời điểm nhiều xe chạy chậm, dàn hàng ngang trên làn 1 và 2 khiến xe đi sau khó vượt, gây ức chế cho người tham gia giao thông. "Phần lớn xe tải chở hàng nặng, chạy không nhanh như xe con nên có thể bố trí sang làn 2 hoặc 3", đại diện VIDIFI nói.

Đồng tình quan điểm trên, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Việt Nam, phân tích một số phương tiện đi không đúng làn, tốc độ thấp, thậm chí thấp hơn tốc độ tối thiểu nhưng lại đi sát dải phân cách cao tốc. Điều này buộc xe khác phải thường xuyên tránh, chuyển và vượt ở bên phải.

"Tránh vượt, chuyển làn liên tục, xe tốc độ cao đan xen tốc độ thấp tạo ra nhiều tình huống nguy hiểm trên cao tốc, gây bức xúc cho lái xe", ông Minh nói.

Ngoài ra, xe khách, xe tải chạy tốc độ cao ở làn 1 (tối đa 120 km/h) nếu có va chạm, thiệt hại người và tài sản sẽ rất lớn. Bởi vậy phần lớn các nước quy định xe khách và xe tải có tốc độ giới hạn thấp hơn xe con trên các tuyến đường. Trong khi ở Việt Nam, xe khách, xe tải lại được chạy tốc độ như xe con trên các tuyến đường cắm biển báo tốc độ.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định nguyên tắc "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải". Tuy nhiên, cao tốc là loại hình mới và nguyên tắc này chưa được cụ thể hóa nên dẫn tới bất cập trên.

Xe tải chạy bao nhiêu km h?

Nhiều xe tải chạy tốc độ chậm đi làn bên trái trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Ngọc Thành

Từ phân tích trên, TS Trần Hữu Minh đề xuất cơ quan chức năng nghiên cứu tốc độ xe theo hai hướng. Thứ nhất, quy định biển báo tốc độ chỉ áp dụng với xe con tiêu chuẩn. Xe khách có tốc độ giới hạn thấp hơn xe con và xe tải có tốc độ giới hạn thấp hơn xe khách. Ví dụ, trên một tuyến đường có biển báo tốc độ 120 km thì xe con được chạy tối đa 120 km/h, xe khách 100 km/h, còn xe tải 90 km/h.

Thứ hai là phân làn rõ xe con, xe khách, xe tải, quy định tốc độ cụ thể cho từng làn và tốc độ tối thiểu trên tất cả cao tốc.

"Việc kiểm soát tốc độ từng loại xe theo làn qua biển báo giao thông rất rối. Đưa quy định tốc độ xe trên cao tốc vào quy tắc chung trong Luật Giao thông sẽ đơn giản và hiệu quả hơn", ông Minh nói, dẫn chứng Anh, Australia, Mỹ đều quy định rõ xe khách và xe tải phải chạy tốc độ thấp ở làn ngoài cùng bên phải.

Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh, các nước thường chia tốc độ lưu thông theo làn đường, nếu phân làn cao tốc theo loại phương tiện sẽ "trái thông lệ quốc tế". "Với cao tốc 6 làn trở lên, có thể áp dụng làn 1 dành cho xe muốn vượt để tăng khả năng lưu thông trên đường. Cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên cao tốc thay vì chỉ chú ý phạt xe vượt tốc độ quy định", ông Thanh nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia không đồng ý với đề xuất cấm xe tải đi làn 1 trên cao tốc 6 làn. Ông Vũ Ngọc Oánh, Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân, lấy ví dụ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến huyết mạch ở cửa ngõ phía nam Hà Nội với ba làn xe mỗi chiều, lưu lượng khoảng 70.000 xe mỗi ngày, luôn trong tình trạng ùn tắc mỗi khi có xe gặp sự cố. Do vậy, việc phân làn theo loại xe hay tốc độ rất khó thực hiện.

"Nếu cấm xe tải ở làn 1, các phương tiện sẽ bị ùn ở làn 2 và 3 vì cả cao tốc đều có lưu lượng lớn. Lực lượng chức năng không thể xử phạt khi nhiều thời điểm xe phải đi chậm ở cả ba làn", ông Oánh nói, cho rằng nếu cao tốc mở rộng lên 8 làn thì mới có thể áp dụng đề xuất trên.

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ kinh tế, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, phân tích nếu hạn chế chạy làn 1 (làn có tốc độ cao nhất), xe tải chỉ được chạy trung bình 70-80 km/h sẽ ảnh hưởng thời gian vận chuyển hàng hóa, tăng giá cước vận tải và chi phí logistics.

"Tốc độ lưu thông đã được tính toán theo cơ sở thiết kế đường cao tốc, nếu phân chia loại xe theo từng làn sẽ mang tính phân biệt với xe tải. Trong khi đó, loại xe này cần được ưu tiên lưu thông để không ảnh hưởng chi phí vận tải", ông Quyền nói.

Ở Việt Nam, dự kiến cuối năm 2023 cả nước sẽ có 1.852 km cao tốc được đưa vào khai thác. Tuy nhiên, chế tài sử dụng làn đường cao tốc với các loại phương tiện chưa đầy đủ, rõ ràng, theo đại diện nhóm nghiên cứu của Trường đại học Giao thông Vận tải.

Luật Giao thông đường bộ hiện hành không quy định cụ thể làn đường cho từng loại phương tiện và nguyên tắc ứng xử với xe chạy chậm trên cao tốc không nhường đường cho xe muốn vượt. Tuy nhiên, các lái xe phải tuân thủ quy định như: Không được cho xe chạy ở làn dừng khẩn cấp và phần lề đường; không được chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.

Xe tải được phép chạy bảo nhiêu km h?

3. Tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông.

Quốc lộ 5 chạy bảo nhiêu km h?

Tổng chiều dài Quốc lộ 5 có tổng chiều dài 119 km. Quy mô: 4 - 10 làn xe. Nền đường rộng: 25,8m - 45,5m. Vận tốc thiết kế: Tối đa: 80 km/h và tối thiểu: 20 km/h.

Khu đô thị được đi bảo nhiêu km?

Hiện nay, tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới. Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư là bao nhiêu?

Khu dân cư xe chạy tốc độ bảo nhiêu?

Như vậy, tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 01 chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 02 chiều (đường có cả 02 chiều đi và về trên cùng 01 phần đường chạy ...