Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Giải bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43, 44, 45 Khám phá

Đạo đức lớp 3 trang 43 Câu hỏi 1: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

- Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu đó?

- Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?

Trả lời:

- Bạn nữ trong tranh tự nhận thấy mình có điểm mạnh là tốt bụng, cẩn thận và điểm yếu là nhút nhát, cách khắc phục là sẽ cố gắng mạnh dạn hơn. Bạn nam thấy mình có điểm mạnh là người hài hước, trung thực và có điểm yếu là sợ nước, cách khắc phục là sẽ đi học bơi để không còn sợ nước.

- Em thấy mình có điểm mạnh là chăm chỉ học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và điểm yếu là viết chữ chưa được đẹp.

Đạo đức lớp 3 trang 43, 44 Câu hỏi 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

- Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao?

- Tại sao Hòa luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất?

- Theo em, vì sao cần phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Trả lời:

- Hà không biết được điểm mạnh của bản thân vì nhút nhát nên Hà đã từ chối vì cho rằng mình không biết mua. Nhờ có sự động viên của Mai, sự giúp đỡ của cô giáo và sự cố gắng của bản thân, Hà đã khám phá ra khả năng của bản thân mà bạn chưa từng biết mình có trước đó.

- Hòa luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất vì Hòa đã tự nhận thức được mình có điểm yếu là thân hình nhỏ nhắn, gầy. Bạn đã chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất để cải thiện chiều cao và cân nặng của mình.

- Biết về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Biết rõ những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể đặt ra mục tiêu phù hợp để phát triển bản thân.

Đạo đức lớp 3 trang 44 Câu hỏi 3: Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

- Hiền đã khám phá bản thân bằng cách nào?

- Em còn biết cách nào để khám phá bản thân?

Trả lời:

- Hiền đã khám phá bản thân bằng cách:

+ Hiền tự suy ngẫm và viết ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

+ Hiền thường xuyên hỏi bạn bè, người thân những điều Hiền còn băn khoăn về bản thân và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh mình.

+ Hiền hăng hái tham gia nhiều hoạt động tập thể ở trường, lớp để khám phá các khả năng của bản thân.

+ Hiền lập và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

- Các cách để khám phá bản thân như:

+ Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày.

+ Lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

Xem thêm lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Khởi động (trang 42)

Luyện tập (trang 45, 46, 47)

Vận dụng (trang 48)

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 42, 43, 44, 45 Bài 11: Em xử lí bất hòa với bạn bè chi tiết trong VBT Đạo đức lớp 3 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 42, 43, 44, 45 Bài 11: Em xử lí bất hòa với bạn bè

Video giải vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 42, 43, 44, 45 Bài 11: Em xử lí bất hòa với bạn bè - Chân trời sáng tạo

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 42 Bài tập 1: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống

Từ ngữ gợi ý: giải thích, kiềm chế, nhờ người lớn, nhận lỗi và xin lỗi

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Trả lời:

- Hình 1: kiềm chế

- Hình 2: nhờ người lớn

- Hình 3: giải thích

- Hình 4: nhận lỗi và xin lỗi

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43 Bài tập 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

- Na đã làm gì khi thấy Tin và Bin bất hòa với nhau?

- Khi thấy bạn bè bất hòa em nên làm gì?

Trả lời:

- Na đã phân công công việc cho hai bạn để hai bạn cùng nhau dọn dẹp vệ sinh mà không tranh giành nữa.

- Khi thấy bạn bè bất hòa, em nên khuyên bạn giữ bình tĩnh, lắng nghe nhau; tìm cách để các bạn cùng nhau hợp tác;…

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 44 Bài tập 3: Nối tình huống ở cột A với cách xử lí ở cột B:

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Trả lời:

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 44 Bài tập 4: Nếu là Bin, em sẽ giúp bạn xử lí bất hòa như thế nào?

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Trả lời:

- Hình 1: Em sẽ khuyên hai bạn bình tĩnh, tìm hiểu câu chuyện và công bằng đưa ra ý kiến của mình, không thiên vị bạn nào; bạn nào gây ra lỗi, em sẽ khuyên bạn nhận lỗi và xin lỗi bạn còn lại.

- Hình 2: Em sẽ khuyên bạn nữ thứ nhất nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn nữ thứ hai.

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 45 Bài tập 5: Em hãy rèn luyện kĩ năng xử lí bất hòa với bạn bè và ghi nhận vào bảng theo dõi sau:

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Trả lời:

Bất hòa của em và bạn

Nguyên nhân bất hòa

Cách xử lí phù hợp

Đánh giá cách xử lí của em

Người lớn đánh giá cách xử lí của em

Bạn cùng bàn tỏ ra khó chịu khi em làm rơi bút của bạn ấy

Em làm rơi bút của bạn

Em nhận lỗi và xin lỗi bạn

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Em đang đọc sách thì một bạn nam trong lớp chạy đến giật quyển sách và trêu em

Một bạn nam giật quyển sách em đang đọc và trêu em

Em sẽ bình tĩnh bảo bạn trả lại quyển sách cho em. Nếu bạn vẫn không trả, em sẽ tìm cô để được giúp đỡ.

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Một bạn trong lớp trong khi đang nô đùa đã làm rơi vở của em nhưng không nhặt lên và xin lỗi

Bạn làm rơi vở của em nhưng không nhặt lên và xin lỗi em

Em sẽ kiềm chế cơn tức giận và nói chuyện với bạn để bạn nhân ra lỗi sai và xin lỗi em

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 43

SUY NGHĨ SAU BÀI HỌC

- Sau bài học này, em học được những gì?

- Em sẽ xử lí bất hòa với bạn bè bằng các cách nào?

Trả lời:

- Sau bài học này, em học được các cách để xử lí bất hòa của bản thân với các bạn trong lớp và biết cách giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa.

- Em sẽ xử lí bất hòa bằng các cách sau: khuyên bạn giữ bình tĩnh, lắng nghe nhau; khuyên bạn nhận lỗi và xin lỗi nếu mình sai; nêu ra ý kiến một cách công bằng, không thiên vị; nhờ đến sự trợ giúp của người lớn;…