Vì sao người bệnh hbv lại kèm theo đau khớp

Virus viêm gan B lây nhiễm từ người sang người - Ảnh: Người dùng chia sẻ

Bệnh viêm gan B sẽ là một trong những thách thức Y tế cộng đồng của thế giới trong thế kỷ 21 này và Việt Nam cũng là nước phải đối mặt với thách thức đó.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, viêm gan là một kẻ giết người thầm lặng. Gây ra bởi một loại virus và không có triệu chứng, nó lặng lẽ gây tổn thương gan trong vài chục năm trước khi kết thúc bằng ung thư gan và xơ gan.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B [HBV] gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg [+] thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.

Viêm gan virus B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.

Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao, ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới.

Nhiễm virus viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan. Người bệnh nên đi khám với bác sĩ chữa viêm gan b giỏi để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Thực trạng viêm gan B và C ở Việt Nam - Ảnh: SKĐS

Viêm gan B cấp tính và mạn tính

Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Cụ thể như sau:

1. Viêm gan B cấp tính

Đối với người lớn, hầu hết sau khi nhiễm viêm gan B, sẽ loại được siêu vi trong vòng 6 tháng và trở nên miễn nhiễm đối với virus. Một khi đã loại được virus, họ không thể mắc bệnh viêm gan B trở lại và không thể lây cho người khác.

2. Viêm gan B mạn tính

Khi thời gian nhiễm bệnh kéo dài hơn 6 tháng có nghĩa là người bệnh đã bị viêm gan mạn tính. 90% trẻ em mắc viêm gan B sẽ bị nhiễm trùng mạn tính gây tổn thương gan, suy gan [gan không thể hoạt động bình thường] và đôi khi dẫn đến ung thư gan khi trưởng thành.

Xem thêm bài viết: Phân biệt viêm gan B cấp tính và mạn tính

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm gan B

Đa số những người bị viêm gan B không có triệu chứng gì rõ rệt và nhiều người không biết họ mang siêu vi trong người. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng gì, gan vẫn có thể đang bị siêu vi B hủy hoại.

Triệu chứng lúc có lúc không và có thể tương tự như triệu chứng của những căn bệnh khác. Các triệu chứng của viêm gan B cấp và mạn tính có thể gặp bao gồm:

  • Chán ăn, mệt mỏi 
  • Vàng da
  • Tiểu ít, sẫm màu
  • Đau ở vùng gan [phần bụng phía trên, bên phải]
  • Nôn, buồn nôn
  • Phân bạc màu
  • Đau nhức khớp
  • Ăn không ngon
  • Trầm cảm và cảm thấy bực bội...

Người bệnh nên đi khám tại bệnh viện, phòng khám viêm gan B uy tín, có thiết bị, máy móc hiện đại để có kết quả chẩn đoán và đánh giá viêm gan B chính xác.

Triệu chứng Viêm gan B - Ảnh: BV Tân Phú

Nguyên nhân mắc viêm gan B

Virus viêm gan B được tìm thấy trong dịch tiết của cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Việc lây viêm gan B chỉ xảy ra khi dịch tiết của người mắc bệnh đi vào cơ thể của người khác. Ngay cả lượng dịch tiết rất nhỏ cũng có thể lây truyền siêu vi.

  • Trong lúc sinh, từ người mẹ nhiễm bệnh sang con.
  • Lúc ấu thơ, từ người này qua người khác, qua các vết thương nhiễm trùng hoặc vết cắt không được băng bó.
  • Không dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục
  • Quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B.
  • Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy...

Một số đường lây lan Viêm gan B

  • Việc dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng có dính máu.
  • Tiêm chích, chăm sóc răng và y tế tại những nước thiết bị y tế không được diệt trùng đúng cách.
  • Truyền máu tại những quốc gia nơi máu không được kiểm tra xem có viêm gan B hay không. 
  • Những phương pháp trị bệnh cổ truyền có nguy cơ tiếp xúc với máu như châm cứu.
  • Việc dùng dụng cụ xăm mình không được diệt trùng đúng cách. Điều này bao gồm cả việc xăm thẩm mỹ.

Điều trị viêm gan B

Bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi nhưng có thuốc để khống chế siêu vi. Thuốc có thể giảm sự hủy hoại của gan và nguy cơ ung thư gan, nó cũng giúp gan tự chữa lành. Bác sĩ chuyên khoa sẽ báo cho bạn biết bạn có cần uống thuốc hay không. Đó là lý do tại sao việc gặp bác sĩ đều đặn là điều quan trọng.

1. Điều trị viêm gan B cấp tính

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.
  • Hạn chế ăn chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.
  • Xem xét nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết. Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.
  • Riêng đối với thể viêm gan tối cấp: Cần điều trị hồi sức nội khoa tích cực. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút đường uống.

2. Điều trị viêm gan B mạn tính

Chỉ định điều trị viêm gan B mạn khi ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào.

Và HBV-DNA ≥ 105 copies/ml [20.000 IU/ml] nếu HBeAg [+] hoặc HBV-DNA ≥ 104 copies/ml [2.000 IU/ml] nếu HBeAg [-].

Điều trị viêm gan B ở đâu tốt?

Viêm gan B cần được phòng tránh cẩn thận. Tuy nhiên, nếu như không may mắc bệnh, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu và đi khám ngay khi phát hiện những biểu hiện ban đầu.

Để thăm khám và điều trị viêm gan B hiệu quả, bệnh nhân nên lựa chọn đi khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên về lĩnh vực tiêu hóa, gan mật.

Các bệnh viện, phòng khám uy tín cần có những chuyên gia, bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm về khám chữa bệnh viêm gan B, đồng thời có đầy đủ máy móc, thiết bị y tế hiện đại để xét nghiệm chẩn đoán.

Bệnh viện, phòng khám chữa viêm gan B tốt tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương - Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội
  • Phòng khám Đa khoa Hoàng Long - Tầng 10, Tòa tháp VCCI, Số 9 phố Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Quân Đội 108 - Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Thanh Nhàn - 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện, phòng khám chữa viêm gan B tốt tại TP.HCM:

  • Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM - Số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • Bệnh viện Đại học Y dược I - 215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, TP.HCM
  • Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược I - 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • Phòng khám Đa khoa Đại học Y Phạm Ngọc Thạch - 461 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • Phòng khám Đa khoa Nội An Phước - 391/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu - 522-524 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Phòng tránh viêm gan B

  • Tiêm vắc xin viêm gan B là trụ cột của công tác dự phòng viêm gan B. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên.
  • Tránh để máu tiếp xúc với máu: không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác.
  • Băng lại các vết thương hở và dùng thuốc tẩy lau sạch các vết máu. Đừng để người khác chạm vào vết thương hoặc máu của bạn trừ khi họ mang găng tay.
  • Bỏ những đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn giấy, băng vệ sinh, băng cá nhân và bông băng đã dùng vào túi nhựa đóng kín.
  • Dùng bao cao su và dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng chung kim và bất cứ dụng cụ nào để chích ma túy.

Ngoài ra, người dân cần chú ý bảo vệ và giữ lá gan của mình luôn mạnh khỏe sẽ giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm gan B:

  • Uống ít rượu hơn hoặc không uống rượu
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, tránh ăn nhiều chất béo
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Không hút hoặc hút thuốc ít hơn
  • Tập thể dục đều đặn
  • Kiểm soát sự căng thẳng, tìm kiếm sự giúp đỡ và nghỉ ngơi đầy đủ

Nếu dùng các loại thuốc thiên nhiên như dược thảo hoặc cổ truyền, hãy nói cho bác sĩ chuyên khoa biết, vì có vài loại có thể ảnh hưởng đến gan hoặc khiến thuốc điều trị mất tác dụng.

Phòng bệnh viêm gan B - Ảnh: Người dùng chia sẻ

Lưu ý: Không có chuyện "người mang mầm bệnh khỏe mạnh"

Viêm gan B mạn tính là một căn bệnh phức tạp thay đổi theo thời gian, bao gồm những lúc gan không bị tổn thương.

Trong quá khứ, những người trải qua các giai đoạn này đôi khi được gọi là “người mang mầm bệnh khỏe mạnh”. Tuy nhiên, căn bệnh có thể diễn tiến mà bạn không hề hay biết và bạn có nguy cơ bị tổn thương gan hoặc sơ gan. Hiện nay, chúng ta biết là không hề có chuyện "người mang mầm bệnh khỏe mạnh".

Cách duy nhất là theo dõi gan đều đặn để biết chứng viêm gan B mãn tính đang ảnh hưởng lên gan của bạn như thế nào.

Ngay cả khi trong quá khứ, bạn được cho biết mình là "người mang mầm bệnh khỏe mạnh", bạn vẫn cần gặp bác sĩ Viêm gan để kiểm tra mỗi năm một lần.

Video liên quan

Chủ Đề